Hiện nay xu thế phất triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa,CN hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ cao thì vấn đề môi trường bức xúc liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp,dịch vụ đã nảy sinh và đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lí nhằm huướng tới phát triển bền vững.Trong đó việc quản lí môi trường tại cấp cơ sở của các doanh nghiệp là một trong những vấn đề cấp bách,còn nhiều khó khăn và bất cật.
43 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải tại công ty TNHH Gold On Vina, và đề xuất giải pháp hoàn thiện,được thực hiện nhằm đưa ra giải pháp cải tiến thực trạng quản lí môi trường của Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
Đặt vấn đề:
Hiện nay xu thế phất triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa,CN hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ cao thì vấn đề môi trường bức xúc liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp,dịch vụ…đã nảy sinh và đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lí nhằm huướng tới phát triển bền vững.Trong đó việc quản lí môi trường tại cấp cơ sở của các doanh nghiệp là một trong những vấn đề cấp bách,còn nhiều khó khăn và bất cật.
Trước hiện trạng đó,đề tài:”Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải tại công ty TNHH Gold On Vina, và đề xuất giải pháp hoàn thiện,được thực hiện nhằm đưa ra giải pháp cải tiến thực trạng quản lí môi trường của Doanh nghiệp.
Mục tiêu đề tài:
Đánh giá hiện trạng quản kí môi trường của công ty.
Đề xuất các giải pháp quản lí, cải tiến phù hợp dựa trên phương pháp quản lí hiện trạng được áp dụng.
Nội dung đề tài:
Tìm hiểu cơ sở lí luận của quản lí môi trường.
Thu thập các dữ liệu và khảo sát hiện trạng môi trường của công ty.
Đánh giá thực trạng quản lí môi trường tai công ty.
nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến cho công tác quản lí môi trường.
1.4 Phương pháp thực hiện:
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp sau:
Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu.
Thu thập thông tin.
-So sánh,đánh giá,phân tích.
CHƯƠNG II :
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG
2.1 Khái niệm về quản lí của môi trường:
Quản lí môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lí xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp nhận về hệ thống và các kĩ năng điều phối thông tin đói với vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lương và hướng tới phát triển bền vững.
Quá trình quản lí môi trường dược thực hiện bằng phương pháp tổng hợp các biện pháp luật pháp,chính sách kinh tế, kĩ thuật công nghệ, xã hội…nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia.Các biện pháp này đan xen,phối hợp với nhau tùy vào từng điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra và quy mô thực hiện.Xát trên phương diện tính chất quản lí thì quản lí môi trường chia làm 3 nội dung chính:
Quản lí chất lượng môi trường.
Quản lí kĩ thuật môi trường.
-Quản lí kế hoạch môi trường.
Nhưng trong quá trình thực hiện các nội dung này phải đang xen với nhau, kết hợp với nhau.
2.2 Các nội dung trong quản lí môi trường:
Muốn quản lí môi trường có hiệu quả thì phải sử dụng các phương pháp có tính hợp lí và sắc bén.
2.2.1 Công cụ pháp lí :
Phương cách pháp lí đã được sử dụng rất phổ biến,chiếm ưu thế ngay trong thời gian đầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường.
Trình tự tiến hành phương cách quản lí môi trường là nhà nước đặt ra pháp luật những tiêu chuẩn, quy định,giấy phấp, …về bảo vệ môi trường, các cơ quan quản lí môi trường nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra và sử phạt để cưỡng chế tát cả các cơ sở sản xuất, tập thể, cá nhân và các thành viên trong xã hội thực thi đúng các điều khoản của pháp luật, tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường được ban hành.
Ưu điểm của phương cách là đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lí môi trường vào nề nếp, quy cũ, cơ quan quản lí môi trường có thể dự đoán được mức độ hợp lí về mức độ ô nhiễm sẽ giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt được đến mức độ nào, giải quyết các tranh chấp dễ dàng, các cơ sở sản xuất, tập thể,mọi thành viên của xã hội thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm,nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia.
Nhược điểm của phương cách này là thiếu cách mềm dẻo và trong một số trường hợp thiếu hiệu quả, chưa phát huy được tính chủ động,thiếu sự kích thích vật chất đói với sự sánh tạo trong các phương án quản lí môi trường, thiếu khuyến khích đối với việc đổi mới công nghệ khi đã đạt được tiêu chuẩn môi trương.
