Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang trở thành tất yếu. Các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong phạm vi quốc gia mà là khu vực và thế giới. Do đó, tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam còng không nằm ngoài qui luật này.
Trong thời gian vừa qua, thủy sản Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế tổng thể của đất nước. Tuy nhiên, bước đầu đã gặp phải những vấn đề khó khăn trong quá trình hội nhập.
Để có cái nhìn tổng quát về ngành thủy sản Việt Nam, nhóm I dùa trên những kiến thức cơ bản về môn chiến lược kinh doanh đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành thủy sản và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế của ngành thủy sản nhằm củng cố và giữ vững vai trò ngành kinh tế mòi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.
27 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang trở thành tất yếu. Các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trong phạm vi quốc gia mà là khu vực và thế giới. Do đó, tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam còng không nằm ngoài qui luật này.
Trong thời gian vừa qua, thủy sản Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế tổng thể của đất nước. Tuy nhiên, bước đầu đã gặp phải những vấn đề khó khăn trong quá trình hội nhập.
Để có cái nhìn tổng quát về ngành thủy sản Việt Nam, nhóm I dùa trên những kiến thức cơ bản về môn chiến lược kinh doanh đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành thủy sản và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế của ngành thủy sản nhằm củng cố và giữ vững vai trò ngành kinh tế mòi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.
I. Vai trò và lịch sử phát triển ngành thủy sản
Ngành thủy sản nước ta được tách khỏi nông nghiệp để trở thành một ngành kinh tế độc lập. Từ năm 1960, sau khi có quyết định thành lập Tổng cục thủy sản trực thuộc chính phủ được Nhà nước giao quản lý để phát triển một cách có hiệu quả nhất việc khai thác các tiềm năng của các nguồn lợi thủy sinh có trong các mặt nước để đảm bảo góp phần cung cấp thực phẩm cho nhân dân, tạo thêm việc làm, gia tăng giá trị các sản phẩm thủy sản cho tiêu dùng trong nước đồng thời tham gia xuất khẩu thu ngoại tệ. Bên cạnh đó ngành thủy sản còn có nhiệm vụ tổ chức tốt việc dịch vụ cho những người sản xuất thủy sản và tổ chức lưu thông đưa sản phẩm thủy sản đến tay người tiêu dùng.
Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, tuy thủy sản là một loại thức ăn phố biến của người Việt, là thực phẩm hàng ngày của người dân từ vùng miền biển tới các vùng núi, từ dân téc Kinh tới các tới các dân téc thiểu số, từ Nam ra Bắc nhưng phần lớn những sản phẩm thủy sản Êy lại có được do kiếm lượm đơm bắt hết sức thô sơ mà ta quen gọi là khai thác tự nhiên. Sự khai thác các sản phẩm thủy sản trong các mặt nước từ xa xưa Ýt gây ra những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn nào khác với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong một nước mà nền kinh tế là nông nghiệp. Chính vì vậy mà quy hoạch để làm sao có thể vừa phát triển ngành thủy sản nói riêng và các ngành khác trong nền kinh tế hội nhập hiện nay là một vấn đề rất cấp thiết.
Bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ngành thủy sản có bước chuyển biến mới, lấy xuất khẩu làm động lực phát triển để cân bằng cán cân thanh toán và bù đắp những chi phí đầu tư cũng như sản xuất. Sự chuyển biến này lập tức đã làm thay đổi cục diện và tính chất phát triển của ngành. Tốc độ khai thác các tiềm năng tăng lên nhanh cóng. Nghề nuôi cũng được chú trọng p tthành một ngành sản xuất hàng hóa.
Nếu như trước đây những quốc doanh đánh cá và các hợp tác xã đánh cá được trang bị bởi những phương tiện lớn khai thác chạy theo sản lượng theo yêu cầu của kế hoạch Nhà nước nên tập trung vào khai thác các loại thủy sản rẻ tiền nhưng cho sản lượng lớn như các loại cá nổi nhỏ, cá đáy tạp, tiêu thụ theo chế độ phân phối tem phiếu. Nó đã rất phù hợp với một thời chiến tranh cái gì cũng thiếu thốn, thì giờ đây không còn phù hợp nữa. Mỗi gia đình ngư dân tìm cách tách ra khỏi các hợp tác xã để sắm các phương tiện nhỏ nhưng khai thác có chọn lọc chỉ tập trung vào các loài hải sản có giá trị kinh tế cao có thể xuất khẩu. Quy mô tổ chức ở mỗi gia đình nhưng do số lượng ngư dân tăng lên nhanh chóng cùng với sự cải tiến công cụ và phương tiện khai thác, sự trang bị ồ ạt thuyền cơ giới nhỏ nhờ các nguồn động cơ nhập khẩu rẻ tiền … nghề khai thác thủy sản ở các vùng nước gần bờ và ven bờ ở khắp cả nước đã trở nên quá tải.
Năng suất khai thác tính trên một đơn vị cường lực càng ngày có dấu hiệu giảm sút, các nguồn lợi giá trị cao ngày càng trở nên khó kiếm, kích cỡ nhỏ hơn, sự khai thác cá con ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nguồn lợi thủy sản vùng gần bờ đã có dấu hiẹu đạt đến ngưỡng của giới hạn cho phép.
Bên cạnh nghề khai thác hải sản ở ngoài biển, nghề khai thác các nguồn lợi tự nhiên quý hiếm ở các vùng nước lợ, đặc biệt là nguồn lợi tôm tự nhiên cũng ráo riết được tận dụng, đặc biệt là ở tỉnh Minh Hải cũ, nay là 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, nơi được mệnh danh là mỏ tôm của Việt Nam. Sù khai thác ráo riết tất yếu dẫn đến sự cạn kiệt và hiện tượng phá rừng ngập mặn ven biển thành các ao nuôi tôm. Quang cảnh đã diễn ra ở mọi nơi. Những năm gần đây, nhờ nhận thức vai trò của rừng ngập mặn với sự quản lý tốt ơn và còng nhờ chuyển đổi các hình thức và công nghệ nuôi nên việc phá rừng ngập mặn đã bị chặn lại nhưng còn phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mới hy vọng khôi phục được nguyên trạng.
Trước nguy cơ cạn kiệt và phá hủy các nguồn lợi bởi sự phát triển tự phát, thiếu quản lý. Nhà nước đã quan tâm đến việc phát triển thủy sản một cách có quy hoạch được quản lý, thể hiện bằng nghị định số 95-HĐBT ngày 6/9/1983 cho phép thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy Sản thuộc Bộ thủy sản.
Từ đó nhiệm vụ quy hoạch phát triển ngành thủy sản mới được quy về một đầu mối và được triển khai một cách bài bản. Mở đầu là công trình “phân bố lực lượng sản xuất thủy sản”( Đề tài cấp Nhà nước mã số 70-01) đã kiểm kê và tổng hợp đầy đủ các đánh giá về nguồn lợi và các tiềm năng thủy sản cho đến thời điểm đó, làm cơ sở để xây dựng các chiến lược phát triển và quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất cho các thời kỳ tiếp theo. Từ dó công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch của Ngành thủy sản được thực hiện liên tục và toàn diện, phủ khắp mọi lĩnh vực của ngành, làm cơ sở cho việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển cũng như xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và thực hiện việc đầu tư.
Bên cạnh việc xây dựng và đưa vào chỉ đạo phát triển theo định hướng lâu dài như : Chiến lược phát triển thủy sản thời kỳ 1985-2000, chiến lược phát triển thủy sản thời kỳ 1990-2005, chiến lược phát triển thủy sản thời kỳ 2000-2010, ngành thủy sản còn tổ chức xây dựng các chiến lược phát triển cho từng vùng sinh thái ở Nam Bé, Trung bộ, Tây Nguyên,Trung du miền núi. Tiếp theo việc định hướng chiến lược, các quy hoạch tổng thể toàn ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương cũng được triển khai nhằm lợc hóa hặc định vị đầu tư và phân bổ các nguồn lực.
Giữa năm 1987 đầu năm 1998 Bộ trưởng Bộ thủy sản tổ chức xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội ngành thủy sản thời kỳ 1990 -2005, lần đầu tiên trong ngành thủy sản Việt Nam có một bản chiến lược được xây dựng trên cơ sở huy động nhiều nhà khoa học quản lý của toàn ngành cũng như được nhiều sự tham gia thảo luận của các nhà khoa học ngoài ngành như vậy.
Từ năm 1995 đến năm 1997, với sự tài trợ của tổ chức DANIDA (Đan Mạch) và với sự tham gia của nhiều tổ chức tư vấn và chuyên gia quốc tế dự án xây dựng “ Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội ngành thủy sản” quy mô lớn đã được thực hiện. Bản quy hoạch này là một khung chính sách chiến lược và chương trình làm nền cho phát triển và quản lý một cách khoa học ngành thủy sản.
Do những biến động thị trường, quy hoạch tổng thể ngành thủy sản luôn luôn được ngành tổ chức đánh giá và điều chỉnh, từng bước hoàn thiện để luôn gắn bó với thực tiễn phát triển nhưng vẫn giữ được vai trò hướng đạo cho sự phát triển và làm cơ sở cho xác định đầu tư.
Cùng với việc xây dựng các chiến lược và quy hoạch tổng thể để hướng đạo phát triển ngành thủy sản còn đầu tư và trợ giúp, khuyến khích các địa phương lập các quy hoạch chi tiết, các dự ánư tiền khả thi và khả thi phục vụ cho công tác đầu tư triển khai thực hiện các chiến lược và quy hoạch tổng thể. Hàng loạt các khu nuôi trồng thủy sản đã được quy hoạch và đầu tư xây dùng trong trình 227 và 773 (khai khoáng lấn biển, bãi trống đồi núi trọc) của Chính phủ và các dự án xây dựng cơ sỏ hạ tầng cho nghề cá.
Như vậy có thể nói ngành thủy sản tuy có lịch sử phát triển rất lâu dài và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhân dân ở nước ta nhưng lại còn đang tồn tại rất nhiều bất cập và lạc hậu hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy chúng ta cần phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp, cần có các quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết để đưa ngành thủy sản phát triển xứng đáng với tiềm năng, vai trò và vị trí trong đời sống cũng như nền kinh tế nước ta.
II. Thực trạng phát triển và cơ hội ngành thủy sản
1. Thực trạng phát triển
Hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Trong đó có tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh đạt 945,47 triệu USD, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm.
Trong cơ cấu nông – lâm nghiệp – thủy sản thì tỷ trọng của thủy sản ngày càng tăng do tốc độ tăng của ngành cao hơn so với các ngành khác (Bảng1)
Bảng 1 : Tốc độ tăng và cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp – thủy sản ( giá so sánh) qua các năm (%)
Năm
Tốc độ tăng
Cơ cấu
Tổng sè
Chia ra
Tổng sè
Chia ra
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
1990
1,9
1,6
2,8
3,7
100
82,5
6,6
10,9
1991
4,1
2,7
3,8
14,4
100
81,4
6,7
11,9
1992
7,4
8,4
- 1,2
5,3
100
82,2
6,1
11,7
1993
6,5
6,6
- 1,0
9,3
100
82,3
5,7
12,0
1994
6,8
4,9
3,3
21,7
100
80,9
5,4
13,7
1995
5,9
6,9
- 3,3
3,8
100
81,6
5,0
13,4
1996
7,7
6,5
11,8
13,6
100
80,7
5,2
14,1
1997
6,4
7,0
- 3,2
6,3
100
81,7
4,8
14,1
1998
4,9
5,7
- 3,5
3,5
100
81,7
4,3
14,0
2000
7,3
5,4
4,9
19,3
100
80,2
4,2
15,6
2001
4,9
2,6
1,9
17,4
100
78,5
4,1
17,4
Ước 2002
5,4
5,2
0,2
7,3
100
78,3
3,9
17,8
Nguồn : thời báo kinh tế Việt Nam – kinh tế 2002 – 2003
Thủy sản tăng khá cả về cá, tôm, thủy sản khác, cả về khai thác và nuôi trồng, nhất là tôm nuôi ( Bảng 2)
Bảng 2: Khai thác nuôi trồng thủy sản
Tổng sè
(nghìn tấn)
Tăng
(%)
Nuôi trồng
(nghìn tấn)
Tăng
(%)
Khai thác
(nghìn tấn)
Tăng
(%)
Tổng sè
2.578,5
5,9
781,4
10,1
1.797,1
4,2
Cá
11.812,7
4,9
421,0
7,4
1.369,5
4,1
Tôm
276,1
8,3
186.7
20,5
89,4
- 10,6
Thủy sản khác
489,7
8,3
142,5
6,3
347,2
9,2
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2002 – 2003
Năm 2002 sản lượng thủy sản tăng 7,3% giá thực phẩm tăng 7,3%, tính ra tổng thu nhập từ thủy sản tăng 15,1%. Đây cũng là tốc độ tăng khá cao. Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, giá thủy sản tăng bình quân 5,4%/ năm. Theo dự báo của tổ chức nông lương của LHQ (FAO), trong giai đoạn từ nay tới 2010 giá thủy sản sẽ tăng bình quân khoảng 3,6% mỗi năm.
