Ngày nay, vấn đề môi trường đang trở nên ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của loài người đang được các quốc gia và cộng đồng trên thế giới quan tâm. Bởi lẽ ô nhiễm môi trường, sự suy thoái và những sự cố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trước mắt mà còn ảnh hưởng về lâu dài cho các thế hệ mai sau. Toàn thế giới đều đã nhận thức được rằng: phải bảo vệ môi trường, làm cho môi trường phát triển và ngày thêm bền vững.
Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế cũng phát triển, dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, số bệnh viện gia tăng. Từ năm 1997 các văn bản về quản lý chất thải bệnh viện được ban hành. Theo niên giám thống kê năm 2007 có 956 bệnh viện tuyến huyện trở lên nhưng hầu hết chưa được quản lý theo một quy chế chặt chẽ hoặc có xử lý nhưng theo cách đối phó hoặc chưa đúng. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động y tế mà thực tế là tình trạng xử lý kém hiệu quả các chất thải bệnh viện.
Hiện tại, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường dân cư xung quanh, gây dư luận trong cộng đồng.
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Hóc Môn (ĐKKVHM) đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển chung của đất nước. Nhờ những nỗ lực phấn đấu không ngừng đó mà bệnh viện đã đạt được nhiều thành quả đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh và chăm lo sức khỏe cho người dân. Bên cạnh những thành quả đạt được thì, hiện nay, vấn đề nhức nhối tại bệnh viện là tình trạng Chất Thải Rắn Y Tế (CTRYT) thải ra với khối lượng khá lớn, đa phần là chất thải nguy hại mà hệ thống quản lý CTRYT thì còn thiếu sót.
Xuất phát từ những mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế gây ra đối với môi trường và con người, cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ đó, nâng cao năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng cảnh quan vệ sinh cho bệnh viện.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả quản lý cụ thể hơn là CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM, kết hợp với quá trình giám sát thực tế giúp tìm hiểu những thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý hiện nay của bệnh viện, góp phần làm tăng hiểu biết và nâng cao ý thức cũng như chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn và giảm rủi ro bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Từ đó, nâng cao chất lượng quản lý rác thải y tế tại bệnh viện nói riêng và tại các phòng khám tư nhân, các trung tâm y tế nói chung hỗ trợ tốt hơn cho hệ thống quản lý chất thải hiện nay của huyện.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM, Tp.HCM” được lựa chọn
77 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM, Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, vấn đề môi trường đang trở nên ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của loài người đang được các quốc gia và cộng đồng trên thế giới quan tâm. Bởi lẽ ô nhiễm môi trường, sự suy thoái và những sự cố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trước mắt mà còn ảnh hưởng về lâu dài cho các thế hệ mai sau. Toàn thế giới đều đã nhận thức được rằng: phải bảo vệ môi trường, làm cho môi trường phát triển và ngày thêm bền vững.
Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế cũng phát triển, dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, số bệnh viện gia tăng. Từ năm 1997 các văn bản về quản lý chất thải bệnh viện được ban hành. Theo niên giám thống kê năm 2007 có 956 bệnh viện tuyến huyện trở lên nhưng hầu hết chưa được quản lý theo một quy chế chặt chẽ hoặc có xử lý nhưng theo cách đối phó hoặc chưa đúng. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động y tế mà thực tế là tình trạng xử lý kém hiệu quả các chất thải bệnh viện.
Hiện tại, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường dân cư xung quanh, gây dư luận trong cộng đồng.
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Hóc Môn (ĐKKVHM) đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển chung của đất nước. Nhờ những nỗ lực phấn đấu không ngừng đó mà bệnh viện đã đạt được nhiều thành quả đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh và chăm lo sức khỏe cho người dân. Bên cạnh những thành quả đạt được thì, hiện nay, vấn đề nhức nhối tại bệnh viện là tình trạng Chất Thải Rắn Y Tế (CTRYT) thải ra với khối lượng khá lớn, đa phần là chất thải nguy hại mà hệ thống quản lý CTRYT thì còn thiếu sót.