Dưới đây trình bày các công cụ trong quản lí môi trường theo phương cách pháp lí
2.2.1.1 Luật pháp và quy định về môi trường :
Nhằm bảo vệ môi trường quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường khu vục toàn cầu, Nhà nước ban hành nhiều luật pháp, quy định về môi trường, đó là cơ sở pháp lí quan trọng nhất để quản lí môi trường và bảo vệ môi trường.Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia.
Luật pháp bảo vệ môi trường gồm :
Luật bảo vệ môi trường và các luật riêng như luật đất đai, luật tài nguyên nước, luật tài nguyên đất, …
Các nghị định của chính phư về hướng dẫn thi hành các luật về môi trường.
Các văn bản qui dưới luật môi trường.
2.2.1.2 Tiêu chuẩn môi trường :
Tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính được sử dụng trong quản lí môi trường theo phương cách pháp lí.
Tiêu chuẩn môi trường là công cụ trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường.Chúng xác định mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải ra vào khí quyển, nước, đất hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng.Các loại tiêu chuẩn gồm :
Các loại tiêu chuẩn môi trường xung quanh.
Tiêu chuẩn nước thải, khí thải, rác thải, tiếng ồn, các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ, các tiêu chuẩn vận hành, các tiêu chuẩn sản phẩm, và các tiêu chuẩn về quy trình công nghệ.
Mọi loại tiêu chuẩn được dùng làm quy chiếu cho việc đánh giá hoặc mục tiêu hành động và kiểm soát pháp lí.Nội dung tiêu chuẩn là do Chính phủ trung ương xây dựng và ban hành trong một số trường hợp Chính phủ trung ương chỉ đặt ra những quy định khung để các địa phương, tỉnh thành, khu vực qui định cụ thể để thực hiện.
2.2.1.3 Các loại giấy phép về môi trường :
Các loại giấy phép môi trường đều do các cấp chính quyền hoặc các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định về pháp luật.Có nhiều loại giấy phép khác nhau như :
Giấy thẩm định môi trường.
Giấy thỏa thuận môi trường .
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
Giấy phép thải chất ô nhiễm, …
Việc cấp hoặc không cấp các loại giấy phép hoặc các loại ủy quyền khác cũng là một công cụ quan trọng để kiểm soát môi trường.Việc cấp giấy này là có thể rút hoặc tậm treo các giấy phép tùy theo nhu cầu của nền kinh tế quốc gia hay các lợi ích xã hội khác và thường xuyên yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải các chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm.Việc sử dụng các loại giấy phép kép theo sự giám sát và thường xuyên yêu cầu phải báo cáo về các hoạt động có liên quan đến giấy phép.
2.2.1.4 Thanh tra môi trường :
Đây là một biện pháp thiết yếu trong quản lí môi trường theo phương cách pháp lí.Thanh tra môi trường là biện pháp tiết yếu cưỡng chế sự tuân thủ pháp luật, các qui định, hướng dẫn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với mọi tổ chức, cơ quan, tập thể và các cá nhân trong xã hội đồng thời cũng là biện pháp đảm bảo quyền tự do dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường.
2.2.1.5 Đánh giá tác động môi trường :
Đánh giá tác động môi trường là một công cụ quan trọng trong quản lí môi trường hay phương cách pháp lí, nhằm phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
Đánh giá tác động môi trường của một dự án là một quá trình nghiên cứu, xác định, phân tích, đánh giá dự báo những tác động lợi hại, trước mắt và lâu dài ma việc thực hiện hoạt động của dự án có thể gây ra đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người trên cơ sở đó xem xét và đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục tiêu cực của dự án.
2.2.2 Công cụ kinh tế :
Ưu điểm của phương cách kinh tế là khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí-hiệu quả để đạt được mức ô nhiễm có thể chấp nhận được.Các công cụ này kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực, cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm soát môi trường.Công cụ kinh tế loại bỏ được yêu cầu của chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi va thích hợp với mỗi nhà máy và sản phẩm.
Nhược điểm của phương cách này là tác động của các công cụ kinh tế đối với chất lượng môi trường là không thể dự đoán được như trong phương cách pháp lí trruyeenf thống, vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng của họ.Chúng đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp và buộc thi hành.
Nói chung, công cụ kinh tế bổ sung cho các qui định môi trường trực tiếp, để nâng cao khoản thu nhập, nhằm tai trợ cho các hoạt động kiểm soát môi trường ô nhiễm hoặc các biện pháp môi trường khác, tạo ra sự kích thích để thực hiện các qui định tốt hơn, kích thích sự đổi mới kĩ thuật.Tuy nhiên, các công cụ kinh tế không chỉ thực hiện và thành công được nếu không có các qui định pháp lí.Chỉ riêng áp dụng các qui định kinh tế thì sẽ không đảm bảo chất lượng môi trường một cách chắc chắn.
