Đề tài Đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước kênh rạch nói chung và tại kênh Thị Nghè nói riêng

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm đời sống đối với con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng nhưng do nhận thức còn hạn chế con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đang làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước.

doc59 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước kênh rạch nói chung và tại kênh Thị Nghè nói riêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm đời sống đối với con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng nhưng do nhận thức còn hạn chế con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý thức của con người đang làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước. Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước đáng được xã hôi đặc biệt quan tâm. Thành phố chúng ta vốn rất nhiều kênh rạch, sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức nên các con kênh này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất vẻ mỹ quan và làm tổn thất rất lớn về tài nguyên nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Kênh Thị Nghè nằm trên địa bàn thành phố cũng là một trong những con kênh hiện đang ô nhiễm nặng nề. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước kênh rạch nói chung và tại kênh Thị Nghè nói riêng là việc làm cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Nghiên cứu thực trạng kênh Thị Nghè. - Xây dựng các biện pháp nhằm làm sạch và bảo vệ môi trường kênh Thị Nghè. 1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Làm sáng tỏ chất lượng nước ở khu vực kênh Thị Nghè hiện nay trên cơ sở khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá chất lượng nước ở khu vực này. Từ đó nêu lên nguyên nhân gây ra biến đổi chất lượng nước ở khu vực. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Qua kết quả nghiên cứu những chỉ tiêu về hóa học, sinh học, làm sáng tỏ hiện trạng về chất lượng nước tại khu vực kênh thị Nghè. 1.4.2. Thực tiễn Những kết quả của đề tài sẽ giúp cho việc nghiên cứu sau này nhằm đề ra các biện pháp làm sạch và bảo vệ nguồn nước cũng như khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước sau này. 1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện không thể đánh giá toàn bộ chất lượng nước ở kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè mà chỉ khoanh vùng và đánh giá một số điểm mà khả năng cho phép từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện Biên Phủ và trong địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh. Về mặt nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm trên kênh Nhiêu Lộc –Thị Nghè bằng các chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu hóa lí . Các nội dung nghiên cứu cụ thể: - Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trên kênh Thị Nghè; - Tìm hiểu các dự án trên đang tiến hành trên kênh Thị Nghè ưu và nhược điểm nếu có và có thể đề ra các biện pháp giải quyết; Hình 1.1 Bản đồ vùng kênh khảo sát 1.6. KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1. Khối lượng công việc * Thu thập tài liệu: - Các tài liệu về đặc điểm thủy văn của NL-TN - Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, Xã hội ở NL-TN - Các báo cáo về khoa học về vùng kênh NL-TN * Tiến hành khảo sát ở ven vùng kênh * Lấy mẫu * Ngoài ra còn sử dụng mẫu phân tích nước từ các đơn vị khác * Các mẫu được phân tích với các chỉ tiêu hóa lý: pH, COD, BOD5, mùi vị, chất rắn hòa tan(TDS), độ điện dẫn (EC). Các chỉ tiêu vi sinh: định lượng Coliform, E.Coli, tổng số vi sinh hiếu khí. 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập tài liệu theo phương pháp chọn lọc. - Phân tích thành phần hóa học của mẫu nước. - Đo pH bằng máy đo pH meter sension 1 của hãng HACH có 2 đầu đo: 1 đo pH và 1 đo nhiệt độ. - Đo tổng chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng bằng máy đo độ dẫn EC. - Đo nhu cầu oxy hóa học COD bằng phương pháp dichromate hoàn lưu. - Xác định nhu cầu oxy sinh học BOD bằng phương pháp oxy hóa ướt. Trong đó vi sinh vật sống giữ vai trò oxy hóa các chất hữu cơ CO2, H2O và NH3 theo phương trình tổng quát sau . CnHaObNc +(n+a/4-b/2-3c/4) O2 à nCO2 + (a/2-3c/2) H2O + cNH3 - Định lượng tổng Coliforms bằng phương pháp MPN. Trong môi trường lactose broth (giả định dương tính giả). Sau đó cấy lên môi trường BGBL xác định dương tính thật sau đó định lượng coliform theo bảng MPN. - Định lượng E.Coli bằng phương pháp MPN. Trong môi trường lactose broth (dương tính giả ) sau đó cấy chuyển qua môi trường pepton water xác định dương tính thật sau đó định lượng theo bảng MPN, sau đó xác định sinh hóa. Các 2 phương pháp trên đều là MPN 9 ống. Tổng số vi sinh hiếu khí bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường PCR ủ ở 37 0 C trong 24 h. Chương 2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NƯỚC Ô NHIỄM 2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn. Nước trên trái đất có số lượng rấl lớn. Với trữ lượng nước là 1,45tỷ km3 bao phủ 71% diện tích trên trái đất, tương đương với một lớp nước dày 2.700 m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt trái đất (bằng 510 x 1012 m2). Tổng sản lượng nước trên trái đất gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí (Hội đồng Nước thế giới). Nước không ngừng thay đổi trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nước bốc hơi ngưng tụ thành mưa, nước mưa rơi xuống các ao hồ, thủy vực hoặc tạo dòng chảy ra biển. Nhìn chung đại dương là nơi nhận được lượng mưa, tuyết rơi nhiều nhất; trung bình hàng năm lượng ngưng tụ này trên đại dương lên tới khoảng 990 mm so với 650 - 670 mm trên lục địa. Lượng mưa và tuyết rơi hàng năm trên trái đất phân bố không đều, phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, địa hình ... Hiện nay, sự suy thoái các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nước khiến cho nguồn nước sạch đang ngày một giảm sút rất nhanh chóng tại nhiều nơi. Nhận thức về nước là một tài nguyên hữu hạn, cần phải sử dụng một cách tiết kiệm là một nhận thức cơ bản cần phải nhấn mạnh cho tất cả mọi người trong việc sử dụng nước. Nước là một tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương nếu khai thác sử dụng không hợp lý. Nước trên lưu vực sông có thể tái tạo hàng năm cả về số lượng lẫn chất lượng nhờ chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên. Tuy nhiên, tài nguyên nước trên lưu vực sông cũng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các biến đổi xấu đi của các nhân tố môi trường lưu vực. Sự khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn nuớc có thể làm giảm khả năng tái tạo của nước và dẫn đến suy thoái nguồn nước của lưu vực sông. Nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế và trong sử dụng phải coi trọng giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Con người tuy nhận thức được tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của nước đối với cuộc sống, nhưng với nếp nghĩ coi nước là thứ trời cho nên thường sử dụng nước một cách tuỳ tiện và lãng phí. Phải trải qua hàng ngàn năm cho đến ngày nay, khi mà nguồn nước tại nhiều nơi đang trở nên khan hiếm và có nguy cơ cạn kiệt, đe doạ sự phát triển lâu dài của nhân loại thì con người mới nhận ra giá trị kinh tế đích thực của tài nguyên nước cũng như dầu hoả hay như bất kỳ tài nguyên quý hiếm nào khác và thấy rõ trong sử dụng cần phải coi nước như một loại hàng hoá. Đây là nhận thức mới được thế giới khẳng định trong mấy thập kỷ gần đây. Nó làm thay đổi căn bản quan điểm về sử dụng nước ngày nay so với trước đây và là cơ sở chủ yếu cho việc xây dựng chiến lược quản lý sử dụng tài nguyên nước trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp sau nữa. 2.1.1. Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự biến đổi của các thành phần trong nước không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi trường nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần như các chỉ tiêu lý hóa, đời sống của thùy sinh, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Ô nhiễm vi sinh là nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ từ đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh hoặc có hại phát triển, chủ yếu là các vi sinh vật sống trong ruột người. Chúng biến môi trường nước thành môi trường trung gian truyền bệnh gây tác động không tốt đến sức khỏe cộng đồng. 2.2. CÁC CHỈ TIÊU VI SINH VÀ Ý NGHĨA 2.2.1. Định lượng Coliform - Coliform là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose, sinh acid là sinh hơi ở 37 0C trong 24-48h. Trong thực tế phân tích coliform được định nghĩa là các vi khuẩn có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48h khi được ủ 37 0C trong môi trường canh lauryl sulphate và canh Brilliant green lactose bile salt. Nhóm coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên trong ruột người, động vật. Coliform là nhóm vi sinh vật chỉ thị: số lượng hiện diện của chúng trong nước, thực phẩm. - Coliform chịu nhiệt là những coliform có khả năng lên men lactose sinh hơi trong 24 giờ khi được ủ ở 44 0C trong môi trường canh EC. Coliform phân là coliform chịu nhiệt có khả năng sinh indole khi được ủ 24 h ở 44.50C trong canh trypton. Là 1 thành phần của hệ vi sinh đường ruột người và các động vật máu nóng khác, được sử dụng để chỉ thị mức độ vệ sinh trong thực phẩm và nước uống . 2.2.2. Tổng số vi sinh hiếu khí Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự hiện diện của oxi phân tử. Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện diện trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm. Chỉ số này được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở xem 1 mẫu khuẩn lạc là sinh khối phát triển tử 1 tế bào hiện diện trong mẫu và được biểu diễn dưới dạng 1 số đơn vị hình thành khuẩn lạc (colony forminhg unit, CFU). Chỉ tiêu tổng vi sinh vật hiếu khí được dùng để giá chất lượng của mẫu về vi sinh vật. 2.2.3. Chỉ số vệ sinh E.coli Trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải vùng du lịch, dịch vụ, khu chăn nuôi vv…. nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân người và phân súc vật. Trong đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, như tả lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Việc xác định tất cả các loài vi sinh vật có ở trong phân bị hòa tan vào nước, kể cả các vi khuẩn gây bệnh rất khó khăn và phức tạp. Trong các nhóm đó người ta chọn e.coli làm vi sinh vật chỉ thị vì: - E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ vệ sinh có nhiễm phân hay không và nó có đủ tiêu chuẩn lý tưởng cho vi sinh vật chỉ thị. - Nó có thể xác định bằng các phương pháp phân tích vi sinh vật học thông thường ở phòng thí nghiệm. 2.2.4. Giới thiệu một số vi sinh gây bệnh thường gặp trong nước: - Campylobacter:gây bệnh viêm nhiễm đường ruột, hiện diện khắp nơi đặc biệt là ở những chỗ có điều kiện vệ sinh kém, là loài vi khuẩn ưa nhiệt. Các triệu chứng ngộ độc do sinh vật này gây ra là đau nhức, tiêu chảy, sốt, đau đầu, khó chịu. Chúng thường lây lan qua nguồn nước và thực phẩm. - Shigella spp: Giống shigella thuộc họ vi khuẩn đường ruột, đối tượng lây nhiễm chủ yếu là người và động vật. Trong môi trường nước loài này có thể tồn tại hơn 6 tháng. Đây là loài vi khuẩn gây ra bệnh lỵ (tiêu chảy nhẹ đến nặng đặc biệt đối tượng gây bệnh là trẻ em và người già). - Streptococci phân: là nhóm vi khuẩn gram dương, hình cầu có đường kính khoảng 1 micromet và sống thành từng chuỗi ngắn, được tìm thấy trong ruột người và động vật máu nóng. - Pseudomonas aeruginosa: là nguyên nhân gây ra bệnh các vết thương, các bệnh về tai, tiết niệu, hô hấp … - Psesomonas aeruginosa là vi khuẩn hiếu khí gram âm không tạo bào tử hình que kích thước 0,5 x 2 micromet. Tồn tại ở nồng độ thấp 50 con/gram phân người. Pseusomonas dính bám lên các vật nổi trong nước, có nồng độ cao trong nước thải sinh hoạt >105/100ml, trong nước thải bệnh viện >106/100ml. 2.3. CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC VÀ Ý NGHĨA 2.3.1. pH pH là đại lượng đặc trưng cho tính axit hoặc bazơ của nước và được tính bằng công thức: pH = - lg [H+]. 2.3.2. Tổng chất rắn hòa tan (TDS). Nước lôi cuốn và hòa tan vô số vật chất hữu cơ vô cơ hoặc các ion kim loại theo dòng chảy. Ngoài các vật thể có kích thước lớn trong phạm vi thấy được của mắt, các vật thể còn lại sau khi nước bốc hơi tạo thành lớp cặn khô dưới đáy cốc được gọi là chất rắn hoà tan. Chất rắn tổng cộng bao gồm các thành phần: chất rắn qua lọc hay chất rắn hòa tan (TDS) và chất rắn lơ lửng. Với hàm lượng chất rắn trong nước cao gây bệnh cho người dân, làm tiêu tốn hóa chất trong xử lý nước. Hàm lượng chất rắn khuyến cáo tối đa chỉ đến 1000mg/lthấp nhất là 500mg/l. 2.3.3. Độ dẫn điện Nước tự nhiên là dung môi tốt để hòa tan hầu hết các axit ,bazơ muối vô cơ. 2.3.4. Chỉ số BOD Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn trong việc liên hệ giữa nhu cầu oxy hóa với các hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm. Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu khí. Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn. 2.3.5. Chỉ số COD Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O. COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học. Trong thực tế COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm (kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học). Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bởi sinh vật. Tỷ lệ giữa BOD và COD thường xấp xỉ 0.5-0.7 Việc xác định BOD đòi hỏi thời gian lâu hơn để xác định COD nên trong thực tế có thể xác định COD để đánh giá mức độ ô nhiễm. 2.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Hiện nay trên thế giới có nhiều các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm khác nhau nhưng do yêu cầu khách quan và hiện chúng ta đánh giá mức độ ô nhiễm ở Việt Nam nên tôi dùng các tiêu chuẩn Việt Nam quy định tiêu chuẩn nước về nước mặt và nước sông hồ. Đồng thời để thuận lợi cho công tác đánh giá, người thực hiện tham khảo thêm tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 và một số quy chuẩn của Bộ Tài nguyên ban hành. Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN: 3.1.1. Vị trí địa lý: Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè là 1 con kênh Lớn nằm trong khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Kênh bắt đầu từ quận Tân Bình chảy qua địa bàn các quận Phú Nhuận, quận 3, quận 1 và quận Bình Thạnh, kết thúc vảo nhánh sông Sài Gòn (cạnh xưởng sửa chữa tàu Ba Son). Lưu vực kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè có diện tích 3.324 ha nằm trên địa bàn 7 quận nội thành (quận 1, quận 3, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp và quận Tân Bình). Nơi đây tập trung dân cư với mật độ cao, bao gồm 2 khu vực chính: - Khu dân cư quy hoạch (Quận 1, Quận 3 và một phần quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh sát dọc kênh): khu đô thị có các đặc trưng mật độ đường giao thông cao, tương đối có quy hoạch, cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. - Khu dân cư tự phát: được hình thành do làn sóng dân nhập cư từ nông thôn đổ về do có tính chất tự phát nên cơ sở hạ tầng phát triển kém không đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị. Đây là một trong những nguồn tác động nhiều đến chất lượng môi trường nói chung và nguồn nước kênh rạch nói riêng. Bảng 3.1 Lưu vực Diện tích(ha) Daân soá (ngöôøi) Maät ñoä daân soá (ngöôøi/ha) Nhieâu Loäc-Thò Ngheø 3.324 1.200.000 361 Nguồn: Công ty thoát nước đô thị. Hình 3.1 Bản đồ Kênh Nl-TN 3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Lưu vực kênh NL-TN nằm trong TP. HCM vì vậy bị ảnh hưởng bởi khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên có nhiệt độ và độ ẩm cao, có nhiều mây, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ, thiên tai hầu như không có hoặc chỉ bị ảnh hưởng nhẹ không đáng kể. - Các mùa tương tự với khí hậu ở miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tháng 2 là tháng khô nhất. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa mưa bắt đầu với gió mùa Tây –Nam. - Lượng mưa lớn nhất trong năm là 308mm thường vào tháng 8. Những cơn mưa lớn xảy ra trong thời gian ngắn lượng mưa giảm từ dần từ thượng nguồn đến hạ nguồn các con sông trong khu vực. Mưa thường xảy ra 120-140 ngày một năm, trung bình 10-12 ngày mỗi tháng. Những trận mưa lớn gây ngập úng rộng thường xảy ra từ cuối tháng 9 đến tháng 10. Cường độ mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được ước tính lần lượt là 80 và 90 mm/h. Lượng mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được ước tính lần lượt là 114 và 128 mm. Lượng mưa về mùa mưa chiếm 95 %, lượng mưa trong mùa khô chiếm 5 % lượng mưa cả năm. Bảng 3.2 Lượng mưa bình quân Trạm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm Tân Sơn Nhất 13 4 11 48 208 313 296 371 327 274 118 46 1929 Nhà Bè 7 0 6 21 167 267 229 220 255 181 65 15 1433 Nguồn: Viện tài nguyên và môi trường. - Lượng nắng trung bình hàng năm 6,2 giờ mỗi ngày, với lượng nắng tối đa là 8 giờ vào tháng 2, 3 và tối thiểu là 5 giờ vào tháng 10. Lượng mây thay đổi trung bình từ 65-80 % vào tháng 7, 8, 9 và 40 % vào tháng 2. Sấm sét, giông gió thường có vào mùa mưa khoảng 6,7 ngày/tháng nhưng hiếm xảy ra vào các tháng còn lại. - Nhiệt độ không khí ít thay đổi giữa các tháng trong năm, biên độ dao động trong khoảng 5 -7 0 C. Nhiệt độ trung bình năm là 27 0C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm tương đối lớn (khoảng 7 -10 0C và 5-90C vào mùa mưa). - Độ ẩm trung bình năm là 78 %, vào mùa mưa là 85 %, mùa khô là 75 %. Độ ẩm tối đa có thể lên tới 99 % tối thiểu là 30 % . Vào các tháng mùa khô, độ ẩm giảm. - Độ bay hơi trung bình hàng năm ghi nhận bằng ống piche ước tính khoảng 1.300 mm. Độ bay hơi hàng tháng có thể lên đến 130-160 mm/tháng vào mùa khô và 70-90 mm/tháng vào mùa mưa. Sự bay hơi dưới ánh nắng cao hơn 1,3 lần so với giá trị đo bằng ống Piche (1600-1800 mm). Bảng 3.3 Độ ẩm tương đối tại TP HCM tháng Độ ẩm tương đối (%) Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất 1 77 99 23 2 74 99 22 3 74 98 20 4 76 99 21 5 83 99 33 6 86 100 30 7 87 100 40 8 86 99 44 9 87 100 43 10 87 100 40 11 84 100 33 12 81 100 29 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP.HCM. - Chế độ thủy văn: kênh NL-Tn đây cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi chế độ thủy văn từ sông Sài Gòn. Thủy triều ở Tp.HCM theo chế bán nhật triều có 2 đỉnh triều cao và một đỉnh triều thấp (một cao một thấp) và 2 đáy triều (một cao, một thấp). Khác biệt giữa mực nước triều cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,7 - 3,3 m ở gần Tp HCM và 2,5 – 4m ở các cửa sông. Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 15-17 ngày. Gồm 5 - 7 ngày triều cường và 3 - 5 ngày triều ròng. Thời gian triều lên vào khoảng từ 15-20 giờ trong khi đó thời gian triều xuống chỉ vào khoảng 4-8 giờ điều này không có lợi cho hệ thống thoát nước mưa. Có 3 chu kỳ triều mỗi năm: Chu kỳ triều cao vào các tháng 9, 10, 11, 12. Chu kỳ triều thấp vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8. Chu kỳ trung bình vào các tháng 1, 2, 3. Hàng tháng lại có hai kỳ triều cường theo chu kỳ mặt trăng vào các ngày 1, 2, 3, 4, 14, 15, 16, 17, (theo chu kỳ âm lịch) và 2 kỳ triều kém vào các ngày này. Biên độ triều khá lớn ít biến động qua nhiều năm tại trạm đo Phú An biên độ triều trung bình vào khoảng 1,7 - 2,5 m cao nhất là 3,95m. Độ chênh lệch biên độ ở các tần suất khác nhau nhỏ vào khoảng 20-30 cm. Do kênh NL-TN có lòng kênh nhỏ hẹp, nông, bị lấn chiếm và ảnh hưởng của chất thải nên đã cản trở đến dònh kênh, mặt khác do cao độ địa hình thay đổi nhanh ảnh hưởng của thủy triều suy giảm mạnh nên nước lắng đọng gây ô nhiễm trong lòng kênh. Hình 3.2 Mô hình hình thành dòng
Tài liệu liên quan