Xuất phát từ những mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế gây ra đối với môi trường và con người, cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ đó, nâng cao năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng cảnh quan vệ sinh cho bệnh viện.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả quản lý cụ thể hơn là CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM, kết hợp với quá trình giám sát thực tế giúp tìm hiểu những thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý hiện nay của bệnh viện, góp phần làm tăng hiểu biết và nâng cao ý thức cũng như chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn và giảm rủi ro bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Từ đó, nâng cao chất lượng quản lý rác thải y tế tại bệnh viện nói riêng và tại các phòng khám tư nhân, các trung tâm y tế nói chung hỗ trợ tốt hơn cho hệ thống quản lý chất thải hiện nay của huyện.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM, Tp.HCM” được lựa chọn.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của luận văn là bước đầu tìm hiểu mức độ ô nhiễm môi trường chung và hiện trạng quản lý CTRYT của bệnh viện ĐKKVHM, kết hợp với việc nhận xét, đánh giá những mặt thuận lợi và tồn tại trong công tác quản lý hiện tại của bệnh viện, nhằm đưa ra những biện pháp để góp phần cải thiện và hạn chế ô nhiễm môi trường của bệnh viện. Cụ thể luận văn sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu sau:
Đánh giá tổng hợp mức độ ô nhiễm môi trường chung và công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM.
Đề xuất biện pháp quản lý phù hợp trong hoạt động bảo vệ môi trường bệnh viện.
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN TRONG ĐỀ TÀI
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau :
Tìm hiểu thông tin về tình hình khám chữa bệnh của bệnh viện ĐKKVHM.
Tìm hiểu công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện thông qua tài liệu liên quan hiện có và khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường chung tại bệnh viện.
So sánh các yêu cầu của qui định (từ Bộ Y tế và Bệnh viện) và hiện trạng hiện nay nhằm tìm ra các vấn đề quản lý còn bất cập.
Đề xuất biện pháp quản lý CTRYT đối với bệnh viện dựa trên các vấn đề bất cập đã phân tích ở trên.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp luận
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn bệnh viện góp phần bảo vệ môi trường là nghiên cứu tương quan giữa các yếu tố “khái niệm, thành phần, nguyên nhân, tác hại của CTRYT – công tác quản lý và đề xuất giải pháp quản lý CTRYT của công ty Môi trường Đô thị nói chung Bệnh viện ĐKKVHM nói riêng – sự hiểu biết, nhận thức về CTRYT của cán bộ công nhân viên trong toàn bệnh viện, đặc biệt là các bộ phận làm việc trực tiếp với CTRYT. “Từ đó rút ra kết luận và đề xuất giải pháp quản lý CTRYT đạt hiệu quả”. Toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài được trình bày trong hình 1.1.
Đánh giá hiện trạng tại BVĐKKV Hóc Môn:
• Ô nhiễm môi trường do CTRYT.
• Công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm CTRYT tại bệnh viện.
• So sánh sự phù hợp với các yêu cầu và tiêu chuẩn hiện có của Bộ Y tế và Bệnh viện.
Tổng hợp các giải pháp quản lý CTRYT trên thế giới và một số bệnh viện tại Việt Nam.
Các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý CTRYT tại BVĐKKV Hóc Môn
Đề xuất các giải pháp quản lý môi CTRYT tại BVĐK khu vực Hóc Môn
Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu
1.4.2 Phương pháp thực tế
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
Khảo cứu tài liệu
Tham khảo các tài liệu liên quan như :
Quy chế quản lý chất thải y tế số 2575/BYT của Bộ y tế ban hành ngày 12/05/2003 v/v tăng cường quản lý CTRYT.
Chỉ thị 09/2003/CT_UB của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh ngày 12/05/2003 v/v tăng cường quản lý CTRYT.
Khảo sát thực địa
Khảo sát, thu thập các hình ảnh, số liệu ở bệnh viện ĐKKV Hóc Môn.
Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê nhằm thu thập và xử lý số liệu một cách tổng quan về tình hình quản lý CTRYT tại bệnh viện ĐKKVHM. Tp. Hồ Chí Minh. So sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, xử lý và tổng hợp số liệu.
