Nghiên cứu về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ là vấn không mới, song đề tài ”Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ” với tiếp cận của học phần kinh tế thương mại cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Tác giả đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản xuất khẩu: khái niệm mặt hàng thủy sản; quan niệm về thương mại hàng thủy sản và các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới thương mại hàng thủy sản; vai trò của thương mại hàng thủy sản đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia trên thế giới đặc biệt là sang thị trường Mỹ từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, đề tài tập trung vào đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Qua đó đề xuất ra những phương hướng và giải pháp cho ngành thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như cho chính phủ nhằm phát triển thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
42 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Thị Tỵ - K43 F1 – ĐH Thương Mại
TÓM LƯỢC
Nghiên cứu về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ là vấn không mới, song đề tài ”Tác động của gia nhập WTO đối với thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ” với tiếp cận của học phần kinh tế thương mại cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Tác giả đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản xuất khẩu: khái niệm mặt hàng thủy sản; quan niệm về thương mại hàng thủy sản và các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới thương mại hàng thủy sản; vai trò của thương mại hàng thủy sản đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia trên thế giới đặc biệt là sang thị trường Mỹ từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, đề tài tập trung vào đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Qua đó đề xuất ra những phương hướng và giải pháp cho ngành thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như cho chính phủ nhằm phát triển thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng & Biểu
Trang
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000-2006
16
Bảng 2. Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 2001 - 2006
16
Bảng 3. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 2000 - 2004
17
Bảng 4. Danh sách các công ty có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Mỹ
23
Biểu 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7/2009 so với cùng kỳ năm 2008
20
Biểu 2. Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 7 tháng năm 2009 theo mặt hàng
22
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu 2
Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG II:TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC
ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY
SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 4
2.1.Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản 4
2.1.1. Mặt hàng thủy sản 4
2.1.2. Đặc điểm thương mại hàng thủy sản 5
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản 5
2.1.4. Vai trò của thương mại hàng thủy sản với sự phát triển kinh tế
xã hội Việt Nam 7
2.2. Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ 10
2.2.1. Đặc điểm nhu cầu thủy sản của thị trường Mỹ 10
2.2.2. Các thể chế của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu 11
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam 13
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO
VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ 15
3.1. Phương pháp nghiên cứu 15
3.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu 15
3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu 15
3.2. Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam
sang thị trường Mỹ 15
3.2.1.Thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường
Mỹ trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006 ) 15
Đánh giá tác động của gia nhập WTO với thương mại hàng thủy
sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 19
CHƯƠNG IV:CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN TỚI 26
4.1. Các kết luận và phát hiện qua đánh giá tác động của việc gia nhập
WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ 26
4.2. Các dự báo triển vọng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang
thị trường Mỹ thời gian tới 27
4.2.1. Những dự báo 27
4.2.2. Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản giai đoạn
2010 – 2012 28
4.2.3. Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản đến năm 2020 29
4.2.4.Nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển thương mại hàng thủy sản Việt
Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới 31
4.3. Một số giải pháp phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang
thị trường Mỹ 32
4.3.1. Giải pháp về phía chính phủ 32
4.3.2. Giải pháp đối với ngành thủy sản 33
4.3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 35
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Trong đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà chúng ta không thể không nhắc đến những thành tựu to lớn của ngành thủy sản cũng như thương mại ngành thủy sản. Ngành thủy sản có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân trong nước cũng như quốc tế ngày càng gia tăng, gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó việc đánh bắt các sản phẩm tự nhiên ngày càng giảm đi do sự cạn kiệt tài nguyên. Để đáp ứng kịp nhu cầu của con người thì ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được chú trọng hơn; từ đó kéo theo sự phát triển không ngừng của thương mại hàng thủy sản, giúp cho ngành thủy sản mở rộng thị trường, đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản…
Trên thực tế, lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc qia như Mỹ, Nhật Bản, EU … là rất lớn (năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD đưa nước ta nằm trong tốp mười nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, và theo thống kê thì hiện tại 70% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn nhập khẩu, trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng và có xu hướng gia tăng mạnh trong tương lai.
Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã có nhiều tác động đến thương mại nói chung, thương mại ngành thủy sản nói riêng, những tác động tích cực có thể kể đến như: thương mại hàng thủy sản có sự gia tăng về quy mô, sản lượng; chất lượng thủy sản xuất sang các thị trường, trong đó có thị trường Mỹ ngày được cải thiện; số lượng đối tác ngày càng nhiều, đem lại cho Việt Nam nhiều sự lựa chọn; lợi nhuận thu được từ thương mại hàng thủy sản của các doanh nghiệp tăng lên rõ rệt... Bên cạnh những thắng lợi thu được thì quá trình gia nhập WTO cũng đem lại cho thương mại hàng thủy sản Việt Nam nhiều khó khăn như: có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, có nhiều quy định hơn về chất lượng mặt hàng,… đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như ngành thủy sản, chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn trong quá trình khẳng định chỗ đứng và phát triển thương mại ngành thủy sản trên thị trường thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về thương mại hàng thủy sản có ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Từ đó tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu có những câu hỏi đặt ra như sau:
- Thực trạng của việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ những năm gần đây như thế nào?
- Việc gia nhập WTO đã làm cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ có biến đổi như thế nào?
- Đâu là những tác động tiêu cực và những tồn tại?
- Cần có những giải pháp, phương hướng gì để giúp ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ được tốt hơn, tận dụng tốt hơn cơ hội khi tham gia vào WTO?
…
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Để trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra trong quá trình nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Về lý thuyết:
Làm rõ các vấn đề lý luận về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản, vai trò thương mại hàng thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam; thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ và những quy định với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
- Về thực tiễn:
Làm rõ các nội dung sau:
- Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ của Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Gia nhập WTO đã tác động như thế nào đến thương mại hàng thủy sản sang thị trường Mỹ.
- Các giải pháp cho Chính phủ, ngành và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhằm phát triển thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đi vào nghiên cứu những tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với thương mại hàng thủy sản sang Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO. Hướng xem xét của đề tài là từ cơ sở thực trạng phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp thương mại hàng thủy sản sang Mỹ phát triển hơn.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại hàng thủy sản sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 và đưa ra các giải pháp vi mô, vĩ mô cho phát triển thương mại hàng thủy sản sang Mỹ giai đoạn 2010 đến 2015.
1.5. Kết cấu đề tài
Ngoài những nội dung: tính cấp thiết của đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài thì đề tài được chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động cuả gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về tác động của gia nhập WTO với thương mại hang thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng tác động gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 4: Các kết luận và giải pháp phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian tới.
CHƯƠNG II.
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC ĐỘNG
CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1. Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản
2.1.1. Mặt hàng thủy sản:
Mặt hàng thủy sản bao gồm các loại như: cá, tôm, cua, mực, sò huyết… chúng sống ở ao, hồ, biển, …và được dùng như một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Mặt hàng thủy sản có những đặc điểm chung sau đây:
- Rất đa dạng về chủng loại: tôm, cá, mực…và có thể chế biến được nhiều loại thực phẩm có giá trị.
- Có giá trị kinh tế cao
- Có giá trị dinh dưỡng cao
- Sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Là mặt hàng khó bảo quản tươi sống, mau hỏng.
- …
Ở mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lợi thủy sản và những điều kiện cho phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản có những điểm riêng biệt. Ở Việt Nam, những lợi thế này có thể kể đến như:
- Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích biển, ao, hồ… lớn nên về chủng loại thì mặt hàng thủy sản ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú.
- Biển Việt Nam có khả năng tái tạo sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó thủy sản được đánh giá là an toàn cho sức khỏe.
- Thuỷ sản Việt Nam có nhiều lại có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, sò huyết, cá ngừ…
- Tuy nhiên cũng có một số loài mang tính chất ven biển chiếm 65 %, sống rải rác, phân tán và có đặc điểm chung là kích cỡ nhỏ, cá tạp nhiều, và biến động theo mùa vụ.
- Chu kỳ sinh sống của các loài cá biển Việt Nam tương đối ngắn, từ 3 đến 4 năm và có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Chính vì vậy mà chiều dài các loài cá kinh tế ở biển nước ta hầu hết chỉ dài khoảng 15 đến 20 cm, cỡ lớn nhất đạt 75 đến 80 cm.
2.1.2. Đặc điểm thương mại hàng thủy sản
Với những đặc thù về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản có những đặc trưng sau:
- Số lượng hàng cho xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia không phải tùy thuộc vào ý muốn của con người mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (nguồn lợi tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu…). Điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sản lượng thủy sản nuôi trồng, đánh bắt có thể gia tăng, từ đó tạo tiền đề gia tăng sản lượng thủy sản dành cho xuất khẩu.
