Đề tài Đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần dầu thực vật Tường An

Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quảhoạt động của doanh nghiệp. Để đo lường thành quảhoạt động của doanh nghiệp cần phải có những thước đo tài chính và phi tài chính. Những thước đo truyền thống như: lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷsuất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total asset –ROA), tỷsuất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity – ROE), thu nhập trên mỗi cổphần (EPS), .v.v được các nhà quản lý sửdụng để đánh giá thành quảhoạt động doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh thì ngoài mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp còn theo đuổi mục tiêu giá trị, vì vậy, sửdụng các thước đo truyền thống trên để đánh giá thành quảhoạt động doanh nghiệp đã bộc lộmột sốhạn chế: Thứnhất, hầu hết các thước đo truyền thống không tính đến chi phí sửdụng vốn, đặc biệt là chi phí sửdụng vốn chủ- là chi phí cơhội khi nhà đầu tưbỏvốn vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chúng chưa chỉra được liệu rằng doanh nghiệp có tạo ra giá trịcho mình và cổ đông hay không. Thứhai, cơsở đểxác định các thước đo truyền thống đều dựa trên sốliệu kế toán. Nhưng sốliệu kếtoán được ghi nhận lại dựa trên một sốgiả định và tuân thủ các nguyên tắc kếtoán chung được thừa nhận, vì vậy, sẽdẫn đến một sốhạn chế như: hạn chếtrong việc xác định lợi nhuận, hạn chếtrong việc phản ánh vốn đầu tư,.v.v. Đặc biệt nhà quản lý có thểthông qua đó đểbóp méo sốliệu kếtoán phục vụcho mục đích của mình. Thứba, đểtheo đuổi mục tiêu giá trịthì các thước đo truyền thống không thích hợp vì chúng chủyếu sửdụng sốliệu quá khứtrên báo cáo kếtoán, trong khi đểtính chính xác giá trịmà doanh nghiệp tạo ra thì phải tính theo giá trịthịtrường. 2 Sửdụng thước đo EVA để đánh giá thành quảhoạt động sẽkhắc phục được những hạn chếvốn có của các thước đo truyền thống, giúp cho các nhà quản lý cũng nhưnhững nhà đầu tưbiết được giá trịthật sự được tạo ra từthành quảhoạt động của doanh nghiệp. Khi được xây dựng, tính toán một cách chính xác, khách quan thì EVA sẽlà người dẫn đường cho các nhà quản lý, các nhà đầu tưvà cổ đông đánh giá vềsựthành công trong tương lai của một doanh nghiệp. Ngoài ra, EVA còn là thước đo tốt nhất để đánh giá và khen thưởng cho những nhà quản lý các bộphận, giúp cho các nhà quản lý bộphận hướng mục tiêu của bộphận vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận diện thước đo EVA là một thước đo thành quảhoạt động hữu hiệu nhất và áp dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp ởViệt Nam. Khi giai đoạn thịtrường phát triển mạnh nhưhiện nay thì việc nhận diện và việc vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quảhoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổphần dầu thực vật Tường An nói riêng là yêu cầu cần thiết.

pdf87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần dầu thực vật Tường An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1) Sự cần thiết của đề tài Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải có những thước đo tài chính và phi tài chính. Những thước đo truyền thống như: lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total asset –ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity – ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), ...v.v được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh thì ngoài mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp còn theo đuổi mục tiêu giá trị, vì vậy, sử dụng các thước đo truyền thống trên để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế: Thứ nhất, hầu hết các thước đo truyền thống không tính đến chi phí sử dụng vốn, đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ - là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chúng chưa chỉ ra được liệu rằng doanh nghiệp có tạo ra giá trị cho mình và cổ đông hay không. Thứ hai, cơ sở để xác định các thước đo truyền thống đều dựa trên số liệu kế toán. Nhưng số liệu kế toán được ghi nhận lại dựa trên một số giả định và tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, vì vậy, sẽ dẫn đến một số hạn chế như: hạn chế trong việc xác định lợi nhuận, hạn chế trong việc phản ánh vốn đầu tư,....v.v. Đặc biệt nhà quản lý có thể thông qua đó để bóp méo số liệu kế toán phục vụ cho mục đích của mình. Thứ ba, để theo đuổi mục tiêu giá trị thì các thước đo truyền thống không thích hợp vì chúng chủ yếu sử dụng số liệu quá khứ trên báo cáo kế toán, trong khi để tính chính xác giá trị mà doanh nghiệp tạo ra thì phải tính theo giá trị thị trường. 