Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức là công việc mà đòi hỏi các cấp, các ngành phải thực hiện thường xuyên và liên tục, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý; trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình cải cách hành chính nhà nước.
Đề tài khoa học được kết cấu gồm ba phần:
1. Cơ sở lý luận của công tác đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
2. Thực trạng đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh bình phước
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh bình phước.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bố trí cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỐ TRÍ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC
TS. Bùi Quang Xuân
1. Ý kiến nhận xét Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức là công việc mà đòi hỏi các cấp, các ngành phải thực hiện thường xuyên và liên tục, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý; trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình cải cách hành chính nhà nước.
Đề tài khoa học được kết cấu gồm ba phần:
1. Cơ sở lý luận của công tác đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
2. Thực trạng đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh bình phước
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh bình phước.
Công tác đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số là một vấn đề đang được các cấp, các ngành, các nhà khoa học hết sức quan tâm, đặc biệt một số tỉnh Tây bắc, Tây nguyên có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang nghiên cứu đề tài khoa học về đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, trong đó có những đề tài nghiên cứu đã áp dụng, được đăng trên thông tin đại chúng với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, nhiều nội dung phong phú, thể hiện qua nhiều nội dung, nhiều tác giả viết về người dân tộc thiểu số.
- Cơ hội và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO của Viện Dân tộc, Ủy Ban Dân tộc - Nhà xuất bản lý luận chính trị.
- Kỷ yếu Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước lần I năm 2010 và lần II năm 2015.
- Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành.
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số nước ta thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TS. Hoàng Hữu Bình đăng trên Tạp chí Dân tộc - số 117/2010.
- Tính đặc thù của công tác dân tộc và một số vấn đề đặt ra của ThS. Nông Hồng Thái đăng trên Tạp chí Dân tộc.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc ở tỉnh Lạng Sơn - Thực trạng và đề xuất về nhu cầu bồi dưỡng của Vi Hữu Bình - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn đăng trên cổng thông tin điện tử của Học Viện Dân tộc.
- Tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật của các số liệu qua kết quả điều tra, khảo sát và các nguồn tư liệu khác được sử dụng vào các báo cáo khoa học của nhiệm vụ:
Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp; đẩy mạnh việc tổ chức các trường mẫu giáo công lập; mở rộng việc dạy chữ dân tộc. Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên, cử tuyển dành cho con em các dân tộc và học tại các trường đại học, cao đẳng; mở thêm trường dự bị đại học dân tộc ở khu vực miền trung và Tây Nguyên. Nghiên cứu tổ chức hệ thống trường chuyên đào tạo, bồi dưỡng trí thức và cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp với quy định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý các cấp. Ở địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số; đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc. Trong những năm trước mắt, cần tăng cường lực lượng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đến công tác ở vùng dân tộc, nhất là các địa bàn xung yếu về chính trị, an ninh, quốc phòng; coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự làm nguồn cán bộ bổ sung cho cơ sở; nghiên cứu sửa đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm và các cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ công tác ở vùng dân tộc và miền núi, nhất là những cán bộ công tác lâu năm ở miền núi, vùng cao. Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phươngtrong việc thực hiện chính sách dân tộc. Một số sở, ngành cần tổ chức bộ phận và có cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc.
Về cơ sở tài liệu thực hiện đề tài:
- Hội đồng Dân tộc, Báo cáo số 840/BC-HĐDT13 của Hội đồng Dân tộc: Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo, sử dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS đến năm 2013, Hà Nội, tháng 11/2014.
- Lê Mậu Lâm, Văn Toán, Tiểu Phương, Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số (kỳ 2), Báo Nhân dân điện tử, ngày 15/6/2017.
- Bộ Nội vụ, Đề án Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới, Hà Nội, 2015.
- PGS.TS Trần Thị Kim Dung, (2009) “Giáo trình quản trị nhân lực”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
- Ths. Nguyễn Văn Điềm - PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (Đồng chủ biên), (2010), “Giáo trình quản trị nhân lực”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Thực tiễn ở tỉnh có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học như đề tài nghiên cứu tập tục du canh, du cư của người dân tộc thiểu số, đề tài khoa học nghiên cứu già làng trưởng bản người dân tộc thiểu số, đề tài khoa học nghiên cứu phong tục, tập quán, văn hóa của người dân tộc S’tiêng, nhưng đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học về công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. Việc Sở Nội vụ chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước” nhằm đánh giá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong các cơ quan, đơn vị.