- Theo công bố mới đây của FAO, trong các nước cung ứng tôm, đứng đầu là Trung Quốc, tiếp theo là Ên độ, Indonexia, Mỹ, Thái Lan, Canada và Việt Nam.
- Trong 8 tháng đầu năm 2003, ngành thủy sản cả nước đã khai thác và thu hoạch từ nuôi trồng được trên 1,7 triệu tấn thủy sản các loại, bằng 62,28% kế hoạch năm, tăng thêm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
- Do thị trường xuất khẩu thủy sản bắt đầu tăng trưởng với tốc độ nhanh sau 2 tháng 6-7 tăng chậm, đặc biệt ngành đã thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản và xúc tiến thương mại khi xuất khẩu sang các thị trường châu Á, EU nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng qua đã đạt hơn 1,4 tỷ USD, bằng 61,61% kế hoạch năm tăng 12,21% so với cùng kỳ năm 2002( riêng tháng 8, ước đạt 225 triệu USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU tăng nhanh tới 74%, vào thị trường Nga tăng 60%... Ngoài ra tiêu thụ thủy sản tiếp tục mở rộng sang các thị trường Anh, Pháp, Hồng Công….tạo thêm đầu ra cho sản phẩm cá tra, cá basa.
Ví dụ: cơ quan thương vụ nước ta tại Nhật Bản đã tổ chức hội thảo chuyên đề “cá basa và thủy sản Việt Nam” nhằm giúp khách hàng Nhật Bản hiểu thêm về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và cá tra, cá ba sa nói riêng.
- Năm 2003 vừa qua, EU cũng vừa có quyết định công nhận thêm 8 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU( đây là các doanh nghiệp trước đây bị EU loại khỏi danh sách xuất khẩu hàng thủy sản), đưa tổng số doanh nghiệp trong danh sách xuất khẩu vào thị trường EU lên 100 doanh nghiệp.
- Trên thị trường thế giới các sản phẩm thủy sản nói chung còng nh tôm nói riêng của Việt Nam đã khẳng định được vị thế. Hiện nay Việt Nam đang xếp thứ 3 trong các nước xuất khẩu tôm vào hai thị trường quan trọng nhất là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
- Năm 2001 Việt Nam xuất được 342.800 tấn tôm vào Nhật, 3 tháng đầu năm 2002 xuất 6.100 tấn tăng 5% về khối lượng nhưng giá lại giảm đến 21,4% so với cùng kỳ năm 2001(40 triệu USD). Còng trong năm này, Việt Nam nhảy lên vị trí thứ hai ở thị trường Mỹ về khối lượng, tăng gần 2 lần so với năm 2000. Năm 2000 tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này tăng đột biến lên gấp 2,14 lần so với 1999 đạt 34.650 tấn kim ngạch 302,4 triệu USD, chiếm 3% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ. Mặt hàng xuất khẩu chính là tôm đông lạnh. Với kim ngạch 218 triệu USD. Tuy mức tăng nhanh nhưng so với Thái Lan, Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn. Năm 2001, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 8,3% còn Thái Lan vẫn dẫn đầu với tỷ trọng 34%.
- EU cũng là thị trường tôm lớn của thế giới. Mặc dù Việt Nam có thị trường ở hầu khắp các nước thuộc EU song kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào EU còn rất thấp. Nguyên nhân chính là EU nhập khẩu tôm nước lạnh truyền thống và hàng rào phi thuế quan của EU gây khó khăn cho việc xuất khẩu tôm vào thị trường này.
- Nếu so sánh khả năng cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc, Indonexia và Thái Lan qua các chỉ tiêu như sản lượng tôm nuôi, sản lượng công nghiệp chế biến tôm đông lạnha, năng suất nuôi bình quân, giá bình quân sản phẩm thì hầu hết là đều thua kém. Đây là nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của tôm Việt Nam .
- Từ thực trạng trên ta thấy trong quá trình phát triển ngành thủy sản và thâm nhập vào các thị trường nước ngoài Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng triệt để các cơ hội và đẩy lùi những thách thức, phát huy mặt mạnh và giảm dần những mặt yếu của ngành thủy sản nói chung và những mạt hàng thủy sản chủ lực nói riêng như tôm, cá tra, cá ba sa,….
2. Cơ hội của ngành thủy sản
Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 75% dân số sống và làm việc ở nông thôn, ngành nông nghiệp đóng góp 24% GDP cả nước, thì việc lường trước những tác động vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với nông nghiệp, nông dân nói chung còng nh ngành thủy sản, ngư dân nói riêng là rất cần thiết khi phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Việt Nam có khả năng phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích có thể nuôi trông ở Việt Nam khoảng 1,7 triệu ha. Trong khi đó, khả năng tăng sản lượng của ngành nuôi thủy sản còn rất lớn, hiện nay chóng ta chỉ mới khai thác được 1/3 diện tích mặt nước có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ( năm 1998 là 508.017 ha).
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nước được mở rộng. Năm 1997 đạt tỷ trọng sau: nông nghiệp chiếm 84,,6%, thủy sản chiếm 9,9% và lâm nghiệp chiếm 555,5%
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp (mở rộng) thời kỳ 1991 – 1997
(theo GTSX)
Năm
Ngành SX
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Thủy sản
7,8
8,5
8,5
8,2
8,9
9,2
9,9
Nông nghiệp
84,5
84,7
84,5
85,3
84,3
84,8
84,6
Lâm nghiệp
7,7
6,8
7,0
6,5
6,8
6,0
5,5
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua cơ cấu trên đã cho thấy ngành thủy sản vẫn còn chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên với sự tăng lên tỷ trọng của ngành này từ 7,8% năm 1991 lên 9,9% năm 1997 là rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa. Qua phân tích số liệu ở trên bảng 3 ta thấy trong 7 năm (1991-1997) ngành lâm nghiệp giảm sút, nông nghiệp tăng trưởng với nhịp độ 4,5%/ năm nhưng tỷ trọng của nó chỉ tăng 0,1%, trong khi đó ngành thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/ năm nên tỷ trọng tăng thêm là 2,4% so với năm 1991
Bảng 4: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản (%)
Năm
Toàn khu vực
Nông nghiêp
Lâm nghiệp
Thủy sản
Tổng sè
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
1.9
1,6
2,8
3,7
- 4,9
9,0
1991
4,1
2,7
3,9
14,4
17,9
6,8
1992
7,4
8,4
- 1,2
5,3
6,2
3,1
1993
6,5
6,6
- 1,0
9,3
8,1
12,1
1994
6,8
4,9
3,3
21,7
21,2
22,8
1995
5,9
6,9
- 3,3
3,8
1,0
10,3
1996
7,7
6,5
11,8
13,6
17,2
6,1
1997
6,4
7,0
-3,2
6,3
7,3
4,1
1998
4,9
5,7
-3,5
3,5
2,1
7,1
1999
7,4
7,3
7,0
7,9
7,0
10,0
2000
7,3
5,4
4,9
19,3
9,9
40,4
2001
4,9
2,6
1,9
17,4
3,5
41,9
Ước 2002
5,4
5,2
0,2
7,3
0,7
15,8
Nguồn: Báo thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2002 – 2003
Cùng với tốc độ ngày càng tăng của ngành thủy sản thì chính trong cơ cấu ngành ta cũng thấy tốc độ tăng của ngành nuôi trông rõ ràng là rất nhanh. Đây là một điều rất thuận lợi. Trong thời kỳ từ 1990 – 20002. Tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình của ngành khai thác là 7,4%/ năm thì ngành nuôi trông là 14,6%. Điều này mở ra cho ngành thủy sản phát triển chủ động hơn.
Hiện nay ở nước ta có thể sử dụng tới 60% diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Hơn nữa, phần lớn diện tích mặt nước đang khai thác có trình độ thâm canh kém nếu được đầu tư vốn và kỹ thuật, chắc chắn sản lượng nuôi sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nếu đầu tư tốt, sản lượng thủy sản nuôi của Việt Nam sẽ đạt 1,2 triệu tấn vào năm 2005 và 2 triệu tấn vào năm 2010.
Việt Nam có tiềm năng lớn trong đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản. Hiện nay nước ta đương đứng thứ 29 thế giới về xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu sang 45 nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 12 năm qua là 20% (từ 90 triệu USD năm 1988, năm 2000 khoảng hơn 1 tỷ USD). Từ cuối năm 1999 cộng đồng châu Âu đã xếp Việt Nam vào danh sách số một các nước xuất khẩu vào EU, đồng thời công nhận 18 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của EU. Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam ngày càng tỏ ra có kinh nghiệp hơn trong việc tìm kiếm thị trường nên số lượng mặt hàng tăng, giá cả ổn định. Hàng thủy sản chế biến của ta vào được EU sẽ có điều kiện thuận lợi thâm nhập vào các thị trường khác.
Hàng thủy sản Việt Nam có giá trị cao, được thế giới ưa chuộng. thị trường cho hàng thủy sản còn rất lớn, hiện nay Việt Nam chỉ mới chủ yếu xuất khẩu hàng sơ chế( năm 1999 hàng làm khô, đông lạnh chiếm 57%), việc phát triển công nghiệp chế biến sẽ tăng cường sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam để thâm nhập vào các thị trường mới củng cố vững chắc hơn ở các thị trường bạn hàng truyền thống. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 1998 là: Nhật Bản (chiếm 43,9%), Cộng đồng châu Âu EU(11,3%), Hồng Công (10,3%), Mỹ (9,8%), Đài Loan (4,6%), Trung Quốc (3,7%) và các nước khác (16,4%) (nguồn: Thời báo kinh tế Sài gòn số 6- 1999 (423) ngày 1/02/1999). Thành tựu lớn nhất của ngành thủy sản năm 1998 là đã tạo nên bước đột phá mạnh mẽ vào hai thị trường lớn vào loại khó tính bậc nhất thế giới là Cộng đồng châu Âu (EU) và Mỹ. Kết quả rất khả quan của xuất khẩu thủy sản những năm gần đây, nhất là 2 năm 1998, 1999 đã đưa hàng thủy sản lọt vào danh sách 5 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị cao nhất của Việt Nam và là một trong 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt mức tăng trưởng trên 10% về giá trị trong 2 năm qua (năm 1998 tăng 10,59% so với năm 1997 và năm 1999 tăng 13,08% so với năm 1998). Còn nếu tính cả giai đoạn 10 năm (1990 – 1999) tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sau năm 1999 đã tăng lên gấp 4,06 lần so với năm 1990. Chính nhờ những kết quả phát triển ngành thủy sản mà làm tăng khả năng thu hót đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư hỗ trợ từ phía khu vực Nhà nước. Nhờ vậy nó sẽ góp phần giải quyết nhiều bài toán khó cho ngành thủy sản nh về nguồn vốn, công nghệ,…
Năm 1998 giá trị xuất khẩu của ngành nuôi thủy sản đã vượt qua ngành khai thác hải sản, đạt 472 triệu USD, chiếm 54,97% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ phát triển xuất khẩu của ngành nuôi thủy sản tăng rất nhanh, bình quân gần 22