Đề tài Đánh giá thực trạng kinh doanh và định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương mạiDịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long Chi nhánh Hà Nội

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vưc kinh tế, mà một trong những mốc quan trọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với việc tham gia WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào thương mại và hội nhập quốc tế

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng kinh doanh và định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương mạiDịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long Chi nhánh Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình vươn lên mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vưc kinh tế, mà một trong những mốc quan trọng đánh dấu cho sự vươn lên đó chính là sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với việc tham gia WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa vào thương mại và hội nhập quốc tế. Các thành phần kinh tế và đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước sẽ đứng trước cơ hội phát triển rất lớn, nhưng cũng không kém phần thách thức với sự cạnh tranh gay gắt và không cân bằng của các doanh nghiệp đến từ các nước khác nhau. Công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long là một trong những công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải mặc dù còn non trẻ song công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long đã có những bước phát triển mạnh, ấn tượng và đang dần khẳng định mình trên thị trường. Sau hơn hai tháng thực tập tại công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long, em thu thập được nhiểu số liệu về thực trạng hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty. Đến nay em đã hoàn thành bài báo cáo với 3 nội dung chính: Phần 1: Khái quát chung về công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long Phần 2: Thực trang kinh doanh của công ty Phần 3: Đánh giá thực trạng kinh doanh và định hướng phát triển của công ty Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên công ty ( Chi nhánh Hà Nội) đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Dù đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM DICH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI CỬU LONG I - Sự ra đời, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty -Chi nhánh Hà Nội. 1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty. -Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long -Tên giao dịch quốc tế: CuuLong Co..,Ltd.                                         Worldwide transport & logistics -Website: WWW.cl-vn.com. -Địa chỉ: * Tru so chinh: Địa chỉ: Số 33- Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 84-8-8208093 Fax: 84-8-8208091 Email: sginfo@cl-vn.com. *Chi nhánh Hà Nội: Địa chỉ: 36 Âu Cơ Hà Nội Điện thoại: 84-4-9333873 Fax: 84-4-9333876 Email: haninfo@cl-vn.com. * Chi nhánh Hải Phòng: Địa chỉ: Km 104 + 200 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Hải Phòng. Điện Thoại: 84-31-3741074 Email: Thilan@cl-vn.com. Công ty TNHH thương mại dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, được thành lập vào năm 2003, khởi đầu khiêm tốn chỉ với khoảng 10 nhân viên và văn phòng chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù mới trải qua hơn 4 năm kinh nghiệm, nhưng với đội ngũ lãnh đạo trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có kiến thức chuyên môn, nên hiện nay ngoài văn phòng chính đặt taị TP Hồ Chí Minh, công ty còn có thêm hai chi nhánh tại Hà Nội và tại Hải Phòng với số lượng nhân viên lên đến 80 người và tất cả đều đã có được chỗ đứng nhất định trong thị trường giao nhận vận tải Việt Nam và Thế giới. Công ty có thể cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập khẩu quốc tế như: Vận tải bằng đường biển; Vận tải bằng đường hàng không; Vận tải liên hợp; và ngoài ra công ty còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như: dịch vụ hải quan, dịch vụ giám định hàng hoá, dịch vụ chuyển hàng nội địa… 1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của c ông ty tại chi nhánh Hà Nội. a - Cơ cấu tổ chức  Ban Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng kế Toán Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Bộ Phận Hiện Trường b - Cơ cấu nhân sự của công ty - chi nhánh Hà Nội. Hiện nay công ty có tất cả 20 nhân sự : + 1 Giám đốc : Nguyễn Tuấn Anh. + 1 Phó giám đốc : Nguyễn Thị Thanh Mai. + 1 Trưởng phòng Sea: Tạ Thị Hương Giang + 1 Trưởng phòng Air: Nguyễn Tiến Dương. + 16 nhân viên  làm việc tại các phòng ban khác nhau. Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng dịch vụ khách hàng Bộ phận hiện trường (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) * Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh sẽ đảm nhận những công việc: - Tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng. - Kết hợp với phòng tài chính xây dựng giá thành và đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. - Kết hợp với phòng dịch vụ lên kế hoạch giao nhận hàng cho khách hàng. - Lập kế hoạch quảng cáo và xúc tiến nhằm quảng bá hình ảnh cho công ty. * Phòng tài chính kế toán : - Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho công ty. - Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo qui định của pháp luật. - Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn cho công ty. - Quản lý tài sản của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán định kỳ với ngân hàng. * Phòng dịch vụ khách hàng: - Lên kế hoạch tiếp xúc, hỗ trợ, tư vấn và các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng trên cơ sở phối hợp với phòng kinh doanh. - Giải quyết và làm các chứng từ cần thiết cho các lô hàng xuất nhập như: Invoice, Bill of lading, Shipping advise… - Mở file và lưu trữ thông tin của các khách hàng sau khi đã hoàn thành việc vận chuyển hàng ..  * Bộ phận hiện trường: - Giám sát trực tiếp việc xếp dỡ, làm hàng tại kho của khách hàng, tại kho của công ty, tại các cảng biển và tại sân bay. - Phối hợp với bộ phận kinh doanh điều động nhân công, hệ thống xe, cần cẩu, cần trục, palet… - Kiểm tra tàu, hầm chứa hàng, khoang hàng,… - Phải quan tâm và báo cáo lại cho người phụ trách về mảng hàng đó khi hàng đã chính thức rời cảng hoặc đã chính thức cập cảng. 1.3.Các hoạt động kinh doanh của công ty Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long là công ty cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải bằng đường biển bao gồm: _ Hàng FCL và hàng LCL, _ Bằng đường hàng không, _ Bằng vận tải liên hợp _ Dịch vụ Door To Door. *Ngoài ra công ty cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải xuất nhập khẩu quốc tế như: _ Vận tải bằng đường biển _ Vận tải bằng đường hàng không _ Vận tải liên hợp *Các dịch vụ hỗ trợ khác như: _ Dịch vụ hải quan _ Dịch vụ giám định hàng hoá _ Dịch vụ chuyển hàng nội địa ……….. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH 2.1 - Kết quả kinh doanh của công ty  Ta có thể đánh giá kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long qua bảng baó cáo kết quả kinh doanh như sau: Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng Chi Tieu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 So tien % So tien % 1.Doanh thu cung cap dich vu 30,250 38,436 50,850 8,186 27.06 22,414 32.29 2.Cac khoan giam Tru 350 359 387 9 2.34 28 7.80 3.Doanh thu thuan cung cap dich vu 29,900 38,077 50,463 8,178 27.35 12,386 32..53 4.Gia von cung cap dich vu 24,850 30,540 38,265 5,690 22.9 7,725 25.3 5.Loi nhuan gop 5,050 7,537 12,198 2,488 49.26 4,661 61.83 6.Chi phi cung cap dich vu 1,250 1,850 2,259 600 48.004 409 22.10 7.Chi phi quan ly DN 850 1,012 1,315 162 19.06 303 29.92 8.Loi nhuan truoc thue 2,950 4,675 8,624 1,725 58.47 3,949 84.47 9.Thue thu nhap DN 826 1,309 2,156 483 58.47 847 64.71 10.Loi nhuan sau Thue 2,124 3,366 6,468 1,242 58.47 3,102 92.16 Bảng biểu 1: Kết quả sản xuất kinh doanh (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Nhận xét:  Qua bảng báo cáo kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy: Năm 2007 và năm 2008 các chỉ tiêu kinh tế đều có xu thế tăng nhưng tốc độ tăng chậm dần so với năm 2006. Nhìn chung trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam năm 2008 bị ảnh hưởng bởi cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng tôc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày càng gia tăng.Kết qủa sản xuất kinh doanh thể hiện tốt ở : Doanh thu năm 2007 tăng trưởng 27.3%, năm 2008 tăng trưởng 32.5%, trong khi đó tỷ suất phí luôn giữ được ở mức 7% trong 3 năm qua vì thế lợi nhuận luôn đạt được mức tăng trưởng rất cao. Đặc biệt là trong năm 2008, công ty đã có mức tăng trưởng lợi nhuận là 84.5% so với 58.5% năm 2007. Qua nhưng chỉ số trên ta thấy rằng không những hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả rất cao mà hoạt động quản lý doanh nghiệp cũng rất tốt. Thuế TNNDN năm 2006, công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước là 826 tr đồng, năm 2007 nộp 1,309 tăng 1,6 lần năm 2006. Năm 2008 nộp 2,156 trdồng tăng 1,65l năm 2007 Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2007 là 3,66tr đồng tăng 1,59 lần so với năm 2006 và lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 6,468 trđồng tăng 2,0 lần so với năm 2007. 2.2. kết quả đạt được đối với quy trình xuất hàng FCL của công Mặt hàng FCL là mảng hàng chính trong vận tải biển và đã được công ty khai thác ngay từ những ngày đầu mới thành lập với những chiến lược hiệu quả. Tính đến thời điểm này thì doanh thu từ mảng hàng FCl đã tăng lên rất nhiều và công ty đang dần hoàn thiện hơn nữa quy trình nghiệp vụ nhằm tạo ra những hiệu quả mới. Bảng biểu 2: (Kết qủa qui trình xuất khẩu hàng FCL) chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 So tien % So tien % 1.Doanh thu cung cap dich vu 5,543 6,850 8,499 1,308 23.60 1,649 24.07 2.Cac khoan giam tru 155 166 197 11 7.1 31 18.67 3.Doanh thu thuan cung cap dich vu 5,388 6,685 8,302 1,297 24.07 1,617 24.19 4.Gia von cung cap dich vu 3,965 4,562 5,896 597 15.06 1,334 29.24 5.Loi nhuan gop 1,423 2,122 2,406 700 49.19 283 13.34 6.Chi phi cung cap dich vu 351 561 759 210 59.94 198 35.29 7.Loi nhuan rong truoc thue 1,072 1,562 1,646 490 45.71 84 5.38 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Nhận xét: Trong những năm gần đây doanh thu trong nghiệp vụ xuất hàng FCL đường biển không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó tỷ suất phí ngày càng giảm dẫn đến lợi nhuận ròng trước thuế luôn ở mức tăng trưởng ổn định. Năm 2007, lợi nhuận ròng từ  trong hoạt động này chiếm 45.71 % tổng lợi nhuận ròng trước thuế của công ty. Năm 2008, tỷ lệ này đã giảm xuống 5.38% 2.3 Kết quả đạt được dối với quy trình xuất hàng LCL đường biển. Ta có thể thấy được kết quả kinh doanh đối với quy trình xuất hàng LCL của công ty qua bảng sau: Chi tieu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 So tien % So tien % 1.Doanh thu cung cap dich vu 3,544 4,359 4,985 815 23 626 14.36 2.Cac khoan giam tru 408 496 580 88 21.57 84 16.94 3.Doanh thu thuan cung cap dich vu 3,135 3,862 4,405 727 23.19 543 14.06 4.Gia von cung cap dich vu 2,225 2,646 3,103 421 18.92 457 17.27 5.Loi nhuan gop 910 1,217 1,303 307 33.74 86 7.07 6.Chi phi cung cap dich vu 156 248 296 92 58.97 48 19.35 7.Loi nhuan rong truoc thue 754 969 1,006 215 28.51 37 3.81 Bảng Biểu 3: Kết quả qui trình xuất hàng LCL (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Đơn vị tính: Trđồng Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng cũng như đối với việc xuất hàng FCL, doanh thu và lợi nhuận đối với LCL cũng không ngừng tăng lên, tỷ suất phí cung cấp dịch vụ luôn được giữ ở mức hợp lý, dẫn đến lợi nhuận ròng luôn tăng trưởng tốt. Mặc dù vậy, so với xuất hàng FCL thì LCL chiếm một tỷ lệ thấp hơn nhiều trong tổng lợi nhuận của công ty. 2.4 Các yếu tố kinh doanh của công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long 2.4.1: Nguồn nhân lực Công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long hiện có một đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về chuyên môn , giàu kinh nghiệm. Trước những nhu cầu đòi hỏi của thị trường, công ty đã không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động của mình 2.4.2: Thị trường Do sự phát triển giao lưu kinh tế mạnh mẽ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới thì ngành giao nhận vận tải có cơ hội rất lớn để phát triển. Việc nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, ổn đinh trong những năm qua, kim ngạch cũng tăng mạnh. Đây là một tín hiệu rất tốt cho ngành vận tải vốn đã phát triển và sẽ phát triển mạnh hơn nũa trong tương lai. 2.4.3: Lĩnh vực kinh doanh Cùng với sự phát triển của ngành giao nhận vận tải thì việc chuyên môn hoá ngành diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là vận tải biển và qui trình xuất khẩu hàng bằng đường biển cũng không nằm ngoài. Đây được xem là mảng quan trọng tạo nên sự lớn mạnh của vận tải biển nói riêng và vận tải giao nhận nói chung. Qui trình xuất hàng bằng đường biển là mảng hàng chính trong vận tải và đã được công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận vận tải Cửu Long chọn làm lĩnh vực kinh doanh ngay từ ngày đầu mới thành lập. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1 Những thành tựu đạt được - Công cuộc thực hiện chính sách kinh tế mở cùng với việc tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Điều này sẽ mở rộng giao lưu buôn bán hàng hoá quốc tế , lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng, thu hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho dịch vụ giao nhận hàng hóa. Từ đó lượng hàng nguyên công xuất đi ngày càng lớn, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của quy trình xuất hàng FCL - Hiện nay công ty đã có hệ thống container, một số phương tiện vận chuyển nội địa, phương tiện bốc xếp, hệ thống kho bãi…Đây là cơ sở để công ty dần hoàn thiện mình. - Có đội ngũ nhân viên kinh doanh thành thạo, có kinh nghiệm trong việc xuất hàng nguyên công. - Có mối quan hệ tốt với nhiều hãng tàu, các đại lý và một số công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải, điều này sẽ giúp hoàn thiện quy trình xuất hàng. - Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải trên thị trường hiện nay đã thúc đẩy việc làm ăn có hiệu quả, mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng cường sự hợp tác, mối quan hệ với các bạn hàng nước ngoài. - Sự hoàn thiện cơ chế xuất nhập của Nhà Nước, các chính sách kinh tế vĩ mô khuyến khích xuất khẩu như chính sách tỷ giá, chính sách thuế quan, quỹ tín dụng… cùng với sự cải tiến của những thủ tục hải quan đã tạo hành lang thuận lợi cho công việc phát triển dịch vụ giao nhận. - Do việc mở rộng giao lưu kinh tế xã hội giữa Việt nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển nên lượng hàng lẻ cần xuất đi ngày càng nhiều. - Có phương tiện nhận và đóng hàng lẻ tại kho của khách hàng. - Cước phí cho việc vận chuyển hàng lẻ tại công ty là khá thấp so với nhiều công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trên thị trường. - Có cung cấp dịch vụ khai hải quan cho lô hàng lẻ, có hệ thống đại lý ở đầu đến có khả năng cung cấp hàng đến tận tay người nhận. - Phối hợp được với nhiều công ty vận tải khác trong vận chuyển hàng lẻ. 3.2 Những mặt hạn chế - Cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển đã được nhà nước chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn lạc hậu vì thế mà các mắt xích trong quy trình xuất hàng còn bị gián đoạn. - Bên cạnh một số phương tiện đã được trang bị, thì hiện nay công ty vẫn đang trong tình trạng thiếu phương tiện làm hàng, công ty vẫn chưa có đội tàu của riêng mình, chưa có cần trục để kéo container… nên cũng ảnh hưởng tới quy trình xuất hàng . - Tuy lượng hàng lẻ nhiều nhưng số chuyến tàu vận chuyển hàng lẻ xuất đi trong tuần tại công ty còn thấp. - Công ty chưa tiếp cận được tất cả các nguồn hàng lẻ trên thị trường như: Hàng cá nhân của các Đại sứ quán, hàng sinh hoạt cá nhân của nguời dân cần xuất đi hay nhập về,… - Mặc dù đã có phương tiện phục vụ cho quy trình gom hàng lẻ nhưng số lượng này còn ít so với nhu cầu thực tế. - Việc áp mã số thuế, thủ tục hải quan ở các cửa khẩu còn thiếu nhất quán, mất nhiều thời gian, mất nhiều chi phí liên quan…chính vì thế chi phí giao nhận thường cao hơn so với nước khác. - Do chưa có đội tàu của riêng mình nên việc xuất hàng FCL còn phụ thuộc vào giá và lịch tàu của các hãng tàu khác, chưa chủ động trong thời gian xuất hàng. 3.3 Định hướng phát triển của công ty Để theo kịp với đà phất triển chung của nền kinh tể, công ty đã xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh trong thời gian tới với mục tiêu cụ thể nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường, giảm các khoản phải thu, nhằm nâng cao lợi nhuận. Để đảm bảo điều này công ty đã cam kết chỉ cung cấp những dịch vụ đảm bảo chất lượng và nhu cầu của khách hang _ Một số định hướng phát triển kinh doanh của công ty + Về thị trường: tiếp tục mở rộng thị trường, tìm đối tác +Về nhân lực: Trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững +Về quản lý: Tiết kiệm trong sử dụng hiệu quả nguồn lực của công ty 3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty 3.4.1 Giải pháp về thị trường.  Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận  như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển đồng thời mở rộng nâng cao thị phần, công ty cần phải mở rộng thị trường giao nhận. Đây là một biện pháp hữu hiệu để đạt được các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu củng cố, tăng cường vị thế và mục tiêu an toàn. Khi thị trường đã được mở rộng thì cho dù một khu vực thị trường nào đó có biến động cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của toàn công ty. Có mở rộng thị trường mới đảm bảo lợi ích lâu dài của công ty cũng như các cán bộ công nhân viên, mới nâng cao triển vọng phát triển của công ty.  Mở rộng thị trường không phải là công việc đơn giản bởi mỗi thị trường lại có những đặc điểm khác nhau về kinh tế xã hội, luật pháp, văn hóa, phong tục tập quán không giống nhau. Điều này tác động rất lớn tới môi trường kinh doanh, tới tâm lý tiêu dùng xã hội, từ đó ảnh hưởng rất nhiều tới việc thâm nhập, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, muốn mở rộng thị trường công ty phải tiến hành công tác nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng rồi sau đó mới có những biện pháp cụ thể để thâm nhập thị trường đó. 3.4.2 Giải pháp về loại hình dịch vụ giao nhận.  Cũng như việc mở rộng thị trường, việc phát triển mở rộng các loại hình dịch vụ cũng rất quan trọng, giúp công ty đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó nâng cao thị phần, hạn chế được tính thời vụ trong đặc thù hoạt động, đồng thời tạo dựng được quan hệ thường xuyên và lâu dài với khách hàng.             Đối với phương thức giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, những dịch vụ mà  công ty đang cung cấp là dịch vụ giao hàng rời, hàng nguyên container, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ vận tải đa phương thức,giao nhận từ cửa đến cửa.  công ty cần chú trọng hơn nữa vào dịch vụ gom hàng vì đây là loại hình dịch vụ mang lại lợi ích cho nhiều bên: người chuyên chở được lợi nhờ tiết kiệm được thời gian giao nhận và phân phát các lô hàng lẻ, không sợ thất thu tiền cước của các chủ hàng lẻ vì đã có người giao nhận đảm nhiệm, chủ hàng tiết kiệm được chi phí do không phải thuê nguyên một container, người giao nhận thu được nhiều doanh thu do cước hàng lẻ thường lớn hơn cước hàng nguyên. Thực hiện dịch vụ này đối với một công ty giao nhận là rất dễ dàng và thuận lợi, chỉ cần công ty thiết lập những trạm giao nhận và đóng hàng lẻ, đồng thời có sự cẩn trọng và cần mẫn trong giao nhận hàng. 3.4.3. Giải pháp về xúc tiến thương mại.  Xúc tiến thương mại là hoạt động vô cùng phong phú. Mọi công ty đều biết đến tầm quan trọng của hoạt động này nhưng để thực hiện một kết hoạch xúc tiến hiệu quả là một việc rất khó khăn bởi đa phần các công ty ở Việt Nam chưa có nguồn vốn đủ mạnh để theo đuổi chiến lược xúc tiến lâu dài. Nhưng để phát triển bền vững, công ty cần thúc đẩy hoạt động này.  Xúc tiến thương mại đối với một doanh nghiệp dịch vụ bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: Quảng cáo và quan hệ khách hàng mà trong đó quan trọng là chính sách chăm sóc khách hàng.  Việc quan tâm đầu tiên của một chương trình quảng cáo là ngân sách quảng cáo, công ty cần xây dựng một ngân sách quảng cáo hợp lý bởi mức kinh phí cho quảng cáo là một yếu tố quyết định đến việc lựu chọn phương tiện quảng cáo, thời gian và không gian quảng cáo. Muốn vậy, mức kinh phí phải được dự kiến trước, nghĩa là phải có kế hoạch chi tiêu cho quản
Tài liệu liên quan