Với chính sách kinh tếmởcửa, hội nhập với kinh tếkhu vực và thếgiới theo xu
hướng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là với việc gia nhập vào Tổchức thương mại thế
giới (WTO) (Việt Nam đã chính thức trởthành thành viên của WTO vào ngày
11/01/2007), Việt Nam không ngừng đẩy mạnh giao lưu, buôn bán với các nước, và do
đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cùng với hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng sẽngày càng trởnên sôi động, phức tạp
và hàm chứa nhiều rủi ro hơn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trịtrong lĩnh vực xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp cũng nhưtrong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của
ngân hàng phải nhận biết được các loại rủi ro đểcó thể đưa ra những đối sách thích
hợp. Mỗi quyết định xửlý rủi ro của các nhà quản trịnhằm hạn chếtổn thất hoặc chấp
nhận rủi ro đến một mức độnào đó đều ít nhiều ảnh hưởng đến mức sinh lợi của doanh
nghiệp hoặc ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trịlà phải cân nhắc khi
đưa ra những giải pháp xửlý rủi ro phù hợp với từng trường hợp cụthể.
Xét riêng trong lĩnh vực ngân hàng, trong thời gian gần đây, cùng với sự đổi
mới của đất nước, hệthống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệtrong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong địa hạt thanh toán đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu (gọi tắt là thanh toán xuất nhập khẩu), góp phần đáng kểvào chỉ
tiêu tăng trưởng kinh tếcủa đất nước. Tuy nhiên, con đường phát triển của hệthống
ngân hàng trong việc đa dạng và chuẩn hóa các dịch vụ, trong đó có dịch vụthanh toán
xuất nhập khẩu, vẫn còn lắm nguy cơvà thách thức với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là
khi Việt Nam bắt đầu mởcửa thịtrường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ
trình cam kết gia nhập WTO. Hơn nữa, cho đến nay ngành ngân hàng Việt Nam vẫn
chưa xây dựng được một hệthống chuyên nghiệp vềrủi ro và quản trịrủi ro trong hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu như đã làm được đối với hoạt động tín dụng.
Do vậy, trên cơsởcác tài liệu lý luận vềrủi ro và quản trịrủi ro cũng như
những kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết từquá trình hoạt động thanh toán xuất nhập
143 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá rủi ro và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chếthiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ……….… .....................................................................................................1
Chương 1 “Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu”
1.1.Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.......................................5
1.1.1.Rủi ro - khái niệm và phân loại..........................................................................5
1.1.2.Quản trị rủi ro….................................................................................................7
1.2.Khái quát về thanh toán xuất nhập khẩu và rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu …………....................................................................................................9
1.2.1.Thanh toán xuất nhập khẩu và vai trò của nó trong hoạt động ngoại thương nói
riêng và trong nền kinh tế nói chung…….....................................................................9
1.2.2.Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu……….................................10
1.2.2.1.Sơ lược về rủi trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu………….............10
1.2.2.2.Đối tượng chịu rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu…..............11
1.2.2.3.Rủi ro tiềm ẩn trong các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông
dụng………………………………………………………………………………….12
1.2.2.3.1.Phương thức chuyển tiền………………………………….………............12
1.2.2.3.2.Phương thức thanh toán nhờ thu………………………………..................12
1.2.2.3.3.Phương thức tín dụng chứng từ…………………………………………....13
1.3.Những nghiên cứu của Citi Group về rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và
kinh nghiệm phòng ngừa…………………………….………………………...……19
1.3.1.Citi Group và những nghiên cứu của Citi Group về rủi ro và quản trị rủi ro.....19
1.3.2.Công tác quản trị rủi ro của Citi Group trong thanh toán xuất nhập khẩu….....22
1.3.3.Những bài học rút ra cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam………………24
Kết luận chương 1…………………………………………………………………..26
Chương 2 “Đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”
2.1.Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam……………………………..27
2
2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam…………………………………………………………………....30
2.2.1.Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu………………...……………30
2.2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu…………….…............31
2.2.2.1.Đối với thanh toán xuất khẩu……………………………………………….32
2.2.2.1.1.Các loại rủi ro (theo kết quả khảo sát)……………………………………32
2.2.2.1.2.Phân tích một số tình huống rủi ro………………………………..............34
2.2.2.2.Đối với thanh toán nhập khẩu………………………………………............40
2.2.2.2.1.Các loại rủi ro (theo kết quả khảo sát)……………………………………40
2.2.2.2.2.Phân tích một số tình huống rủi ro………………………………………..42
2.2.3.Công tác phòng chống rủi ro trong họat động thanh toán xuất nhập khẩu…...49
2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam………………………………………................51
2.3.1.Ảnh hưởng tích cực……………………………………………………...........51
2.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực……………………………………………………...........52
Kết luận chương 2…………………………………………………………………..59
Chương 3 “Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”
3.1.Mục đích xây dựng giải pháp…………………………………………………...60
3.2.Căn cứ để xây dựng giải pháp…………………………………………………..60
3.3.Các giải pháp…………………………………………………………...………60
3.3.1.Các giải pháp phòng ngừa rủi ro………………………………………….......60
3.3.1.1.Thiết lập và kiểm soát tốt các quan hệ giao dịch trên cơ sở nghiên cứu một
cách nghiêm túc, đầy đủ các đối tượng có liên quan ngay từ lúc ban đầu………….60
3.3.1.1.1.Về khách hàng giao dịch………………………………………………….60
3.3.1.1.2.Về đối tác của khách hàng giao dịch……………………………..……......61
3.3.1.1.3.Về các ngân hàng có liên quan trong việc thực hiện giao dịch…….……...62
3.3.1.2.Thực hiện chuẩn xác các nghiệp vụ thanh toán theo thông lệ quốc tế và tuân
thủ các qui định của Chính phủ………………………………………………………62
3.3.1.2.1.Đối với thanh toán xuất khẩu……………………………………………..62
3.3.1.2.2.Đối với thanh toán nhập khẩu…………………………………………….67
3.3.1.3.Nhanh chóng nâng cấp và hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và kỹ năng của đội
ngũ cán bộ làm công tác thanh toán xuất nhập khẩu…………………………...........73
3.3.1.3.1.Về kỹ thuật công nghệ……………………………………………………73
3
3.3.1.3.2.Về con người làm công tác thanh toán xuất nhập khẩu…………………..73
3.3.1.4.Đa dạng và nhanh chóng triển khai các sản phẩm thanh toán mới bên cạnh
việc hoàn thiện sản phẩm thanh toán xuất nhập khẩu truyền thống………………..74
3.3.1.5.Làm tốt công tác hỗ trợ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu……......75
3.3.2.Các giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro……………………………..77
3.3.2.1.Trang bị và nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro cho đội ngũ cán bộ nghiệp
vụ…………………………………………………………………………………....77
3.3.2.2.Kiểm soát và tài trợ rủi ro thông qua việc trích dự phòng rủi ro, xây dựng mức
ký quỹ và/hoặc mua bảo hiểm rủi ro………………………………………………...77
3.3.2.3.Thiết lập và thực thi khung “Phạt bồi thường” đối với các đối tượng cố tình vi
phạm dẫn đến rủi ro…………………………………………………….…………....78
3.4.Kiến
nghị…………………………………………………………………..……..78
3.4.1.Đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước………………………...................78
3.4.2.Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu………………….... …..79
Kết luận chương
3……………………………………………………………… …..82 ..
Kết luận …………….................................................................................... ……….83
Tài liệu tham khảo…………………………………..……………………………...85
Phụ lục 1 “Các bảng biểu”
Phụ lục 2 “Các sơ đồ”
Phụ lục 3 “Khái quát về ba phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông
dụng”
Phụ lục 4 “Bảng câu hỏi khảo sát”
Phụ lục 5 “Danh sách các đối tượng khảo sát”
Phụ lục 6 “Kết quả chi tiết của việc khảo sát”
4
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Với chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới theo xu
hướng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là với việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) (Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày
11/01/2007), Việt Nam không ngừng đẩy mạnh giao lưu, buôn bán với các nước, và do
đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cùng với hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng sẽ ngày càng trở nên sôi động, phức tạp
và hàm chứa nhiều rủi ro hơn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của
ngân hàng phải nhận biết được các loại rủi ro để có thể đưa ra những đối sách thích
hợp. Mỗi quyết định xử lý rủi ro của các nhà quản trị nhằm hạn chế tổn thất hoặc chấp
nhận rủi ro đến một mức độ nào đó đều ít nhiều ảnh hưởng đến mức sinh lợi của doanh
nghiệp hoặc ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị là phải cân nhắc khi
đưa ra những giải pháp xử lý rủi ro phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Xét riêng trong lĩnh vực ngân hàng, trong thời gian gần đây, cùng với sự đổi
mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
khích lệ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong địa hạt thanh toán đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu (gọi tắt là thanh toán xuất nhập khẩu), góp phần đáng kể vào chỉ
tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, con đường phát triển của hệ thống
ngân hàng trong việc đa dạng và chuẩn hóa các dịch vụ, trong đó có dịch vụ thanh toán
xuất nhập khẩu, vẫn còn lắm nguy cơ và thách thức với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là
khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ
trình cam kết gia nhập WTO. Hơn nữa, cho đến nay ngành ngân hàng Việt Nam vẫn
chưa xây dựng được một hệ thống chuyên nghiệp về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu như đã làm được đối với hoạt động tín dụng.
Do vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro cũng như
những kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết từ quá trình hoạt động thanh toán xuất nhập
5
2.Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu:
Với khả năng và góc nhìn còn nhiều hạn chế của người nghiên cứu, đề tài chỉ
tập trung vào những khía cạnh sau:
Đối tượng nghiên cứu:
Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng.
Mục đích nghiên cứu:
* Hệ thống lại các rủi ro trong kinh doanh quốc tế cũng như trong nước, đặc biệt
là các rủi ro gắn liền với các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông dụng nhất
trong hoạt động thương mại quốc tế.
* Tìm hiểu kinh nghiệm phòng chống rủi ro của tập đoàn Citi Group đối với
từng phương thức thanh toán xuất nhập khẩu.
* Đánh giá những thuận lợi và khó khăn cũng như phân tích các tình huống rủi
ro điển hình trong quá trình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam gắn với các phương thức Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng
từ.
* Đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro để bảo vệ quyền lợi của
các bên tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối tượng “ngân
hàng”.
Phạm vi nghiên cứu:
Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Việt Nam, nơi
có lượng giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước (chiếm khoảng 1/3
giá trị thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước) trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến
nay và trong định hướng hoạt động của ngân hàng đến năm 2010. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này, tác giả đi vào nghiên cứu các rủi ro xảy đến đối với các đối
tượng liên quan trong thương mại quốc tế nhưng đặc biệt quan tâm các rủi ro xảy đến
đối với đối tượng thứ ba “ngân hàng” nhìn từ góc độ của ngân hàng thực hiện các dịch
vụ thanh toán xuất nhập khẩu theo ba phương thức thanh toán Chuyển tiền, Nhờ thu và
Tín dụng chứng từ có sự kết hợp với các hình thức tài trợ thương mại.
6
3.Phương pháp nghiên cứu:
Để làm nổi bật các vấn đề liên quan đến rủi ro, rút ra các bài học kinh nghiệm
và đề xuất các giải pháp có tính khả thi, tác giả đã sử dụng kết hợp cả hai nhóm
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau:
* Nhóm phương pháp định tính: mô tả, phân tích, tổng hợp, phương pháp
chuyên gia: sưu tầm các tư liệu thực tế về rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu, chọn lọc các tình huống rủi ro có tính khái quát cao để minh họa cho các vấn đề
liên quan.
* Nhóm phương pháp định lượng: tiến hành điều tra rất công phu qua các bước
như
- Lập bảng câu hỏi khảo sát với 50 câu hỏi tập trung vào các vấn đề như tình
hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, quan hệ với khách hàng, quá trình thực hiện
nghiệp vụ, các loại rủi ro quan trọng và thường gặp cũng như các kiến nghị trong việc
phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại theo ý kiến của người trả lời (xem Phụ lục 4).
- Gửi bảng câu hỏi qua các phương tiện như Email, Fax, Thư tín hoặc Giao tay
đến 100 đối tượng đang làm việc trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu tại 11 chi
nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để điều tra (xem Phụ lục 5).
- Thu lại đủ 100 mẫu kết quả từ 100 người trả lời bằng cách đến thu trực tiếp
hoặc nhờ gửi qua đường Bưu điện; Tập hợp và xử lý dữ liệu trên chương trình thống kê
SPSS từ 100 mẫu trả lời này để cho ra kết quả chi tiết về hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (xem Phụ lục 6).
4.Nét mới của đề tài:
Trên cơ sở tham khảo các đề tài nghiên cứu trước đây như:
1. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại
TP.HCM - Tác giả: Đặng Thị Phương Diễm (Năm 1998, Luận án thạc sỹ khoa học
kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh).
2. Những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng
chứng từ - Tác giả: Lê Thị Thanh Bình (Năm 2000, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM).
3. Các rủi ro, tranh chấp trong mua bán quốc tế tại Việt Nam về phương thức
thanh toán kèm chứng từ và giải pháp phòng chống - Tác giả: Thân Tôn Trọng Tín
7
Tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro
trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ở khía cạnh của doanh nghiệp hoặc chỉ
dừng lại ở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu
của các đề tài này là từ năm 2000 trở về trước. Khi đó, hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu còn nhiều hạn chế về số lượng giao dịch, chủng loại hàng hóa, loại hình doanh
nghiệp và chưa chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ trào lưu hội nhập như hiện nay.
Tính mới của đề tài này thể hiện ở chỗ là việc nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi
ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu được tìm hiểu và khắc họa ở cả vị thế
của doanh nghiệp lẫn ngân hàng nhưng xét chủ yếu ở vị thế của ngân hàng. Việc
nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phương thức thanh toán phức tạp nhất là Tín dụng
chứng từ mà còn đi vào các phương thức thanh toán đơn giản hơn nhưng rất phổ biến
trong thực tế là Chuyển tiền và Nhờ thu; không chỉ đơn thuần ở việc ngân hàng xử lý
các giao dịch đòi và chi trả tiền hàng mà còn được lồng vào các giao dịch tài trợ xuất
nhập khẩu trong tư thế ngân hàng chủ động tiếp cận và ngày càng thắt chặt quan hệ với
khách hàng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh
tế khu vực và thế giới.
5.Kết cấu đề tài:
Đề tài gồm 86 trang được chia làm 3 chương và có kết cấu như sau:
* Phần mở đầu
* Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu.
* Chương 2: Đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
* Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh
toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
* Phần kết luận
* Phần tài liệu tham khảo
* Phần phụ lục gồm 6 phụ lục.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh:
1.1.1.Rủi ro - khái niệm và phân loại:
Khái niệm về rủi ro đã được bàn đến từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất. Khi bàn luận về vấn đề rủi ro, các trường phái khác nhau, các
tác giả khác nhau đã đưa ra những định nghĩa khác nhau. Tuy vậy, tựu trung lại, định
nghĩa về rủi ro được xác định theo quan điểm của hai trường phái lớn: trường phái
truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa. Theo cách
nghĩ của trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có
thể xảy ra cho con người. Đại diện cho trường phái này, Từ điển Oxford cho rằng rủi
ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại…hoặc xét trong lĩnh vực
kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự
giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”. Trong khi đó, theo cách nhìn
của trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Theo Allan
Willett, một đại biểu của trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan
đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi.
