Đề tài Đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 2007

Là sinh viên học tập nghiên cứu chuyên ngành kế hoạch, hơn ai hết chúng em hiểu rõ sự cần thiết của việc được tiếp xúc, được tìm hiểu và học hỏi giá trị của bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2005-2010 và đặc biệt là bản kế hoạch hằng năm 2008. Có thể nói, nếu so với các khoá học trước đây, chúng em có nhiều thuận lợi hơn hẳn, khi mà cái dấu “Tối mật” đáng sợ, cái dấu chỉ cho phép những người có chức có quyền ở một cấp bậc nào đó được độc quyền tiếp xúc với bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong các năm suốt thời kỳ ra đời Ủy ban Kế Hoạch Nhà Nước, nay đã được xoá bỏ.

doc24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Là sinh viên học tập nghiên cứu chuyên ngành kế hoạch, hơn ai hết chúng em hiểu rõ sự cần thiết của việc được tiếp xúc, được tìm hiểu và học hỏi giá trị của bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2005-2010 và đặc biệt là bản kế hoạch hằng năm 2008. Có thể nói, nếu so với các khoá học trước đây, chúng em có nhiều thuận lợi hơn hẳn, khi mà cái dấu “Tối mật” đáng sợ, cái dấu chỉ cho phép những người có chức có quyền ở một cấp bậc nào đó được độc quyền tiếp xúc với bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong các năm suốt thời kỳ ra đời Ủy ban Kế Hoạch Nhà Nước, nay đã được xoá bỏ. Điều này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt đối với những sinh viên đang trong những giai đoạn ban đầu của quá trình học tập nghiên cứu như chúng em, qua đó có cơ hội được tiếp với nhiều nguồn tài liệu quan trọng, chất lượng, nhất là các con số chỉ tiêu cụ thể điều mà trước đây khó có được, từ đó chúng em nhiều có điều kiện phát huy hơn nữa khả năng áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn. Vì vậy, trong thời gian qua, dựa trên những gì chúng em có được từ bản “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2007 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2008”. Nhóm 4 xin được phép trình bày đánh giá nội dung và hình thức của nhóm về phần “Đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 2007” với kết cấu gồm 3 mục chính là: - Vai trò và sự cần thiết của phần đánh giá bản kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm 2008 - Mô tả và bình luận phần đánh giá bản kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm 2008. - Các đề xuất, kiến nghị Đây là một nội dung còn mới và cũng là lần đầu nhóm chúng em được nghiên cứu về các vấn đề này nên không tránh khỏi sai sót. Nhóm 4 rất mong sự quan tâm và đóng góp ý kiến của thầy giáo hướng hướng dẫn: PGS.TS Ngô Thắng Lợi. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! Nhóm 4. Phần I: Vai trò và sự cần thiết của phần đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 2007. Kế hoạch hóa là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân, nó là sự cụ thể hoá các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch. Vì vậy nó có vai trò chủ đạo sau: Thứ nhất trên phương diện kinh tế vĩ mô nó giúp điểu tiết, phối hợp và ổn định các biến số vĩ mô như giá cả, việc làm, tăng trưởng và cán cân thanh toán quốc tế. Tiếp theo là định hướng phát triển kinh tế xã hội thông qua hệ thống mục tiêu phát triển vĩ mô, xây dựng các dự án, các chương trình…và cuối cùng là vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế xã hội thông qua các cơ quan chức năng của Chính phủ. Nếu phân chia theo thời gian, Việt Nam có 2 hệ thống kế hoạch là kế hoạch hoá trung hạn và kế hoạch năm. Trong đó kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hóa các chiến lược và quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước, là công cụ chính sách định hướng còn kế hoạch hàng năm là công cụ thực hiện. Đặc biệt nếu theo hình thức cuốn chiếu thì kế hoạch hằng năm thực chất sẽ là một phần của kế hoạch định hướng 5 năm. Vì vậy vai trò hay chức năng đầu tiên của kế hoạch năm là cụ thể hoá kế hoạch 5 năm, phân đoạn kế hoạch 5 năm để từng bước thực hiện kế hoạch 5 năm. Quy mô và sự cấu thành của kế hoạch năm vì thế chủ yếu được xác định bởi ngân sách, các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, các tiến trình trong những nghiên cứu khả thi và những dự án triển khai trong thời kỳ trước. Bên cạnh đó, kế hoạch hằng năm còn là công cụ để điều chỉnh kế hoạch 5 năm có tính đến đặc điểm của từng năm. Ngoài ra, kế hoạch hằng năm còn đóng vai trò độc lập quan trọng, nó có thể bao hàm các nhiệm vụ, các chỉ tiêu chưa được dự kiến trong kế hoạch 5 năm, bảo đảm tính linh hoạt, nhạy bén của kế hoạch hoá nói chung. Phần phân tích đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội kì trước là phẩn đầu và có một vị trí rất quan trọng bản kế hoạch hàng năm. Nó giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về nền kinh tế hiện tại, thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại cũng như tiềm lực của nền kinh tế và mối quan hệ đa phuơng của quốc gia trên trường quốc tế. Những phân tích có thể giúp các nhà hoạch định dự báo tình hình sắp tới đồng thời đưa ra những chính sách để khắc phục những hạn chế, khó khăn và phát huy những tiềm lực của đất nước trong thời kì tới. Cụ thể hơn nữa là nhờ có bản đánh giá mà chúng ta có thể biết được tình hình thực hiện kế hoạch năm vừa qua như thế nào so với các mục tiêu đề ra, đồng thời rút ra được những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế của năm kế hoạch vừa qua và chỉ ra những nguyên nhân của kết quả và tồn tại, hạn chế đó. Thông qua bản đánh giá chúng ta còn thấy tình hình phát triển cụ thể của từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế xã hội và các chính sách của cụ thể của Chính Phủ, Nhà Nước trong các ngành nghề lĩnh vực đó để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Một bản đánh giá tốt còn sẽ giúp cho Chính Phủ, các nhà hoạch định chính sách có thể dự báo được những yếu tố mới tác động tới kinh tế xã hội, và tìm ra những cách giải quyết các tồn tại, hạn chế đồng thời phát huy những điểm mạnh tiềm lực của đất nước. Sau đó tiến tới lập một bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể, chi tiết và phù hợp cho năm tiếp theo. Phần II: Phân tích thực trạng bản kế hoạch I. Mô tả phần đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 Phần đánh giá khả năng thực hiện nghị quyết quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 có kết cấu và nội dung như sau. Nội dung đầu tiên của phần là nói lên các chỉ tiêu kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước đã được kỳ họp thứ 10 Quốc Hội khóa XI thông qua. Các nội dung tiếp theo được sắp xếp như sau I. Đánh giá tổng quát Nêu lên những thuận lợi cơ bản, khó khăn, thách thức cơ bản của nền kinh tế nước ta và đã nói rõ những chỉ đạo của chính phủ nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007, cụ thể là các nghị quyết số 03/2007NQ-CP, 32/2007/NQ-CP, chỉ thị 836/CT-TTg, 15/2007/CT-TTg, 18/2007/CT-TTg. Đưa ra bảng ước tính thực hiện kế hoạch năm 2007 so với các chỉ tiêu đề ra. 1. Những kết quả chủ yếu + Kinh tế : Nêu những kết quả trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Huy động vốn đầu tư: Chỉ ra nhưng kết quả đạt được trong huy động vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. + Kinh tế đối ngoại: Nói lên những kết quả đạt được trong năm qua về quan hệ quốc tế, và nó đã tạo những điều kiện mới gì với nước ta. + Các cân đối vĩ mô: Nói lên thu chi ngân sách của nước ta như thế nào, bội chi bao nhiêu, và tác động của những cân đôi vĩ mô đó với kinh tế. + Các lĩnh vực xã hội: Chỉ ra các kết quả cụ thể trong các lĩnh vực xã hội + Công tác cải cách hành chính: Nói lên những thay đổi của công tác này trong một số lĩnh vực + Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp : Nói lên công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như xử lý các vụ việc được tiến hành như thế nào. + Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh : Nói lên tình hình nước ta ổn định, tạo điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội, đã nói lên những nguyên nhân của thành tựu này. 2. Những tồn tại và hạn chế + Về chất lượng tăng trưởng kinh tế : Nói lên những tồn tại về năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là thấp. Nói lên cơ cấu nền kinh tế, ngành không hợp lý, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, thiếu lao động lành nghề…  + Tỷ lệ nhập siêu tăng lên khá cao trong năm 2007: Chỉ ra cụ thể là bằng 18,75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đồng thời cũng nêu lên nguyên nhân của hiện tượng này. + Trong xây dựng cơ bản: Chỉ ra những yếu kém về giải ngân đặc biệt là khu vực nhà nước, đồng thời nói lên công tác quản lý còn yếu, và một số công trình có quy mô lớn có tình trạng gì. + Chỉ số giá tiêu dùng: Nói lên chỉ số giá tiêu dùng 2007 tăng cao và nêu ra nguyên nhân của nó. + Nói lên hiện trạng đời sống của nhân dân ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và các vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, bão lũ,...gặp nhiều khó khăn + Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Chỉ ra công tác này vẫn còn nhiều tồn tại. + Một số vấn đề xã hội chậm được cải thiện : Cụ thể đã nói về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự xã hội. + Tình trạng ô nhiễm môi trường: Nói lên tình hình ô nhiễm có xu hướng gia tăng, nhưng chưa có một hệ thống giám sát theo dõi. II. Khả năng thực hiện kế hoạch năm 2007 của các ngành và lĩnh vực chủ yếu. A. Về kinh tế 1. Sản xuất công nghiệp: Nêu ra những kết quả về tăng trưởng chung của công nghiệp, tăng trưởng của các đơn vị thuộc khu vực nhà nước, nước ngoài, ngoài quốc doanh đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại cơ bản trong sản xuất công nghiệp. 2. Sản xuất nông nghiệp: Nêu ra những kết quả chung và những kết quả của từng ngành trong nông nghiệp cụ thể là những ngành: thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp đông thời cũng chỉ ra tồn tại trong sản xuất nông nghiệp. 3. Các ngành dịch vụ: Nêu dự báo tăng trưởng ngành là 8,7% và nói cụ thể các về : thương mại trong nước; du lịch; dịch vụ vận tải; dịch vụ viễn thông, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. 4. Xuất, nhập khẩu Nêu lên những kết quả được trong xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời nói lên tình trạng nhập siêu của năm 2007 và nguyên nhân của nó. Nói lên những tồn tại trong hoạt động xuất nhập khẩu. 5. Phát triển doanh nghiệp Nêu lên các biện pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nói lên tổng số doanh nghiệp là khoảng 50.000. Đồng thời nói về các doanh nghiệp nhà nước và quá trình cổ phần hóa, tiếp theo là chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã đã phát triển ra sao. 6. Tài chính, tiền tệ Nói lên tình hình thu chi ngân sách nhà nước, đồng thời nhận định điều này là hợp lý và đạt được mục tiêu kế hoạch. Tiếp theo nêu lên những tồn tại của thu chi ngân sách. Về tiền tệ nêu lên những kết quả và tình trạng giá cả tăng và một phần nguyên nhân là do tẳng trưởng cao, nói lên biện pháp của chính phủ về tiền tệ. 7. Giá cả thị trường Nêu lên tình hình giá cả thị trường tăng cao, 9 tháng đầu năm CPI tăng 7,32% và tập trung vào hai mặt hàng là: ăn uống và dịch vụ ăn uống( tăng 10,57%) nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 9,66% ). Nêu lên nguyên nhân của tình hình, nhận định giá cả sẽ tiếp tục tăng, đồng thời cũng nói lên chính phủ đã có những biện pháp khắc phục và bước đầu đã có hiệu quả. B. lĩnh vực xã hội và Khoa học công nghệ 1. Các hoạt động khoa học công nghệ, thông tin đã được đẩy mạnh Nêu lên những thay đổi trong công tác quản lý của Nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ, các hoạt động xúc tiến cho sự phát triển của khoa học công nghệ như: Mở hội chợ, sàn giao dịch, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… Và những thành tựu về thực hiện nhiệm vụ khoa học cũng như phát triển công nghệ. Cũng chỉ ra những tồn tại trong công tác phát triển công nghệ cụ thể về chất lượng, tư duy quản lý thay đổi còn chậm, ứng dụng công nghệ vào thực tiễn không cao. 2. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển Nêu lên các thành tựu trong giáo dục, cụ thể về phổ cập trung học cơ sở, số trẻ em 6 tuổi đến trường, các chỉ tiêu trong đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Nói lên chính sách hỗ trợ của Chính phủ về hỗ trợ dạy nghề, việc chuyển đổi hệ thống dạy nghề từ theo Luật Giáo dục sang Luật Dạy nghề, và cuộc vận động “Hai không” trong giáo dục đào tạo. Đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế của giáo dục năm qua là vẫn còn tiêu cực, chất lượng giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc tiểu số còn kém, cơ cáu đào tạo không cân đối. 3. Dân số, giải quyết việc làm và giảm nghèo Cho thấy những thành tựu trong công tác dân số của nước ta, trong công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm. Cụ thể tỷ lệ hộ nghèo còn 14,7%, giải quyết khoảng 1,68 triệu lao động, trong đó 8,2 vạn đi xuất khẩu lao động. Chỉ ra những tồn tại trong năm qua là thiếu lao động nghề cao, không phát triển đồng bộ lao động với phát triển đô thị. 4. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân Đưa ra những số liệu cho thấy công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân có những thảy đổi tích cực và ngày càng tốt hơn, cụ thể đến năm 2007 có 50% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 30.000 cơ sở hành nghề y tế...Đồng thời cũng chỉ ra tồn tại của công tác này như công tác y tế cấp cơ sở còn yếu kém, đầu tư cho y tế chưa xứng tầm... 5. Văn hoá, thể thao và các vấn đề xã hội khác Nêu lên công những công tác này có nhiều tiến bộ, nói cụ thể về truyền hình, thể thao, về công tác ưu đãi với người có công với cách mạng, công tác bình đẳng giới, các hoạt động của thanh niên, công tác về tôn giáo. C. tài nguyên môi trường 1. Tài nguyên Cho thấy công tác quy hoạch ở các cấp : Hoàn thành lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại 63 tỉnh và thành phố (riêng Thành phố Hà Nội dự kiến đến Quý I năm 2008)… Giới thiệu về các hoạt động của các công tác quản lý các tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn. 2. Môi trường Nêu lên những thay đổi trong công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải và những kết quả ban đầu của công tác này. Đồng thời nêu lên vấn để thiếu các văn bản pháp luật để quản lý môi trường, và tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng nghiêm trọng hơn cần được giải quyết. D. Công tác quốc phòng, an ninh và bảo đảm trật tự xã hội Thể hiện rõ tình hình quốc phòng, an ninh được củng cố bảo đảm trật tự xã hội cũng như chủ quyền đất nước, nói lên những hoạt động tích cực của số vài công tác. E. Cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng Nêu lên công tác cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng được triển khai như thế nào, đồng thời cũng cho thấy vấn để tham nhũng vẫn đề bức xúc hiện nay và cả xã hội đang quan tâm theo dõi. F. Huy động vốn cho đầu tư phát triển năm 2007 Dự báo vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 đạt 464,5 nghìn tỷ đồng, bằng 40,6% GDP, tăng 2,8% so với kế hoạch, tăng 16,4% so với thực hiện năm 2006. Cụ thể về : + Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước + Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ + Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước + Nguồn vốn ODA + Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước + Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài + Nguồn vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh + Các nguồn vốn khác II. Bình luận và đề xuất ý kiến * Nhận xét về hình thức của bản đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch năm 2007 + Những thành công Nếu so sánh với bản kế hoạch 2005-2010 thì hình thức bản kế hoạch 2008 đã đảm bảo được bố cục, trình bày đầy đủ các nội dung cơ bản, có mục được tách riêng làm nổi rõ sự quan trọng của vấn đề. Trình bày khá đầy đủ chi tiết các những nội dung cần có của phần đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội một năm. Bố cục trình bày hợp lý đã đi từ tổng quát đến chi tiết, nêu lên kế hoạch cho năm 2007 tiếp đó là những thuận lợi khó khăn thách thức trong thực hiện kế hoạch năm 2007 và cuối cùng là cụ thể khả năng thực hiện kế hoạch năm 2007. Bố cục của các nội dung trong phần trình bày khả năng thực hiện kế hoạch năm 2007 đã toát lên được những kết quả đạt được hay có thể đạt được và những tồn tại cơ bản trong thực hiện. Trong bản đánh giá cũng đã có những chú giải cần thiết ở cuối trang giấy để làm rõ thêm những ý chưa giải thích hết trong nội dung. + Một số tồn tại Trong cách trình bày nội dung của các mục có một vài chỗ không hợp lý, cụ thể : Không có các ngành các lĩnh vực giống nhau giữa phần kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế với phần đánh giá khả năng thực hiện trong các ngành, lĩnh vực. Cách xắp xếp các nội dung trình bày chủ yếu dưới dạng mô tả, khó toát lên sự so sánh giữa kế hoạch và thực hiện, cũng như với kì trước. Các nội dung được sắp xếp có những chỗ khác biệt khá đáng kể với bản kế hoạch 2008, khó toát sự so sánh bản kế hoạch 2008 với những gì đạt được của năm 2007. Trong trình bày những nội dung của phần đánh giá khả năng thực hiện thì dành quá nhiều phần trình bày cho những kết quả đạt được còn những tồn tại thì quá ít. Chưa đánh giá được việc thực hiện chủ trương, chính sách đảm bảo sự phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế. Chưa tập trung phân tích đánh giá sâu về chất lượng của nhiều vấn đề như tăng trưởng kinh tế, sử dụng đất đai, khai thác nguồn lực, sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật... mà mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá có làm được hay không. Bên cạnh đó công tác tổ chức , quản lí thực hiện kế hoạch chưa được đề cập và việc đánh giá các tác động của việc thực hiện kế hoạch chưa được đề cập. Về công tác phân tích những yếu kém còn tồn tại chưa có được sự đánh giá sâu sắc để từ đó có thể rút ra bài học phục vụ cho việc xác định các biện pháp cho năm sau. Tóm lại phần đánh giá thực trạng 2007 của bản kế hoạch nhìn chung chưa thoát ra được tư duy cách làm cũ, chưa thể hiện được sự đổi mới sáng tạo trong công tác lập kế hoạch. Nội dung của phần đánh giá còn nhàm vẫn thiên về kể lể, kiểm điểm chưa có điểm nhấn rõ ràng. Đặc biệt với những phần hạn chế tồn tại chưa đưa ra được nguyên nhân cụ thể cũng như chưa đánh giá được chính sách của Chính phủ đưa ra trong thời kì đó. + Một số đề xuất của nhóm Chúng em nghĩ một bản đánh giá tốt về các vấn đề kinh tế xã hội thì nên có phần phân tích các chính sách_công cụ mà Chính phủ sử dụng để tác động vào nền kinh tế trong thời gian vừa qua để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra bài học cho việc lập chính sách những năm sau đó vì vậy nên có phần phân tích tác động của các chính sách được sử dụng trong năm 2007. Nên sử dụng nhiều bảng biểu hay đồ thị để chỉ ra những kết quả đã đạt được, như vậy có thể dễ dàng trong một số công tác như: so sánh, đánh giá, phân tích. Về hình thức thì có thể thấy phần dự báo tính xu thế, những chính sách áp dụng, mặt mạnh mặt yếu của nền kinh tế lại được bố trí ở phần 2 nên khá khó khăn trong việc theo dõi vì không bảo đảm được sự thống nhất giữa các đề mục. Nên bổ sung thêm vào bản kế hoạch các nội dung quan trọng như: Các cân đối lớn trong nền kinh tế; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Cơ cấu lao động; Chuyển dịch cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu lao động; Xuất nhập khẩu… Nên phân tích các kế hoạch tác nghiệp có liên quan tới chính sách. Nội dung trình bày nên có sự thống nhất giữa các phần và với bản kế hoạch năm 2008, để tiện cho việc theo dõi cũng như so sánh, đánh giá, phân tích hơn. Trong nội dung phần đánh giá khả năng thực hiện của các ngành lĩnh vực cần điều chỉnh giữa việc nêu lên những khả năng thực hiện và những tồn tại một cách hợp lý không nên quá tập trung vào kết quả. Bản đánh giá nên bổ sung thêm phần nguyên nhân, phần giải pháp thực hiện, phần dự báo định tính những yếu tố tác động và phần tổ chức thực hiện. * Những nhận xét chung về nội dung của bản đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch năm 2007 Thành tựu: Nội dung của bản đánh giá khá đầy đủ và chi tiết, bao gồm tất cả những ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Mốt số hạn chế: Nội dung của một số phần trong bản kế hoạch chưa rõ ràng, hay còn chung chung. Trong từng nội dung cụ thể tập trung trình bày nhiều về các kết quả đạt được, chưa nêu rõ hết những tồn tại, và không chỉ ra nhưng cách khắc phục cụ thể có thể thực hiện được. Chưa dự báo các tác động tới kinh tế - xã hội có thể xảy ra cho kì tới. Nhóm xin có một vài đóng góp nhỏ: Cần viết rõ ràng đầy đủ hơn các nội dung, cũng như có những chú giải hợp lý trong các nội dung. Cần nêu rõ những nguyên nhân của những tồn tại cũng như các cách giải quyết những tồn tại đó. Cần nêu rõ cách tổ chức thực hiện bản kế hoạch. Cần có những dự báo định tính về những nhân tố tác động trong kì tới. 1. Đánh giá tổng quát Phần này của bản kế hoạch đã đưa ra được các số liệu thống kê tình hình thực hiện chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2007 (tại thời điểm đang xét: 9 tháng đầu năm 2007) dưới dạng bảng với hai cột chính là chỉ tiêu Quốc hội
Tài liệu liên quan