Đề tài Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh

Việt Nam hiện nay có trên 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là một bước ngoặt quan trọng chuyển nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong suốt 16 năm thực hiện chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam đã thu được những kết quả lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp phát triển liên tục với tốc độ cao. Viêt Nam từ chỗ phải nhập khẩu lương thực thì nay không những có đủ lương thực cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và dự trữ (đảm bảo an ninh lương thực) mà còn có gạo xuất khẩu với số lượng lớn đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). Những kết quả đạt được đó là sự cụ thể hoá nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và IX của Đảng. Trong mỗi nhiệm kỳ Đại hội các chính sách như chính sách đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ được Chính phủ sửa đổi bổ sung kịp thời đã có tác dụng tích cực đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, họ thực sự trở thành người chủ trên mảnh đất được giao, có quyền tự quyết định phương thức sản xuất trên mảnh đất của mình, tự lo cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên khi bắt tay vào sản xuất họ vấp phải khá nhiều yếu tố hạn chế, trong đó đáng kể là thiếu vốn. Đối với hộ nông dân nước ta vốn là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó là chất kết gắn nguồn nhân lực dồi dào với các tiềm năng đất đai, tài nguyên chưa được khai thác nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Để góp phần tháo gỡ khó khăn đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các cơ chế chính sách tài chính, tín dụng nhằm huy động nhiều nguồn vốn sẵn có, đồng thời mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức cho vay để đồng vốn tới tay hộ nông dân nhanh nhất. Trong thời gian qua chính phủ đã ban hành một số chính sách tín dụng có tác dụng tích cực đến phát triển nông nghiệp nông thôn như: Chỉ thị 202CT ngày 28-6-1991 về thí điểm mô hình cho vay vốn đến hộ nông dân. Ngày 2-3-1993 Chính phủ ban hành nghị định 14/CP quy định về chính sách cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất. Ngày 27-7-1993 Chính phủ ra quyết định 390 TTg thành lập mô hình HTX tín dụng mới lấy tên là Quỹ tín dụng nhân dân.Tuy nhiên trong hoạt động thực tế vẫn còn nhiều bất cập cần phải được nghiên cứu hoàn thiện xung quanh việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các nguồn vốn khác, đồng thời đồng vốn phải được cho vay đến đúng đối tượng thiếu vốn để họ có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Xuất phát từ phương diện lý luận và thực tiễn khách quan đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh"

doc71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn tại NHNo & PTNT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan