Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ỏ Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ với việc phát triển công nghiệp là bước đột phá của sự nghiệp CNH – HDH đất nước . Trong đó ngành công nghiệp VLXD cũng đóng góp lớn vào qúa trình phát triển đó . Là ngành công nghiệp cơ bản có quan hệ và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều ngành kinh tế đặc biệt là với ngành xây dựng. Vì vậy phát triển công nghiệp VLXD chính là phát triển tiền đề cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện Đại hoá đất nước .
63 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng nguồn lực các chính sách phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá thực trạng nguồn lực các chính sách
phát triển ngành công nghiệp VLXD .
Lời mở đầu
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ỏ Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ với việc phát triển công nghiệp là bước đột phá của sự nghiệp CNH – HDH đất nước . Trong đó ngành công nghiệp VLXD cũng đóng góp lớn vào qúa trình phát triển đó . Là ngành công nghiệp cơ bản có quan hệ và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều ngành kinh tế đặc biệt là với ngành xây dựng. Vì vậy phát triển công nghiệp VLXD chính là phát triển tiền đề cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện Đại hoá đất nước .
Phát triển công nghiệp VLXD cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng, tạo ra cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội .
Phát triển công nghiệp VLXD kéo theo các ngành sản xuất có liên quan như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, năng lượng .. Tạo sự liên kết liên ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Phát triển công nghiệp VLXD kéo theo sự phát triển của các ngành Thương mại, Dịch vụ,… Và do đặc điểm riêng của ngành nên có thể giải quyết nhu cầu việc làm của nguời dân mà không cần có trình độ cao, giải quyết các vấn đề xã hội.
Với tầm quan trọng như trên đối với nền kinh tế, ngành công nghiệp VLXD được xếp và nhóm ngành công nghiệp ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của VIệt Nam đến năm 2010. Vì vậy, phát triển công nghiệp VLXD là nhiệm vụ trọng tâm của nước ta trong những năm tới .
Phát triển công nghiệp VLXD có liên quan nhiều đến việc huy động và sử dụng nguồn lực như tài nguyên, vốn và lao động. Vì vậy phát triển các nguồn lực này là cơ sở cho công nghiệp VLXD trong những năm qua và sẽ vẫn là trọng tâm trong những năm tới nhất là trong hoàn cảnh nguồn lực nước ta đang dần cạn kiệt hay mất dần lợi thế thì vấn đề sử dụng nguồn lực cho hiệu quả là vấn đề cấp thiết đặt ra cho nước ta trong qúa trình công nghiệp hoá hiện đại hiện nay.
Thấy rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp VLXD đối với nền kinh tế Việt Nam. Yêu cầu tât yếu phải đánh giá nguồn lực và thuận lợi của Việt Nam cho phát triên công nghiệp VLXD em đã nghiên cứu khả năng nguồn lực và sử dụng nguồn lực cho phát triển công nghiệp VLXD Việt Nam trong những năm tới
Chuyên đề chia ra 3 phần :
+ Phần I: Vai trò ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng trong quá trình phát triển kinh tế .
+ Phần II: Đánh giá thực trạng về nguồn lực và các chính sách phát triển ngành công nghiệp VLXD
+ Phần III: Giải Pháp phát triển công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm 2010 .
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, em đã được sự hướng dẫn của cô giáo TS . Phan Thị Nhiệm và anh Nguyễn Anh Tuấn cán bộ Ban nghiên cứu và phát triển các ngành sản xuất thuộc Viện chiến lược và phát triển đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý về chuyên đề này.
Phần I: Vai trò ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng trong quá trình phát triển kinh tế .
I- Vai trò ngành công nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân .
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp VLXD Việt Nam .
Vật liệu xây dựng là sản phẩm quan trọng không thể thiếu để làm nguyên liệu đầu vào cho Xây dựng của các quốc gia. Có thể nói ngành sản xuất vật liệu xây dựng gắn liền quá trình xây dựng của các quốc gia trong các thời đại . Những công trình văn hoá có tự ngàn năm, cho đến những công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thuỷ lợi phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của các nước phát triển ngày nay.
ở Việt nam, sự ra đời của vật liệu xây dựng ( VLXD ) gắn liền với ngành xây dựng. Từ những di tích văn hoá lịch sử đến những cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phát triển công nghiệp. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài ngành Vật liệu xây dựng đã khảng định vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Ngay cả trong thời kỳ đất nước chiến tranh thì công nghiệp xây dựng vẫn tồn tại và phát triển. Dưới bom đạn các cơ sở sản xuất gạch, ngói ,vôi vẫn tiến hành sản xuất phục vụ cho việc khắc phục hậu quả bom đạn, đảm bảo cơ sở cho nhân dân tiếp tục sản xuất. Sau chiến tranh, khi đất nước thống nhất, cả nước trở thành công trường xây dựng, nhu cầu xây dựng tăng cao ngành VLXD lại càng phát triển hơn trong công cuộc tái thiết đất nước, ngành vật liệu xây dựng càng quan trọng và cần thiết cho nền kinh tế .
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của VLXD đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, trong những năm gần đây nhà nước ta đã đưa công nghiệp VLXD trở thành ngành trọng điểm quốc gia với nhiều ưu tiên. Ngành công nghiệp VLXD nước ta đã phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Phát huy tiềm năng trong nước, hợp tác, liên doanh với nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến kỹ thuật hiện đại của thế giới ứng dụng vào hoàn cảnh nước ta. Chúng ta đã xây dựng hàng loạt nhà máy sản xuất VLXD hiện đại, sản phẩm chất lượng cao đồng thời mở rộng ra các mặt hàng VLXD cao cấp mà trước đây phả nhập khẩu như : Kính xây dựng, gốm sứ xây dựng cao cấp, gạch Granite nhân tạo, …. Đầu tư nâng công xuất nung xi măng lên 4000 – 5000 tấn clinker/ngày đưa năng lực xi măng lên 20.000 tấn/năm gấp 7,3 lần so với năm 1990 . Các nhà máy sản gạch Ceramic , Granite nhân tạo có công xuất lò từ 1 đến 2 triệu m2/ năm, cơ giới hoá, tự động hoá cao, chất lượng sản phẩm ngang với các nước trên tiên tiến trên thế giới. Công suất thiêt kế đạt 148 triệu m2/ năm, đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Các nhà máy sứ vệ sinh cao cấp đạt công xuất 300.000 đến 600.000 sản phẩm/năm với tổng công suất là 4,8 triệu sản phẩm/năm , các nhà máy sản xuất gốm xây dựng cao cấp, gạch ngói cao cấp , kính xây dựng kính phẳng , kính phản quang, kính an toàn với tổng công xuất đạt 60 triệu m2 tiêu chuẩn/năm . các nhà máy sản xuất đã ốp lát, cẩm thạch, gạch granite thiên nhiên tấm lớn, chất lượng cao với năng lực sản xuất trên 1 triệu m2/năm, các nhà máy sản xuất tesatone, brestone hhiện đại kích thước lớn 1,2 x 2 m , các loại vật liệu hữu cơ , vô cơ, vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu composite ,v.v..
Ngày nay, thị truờng VLXD nước ta đa dạng và phong phú không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra hơn 26 nước, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng .
2. Vai trò ngành công nghiệp VLXD trong nền kinh tế quốc dân .
Công nghiệp vật liệu xây dựng là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những ngành mũi nhọn, thuộc nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010. Trong quá trình đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá công nghiệp VLXD có mối kiên hệ với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm. Sự phát triển của công nghiệp VLXD sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp. Vai trò quan trọng của công nghiệp VLXD được thể hiện qua các vai trò chủ yếu sau .
2.1 Vai trò cung cấp nguyên liệu sản xuất cho ngành công nghiệp xây dựng .
Công nghiệp VLXD cung cấp sản phẩm làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp xây dựng với chủng loại và mẫu mã ngày càng đa dạng. Từ những nguyên liệu không thể thiếu trong xây dựng như : xi măng, cát sỏi xây dựng, vôi đá xây dựng…, đến những sản phẩm cao cấp dùng trang trí như gạch ốp lát các loại, kính và thuỷ tinh xây dựng, nhựa xây dựng,… với mẫu mã và chất lượng ngày càng nâng cao .
Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập càng tăng thì nhu cầu về nhà ở của nguời dân, các khu công nghiệp hiện đại , hệ thống giao thông vận tải phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh cũng ngày càng tăng . Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần có cơ sở hạ tầng hiện đại. Những nhu cầu trên đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp VLXD nhằm chủ động nguyên liệu cho ngành xây dựng đồng thời tận dụng được lợi thế về tài nguyên , lao động dồi dào sẵn có nước ta. Việc chủ động phát triển công nghiệp VLXD sẽ đáp ững nhu cầu xây dựng rất lớn của VIệt Nam , hạn chế nhập khẩu để hạ giá thành xây dựng. Sự phát triển chậm của ngành sẽ kìm hãm các quá trình xây dựng, kìm hãm phát triển cơ sở hạ tầng từ đó gián tiếp cản trở sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.2 Công nghiệp VLXD với phát triển kinh tế xã hội .
Sự phát triển công nghiệp VLXD sẽ hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Một mặt công nghiệp VLXD cung cấp vật liệu cho xây dựng của các ngành trong đó một số ngành sử dụng với số lượng lớn như : xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi. Mặt khác công nghiệp VLXD cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành như: cơ khí chế tạo , than ,điện , dầu mỏ , khí đốt . Bên cạnh đó , khối lượng lớn đầu vào và đầu ra cho ngành được lưu thông trên thị trường thông qua hệ thống giao thông vận tải trên cả ba loại hình vận chuyển : đuờng sắt , đường thuỷ , đường bộ . Sản xuất VLXD cũng sử dụng phế thải của một số ngành như hoá chất luyện kim khai thác, chế biến dầu mỏ làm nguyên liệu sản xuất vừa tạo ra nhiều sản phẩm vật liệu cho tiêu dùng xã hội, vừa góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái đất nước . Vì vậy công nghiệp vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ phát triển liên ngành .
Sự phát triển công nghiệ VLXD sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá . Điều này không chỉ thể hiện qua việc thúc đẩy xây dựng mà thông qua phát triển ngành sẽ kéo kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất và địch vụ khác cùng phát triển như xây lắp , bao bì, các dịch vụ tư vấn, khảo sát thiết kế , thăm dò nguyên liệu , …Phát triển cơ sở sản xuất VLXD nhất là cơ sở có quy mô lớn tại địa phương cũng đồng thời hình thành nên các cơ sở hậu cần , các hoạt động thương mại , văn hoá … là những động lực cho quá trình đo thị hoá ở địa phương. Bên cạnh đó với quy mô sản xuất lớn , ngành sẽ thu hút lượng lớn lao động phổ thông tại địa phương, lao động nông nghiệp nhàn rỗi vào sản xuất vừa tận dụng được giá nhân công rẻ, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy trong khi hoạch định chiến lược phát triển kinh té xã hộ , nhiều địa phương đã xác định và lựa chọn cộng nghiệp VLXD là ngành công ngành công nghiệp quan trọng, là khâu đột phá để phát triển kinh tế địa phương mình. Trên qui mô cả nước, ngành công nghiệp VLXD cũng là ngành có thị truờng rộng mở và bền vững lâu dài . Khi xã hội càng phát triển , đời sống nâng cao, thì nhu cầu VLXD đòi hỏi ngày càng lớn, ngành công nghệp VLXD càng giữ vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế Việt Nam .
II. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngành công nghiệp VLXD .
Sự phát triển kinh tế nói chung , phát triển công nghiệp VLXD nói riêng đều tuân thủ những xu hướng chung nhất . Song không có nghĩa là giống nhau với mọi vùng kinh tế mà còn chịu nhiều tác động của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội . Sự tác động ấy có thể có lợi song cũng có thể gây ra những bất lợi đối với quá trình phát triển . Vì vậy khi xem xét quá trình phát triển cônghiệp VLXD cần phân tích cá nhân tố ảnh hưởng để có chính sách , biện pháp hát huy lợi thế và hạn chế những mặt bất lợi . Các nhân tố ảnh hưởng đến qua trình phát triển của ngành bao gồm .
1 . Nhóm những nhân tố về điều kiện tự nhiên
Đó là những nhân tố về địa lý, đất đai và tài nguyên … Những nhân tố này là rất quan trọng nhất là với ngành công nghiệp VLXD vì nó chi phối trực tiếp tới năng lực sản xuất, cơ cấu sản xuất của các cơ sở ở các vùng khác nhau . Điều kiện tự nhiên cho thấy những lợi thế tự nhiên của mỗi vùng , mỗi lãnh thổ về nguyên vật liệu, giao thông vận tải , về địa lý … Đó là những lợi thế sẵn có mà con người không thể tạo ra được . Điều kiện tự nhiên thuận lợi mở ra cho vùng khả năng sản xuất mới , tạo lợi thế khác biệt so với vùng khác .
Trong sản xuất vật liệu xây dựng thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định rất lớn đối với việc lựa chọn cơ cấu sản xuất . Vì nó cho thấy thuận lợi, tiềm năng của vùng, của địa phương quyết định tới việc lựa chọn những ngành chuyên môn hoá trong sản xuất VLXD cũng như những ngành bổ trợ cho ngành tại địa phương .Với tài nguyên phong phú , trữ lượng lớn , điều kiện khai thác thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho phát triển VLXD đa dạng , vững chắc và lâu dài ..
Vị trí địa lý kinh tế cũng là yếu tố cần xem sét khi xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu củađất nước. Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông VLXD giữa các vùng, là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới phát triển ngành .
2. Nhóm nhân tố về điều kiện xã hôị .
2.1 Nhân tố thị trường
Là nhân tố cực kỳ qua trọng, có tính chất quết định đối với việc phát triển của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp VLXD VLXD . quy luật thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết những yếu tố sản xuất , chi phối trực tiếp tới cơ cấu sản xuất . Chính nhu cầu thị trường và vật liệu xây dựng và xu thế vận động của chúng đặt ra những mục tiêu phát triển vủa ngành VLXD , đòi hỏi ngành phải cung ứng đủ vật liệu cho thị trường với nhiều chủng loại, chất lượng ngày càng cao.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị trường không hoàn toàn tác động trực tiếp và tự phát đến phát triển của ngành . Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết quá trình phát triển , tạo điều kiện hình thành thị truờng thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ .
2.2 Nhân tố vốn .
Phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp VLXD nói riêng đều đòi hỏi cần nhiều vốn. Với quy mô sản xuất lớn , yếu tố vốn được xem như chìa khoá để phát triển ngành .Yếu tố vốn, nhất là vốn đầu tư nước ngoài thường bao hàm các yếu tố khác như khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, cơ sở hạ tầng cho phát triển … do đó cần đẩy mạnh thu hút vốn trong và ngoài nước cho phát triển ngành.
Để xây dựng sơ sở công nghiệp vật liệu hiện đại , kỹ thuật công nghệ cao , tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh , tạo ra sức bật cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nhất thiết phải cần đến nguồn vốn đầu tư lớn . kinh nghiệm phát triển của cá nước đã cho thấy rõ điều đó. đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng vốn bằng cơ cấu đầu tư hợp lý .
2.3 Nhân tố khoa học công nghệ .
Đây là nhân tố tác động mạnh đến sự phát triển của ngành . Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra nhiều sẩn phẩm vật liệu mới đa dạng và phong phú, nâng cao chất lượng những sản phẩm hiện có .
Khoa học công nghệ tạo ra khả năng sản xuất mới cho ngành , đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành và làm tăng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu công nghiệp đồng thời tạo ra nhu cầu mới . Chính những nhu cầu này lại là động lực mới đòi hỏi sự phát triển của ngành .
Sự ảnh hưởng của các nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ đến phát triển công nghiệp phụ thuộc vào chính sách khoa học công nghệ của mỗi quốc gia . Việc thực hiện chính cách này là điều kiện vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc thúc đẩy cải tiến kỹ thuật sản xuất góp phần tăng năng xuất lao động , đẩy mạnh phát triển công nghiệp VLXD.
2.4 Cơ sở hạ tầng .
Cơ sở hạ tầng là điều kiện cơ bản để thu hút vốn đầu tư vào ngành VLXD . Đặc điểm là quy mô sản xuất lớn nên vai trò của vốn và cơ sở hạ tầng là rất lớn trong quá trình phát triển của ngành nhất là với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay . Cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành. Vốn đàu tư nước ngoài hàm chứa công nghệ, kỹ thuật trình độ hiện đại sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong khi nước ta chưa đủ điều kiện để khai thác và phát triển .
2.5 Yếu tố chính trị, môi trường và thể chế .
Sự ổn định về mặt chính trị xã hội là yếu tố quan trọng cho phát triển của nền kinh tế nói chung.
Các chủ trương đường lối chính sấch có ảnh hưởng rất mạnh tới sự phát triển của ngành . Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định . Một chiến lược đúng đắn , hợp lý sẽ đưa ngành phát triển đúng hướng , nhanh và bền vững . Nhà nước tạo môi trường , thể chế để khuyến khích động viên hoặc tạo ra những áp lực nhất định để các nhà đầu tư trong và ngoài nước vận động theo chiến lược phát triển đã định .
hính sách là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới phát triển ngành VLXD . Thông qua định hướng phát triển mà nhà nước có những ưu tiên, khuyến khích phát triển ngành trong chiến lược phát triển KT- XH chung .
2.6 Dân số và ngồn lao động .
Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định thực tế có tham gia lao đông ( đang có việc làm , và không có việc làm nhưng tích cực tìm việc làm . ) nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng lao động .
Lao động một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất, mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển . Sự phát triển kinh tế phản ánh tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của con người, là mục tiêu và động lực của chính sự phát triển .
Lao động là yếu tố đặc biệt nhất , nó có thể coi như yếu tố tự nhiên đồng thời cũng là yếu tố kinh tế . Số lượng và chất lượng nguồn lao động đều ảnh hưởng tới qua trình phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng .
Với đặc điểm dùng của ngành có sử dụng nhiều lao động phổ thông nên nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển ngành VLXD của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trình độ lao động quyết định tới việc tiếp thu khoa học công nghệ , phối hợp các yếu tố nguồn lực như thế nào và nắm bắt những thay đổi của thị trường để có chiến lược phát triển ngành đúng đắn .
Với Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp VLXD .
2.7 Quan hệ đối ngoại .
Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, Việt Nam lựa chọn hướng phát triển kinh tế theo xu hướng mở , Đây là cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế nói chung và ngành công ngiệp VLXD nói riêng . Mở cửa nền kinh tế sẽ thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành giúp các cơ sở hoạt động hiệu quả hơn để phát triển một cơ cấu sản xuất hợp lý , tận dụng hiệu quả nguồn lực hiện có.
Những nhân tố tác động tới phát triển công nghiệp có cả những nhân tố chủ quan và khách quan . Vì vậy phát triển công nghiệp tất yếu cần đến tác động chủ động của con người nhằm phát triển công nghiệp VLXD nhanh và đúng hướng. Sự tác động bằng các chính sách sẽ phần nào hạn chế được những mặt tác động bất lợi của mỗi nhân tố cũng như phát huy được nhiều nhất những ưu điểm của mỗi nhân tố đó .
Phần II: Đánh giá thực trạng về nguồn lực và các chính sách phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng .
I- Hiện trạng ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng .
Hiện trạng sản xuất .
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, ngành công nghiệp VLXD đã không ngừng phát triển, từ chỗ chỉ bó hẹp trong phạm vi một số sản phẩm thông dụng như : xi măng, gạch cát sỏi xây dựng … đến nay chúng ta đã có thế sản xuất hầu hết tất cả các loại sản phẩm VLXD cao cấp như : xi măng cao cấp chuyên dụng, cát trắng vàng, đá ốp lát, kính xây dựng , gỗm sứ xây dựng, đá Granite nhân tạo… đóng vai trò nâng cao giá trị sản xuất của ngành và giải quyết nhu cầu tiêu dùng của xã hội .
Về cơ sở khai thác và sản xuất các loại VLXD chính bao gồm:
Theo số liệu thống kê toàn ngành có khoảng 32.450 cơ sở tham gia sản xuất VLXD trong đó doanh nghiệp nhà nước là 486 ( Trung ương 86; địa phương 400 ) và gần 32 nghìn đơn vị trực thuộc kinh tế ngoài quốc doanh. Về cơ sở sản xuất và sản lượng các ngành như sau .
Bảng 1: Số cơ sở sản xuất và sản lượng một số sản phẩm chính trong công nghiệp VLXD .
STT
Chủng loại VLXD
Số cơ sở sản xuất
Năng lực sản xuất .
Đơn vị
1
Xi măng
87
20
Triệu tấn
2
Vật liệu xây
800-1000
45,2
Tỷ viên
3
Vật liệu lợp
700-900
94,3
Triệu m2
4
Đá xây dựng
150
25.873
Triệu m3
5
Vật liệu ốp lát
35
120
Triệu m2
6
Sứ vệ sinh
20
4,8
Triệu SP
7
Kính xây dựng
7
60
Triệu m2
8
Vật liệu chịu lửa
4
30
1000 tấn
9
Đá ốp lát
7
3,5
Triệu m2
10
Cát xây dựng
200-400
30,5
Triệu m2
Xi măng : Ngành sản xuất xi măng có khoảng 87 doanh nghiệp tham gia sản xuất gồm các cơ sở sản xuất thuộc tổng công ty xi măng Việt nam ( Xi măng Hoàng Thạch ; xi măng Bỉm sơn; xi măng Bút sơn; Hà