Dưới đay là các công cụ dùng trong quản lí môi trường theo phương cách kinh tế.
2.2.2.1 Các lệ phí ô nhiễm :
Các lệ phí ô nhiễm đặt ra các chi phí phải trả để kiểm soát lượng ô nhiễm thêm, nhưng lại để mức tổng chất lượng môi trường là ổn định.Việc áp dụng chúng đặc biệt thích hợp khi có thể ước tính lượng tương đối đối với lượng tổn thất do lượng ô nhiễm tăng lên gây ra và không thích hợp khi các nhà quản lí đòi hỏi phải đạt được sự chắc chắn trong thực hiện được mức chất lượng môi trường.Chúng gồm các lệ phí thải nước hoặc thải khí, lệ phí người sử dụng, lệ phí sản phẩm, lệ phí hành chính.
Các lệ phí thải nước và thải khí là loại lệ phí mà người xả thải phải trả một khoảng tiền nhất định cho mỗi đơn vị chất ô nhiễm xả thải vào nguồn nước mặt hay bầu khí quyển.
Phí không tuân thủ hoặc loại phí đánh vào những người gây ô nhiễm khi họ xả thải vượt quá mức qui định.
Phí đối với người dùng là khoản thu trực tiếp cho các chi phí sử lí ô nhiễm cho tập thể hay công cộng.
Lệ phí sản phẩm là loại lệ phis được cộng thêm vào giá các sản phẩm hoặc các đầu vào của các sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng hoặc vì nó đã thiết lập mottj hệ thống thải đặc biệt.
Lệ phí hành chính là cá phí phải trả cho cơ quan nhà nước về những dịch vụ như đăng kí hóa chất hoặc việc thực hiện và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường.
2.2.2.2 Tăng giảm thuế :
Tăng giảm thuế dùng để khuyến khích sự tiêu thụ các sản phẩm an toàn về môi trường.Công cụ này sử dụng kết hợp hai loại phụ thu, cộng vào phí các sản phẩm khác :phụ thu dương thu đối với các sản phẩm gây ô nhiễm, phụ thu âm thu với các sản phẩm thay thế sạch hơn.
Khuyến khích về thuế bao gồm ưu đãi thuế, khấu hao nhanh những khoản thu đầu tư công nghiệp vào thiết bị lam giảm ô nhiễm.Phạm vi mà những khuyến khích về thuế có thể được sử dụng cho các mục đích môi trường, tùy vào hệ thống đánh thuế riêng biệt.
2.2.2.3 Các khoản trợ cấp :
Các khoản trợ cấp bao gồm các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi suất thấp, khuyến khích về thuế, để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi hoặc giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm môi trường mà những người gây ô nhiễm phải chịu.Trợ cấp có thể tạo ra một sự khuyến khích đối với con công nghiệp trong việc giảm bớt các chất thải của mình.Song, nó không kiềm chế sự tiếp tục hoạt động của các công nghiệp ô nhiễm cao, cũng không khuyến khích những sự thay đổi trong QTSX Trong nguyên vật liệu đầu vào gây ô nhiễm.Hơn nữa, chính người tiêu dùng phải trả chứ không phải doanh nghiệp phải chịu các chi phí dùng để trợ cấp việc kiểm soát những ô nhiễm đó.
2.2.2.4 Kí quỹ - hoàn trả :
Phương cách kí quỹ và hoàn trả là những người tiêu dùng phải trả thêm một số tiền khi mua các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm.Công cụ này cũng được áp dụng đối với các sản phẩm bền lâu hoặc có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng.
Ưu điểm là phần lớn việc quản lí vẫn nằm trong khu vực tư nhân và cũng khuyến khích được xây dựng cho các bên thứ ba nhằm thiết lập các dich vụ hoàn trả khi người sử dụng không tham gia.
Nhược điểm là chi phí quản lí các chương trình kí quỷ- hoàn trả rơi vào khu vực tư nhân.Cách đền bù duy nhất là nâng cao giá.
2.2.2.5 Các khuyến khích cưỡng chế thực thi :
Các khuyến khích buộc thực thi là các công cụ kinh tế gắn với sự điều hành trực tiếp.Chúng được thiết kế để khuyến khích những người xả thải làm đúng những tiêu chuẩn và qui định môi trường.Các khuyến khích thực thi bao gồm phí hoặc tiền phạt do lam không đúng, cam kết thực hiện đúng và qui trchs nhiệm pháp lí.Chúng cũng bao gồm từ chối trợ cấp cộng đồng, tài trợ hoặc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ các hoạt động của nhà máy.
2.2.2.6 Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm :
Theo phương pháp này có thể tạo ra thị trường trong đó những người tham gia có thể mua “quyền”được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tàn hoặc hốc thể bán các “quyền”này cho người tham gia khác.Sự tạo ra thị trường nói chung được thực hiện dưới môt hoặc hai hình thức :các giấy phép có thể bán hoặc được bảo hiểm trách nhiệm.
2.2.3 Công cụ kĩ thuật :
Các công cụ kĩ thuật quản lí môi trường thự hiện vai trò kiểm soát và giám sát về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và cách phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.
Các công cụ kinh tế quản lí môi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường, hệ thống quản lí môi trường, kiểm toán môi trương, hệ thống quan trắc môi trường, xử lí chất thải tái chế và xử dụng chất thải.
Các công cụ kĩ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện các công cụ kĩ thuật, các cơ quan tổ chức có thể có những thông tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường dồng thời có những biện pháp, giải pháp phù hợp để xử li, hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường.
2.2.4 Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường :
2.2.4.1 Giáo dục môi trường :
Giáo dục môi trường là một quá trình hoạt động thông qua hoạt động giáo dục chính qui và không chính qui nhằm giúp con người có được dự hiểu biết, kĩ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận động những kiến thức và kĩ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.Giáo dục môi trường gồm những nôi dung chủ yếu :
Đưa giáo dục môi trường vào trường học.
Cung cấp thông tin cho những người có quyền ra quyết định.
Đào tạo chuyên gia về môi trường.
2.2.4.2 Truyền thông môi trường :
Mục tiêu của truyền thông môi trường gồm :
Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường từ đó giúp họ quan tâm đến các giải pháp khắc phục.
Huy động các kinh nghiệm, kĩ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường.
Thương lượng hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan và trong nhân dân.
Tạo cơ hội cho các thành phần cho xã hội tham gia bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội.
Truyền thông môi trường có thể thực hiện thông qua những phương thức sau
Chuyển thông tin đến từng cá nhân qua việc tiêp xúc tại nhà, cơ quan, điện thoại, …
Chuyển thông tin tới các nhóm thông qua hội thảo huấn luyện, họp nhóm, tham gia khảo sát.
Chuyển thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng :báo chí, tivi, tò rơi, …
Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lao động, hội diễn, …
2.3 Hệ thống quản lí nhà nước về quản lí môi trường :
Để việc quản lí môi trường có hiệu quả, hoạt động quản lí môi trường cần phải có một tổ chức độc lập, đủ mạnh để chỉ đạo và thực hiện hàng loạt các vấn đề mang tính chất tổng hợp, liên ngành có heejthoongs tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
Tổ chức quản lí cấp trung ương :chức năng và nhiệm vụ của cơ quan này là đề ra chính sách, lập kế hoạch và ban hành luật pháp môi trường, đồng thời thiết lập một qui trình xây dựng công cụ quản lí và tổ chức thực hiện.
Tổ chức quản lí cấp vùng :có nhiệm vụ điều phối và giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường theo cấp tỉnh, cấp vùng.
Tổ chức quản lí cấp địa phương :các cơ quan môi trường trung ương có trách nhiệm truyền đạt các nguyên tắc chỉ đạo do các viện nghiên cứu và bộ phận chức năng soạn thảo xuống các tỉnh, huyện, …
Các tổ chức môi trương địa phương mới chính là nơi thực hiện điều quan trọng đối với các tổ chức ở cấp này là phải hoạt động có hiệu quả ngay trên địa bàn cụ thể với các địa điểm cụ thể.Ngoài ra các tổ chức này cần chú trọng đến công tác giáo dục nâng cao nhận thức môi trường.
CHƯƠNG III
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GOLD ON VINA
3.1 Giới thiệu công ty
3.1.1 sơ lược về công ty
Công ty TNHH Gold On Vina đang thực hiện đầu tư theo giấy phép đầu tư số 472043000037 do Bộ kế hoạch đầu tư cấp ngày 21/12/2006.
3.1.2 vị trí địa lí
Nằm trong địa bàn xã Hiệp Phước,huyện Nhơn Trạch,tỉnh Đồng Nai.Trực thuộc khu công nghiệp Nhơn Trạch III.
3.1.3 Các ngành nghề kinh doanh
Sản xuất vải từ sợi polyetar và các sản phẩm may mặc.
3.1.4
PGĐ
Kĩ thuật
PGĐ
Nội chính
PGĐ
Kinh doanh
Phòng kĩ thuật
Phòng tổ chức hành chính
Phòng
Kinh tế kế hoạch
Phòng
Môi trường
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng tài chính kế toán
Phòng tiếp thị
Nhà máy sơi polyeste
Nhà máy se sợi
Giám Đốc
Hình 1.Sơ đồ tổ chức của công ty Gold On Vina
Lực lượng nhân sự :
Nhà máy sợi polyester :548 người
Nhà máy se sợi :310 người
Chính sách nhân sự :
Công ty có những chính sách khuyến khích nhân viên làm việc như hàng năm đều có bình bầu và khen thưởng.Những sáng kiến của nhân viên dù nhỏ đều được xem xét và đề nghị khen thưởng.Công đoàn công ty tổ chức đại diện cho người lao động hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao dộng cả về thu nhập và điều kiện làm việc, khuyến khích tinh thần làm việc sáng tạo.
3.2 Tình hình hoạt động của công ty :
3.2.1 Sản phẩm :
Sản phẩm nhà máy sợi polyester
Bảng 1.Sản phẩm của nhà máy sợi polyester
STT
Tên sản phẩm
Sản phẩm của nhà máy(tấn/tháng)
Nhà máy sợi
polyester
1
Hạt chíp nhựa
Tấn/tháng
6900
2
Bông
Tấn/tháng
6300
3
Sợi POY
Tấn/tháng
1650
4
Sợi SDY
Tấn/tháng
1350
5
Sợi DTY
Tấn/tháng
1590
Sản phẩm của nhà máy se sợi :
Bảng 2.Sản phẩm của nhà máy se sợi
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Sản lượng
1
Sợi thiên nhiên
Kiện
2812
2
Sợi nhân tạo
Kiện
1239
3
Sợi tổng hợp
Kiện
2970
3.2.2 Máy móc, thiết bị :
Nhà máy sợi polyester
Bảng 3.Máy móc, thiết bị nhà máy sợi polyester
STT
Bảng máy móc thiết bị
Số lượng
Nơi sản xuất
Năm hoạt động
1
Thiết bị công đoạn poly
01
Đài Loan
2005
2
Thiết bị công đoạn cuốn sợi
01
Đài Loan
2005
3
Thiết bị công đoạn se giã sợi
01
Đài Loan
2005
4
Thiết bị tự động hóa
01
Đài Loan
2005
5
Kho thự động
01
Đài Loan
2005
6
Thiết bị công dụng
01
Đài Loan
2005
7
Thiết bị chế bông poly
01
Đài Loan
2005
8
Thiết bị chế bông
01
Đài Loan
2005
9
Lò hơi
01
Đài Loan
2005
Nhà máy se sợi :
Bảng 4.Máy móc, thiết bị của nhà máy se sợi
STT
Tên máy móc, thiết bị
Số lượng
Nơi sản xuất
Năm hoạt động
1
Máy trộn bông
4
Nhật
2004
2
Máy phun bông
3
Nhật
2004
3
Máy kết bông
4
Nhật
2004
4
Máy
chải bông
47
Thụy Sĩ-Nhật
2004
5
Máý
cuốn sợi
4
Nhật
2004
6
Máy
chải tinh
24
Nhật
2004
7
Máy căng sợi
4
Nhật
2004
8
Máy se thô
20
Nhật
2004
9
Máy se tinh
80
Nhật
2004
10
Máy
tự động cuốn ống
31
Nhật
2004
3.2.3 Nguyên vật liệu, nhiên liệu :
Nhà máy sợi polyester
Bảng 5.Nguyên liệu hóa chất, nhiên liệu của nhà máy sợi polyester
STT
Tên nguyên liệu
Đơn vị tính
Khối lượng
1
PTA
Tấn /tháng
9956
2
IPA
Tấn /tháng
104
3
EG
Tấn /tháng
3876
4
DEG
Tấn /tháng
50
5
TiO2
Tấn /tháng
22
6
Sb(AC)3
Tấn /tháng
48
7
Dầu DO
m3 /tháng
1001
Nhà máy se sợi
Bảng 6.Nhà máy se sợi
STT
Nguyên liệu
Đơn vị tính
Số lượng
1
Bông Rayon
Tấn /tháng
840
2
Bông thiên nhiên
Tấn /tháng
420
3
Bông nhân tạo
Tấn /tháng
300
3.2.4 Hệ thống cung cấp điện nước :
Cấp điện :điện năng được cung cấp vào lưới điện nội bộ 110 KV nối với trạm biến thế sau đó tải vào đường dây 22 KV để cung cấp năng