2 Sử dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động sẽ khắc phục được những hạn chế vốn có của các thước đo truyền thống, giúp cho các nhà quản lý cũng như những nhà đầu tư biết được giá trị thật sự được tạo ra từ thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi được xây dựng, tính toán một cách chính xác, khách quan thì EVA sẽ là người dẫn đường cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và cổ đông đánh giá về sự thành công trong tương lai của một doanh nghiệp. Ngoài ra, EVA còn là thước đo tốt nhất để đánh giá và khen thưởng cho những nhà quản lý các bộ phận, giúp cho các nhà quản lý bộ phận hướng mục tiêu của bộ phận vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận diện thước đo EVA là một thước đo thành quả hoạt động hữu hiệu nhất và áp dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Khi giai đoạn thị trường phát triển mạnh như hiện nay thì việc nhận diện và việc vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An nói riêng là yêu cầu cần thiết. 2) Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là : - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thước đo EVA: + Tổng quan về thước đo EVA. + Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động. + Kết hợp EVA với ABC vào việc đánh giá thành quả hoạt động. - Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. - Vận dụng thước đo EVA và kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thước đo EVA Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 3 4) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5) Những đóng góp của luận văn Về cơ sở lý luận: luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thước đo EVA, kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp. Về ý nghĩa thực tiễn: (1) Đánh giá xem Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An có tạo ra giá trị cho các cổ đông hay không, (2) Đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An bằng các thước đo truyền thống như lợi nhuận, ROI, EPS, v.v... và thước đo thành quả hoạt động mới là EVA, (3) Kết hợp thước đo EVA với ABC để đánh giá thành quả hoạt động Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN - CHƯƠNG 1: Cở sở lý luận về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value Added – EVA) - CHƯƠNG 2: Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An - CHƯƠNG 3: Vận dụng giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA) trong việc đánh giá thành hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM (ECONOMIC VALUE ADDED – EVA) 1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM (ECONOMIC VALUE ADDED – EVA) 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thước đo EVA Thuật ngữ giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value Added-EVA) xuất hiện từ rất sớm vào năm 1989 (Finegan, 1989). Tuy nhiên, nó nhận được ít sự quan tâm cho đến tháng 9/1993 khi bài báo trong tạp chí Fortune (Tully, 1993) giới thiệu chi tiết khái niệm EVA, được xây dựng bởi công ty tư vấn Stern Stewart, và việc vận dụng thành công trong các tập đoàn lớn ở Mỹ. Tiếp sau thành công của bài báo trong tạp chí Fortune viết về EVA như là một thước đo thành quả hoạt động mới thì hàng loạt các nghiên cứu liên quan đến EVA đã được công bố ví dụ: Walbert, 1993; Birchard, 1994; Brossy and Balkcom, 1994; McConville, 1994; Bennett, 1995; Ochsner, 1995; Stewart, 1995; Birchard, 1996; Davies, 1996; Gapenski, 1996; Lehn and Makhija, 1996. Mặc dù EVA là thước đo tài chính khá mới, tuy nhiên nền tảng khái niệm của nó thì không mới, nó có nguồn gốc từ khái niệm lợi nhuận còn lại (Residual Income - RI) mà nhiều doanh nghiệp đã sử dụng trước đây. Điển hình là công ty General Electric (GE) đã sử dụng RI trong những năm 1950-1960 để đánh giá thành quả hoạt động. GE định nghĩa RI như là “sự chênh lệch giữa lợi nhuận thuần và chi phí sử dụng vốn, nó là phần thặng dư của lợi nhuận thuần sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn” (Salomons, 1965). Công ty Stern Stewart được coi là người sáng lập đầu tiên công thức EVA – cho đến nay đã tư vấn cho hơn 200 doanh nghiệp thực hiện, áp dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động và xây dựng chính sách khuyến khích khen thưởng (Stern Stewart & Co., 1997). Danh sách một số công ty tại Hoa Kỳ áp dụng EVA như: Allied Holdings, Briggs & Stratton, Coca Cola, CSX, Dun & Bradstreet, Eli 5 Lilly, Federal-Mogul, Georgiaa-Pacific, Monsanto, Olin, R.R. Donnelley, Sprint, SPX, Toys R Us, and Whirlpool. Tính ưu việt của EVA ngày càng được khẳng định và nó không chỉ giới hạn đối với các công ty ở Hoa Kỳ, mà còn lan rộng sang các công ty ở Châu Âu như: Anh, Đức, New Zealand….v.v. 1.1.2 Sự cần thiết vận dụng thước đo EVA Các thước đo truyền thống đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau và thoả mãn nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì kết quả đánh giá mà các các thước đo đưa ra là khác nhau hay thậm chí là trái ngược nhau. Điều này làm các nhà quản lý phải đối mặt với thách thức lớn hơn trong việc đưa ra quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như các nhà quản lý, nhưng quan trọng hơn cả là họ muốn biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra có thu nhập thật sự là bao nhiêu sau khi tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn đầu tư. Cần có một thước đo có thể cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thấy được giá trị thực sự của doanh nghiệp và lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra có tạo ra tiền cho cổ đông hay không. Thước đo EVA là thước đo duy nhất giải quyết được các vấn đề trên. Ngoài ra nó còn là cở sở khen thưởng các nhà quản lý phù hợp với thành quả mà họ mang lại cho doanh nghiệp. Có nhiều bằng chứng được các học giả nghiên cứu chỉ ra rằng: khi sử dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động như là một bộ phận cấu thành trong hệ thống quản lý giá trị của doanh nghiệp thì sẽ duy trì được sự ổn định và tạo động lực cho các nhà quản lý (Fortune, 1993). Như vậy sử dụng EVA sẽ giúp nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp là tạo ra giá trị cho cổ đông. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng thước đo EVA có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Ví dụ: giá cổ phiếu của CSX tăng từ 28 USD lên 75 USD từ giữa 1988 và 1993 (Tully, 1993). Như John Blystone “Trong nửa đầu năm 1996. . . Chúng tôi đã tạo ra đồng 135 triệu cho các cổ đông của chúng tôi, tăng 67%. . .” 6 (Stern Stewart & Co, 1996). Eli Lilly cũng có kết quả tương tự, khi áp dụng EVA giá cả các cổ phiếu tăng 105% trong một năm (Davies, 1996). 1.1.3 Khái niệm Giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA) là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn. Cơ sở để tính chi phí sử dụng vốn là lãi suất sử dụng vốn và số vốn sử dụng. Dưới góc độ tài chính thì lãi suất sử dụng vốn được xác định từ thị trường vốn. Đối với nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp thì lãi suất sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Mức sinh lời này phải tương ứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi cung cấp vốn. Doanh nghiệp là người sử dụng nguồn tài trợ thì lãi suất sử dụng vốn là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu cần phải đạt được để đảm bảo duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông. Lãi suất sử dụng vốn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: tính mạo hiểm của việc sử dụng vốn, lãi suất của các khoản nợ phải trả, cấu trúc vốn của doanh nghiệp, chính sách phân phối lợi nhuận…Vì vậy, khi tính toán lãi suất sử dụng vốn cần phải lượng hoá được lãi suất bình quân của tất cả các nguồn tài trợ (WACC). Vốn đầu tư là số vốn doanh nghiệp cần phải có để thực hiện hoạt động đầu tư hay hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về nguyên tắc thì vốn đầu tư nên được xác định theo giá thị trường. Cũng giống như cách tính toán các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động truyền thống khác, số liệu kế toán là số liệu ban đầu sử dụng cho việc xác định giá trị kinh tế tăng thêm. Tuy nhiên, số liệu kế toán được lập dựa trên một số giả định và tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, vì vậy có sự khác biệt với lý thuyết tài chính: giữa giá trị theo sổ sách kế toán và giá trị thị trường của các loại tài sản và nguồn vốn; lợi nhuận trên Báo cáo kế toán khác biệt với số tiền 7 tạo ra cho cổ đông và nó dễ dàng bị thay đổi. Vì vậy, khi tính EVA cần thiết phải thực hiện một số điều chỉnh để giảm sự khác biệt này. 1.2 VẬN DỤNG THƯỚC ĐO EVA TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG. Để hiểu rõ hơn về phương pháp và cách tính EVA chúng ta cần phải phân biệt nó với một số thước đo thành quả hoạt động khác và giữa thước đo thành quả hoạt động với thước đo giá trị doanh nghiệp (wealth metric). Thành quả hoạt động mà tác giả đề cập trong đề tài là kết quả cuối cùng của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Thước đo thành quả hoạt động đề cập dưới góc độ kiểm soát, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE); tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), lợi nhuận còn lại (RI), giá trị kinh tế tăng thêm (EVA). Thước đo giá trị doanh nghiệp sử dụng để định giá doanh nghiệp như giá trị thị trường của vốn chủ hoặc hệ số giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E). Tuy nhiên, trong dài hạn thì hai thước đo này có mỗi liên hệ với nhau và thước đo thành quả hoạt động ảnh hưởng tới triển vọng sự gia tăng giá trị doanh nghiệp trong tương lai. 1.2.1 Một số thước đo thành quả hoạt động truyền thống. Các thước đo có thể có mối quan hệ với nhau. Mô hình Dupont có thể triển khai các quan hệ phức tạp gồm nhiều thước đo tác động lẫn nhau và nhờ đó đã chỉ ra được các yếu tố tài sản, nguồn vốn, vốn đầu tư, doanh thu, lợi nhuận…và ảnh hưởng của chúng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 8 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) Vòng quay VĐT Lợi nhuận ròng CP quản lý, BH Doanh thu Vốn đầu tư Doanh thu Chi phí Vốn luân chuyển thuần Nợ ngắn hạn không chịu lãi Tài sản ngắn hạn Giá thành Doanh thu Tài sản cố định ROE Vốn cổ phần Tổng tài sản : ÷ x ÷ - + - + Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân tích Dupont 1.2.1.1 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ( Return on Investment-ROI) ROI được phát triển bởi công ty DuPont Power trong những năm đầu 1900 để quản lý doanh nghiệp một cách thống nhất (Johnson&Kaplan, 1987). ROI là tỷ số giữa thu nhập thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra. Ngoài ra ROI còn được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với vòng quay của doanh thu trên vốn đã sử dụng (mô hình Du-Pont). Mô hình Du-Pont là mô hình đo lường thành quả tài chính truyền thống dựa trên các khái niệm về thu nhập kế toán. Nhiều ý kiến Formatted: Font: 15 pt Formatted: Font: 14 pt 9 cho rằng mô hình tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) là một chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động hoàn hảo. Tất cả các hoạt động trong một tổ chức đều được biểu hiện qua mô hình Du-pont này. Với việc phân tích nhấn mạnh nhiều vào sự phụ thuộc của chỉ số tài chính dựa trên bốn khía cạnh liên quan đến tài chính doanh nghiệp: Lợi nhuận, khả năng thanh toán, cấu trúc vốn, hoạt động. Công thức ROI Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu ROI = Vốn đầu tư = Doanh thu X Vốn đầu tư ROI = = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu X Số lần vòng quay vốn Xác định lợi nhuận và vốn đầu tư - Lợi nhuận: Lợi nhuận sử dụng trong cơ cấu xác định chỉ tiêu ROI là lợi nhuận thuần trước thuế Lý do sử dụng chỉ tiêu này là để phù hợp với doanh thu và vốn đầu tư đã tạo ra nó, và để làm cơ sở xác định số lần quay vòng vốn. - Vốn đầu tư: Có hai quan điểm tiếp cận vốn đầu tư dưới góc độ doanh nghiệp. Một là: vốn đầu tư xác đinh giai đoạn trước khi tái đầu tư theo cách này vốn đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài. Hai là: vốn đầu tư được xác định tại mỗi thời điểm sau giai đoạn đầu tư ban đầu được gọi là giai đoạn “sau khi có hoạt động tái đầu tư” trong trường hợp này vốn đầu tư bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu Một số ưu điểm và hạn chế của chỉ tiêu ROI Ưu điểm cơ bản của việc sử dụng chỉ tiêu ROI là có xét đến vốn đầu tư. ROI được sử dụng để đánh giá thành quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau để xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, làm cơ sở đánh giá thành quả hoạt động. Ngoài ra, ROI còn được sử dụng để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động nhằm đưa ra giải pháp để kết quả hoạt động tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư. 10 Mặc dù thước đo hoàn vốn đầu tư ROI có nhiều ưu điểm và được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá thành quả hoạt động, nhưng nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: - ROI có khuynh hướng chú trọng đến mục tiêu ngắn hạn hơn là dài hạn, do vậy, nếu nhà quản trị chỉ quan tâm đến ROI có thể bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư mà kết quả của chúng thể hiện trong dài hạn. - Sử dụng ROI để đánh giá các bộ phận và khen thưởng sẽ làm cho các nhà quản lý bộ phận chỉ quan tâm đến lợi ích của bộ phận, của cá nhân mà không hướng mục tiêu của bộ phận vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. - ROI có thể không hoàn toàn chịu sự điều hành của nhà quản trị cấp cơ sở, vì chỉ có trung tâm đầu tư cấp cao có quyền điều tiết ROI. - ROI là số tương đối nên không lượng hoá được mức độ tăng thêm tuyệt đối là bao nhiêu. - ROI không phù hợp với mô hình vận động của dòng tiền khi sử dụng trong phân tích vốn đầu tư. 1.2.1.2. Lợi nhuận còn lại (Residual Income – RI) Lợi nhuận còn lại là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ tiêu này nhấn mạnh đến khả năng tạo thu nhập vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn doanh nghiệp Công thức tính của RI Lợi nhuận còn lại (RI) = Lợi nhuận trước thuế - (Vốn đầu tư x Tỷ suất sinh lời đòi hỏi) Chỉ tiêu RI là số tuyệt đối, nó cho biết thu nhập đạt được bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn đã đầu tư để có được thu nhập trên. Ưu điểm, hạn chế của chỉ tiêu RI: Ưu điểm của RI đo lường bằng số tuyệt đối nên thường được dùng để bổ sung hạn chế của chỉ tiêu ROI trong việc đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư. Nhưng vì là số tuyệt đối nên chỉ tiêu này không thể được sử dụng để đánh giá thành quả của các trung tâm có quy mô khác nhau. 11 Ví dụ minh hoạ 1: Giả sử Công ty X có cơ hội đầu tư mới với vốn đầu tư là 500.000.000 đ và hy vọng mà sẽ đem lại mức lợi nhuận 90.000.000 đ. Nhà quản lý có chấp nhận cơ hội đầu tư này không? Nếu cơ hội đầu tư này được chấp nhận thì lợi ích tổng thể của Công ty sẽ thế nào, nếu lãi suất sử dụng vốn bình quân của Công ty là 15%? Bảng 1.1 - Đánh giá kết quả thực hiện theo ROI và RI Đơn vị tính: 1000đ Hiện tại Dự án mới Tổng cộng Lợi nhuận 400.000 90.000 490.000 Vốn đầu tư 2.000.0000 500.000 2.500.000 Đánh giá kết quả thực hiện theo ROI 20% 18% 19,6% Đánh giá kết quả thực hiện theo RI 100.000 15.000 115.000 Trong trường hợp này nhà quản lý đối diện với việc xem có chấp nhận hay từ chối một dự án mới có kết quả dự kiến: Lợi nhuận dự kiến là 90.000 nghìn đồng, vốn đầu tư 500.000 nghìn đồng, ROI dự án mới là 18% < 20% là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mà nhà quản lý bộ phận này đang thực hiện được. Nếu chấp nhận đầu tư dự án này, nhà quản lý chỉ đạt được kết quả là ROI của bộ phận là 19,6% < 20% khi chưa thực hiện dự án. Như vậy, khả năng từ chối dự án thường được nhà quản lý lựa chọn khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá thành quả hoạt động. Ngược lại, nếu dựa vào chỉ tiêu RI để đánh giá thì người quản lý bộ phận sẽ chấp nhận dự án mới này, bởi vì điều nhà quản lý bộ phận quan tâm là lợi nhuận còn lại có tăng hay không. Hay nói cách khác, bất kỳ một dự án nào có thể cung cấp một tỷ lệ hoàn vốn lớn hơn tỷ suất sinh lời đòi hỏi (15%) đều có thể được chấp nhận. Như vậy, chấp nhận dự án mới sẽ làm tăng lợi nhuận còn lại và qua đó phản ánh chính xác hơn thành quả của người quản lý. Mặc dù ROI của bộ phận có thể giảm khi chấp nhận dự án đầu tư mới, tuy nhiên việc thực hiên dự án mới sẽ làm tăng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. 12 Tuy nhiên, lợi nhuận còn lại (RI) cũng có một số hạn chế, nó không thể sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động của các bộ phận có quy mô khác nhau do có khuynh hướng nghiêng về các trung tâm đầu tư có nhiều nguồn lực hơn. Ví dụ minh hoạ 2: Bảng 1.2 Đánh giá các bộ phận Bộ phận C Bộ phận D Lợi nhuận 3.600.000 8.100.000 Vốn đầu tư 20.000.000 45.000.000 Tỷ suất sinh lời đòi hỏi 15% 15% Chi phí sử dụng vốn 3.000.000 6.750.000 Lợi nhuận còn lại 600.000 1.350.000 Thu nhập của bộ phận D lớn hơn bộ phận C, đơn giản là do vốn đầu tư ở bộ phận D lớn hơn bộ phận C Tóm lại, không phải ROI, cũng không phải lợi nhuận còn lại (RI) c
Tài liệu liên quan