- Việc nuôi trồng và chế biến thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đến những khía cạnh kinh tế, xã hội… do đó chính phủ các nuớc thương có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại hàng thủy sản.
- Thương mại ngành thủy sản không chỉ phải tuân thủ những quy định trong nước mà còn phải tuân thủ các quy định khác nhau từ các quốc gia khác nhau. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, để gia tăng quy mô, kim ngạch xuất khẩu thì từ việc sản xuất đến chế biến thủy sản phải đảm bảo chất lượng.
- Xuất khẩu thủy sản không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm có trong nước, những lợi thế về điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu về thủy sản của nước ngoài.
- Thương mại hàng thủy sản thế giới thời gian qua có tốc độ tăng trưởng cao do nhu cầu và đòi hỏi ngày càng lớn từ các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật.
- Ngoài rào cản về thuế quan thì thương mại hàng thủy sản còn chịu ảnh hưởng nhiều của các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản.
a. Các nhân tố bên trong:
Thương mại hàng thủy sản chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Thời tiết: vì thủy sản là mặt hàng có đặc điểm là khó bảo quản sau khi đánh bắt. Do đó, thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống của các mặt hàng giảm đi nhanh chóng làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều khó khăn.
- Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là diện tích sông hồ, ao, đầm phá…, biển
- Các quy định về nuôi trồng và đánh bắt và chế biến thủy sản như các quy định về vệ sinh an toàn vệ sinh…
- Khoa học công nghệ kỹ thuật trong nước được đưa vào hoạt động, ứng dụng đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản từ đó giúp cho chất lượng và số lượng thủy sản tăng, giúp cho thương mại hàng thủy sản có nhiều thuận lợi hơn.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: điều kiện hạ tầng giao thông vận tải có ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản. Giao thông thuận tiện sẽ giúp cho thương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn, và chớp được nhiều thời cơ hơn.
- Ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ môi trường tốt giúp cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản không bị ô nhiễm, từ đó nâng cao chất lượng thủy sản từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu thủy sản sang các nước khác.
- Khả năng khai thác và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước: các doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường khác trên thế giới từ đó sẽ tạo được nhiều đầu mối làm ăn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong xuất khẩu thủy sản.
-…
b. Các nhân tố bên ngoài:
Thương mại hàng thủy sản bên cạnh việc chịu những ảnh hưởng từ các nhân tố bên trong, nó còn chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài như:
- Các chính sách của chính phủ đối với ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản như những ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về công nghệ và về các chính sách, quy định…
- Chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngoài: các chương trình hỗ trợ vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổ chức khác trên thế giới. Ví dụ như tại cuộc hội thảo giới thiệu quy trình an toàn thực phẩm các nước trong khu vực do Công ty IBM tổ chức chiều 13-5 tại TPHCM, IBM cho biết sẽ cùng với Tập đoàn FXA (Thái Lan) hợp tác với một số công ty Việt Nam để cung cấp một hệ thống trong đó sử dụng công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID) nhằm theo dõi hoạt động xuất khẩu thủy hải sản…
- Thị trường nhập khẩu: các loại mặt hàng thủy sản nào được ưa chuộng nhiều? quốc gia nào ưa chuộng loại mặt hàng nào?...
- Các quy định về nhập khẩu thủy sản của từng quốc gia, của từng vùng trong quốc gia đó: các quy định này là khác nhau và các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu được vào các quốc gia đó thì phải đảm bảo được các quy định của các quốc gia đó.
- Tình hình kinh tế chính trị trong nước của các nước: nền kinh tế gặp khủng hoảng, lạm phát hay là đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, khủng bố… thì xuất khẩu thủy sản cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- Quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới: nếu quan hệ chính trị giữa các nước tốt thì hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khâut thủy sản nói riêng sẽ được diễn ra thuận lợi hơn.
2.1.4. Vai trò của thương mại hàng thủy sản với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
Phát triển thương mại ngành thủy sản không chỉ đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, cho ngành thủy sản mà nó còn có đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, ngành thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói ngành thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông.
- Xoá đói giảm nghèo
Ngành thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước.