Đề tài Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện thoại Sơn trong thời gian 2001-2006

Thoại Sơn là một huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh An Giang, diện tích sản lượng thuộc loại cao nhất tỉnh. Trong thời gian qua, nông dân huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quảkinh tếvượt trội so với sản xuất lúa. Năm 2000 nông dân xã Phú Thuận đã nuôi thí điểm 3,5 ha tôm càng xanh với thời gian nuôi là 6 tháng (1 lúa và 1 tôm) năng xuất bình quân khoảng 700kg/ha lợi nhuận 45 triệu đồng/ha, tăng gấp 4 lần làm lúa. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bước đột phá lựa chọn mô hình thích hợp đểchuyển dịch cơcấu cây trồng vật nuôi của huyện. Bên cạnh đó, nhiều mô hình khác như: 2 lúa 1 màu, 2 lúa 1 cá, cá tra nuôi hầm, trồng sen, rau nhút, nấm rơm, ấu đã làm thay đổi nhiều về sản xuất nông nghiệp của huyện. Từnhững tín hiệu trên, người thực hiện đềtài muốn tổng kết, đánh giá một sốnét cơbản trong quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp của huyện Thoại Sơn trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2001- 2006, nhằm so sánh, đối chiếu hiệu quảcủa quá trình chuyển dịch cơcấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và của huyện Thoại Sơn nói riêng. Qua đó, đưa ra những giải pháp và phương hướng phát triển đúng đắn hầu thực hiện tốt việc chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo cho sựphát triển ổn định nền sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất và đời sống của nhân dân.

pdf78 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện thoại Sơn trong thời gian 2001-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM HUỲNH VĂN TÁNH LỚP DH5DL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH ĐỊA LÝ ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 - 2006 Giáo viên hướng dẫn: Th.S: LÊ THỊ NGỌC LINH AN GIANG,05/2008 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Cô Lê Thị Ngọc Linh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Bùi Hoàng Anh cùng các Thầy, Cô Khoa Sư Phạm trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn: Các Cô (Chú) phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn, phòng Thống Kê huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập số liệu thực hiện đề tài. Các bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi. Và cuối cùng, xin bày tỏ lòng thương yêu sâu sắc đến mẹ, anh, chị - những người hỗ trợ tôi hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi. Xin chân thành cảm ơn ! Long Xuyên, ngày 9 tháng 05 năm 2008 Sinh viên Huỳnh Văn Tánh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH - HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa BVTV: Bảo vệ thực vật BQL: Bình quân lúa DT: Diện tích ĐV: Đơn vị ĐX: Đông Xuân HT: Hè Thu HĐND: Hội Đồng Nhân Dân NN: Nông nghiệp HTX: Hợp tác xã KHKT: Khoa học kỹ thuật TĐ: Thu Đông TS: Thủy sản TV: Tiểu vùng TT: Thị trấn TP: Thành phố UBND: Ủy Ban Nhân Dân DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ TT Trang 1. Bản đồ vị trí – hành chính huyện Thoại Sơn – An Giang…………………............1a 2. Bản đồ mật độ dân số huyện Thoại Sơn năm 2006………………………............17a DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 1. Biểu đồ 3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thoại Sơn qua các năm…………………………………………………………...25 2. Biểu đồ 3.2. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn: 2000 - 2006…………………………………………………….26 3. Biểu đồ 3.3. Sản lượng lúa Thoại Sơn qua các năm……………………….............27 4. Biểu đồ 3.4. Bình lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm…………………………28 5. Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn giai đoạn: 2003-2006……………………………………………………...31 6. Biểu đồ 3.6. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm……………………………………………………………….33 7. Biểu đồ 3.7. Sản lượng tôm nuôi Thoại Sơn qua các năm…………………............33 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1. Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản An Giang qua các năm…………………………………………………………............9 2. Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp An Giang qua các năm……............10 3. Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt An Giang qua các năm………………………………………………………………..10 4. Bảng 2.4. Diện tích các loại cây trồng An Giang 2002 - 2006…………………….11 5. Bảng 2.5. Những biến đổi của ngành chăn nuôi - số lượng gia súc gia cầm An Giang qua các năm……………………………………….............12 6. Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản An Giang qua các năm………………………………………………………………..12 7. Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa huyện Thoại Sơn: 2001-2006………….18 8. Bảng 3.2. Năng suất gieo trồng và sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người huyện Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006……………………….19 9. Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm huyện Thoại Sơn: 2002 - 2006…………......................................................................19 10. Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm…………….............20 11. Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2002-2006 ( thời điểm 01/10 hàng năm)………………………………………………………….21 12. Bảng 3.6. Tình hình phát triển thuỷ sản Thoại Sơn giai đoạn: 2001-2006……….22 13. Bảng 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp Thoại Sơn qua các năm……………………..23 14. Bảng 3.8. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………...24 15. Bảng 3.9. Diện tích – cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn 2000 - 2006……………………………………………………..25 16. Bảng 3.10. Tình hình sản xuất một số cây màu huyện Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………...28 17. Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi Thoại Sơn giai đoạn: 2002-2006 (thời điểm 01/10 hàng năm)…………………………………………………………..29 18. Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………………31 19. Bảng 3.13. Diện tích nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm……………….32 20. Bảng 3.14. Sản lượng thủy sản Thoại Sơn qua các năm (01/10 hàng năm)……………………………………………………………………...34 21. Bảng 3.15. Chi phí vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh ở huyện Thoại Sơn năm 2002…………………………………………………............37 22. Bảng 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006…………………............40 23. Bảng 4.2. Bình quân lương thực đầu người huyện Thoại Sơn qua các năm……………………………………………………………….41 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Số đơn vị hành chánh, diện tích và dân số huyện Thoại Sơn năm 2006 Phụ lục 2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006 Phụ lục 3. Mô hình 2 lúa Phụ lục 4. Mô hình 3 lúa Phụ lục 5. Mô hình lúa – tôm Phụ lục 6. Mô hình 1 lúa 1 màu Phụ lục 7. Vùng quy hoạch nuôi tôm càng xanh : Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển diện tích tôm năm 2007 – 2020 Phụ lục 8.Quy hoạch vùng nuôi cá chân ruộng, cá tra chuyên canh, ương cá tra bột: Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển diện tích cá năm: 2007 – 2020 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Thu hoạch lúa Hình 2. Trang trại nuôi bò thịt Hình 3. Nuôi cá tra Hình 4. Sản xuất nấm rơm Hình 5. Thu hoạch tôm càng xanh Hình 6. Nuôi vịt đàn Hình 7. Thu hoạch tôm càng xanh Hình 8. Vệ sinh vuông tôm Hình 9. Vệ sinh vuông tôm Hình 10. Chạy oxi cho tôm Hình 10. Kiểm tra tôm nuôi Hình 12. Kiểm tra thức ăn của tôm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU Trang I. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................1 IV. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................1 1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu ...................................................................…1 2. Giới hạn nội dung nghiên cứu ....................................................................................2 V. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................2 VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................3 1. Phương pháp luận.......................................................................................................3 1.1. Quan điểm hệ thống.................................................................................................3 1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ..................................................................................3 1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh ...................................................................................4 2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………4 VII. Đóng góp mới của đề tài………………………………………………………….4 VIII. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………………..5 IX. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………………..5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ - VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.........................................................................6 I. Cơ cấu kinh tế .............................................................................................................6 II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................................................7 1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................7 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...................................................................7 2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................................................................................7 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................................................7 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP AN GIANG THỜI GIAN QUA ...................................9 I. Có sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành................................9 II. Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đã và đang diễn ra quá trình đa dạng hóa nhưng thiếu tính ổn định và định hướng thị trường.................................................................10 1.Trong ngành trồng trọt...............................................................................................10 2.Trong ngành chăn nuôi ..............................................................................................11 3.Trong ngành thủy sản ...............................................................................................12 CHƯƠNG III. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001-2006 ......................14 I. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn...............................................................................................14 1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………….... 14 1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................14 1.2. Địa hình .................................................................................................................15 1.3. Khí hậu ..................................................................................................................15 1.4. Thủy văn................................................................................................................15 2. Các nguồn tài nguyên ...............................................................................................16 2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................................16 2.2. Tài nguyên nước ....................................................................................................16 2.3. Tài nguyên rừng.....................................................................................................16 3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................16 II. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006................................................................18 1.Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn…………………… 18 1.1 Ngành trồng trọt .....................................................................................................18 2.2 Ngành chăn nuôi.....................................................................................................20 1.3 Ngành thủy sản .......................................................................................................21 1.4. Ngành lâm nghiệp..................................................................................................23 2. Nhận định chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn thời gian 2001 đến 2006 .............................................................................23 2.1. Có sự chuyển biến mạnh về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, nhưng trong cơ cấu ngành nông nghiệp không mấy thay đổi………………………...24 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu đất đai canh tác………………………………………... ..25 2.3. Cơ cấu sản xuất nội bộ của các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện……………………………………...27 2.4. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và hiệu quả của các mô hình sản xuất…………………………………………………... 34 2.5.Tận dụng kinh tế mùa nước nổi để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập…………………………………………………………………….37 CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN TỪ NAY ĐẾN 2015………………………………………. 40 I. Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến năm 2015. .………………………………………40 1. Cơ sở chuyển dịch …………………………………………………………………40 1.1. Cơ sở chính sách và thực tiễn …………………………………………………...40 1.2. Cơ sở đất đai……………………………………………………………………..40 1.3.Thị trường ………………………………………………………………………...41 1.4. Trên cơ sở an ninh lương thực được đảm bảo…………………………………... 41 2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn từ nay đến 2015…………………………………………………………...41 II. Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp Thoại Sơn đến năm 2015…………………………………………………………... 43 1. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc qui hoạch sản xuất hợp lý…………………………………… 43 1.1. Về qui hoạch vùng sản xuất…………………………………………………….. 45 1.2. Về bố trí cây trồng vật nuôi…………………………………………………….. 45 1.3. Về mùa vụ………………………………………………………………………. 45 1.4. Về xây dựng mô hình…………………………………………………………… 45 1.4.1.Mô hình một vụ lúa một vụ tôm………………………………………………. 45 1.4.2. Mô hình 2 vụ lúa 1 vụ cá……………………………………………………… 46 1.4.3. Mô hình trồng màu……………………………………………………………. 47 1.5. Để thực hiện tốt việc qui hoạch cần chu ý…………………………………….... 48 2. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất………………………………………………………………………….. 49 2.1. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp……………………………………………… 49 2.2. Cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong lĩnh vực giống cây con………………………………………………………… 50 3. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp……………………………………………….. 51 4. Tổ chức tốt các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp - đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ và hợp tác theo mô hình 4 nhà ………………………………………..51 5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong đó vai trò định hướng và điều tiết của nhà nước là quan trọng…………………………. 53 6. Tổ chức qui hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảo vấn đề môi trường và phát triển bền vững……………………………………………………………….. 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………….. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trang 1 Mở Đầu I. Lý do chọn đề tài Thoại Sơn là một huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh An Giang, diện tích sản lượng thuộc loại cao nhất tỉnh. Trong thời gian qua, nông dân huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với sản xuất lúa. Năm 2000 nông dân xã Phú Thuận đã nuôi thí điểm 3,5 ha tôm càng xanh với thời gian nuôi là 6 tháng (1 lúa và 1 tôm) năng xuất bình quân khoảng 700kg/ha lợi nhuận 45 triệu đồng/ha, tăng gấp 4 lần làm lúa. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bước đột phá lựa chọn mô hình thích hợp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện. Bên cạnh đó, nhiều mô hình khác như : 2 lúa 1 màu, 2 lúa 1 cá, cá tra nuôi hầm, trồng sen, rau nhút, nấm rơm, ấu…đã làm thay đổi nhiều về sản xuất nông nghiệp của huyện. Từ những tín hiệu trên, người thực hiện đề tài muốn tổng kết, đánh giá một số nét cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại Sơn trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2001- 2006, nhằm so sánh, đối chiếu hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và của huyện Thoại Sơn nói riêng. Qua đó, đưa ra những giải pháp và phương hướng phát triển đúng đắn hầu thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển ổn định nền sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân. II. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá khái quát thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn. - Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn. - Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001- 2006. III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế nói chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn. - Định hướng và đề ra những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến 2015. IV. Giới hạn của đề tài 1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Trang 2 + Đề tài chủ yếu nghiên cứu tập trung vào huyện Thoại Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 468,72 km2. Trong đó có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3 thị trấn và 14 xã: thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo và các xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê, với 74 đơn vị ấp. + Ranh giới phạm vi hành chính lãnh thổ nghiên cứư được xác định trên cơ sở bản đồ hành chính của tỉnh An Giang năm 2006. 2. Giới hạn nội dung nghiên cứu + Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn. + Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian từ 2001 đến 2006. + Định hướng và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho huyện trong thời gian tới. V. Lịch sử nghiên cứu Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng hàng đầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cả trước mắt và lâu dài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phạm vi cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, của tỉnh An Giang hay của huyện Thoại Sơn nói riêng thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định; trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – một bộ phận cơ cấu kinh tế cũng đã được quan tâm nhiều hơn nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu bức xúc nhằm xoá bỏ tính chất thuần nông, tiến lên phát triển những mô hình sản xuất đa dạng nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và nâng cao đời sống nhân dân. Có thể kể đến một số công trình đã được nghiên cứu như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân ”của Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Đình Giao cùng nhiều nhà khoa học. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” của Lê Quốc Sử - nghiên cứu viên cấp bậc 4 của “Trung tâm kinh tế khoa học và phát triển ” thuộc viện khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh. “Báo cáo tổng hợp một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010” của cuộc hội thảo ngành Kế Trang 3 hoạch và Đầu tư các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang ngày 10/5/2002. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - chủ trương và giải pháp”- chương trình tập huấn cán bộ quản lí Hợp tác xã nông nghiệp của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang. “Nội dung và giải pháp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tâp t
Tài liệu liên quan