Bàn về rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu, trong tác phẩm “Quản trị rủi ro
và khủng hoảng”, tác giả Đoàn Thị Hồng Vân cho rằng rủi ro trong kinh doanh xuất
nhập khẩu là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất
mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến
9
Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều loại rủi ro và ngày càng xuất hiện
thêm nhiều loại rủi ro mới có mức độ phức tạp hơn. Để phân loại rủi ro, người ta sử
dụng nhiều tiêu chí khác nhau, và cách phân loại rủi ro phổ biến nhất là phân theo
nguồn rủi ro được phác họa một cách sơ lược như sau:
Rủi ro do môi trường thiên nhiên. Nhóm rủi ro phát sinh bởi các hiện tượng
thiên nhiên như: động đất, núi lửa, bão tố, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán,
sương mù...Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của
đối với tất cả các đối tượng: cá nhân, doanh nghiệp, dân tộc, quốc gia.
Rủi ro do môi trường văn hóa. Rủi ro phát sinh do thiếu hiểu biết về môi
trường văn hóa của các dân tộc khác, quốc gia khác (như phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức...) nên có cách hành xử không phù hợp và dẫn
đến những mất mát, thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh...
Rủi ro do môi trường xã hội. Sự thay đổi về các chuẩn mực giá trị, hành vi ứng
xử của con người, cấu trúc xã hội, các định chế...cũng đưa đến những rủi ro nghiêm
trọng. Người kinh doanh sẽ phải gánh chịu những thiệt hại rất nặng nề nếu không nắm
bắt được những vấn đề này.
Rủi ro do môi trường chính trị. Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến
bầu không khí kinh doanh, trong đó môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất
nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Do đó, chỉ bằng cách nghiên cứu kỹ, nắm vững và
có những chiến lược, chính sách thích hợp với môi trường chính trị cả ở trong nước và
ở nước ngoài (nơi mà mình đang hướng đến) thì việc kinh doanh mới có thể thành
công.
Rủi ro do môi trường luật pháp. Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật
pháp bởi lẽ luật pháp đề ra các chuẩn mực cho mọi người thực hiện và các biện pháp
trừng phạt đối với những người vi phạm. Nếu cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh
không nắm vững luật pháp và những thay đổi trong luật pháp, không theo kịp những
10
Rủi ro do môi trường kinh tế. Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa về kinh
tế, ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới đến nền kinh tế của từng quốc gia là rất
lớn. Mặc dù hoạt động của một Chính phủ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế
giới nhưng cũng không có khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường thế giới rộng lớn, và
từ đó đưa đến nhiều rủi ro, bất ổn trong môi trường kinh tế. Các hiện tượng diễn ra
trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng kinh tế, suy thoái
kinh tế, lạm phát...đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các nhà kinh doanh. Đặc
biệt hơn, các hiện tượng như sự thay đổi của lãi suất, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, sự
biến động của giá cả hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và kinh doanh quốc tế nói chung.
Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức. Trong tiến trình hoạt động của
các tổ chức, rủi ro có thể phát sinh ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực với nhiều mức độ khác
nhau từ lĩnh vực tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức, chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhân
viên, tâm lý của người lãnh đạo cho đến lĩnh vực công nghệ, quan hệ với khách hàng
cung cấp lẫn khách hàng tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh...Rủi ro do môi trường hoạt động
của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như thiếu thông tin hoặc có
những thông tin không chính xác nên dẫn đến bị lừa đảo; máy móc thiết bị có sự cố;
xảy ra tại nạn lao động mà nghiêm trọng nhất là xảy ra tử vong; hoạt động quảng cáo,
khuyến mãi bị sai sót; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải nhân viên không phù
hợp; sản phẩm không đạt yêu cầu bị buộc phải thu hồi; rủi ro bởi “hiệu ứng đô-mi-nô”
từ trục trặc của cả khách hàng cung cấp lẫn khách hàng tiêu thụ vì họ vừa là chủ nợ
vừa là con nợ; sự cạnh tranh quyết liệt trên mọi phương diện nhằm giành lấy ưu thế từ
phía các đối thủ cạnh tranh; xảy ra các hiện tượng đình công, bãi công, nổi loạn...
Rủi ro do nhận thức của con người. Môi trường nhận thức là rủi ro đầy thách
thức đối với các nhà kinh doanh. Việc nhận diện và phân tích vấn đề không đúng sẽ
1