Công nghiệp than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), dân dụng ( làm chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, ngành khai thác than phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời cũng gây ra tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. Hoạt động khai thác than nếu không đi cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, làm suy thoái các hệ sinh thái.
79 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
TKV Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
CBA Phân tích chi phí lợi ích.
NPV Giá trị hiện tại ròng.
BCR Tỷ suất lợi nhuận.
IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
TCCP Tiêu chuẩn cho phép.
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam.
WHO Tổ chức y tế thế giới.
TTNT Tài nguyên môi trường.
TTHN Trách nhiệm hữu hạn.
KHCN Khoa học công nghệ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Các chỉ tiêu đánh giá của phương pháp CBA
27
Bảng 2.1.
Chất lượng nước thải moong khai thác mỏ than Na Dương
52
Bảng 3.1.
Khái toán chi phí xây dựng
59
Bảng 3.2.
Khái toán chi phí thiết bị.
61
Bảng 3.3.
Chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư.
63
Bảng 3.4.
Bảng chi phí ban đầu
65
Bảng 3.5.
Chi phí vận hành
65
Bảng 3.6.
Chi phí của dự án
67
Bảng 3.7.
Lợi ích của dự án trong 1 năm
68
Bảng 3.8.
Danh mục các lợi ích chưa lượng hóa được
69
Bảng 3.9.
Lợi ích và chi phí của dự án.
69
Bảng 3.10.
Kết quả tính toán các chỉ tiêu
70
Bảng 3.11.
Các chỉ tiêu thay đổi khi thay đổi hệ số chiết khấu(r)
71
Bảng 3.12.
Các chỉ tiêu thay đổi khi giá bán nước thay đổi
72
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Hình 3.1
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ than Na Dương
58
Hình 3.2.
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi NPV khi r thay đổi
72
Hình 3.3.
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của NPV khi giá bán nước sạch thay đổi
73
.
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), dân dụng ( làm chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, ngành khai thác than phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời cũng gây ra tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại. Hoạt động khai thác than nếu không đi cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, làm suy thoái các hệ sinh thái.
Mục đích nghiên cứu.
Rõ ràng, việc xử lý nước thải mỏ trong hoạt động khai thác than là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, ô nhiễm nước thải mỏ vẫn đang là một vấn đề đang ở mức cảnh báo. Các trạm xử lý nước thải mỏ chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý, hiệu quả vận hành chưa cao. Các nhà đầu tư, khai thác than có khi còn chưa chú trọng một cách nghiêm túc vấn đề xử lý nước thải mỏ. Thực tế là, môi trường đất, nước, sinh vật, sức khỏe con người… đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do tác động của nước thải mỏ, gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động khai thác than. Thông qua những kiến thức đã được học cùng với những kiến thức thu nhận được từ đợt thực tập tại Viện KHCN Mỏ - TKV, tôi chọn đề tài “ đánh giá hiệu quả của dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương”, nhằm mục đích nêu lên được thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung, cũng như tác động của ô nhiễm nước thải mỏ do hoạt động khai thác than gây ra. Thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc xây dựng nhà máy nước thải Na Dương để có những ý kiến đề xuất cho việc xây dựng trạm xử lý nước thải cho hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương nói riêng và lĩnh vực khai thác than nói chung.
Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chọn dự án đầu tư trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương, do Công ty một thành viên Than Na Dương, tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam ( TKV) làm chủ đầu tư để nghiên cứu và tính toán. Dự án trạm xử lý nước thải mỏ than Na Dương nằm trong dự án Cải tạo và mở rộng công suất khai thác mỏ than Na Dương, với các hạng mục đầu tư sẽ được trình bày kỹ hơn ở chương 3 của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu, tính toán và đánh giá hiệu quả, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Các số liệu sử dụng trong chuyên đề được tìm hiểu thông qua thu thập từ các nguồn: Viện KHCN Mỏ - TKV, qua Internet, qua điều tra và tác giả tự tổng hợp
Phương pháp chuyên gia:
Do thời gian nghiên cứu không dài và khối lượng kiến thức còn hạn chế, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia đã giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình hơn. Hỏi ý kiến chuyên gia về việc chỉ ra được các chi phí và lợi ích ( cả gián tiếp và trực tiếp, lượng hóa được và không lượng hóa được) cũng như các phương pháp tính toán, phương pháp luận đã cung cấp cho tôi thêm nhiều kiến thức cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Phương pháp xử lý số liệu bằng phầnmmềm Excel.
Các số liệu thông qua điều tra, thu thập, được tiến hành phân loại và đưa vào xử lý thông qua các phần mềm Excel. Các kết quả thu được qua quá trình xử lý được đưa vào phân tích và là cơ sở cho các đánh giá cũng như để đưa ra các kết luận và kiến nghị của đề tài.
Phương pháp định giá trực tiếp
Có rất nhiều phương pháp định giá trực tiếp thiệt hại do ô nhiễm. Một trong số phương pháp quan trọng hay sử dụng là so sánh năng suất và sản lượng, định giá tác động đến sức khoẻ, định giá chi phí giảm thiểu tại nguồn, định giá hiệu quả sử dụng mới, tra bảng giá trị thiệt hại….
4. Cấu trúc đề tài.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư cho môi trường.
Chương 2: Tác động môi trường của hoạt động khai thác than và hiện trạngô nhiễm nước của hoạt động khai thác than tại mỏ Na Dương- Lạng Sơn.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ Na Dương.
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO MÔI TRƯỜNG.
Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư.
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án đầu tư, chẳng hạn, ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa dự án đầu tư là tổng thể các chính sách hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong thời gian nhất định.
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc( UNIDO) thì dự án đầu tư là một đề nghị đầu tư để tạo ra, mở rộng hoặc phát triển những năng lực nhất định nhằm tăng sản lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tại mộtcộng đồng trong một thời kỳ nhất định.
Có nhiều quan điểm cho rằng, dự án đầu tư phải nhằm vào việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu đã định. Trong các dự án đầu tư, đầu vào là lao động, nguyên, vật liệu, nhiên liệu, đất đai, vốn… có thể gọi chung là tài nguyên; đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là tổ hợp các giải pháp công nghệ, biện pháp công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các chính sách.
Như vậy, theo cách hiểu này thì có thể xem dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn hiện có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và xã hội.
1.1.2. Hiệu quả của dự án đầu tư.
Hiệu quả đầu tư là khái niệm dùng để chỉ kết quả so sánh giữa lợi ích đầu tư mang lại và chi phí đầu tư đã bỏ ra.
Nguyên tắc chung xác định đúng đắn, đầy đủ các lợi ích và chi phí là so sánh giữa trạng thái có dự án đầu tư và trạng thái không có dự án đầu tư. Sự chênh lệch giữa hai trạng thái đó cấu thành tác động của dự án đầu tư.
Cần phân biệt giữa trạng thái không có dự án đầu tư và không có dự án trước khi có dự án. Để có thể dễ hiểu có thể lấy trường hợp một bệnh nhân: trạng thái trước khi uống thuốc hoàn toàn khác với trạng thái trước khi uống thuốc. Trạng thái trước khi uống thuốc là trạng thái tại một thời điểm nhất định trước khi uống thuốc, còn trạng thái không uống thuốc sẽ bằng trạng thái trước khi uống thuốc cộng thêm các diễn biến của bệnh trong thời gian tiếp theo.
Tổng quan về các chi phí và lợi ích của một dự án đầu tư:
Theo phạm vi phát sinh, có các chi phí và lợi ích:
Trực tiếp: Là các chi phí và lợi ích phát sinh trong phạm vi dự án.
Gián tiếp: Là các chi phí và lợi ích phát sinh bên ngoài dự án, nhưng liên quan trực tiếp đến dự án đang xem xét, gồm các chi phí và lợi ích liên quan đến đầu vào và đầu ra của dự án.
Theo nội dung kinh tế, có các chi phí và lợi ích:
Tài chính: là các chi phí và lợi ích tài chính xét trong phạm vi doanh nghiệp.
Kinh tế, xã hội, môi trường: là chi phí và lợi ích xét trên phạm vi nền kinh tế ( quốc gia), bao gồm tăng thu nhập quốc dân, tạo việc làm, công bằng xã hội, bảo vệ môi sinh, an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí…
Theo thời gian, có các chi phí, lợi ích:
Trước mắt.
Lâu dài.
Theo chủ thể hưởng thụ lợi ích và chịu chi phí, có các chi phí và lợi ích:
Các cá nhân.
Doanh nghiệp.
Địa phương, vùng lãnh thổ.
Quốc gia ( nền kinh tế).
Phân loại hiệu quả: Theo cách phân loại chi phí và lợi ích như trên, hiệu quả của dự án đầu tư có thể phân loại theo các tiêu chí sau:
Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.
Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội.
Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
Hiệu quả doanh nghiệp, hiệu quả vùng lãnh thổ, hiệu quả quốc gia.
1.1.3. Dự án đầu tư cho môi trường và hiệu quả của dự án đầu tư cho môi trường.
1.1.3.1. Khái niệm dự án môi trường.
Dự án đầu tư : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới mở rộng hoặc cải tạo các đối tượng nhất định nhằm đạt được tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Dự án đầu tư cho môi trường : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn nhằm cải tạo môi trường, khắc phục hoặc hạn chế những tác động của hoạt động phát triển đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ dự án nào cũng là lợi nhuận. Đối với dự án đầu tư thông thường, lợi nhuận thu được từ việc bỏ vốn đầu tư cho một quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Đối với dự án môi trường lợi ích thu được từ việc đầu tư để bảo vệ môi trường ( hoặc cải thiện môi trường ), thông thường những lợi ích này khó định lượng bằng tiền.
1.1.3.2. Hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội, môi trường của dự án.
a. Hiệu quả tài chính :
Hiệu quả tài chính, hay còn gọi là hiệu quả thương mại của dự án được xác định trên giác độ doanh nghiệp. Đây là bước đầu tiên trong phân tích hiệu quả của một dự án. Nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ kết quả tài chính. Bởi vậy, thu nhập và chi phí của dự án được tính bằng tiền theo giá trị thị trường thực tế. Nội dung phân tích hiệu quả thương mại của dự án đầu tư gồm có:
Phân tích hiệu quả vốn đầu tư.
Phân tích tài chính.
Phân tích hiệu quả đầu tư là xác định hiệu quả hiệu quả của các nguồn lực được đưa vào dự án. Nói rõ hơn là xác định số tiền lãi thu được trên số vốn bỏ ra mà không xem xét nguồn tài chính tài trợ cho dự án như thế nào. Ngược lại, phân tích tài chính là xem xét việc tài trợ cho dự án nhằm đảm bảo rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ cho phép xây dựng vận hành dự án một cách trôi chảy. Thông thường các nguồn tài trợ cho dự án bao gồm vốn cổ phần và vốn vay.
Để xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của dự án, người ta thường sử dụng các phương pháp ( hay còn gọi là các tiêu chuẩn đánh giá) sau đây:
Tỷ lệ lãi đơn giản: tỷ lệ lãi đơn giản là tỷ số giữa lợi nhuận ròng đạt được trong năm bình thường trên số vốn đầu tư ban đầu.
Tỷ lệ lãi đơn giản của tổng vốn đầu tư:
R =
Trong đó: F – Lợi nhuận ròng trong năm bình thường.
Y – Lãi tiền vay trong năm bình thường.
I – Tổng vốn đầu tư.
Q – Vốn cổ phần đầu tư.
Nếu R cao hơn tỷ lệ lãi tối thiểu hoặc lãi suất trên thị trường tài chính, tùy theo nhà đầu tư xác định, thì dự án được coi là hiệu quả, tức là được chấp nhận.
(2) Thời hạn thu hồi vốn: Phương pháp này xác định thời gian cần thiết dự án hoàn lại vốn đầu tư đã bỏ ra bằng khấu hao ( D) và lãi ròng ( F). Như vậy, thời gian thu hồi vốn là thời gian trong đó dự án sẽ tích lũy đủ các khoản khấu hao và lãi ròng để bù đắp tổng vốn đầu tư đã bỏ ra. Được xác định như sau:
I =
Trong đó: t – các năm trong đời dự án được ký hiệu từ 1 đến n.
p – thời hạn thu hồi vốn.
I, D, F- như đã nêu ở trên.
(3) Giá trị hiện tại ròng ( NPV)
Tỉ lệ lãi nội bộ.( IRR)
Tỷ lệ Lợi ích / Chi phí.( BCR )
( Các chỉ tiêu này sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần sau)
Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của dự án, vào môi trường kinh tế, vào giai đoạn đánh giá dự án, vào khả năng sẵn có số liệu… Trong trường hợp có hai hay nhiều dự án so sánh với nhau thì phải sử dụng cùng một phương pháp đánh giá để đảm bảo tính có thể so sánh được.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để lượng hoá được những lợi ích môi trường để từ đó thẩm định dự án, xem xét dự án đó mang lại hiệu quả hay không và từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
b. Hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án.
Mục đích của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội là đánh giá sự đóng góp của dự án vào tất cả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, ngoài các chỉ tiêu NPV, IRR, B/ C…thì giá trị gia tăng VA ( value added) được coi như một tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định ảnh hưởng của dự án đối với nền kinh tế. Ngoài ra, người ta còn sử dụng một loạt các chỉ tiêu bổ sung nhằm nêu được những tác động của dự án lên các khía cạnh riêng biệt của đời sống kinh tế- xã hội trong phạm vi mà dự án đang xem xét. Chẳng hạn những tác động đến việc làm, phân phối lợi ích và chi phí, thu nhập ngoại hối, khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm… Đối với những tác động mà mức độ ảnh hưởng của chúng không thể lượng hoá được, có thể sử dụng phân tích định tính thông qua những xem xét bổ sung như tác động đến kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ kỹ thuật, môi trường....
Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội trên giác độ kinh tế quốc dân, người ta không sử dụng giá thị trường thực tế mà sử dụng giá điều chỉnh ( adjust) hay còn gọi là giá ẩn, giá mờ ( shadow price) gần giống như giá xã hội ( chi phí xã hội cần thiết). Nguyên nhân là do trong thực tế không có những nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo và giá thị trường trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng chi phí xã hội do ó sự can thiệp của Nhà nước và tính không hoàn hảo của thị trường. Tương tự, tỷ giá hối đoái chính thức cũng được thay bằng tỷ giá điều chỉnh (tỷ giá thực) và ảnh hưởng của yếu tố thời gian không được xác định bằng cách chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất thực tế trên thị trường vốn mà theo tỷ suất chiết khấu xã hội. Tóm lại, giá cả được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội phải phản ánh đúng lợi ích và chi phí thực của xã hội.
Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án bao gồm:
(1) Giá trị gia tăng thuần tuý ( NVA )
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giá trị gia tăng thuần tuý là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
NVA = O –(MI+I)
Trong đó :
NVA là giá trị gia tăng thuần tuý do dự án đem lại
O là giá trị đầu ra của dự án
MI là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu.
I là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị
Nếu NVA > 0 thì dự án khả thi và ngược lại.
(2) Các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án ( NPV), tỷ suất lợi nhuận (BCR), hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR) tương tự như các chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng các chi phí và lợi ích có tính đến những ảnh hưởng tới môi trường, xã hội.
(3) Chỉ tiêu số lao động bao gồm số lao động có việc làm và số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư.
- Số lao động có việc làm : gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới. Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét.
- Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư
(4) Các chỉ tiêu về phân phối thu nhập và công bằng xã hội.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác định được những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đới (nếu có) sẽ được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau ( bao gồm người làm công ăn lương, người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xa hội trong giai đoạn nhất định hay không
(5) Chỉ tiêu tiết kiệm và tăng nguồn ngoại tệ.
Tiết kiệm ngoại tệ và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự lệ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần thiết đối với các nước đang phát triển. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tích một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này phải tính được tổng số ngoại tệ tiết kiệm được và tiết kiệm sau đó trừ đi tổng phí tổn về số ngoại tệ trong quá trình triển khai của dự án.
(6) Các tác động khác của dự án:
Các tác động đến môi trường sinh thái:
Việc thực hiện dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái. Các tác động này có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho dân cư địa phương…Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm nguồn nước, không khí đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong khu vực .
Các tác động đến kết cấu hạ tầng:
Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng mới.
Tác động lan tỏa của dự án:
Do xu hướng phát triển của phân công lao động, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy lợi ích kinh tế xã hội của dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Tuy nhiên ảnh hưởng này không chỉ có ý nghĩa tích cực mà trong một số trường hợp cũng có các tác động tiêu cực.
Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương:
Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương là rất rõ rệt, đặc biệt đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương này tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án mà còn có ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương.
c. Hiệu quả môi trường.
Hiệu quả môi trường của dự án được đánh giá thông qua chỉ tiêu liên quan đến các chi phí và lợi ích môi trường của dự án. Đó là mức độ cải thiện chất lượng môi trường, giảm suy thoái và ô nhiễm môi trường, các chỉ tiêu này thường rất khó lượng hóa. Để đánh giá tính khả thi của dự án môi trường xét từ quan điểm kinh tế - xã hội, phương pháp “phân tích hiệu quả của lợi ích - chi phí”, một phương pháp rất phổ biến trên thế giới sẽ được áp dụng với cơ chế khái niệm chung trong phương trình đánh giá sau:
NB=Bd + Be – Cd – Cp - Ce
Trong đó
NB: Lợi ích ròng do tiến hành kế hoạch/dự án
Bd: Lợi ích sinh lãi trực tiếp
Be: Lợi ích môi trường
Cd: Chi phí trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện dự án
Cp: Chi phí cho các biện pháp phòng chống để bảo vệ môi