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là bệnh viện ĐKKVHM, Tp. Hồ Chí Minh.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN
1.6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Báo cáo cung cấp số liệu điều tra thực tế về tình hình quản lý rác thải y tế tại bệnh viện, thực trạng về hệ thống quản lý CTRYT trong khu vực bệnh viện. Trên cơ sở đó phân tích những ưu và nhược điểm của hệ thống quản lý CTRYT, đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giúp cho các nhà quản lý có cơ sở khoa học để quản lý tốt hơn vấn đề CTRYT.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đồ án
Đề tài cung cấp những dữ liệu liên quan đến hiện trạng quản lý môi trường và các giải pháp như là một cơ sở để so sánh giữa các phòng khám đa khoa ở các khu vực khác với nhau.
1.7 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
1.7.1 Về thời gian
Từ tháng 30/05/2011 đến 21/08/2011.
1.7.2 Về phạm vi
Luận văn được giới hạn ở phạm vi như sau:
Phạm vi : Thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực đề cập: thông tin về CTRYT
1.7.3 Về nội dung
Đề tài tập trung tìm hiểu về hiện trạng quản lý chất thải y tế hiện nay tại bệnh viện ĐKKVHM. Từ đó, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường cho bệnh viện.
1.7.4 Về số liệu
Các số liệu được sử dụng trong đề tài giới hạn trong khoảng thời gian khảo sát tình hình quản lý chất thải y tế của bệnh viện và các tài liệu thu thập được từ tư liệu của bệnh viện, sách báo, internet trong thời gian thực hiện luận văn.
1.8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục gồm có sáu chương:
Chương 1: trình bày các vấn đề rủi ro liên quan đến CTRYT tại bệnh viện, mục tiêu mà đề tài hướng tới, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: giới thiệu về CTRYT, tác hại của nó đối với môi trường và sức khỏe con người. Kế hoạch quản lý CTRYT cũng như tình hình quản lý CTRYT tại Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung.
Chương 3: đồ án trình bày tổng quan về bệnh viện ĐKKVHM, nguồn phát sinh CTRYT và công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện.
Chương 4: đi sâu khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu, hình ảnh để đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường cũng như đánh giá rủi ro, sự cố các mặt kỹ thuật trong công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện. Nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý.
Chương 5: đề ra các biện pháp khắc phục phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý CTRYT tại Bệnh viện ĐKKVHM.
Chương 6: đưa ra kết luận và kiến nghị nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường tại Bệnh viện ĐKKVHM đạt hiệu quả.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CTRYT
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH Y TẾ
Y tế là một ngành có truyền thống lâu đời, sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại đã tạo nên đặc trưng cơ bản của ngành y tế.
Ngành y tế là một ngành then chốt trong lĩnh vực đảm bảo cho con người về mặt thể chất và là nghành độc lập có nhiều đối tượng (bệnh nhân) nhất, vì thế đây là ngành có cơ sở hoạt động rộng khắp toàn quốc.
Y tế là ngành có mối quan hệ mật thiết với xã hội và là ngành có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, giải quyết các hậu quả xã hội, an toàn lao động. Vì thế, là một ngành luôn được quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường trong sạch.
2.2 ĐẶC TRƯNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
2.2.1 Khái niệm về chất thải y tế
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, sét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và khí.
Chất thải y tế nguy hại là những chất có chứa các thành phần như: máu, dịch cơ thể, các chất bài tiết, các bộ phận cơ thể, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất, và các chất phóng xạ dung trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Quản lý chất thải y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế và các ngành khác có liên quan nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho bản thân thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng.
Chất thải y tế là một trong những lại chất thải nằm trong danh mục A của danh mục các chất thải nguy hại. Chất thải y tế là một loại chất thải nguy hại, vì vậy việc quản lý chất thải y tế cần tuân thủ các quy định có liên quan đến quản lý chất thải nguy hại. Do giới hạn đề tài chỉ tập trung vào CTRYT nên trong phần tiếp theo em chỉ trình bày các nội dung liên quan đến loại CTYT này.
2.2.2 Thành phần của CTRYT
Thành phần vật lý
Thành phần vật lý của CTRYT gồm các dạng sau:
Bông vải sợi: Gồm bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải trải…
Giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh.
Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng hàng.
Thủy tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm.
Nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng.
Kim loại: Dao kéo mổ, kim tiêm.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học gồm 2 loại sau:
Vô cơ: Hóa chất, thuốc thử…
Hữu cơ: Đồ vải sợi, phần cơ thể, thuốc….
Thành phần sinh học: Máu, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ
2.2.3 Phân loại CTRYT
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các bệnh viện được Bộ Y tế phân thành 5 nhóm theo quy chế quản lý chất thải y tế chung trên toàn quốc:
Chất thải lây nhiễm
Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải phóng xạ
Các bình chứa khí nén có áp suất
Chất thải thông thường
Chất thải lây nhiễm
Theo quy định của Bộ y tế, chất thải lây nhiễm được chia thành các nhóm sau:
Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ gây bệnh, bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…bao gồm các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của người bệnh như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu.
Nhóm B: là các vật sắc nhọn: bơm tiêm, lưỡi, cán dao mổ, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, dù chúng có được sử dụng hay không sử dụng.
Nhóm C: chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…
Nhóm D: là các mô cơ quan người – động vật, mô cơ thể ( nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…
Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải hóa học bao gồm các hóa chất có thể không gây nguy hại như đường, axit béo, axit amin, một số loại muối… và hóa chất nguy hại như Formaldehit, hóa chất quang học, các dung môi, hóa chất dùng để tiệt khuẩn y tế và dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong tẩy uế, thanh trùng…
Chất thải hóa học nguy hại gồm:
Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng
Formaldehit: Đây là hóa chất thường được sử dụng trong bệnh viện, nó được sử dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc khử khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng trong các khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác…
Các chất quang hóa: Các dung dịch dùng để cố định phim trong khoa Xquang.
Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế gồm các hợp chất của halogen như metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi như halothane; các hợp chất không chứa halogen như xylene, axeton, etyl axetat…
Các chất hoá học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…
Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
Chất thải phóng xạ
Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu, và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: dạng rắn, lỏng và khí.
Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước súc rửa các dụng cụ có chất phóng xạ…
Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất phóng xạ…
Các bình chứa khí nén có áp suất
Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy, CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần… Đa số các bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng cách.
Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu. vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh trong bệnh viện.
2.3 TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
2.3.1 Đối với môi trường
2.3.1.1 Đối với môi trường đất
Khi chất thải y tế được xử lý giai đoạn trước khi thải bỏ vào môi trường không đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn có thể ngấm vào môi trường đất gây nhiễm độc cho môi trường sinh thái, các tầng sâu trong đất, sinh vật kém phát triển… làm cho việc khắc phục hậu quả về sau lại gặp khó khăn.
2.3.1.2 Đối với môi trường không khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí độc hại HX, NOx, đioxin, furan… từ lò đốt và CH4, NH3, H2S… từ bãi chôn lấp. Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh.
2.3.1.3 Đối với môi trường nước
Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh. Đặc biệt là chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
2.3.2 Đối với sức khỏe
2.3.2.1 Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp CTRYT
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người ở ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất thải. Dưới đây là những nhóm chính có nguy cơ cao:
Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện.
Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú.
Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân…
Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác…
Tác động từ CTRYT
Từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần của CTRYT có thể chứa đựng một lượng rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Một mối nguy cơ rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) cũng như các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra cộng đồng qua con đường rác thải y tế. Những virus này thường lan truyền qua vết tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các cách thức sau:
Qua da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da).
Qua các niêm mạc (màng nhầy).
Qua đường hô hấp (do xông, hít phải).
Qua đường tiêu hoá.
Từ loại chất thải hoá chất và dược phẩm
Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những mối nguy cơ đe dọa sức khoẻ con người (các độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ…). Các loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Những chất này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mãn tính, gây ra các tổn thương như bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các hóa chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác) có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn thương phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng.
Từ chất thải gây độc tế bào
Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất thải gây độc gen, mức độ ảnh hưởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết hợp giữa bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc đó. Quá trình tiếp xúc với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng hóa trị liệu. Những phương thức tiếp xúc chính là hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sương qua đường hô hấp; hấp thụ qua da; qua đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hóa chất hoặc chất bẩn có tính độc. Việc nhiễm độc qua đường tiêu hóa là kết quả của những thói quen xấu chẳng hạn như dùng miệng để hút ống pipet trong khi định lượng dung dịch. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và các chất bài tiết của những bệnh nhân đang được điều trị bằng hóa trị liệu.
Từ các chất thải phóng xạ
Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi loại chất thải và phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là đau đầu, hoa mắt chó