Nhiều tư liệu và bài nghiên cứu của các nhà khoa học rất có già tri được đề cập trong đề tài. Đó là một sự rủi nhưng cũng chính là điều may cho người viết đề tài vì không bị lệ thuộc vào những trang viết của các học giả bậc thầy để từ đó có thể đưa ra những suy nghĩ độc lập và hồn nhiên của riêng mình. Tôi đã lấy làm thích thú ở một số trang viết của khóa luận với những đánh giá, phân tích và tổng hợp mang tính chủ quan như thế.
Với nhận thức ấy, tôi đánh giá cao đề tài của bản khóa luận này.
- Về khái niệm, thuật ngữ và văn phong trong báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu nhiệm vụ:
3. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài khoa học là hợp lí. Từ phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp tiếp cận xã hội, lịch sử đến phương pháp tổng hợp đã được thực hiện tốt. Cụ thể:
Phương pháp luận: Sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng để tổng hợp, tra cứu, hệ thống các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Tài liệu gồm tài liệu của Trung ương, của tỉnh ban hành về đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, tài liệu do giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà khoa học nghiên cứu qua các công trình nghiên cứu khoa học và đã đưa vào sử dụng.
Phương pháp điều tra xã hội học: Bằng công tác điều tra phiếu khảo sát xã hội học, từ đó tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu (Tổng số phiếu điều tra khảo sát là 1098 phiếu gồm 366 phiếu điều tra cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, 366 phiếu điều tra xã hội học và 366 phiếu phỏng vấn sâu).
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo một số ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý của các đồng chí là lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc- HĐND tỉnh, UBND huyện, UBND xã và các nhà trí thức tại buổi tọa đàm, hội thảo khoa học. Phương pháp này bảo đảm tính chuẩn xác và chất lượng nội dung nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Thông qua nghiên cứu, xử lý, phân tích, đánh giá các số liệu để phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài (Dựa vào thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số và đưa ra các giải pháp nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị đội ngũ cán bộ, công chức).
Nhiều trang viết thể hiện được sự phân tích sâu sắc và thực tiễn. Có cảm nhận người viết rất tâm huyết với vấn đề nghiên cứu, vì thế mà lí giải vấn đề ở nhiều chỗ khá chắc chắn. Đó là một điểm đáng khen của đề tài khoa học.
- Về cấu trúc nội dung của báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu nhiệm vụ:
Qua nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có những đặc điểm sau:
Tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp còn thấp so với tỷ lệ dân số người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số không đồng đều giữa các cấp, các cơ quan, càng ở cấp cao số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số càng thấp. Đội ngũ viên chức sự nghiệp người dân tộc thiểu số làm việc trong ngành giáo dục, y tế, khối đoàn thể, khối ngành kinh tế, kỹ thuật còn ít. Còn tồn tại tình trạng mất cân đối giữa các nhóm người dân tộc thiểu số trong đội ngũ cán bộ công chức.
Chất lượng cán bộ công chức người dân tộc thiểu số còn thấp, được đào tạo về lý luận chính trị còn ít, đặc biệt là đối với số cán bộ chuyên trách cấp xã, tỷ lệ đạt chuẩn về quản lý nhà nước còn thấp. Năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý của cán bộ tại chỗ ở một số địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở cơ sở. Năng lực, trình độ của một số cán bộ công chức người dân tộc thiểu số còn hạn chế, vẫn còn một số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số chưa mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên; hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức được đào tạo vào thực tế chưa cao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số còn chưa đáp ứng với nhu cầu công việc thực tế, chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số chưa cao, do sự tiếp thu của người dân tộc thiểu số có phần chậm hơn, nhưng chưa bố trí được các lớp riêng. Một số chuyên ngành thiếu cán bộ nhưng không có nguồn để tuyển dụng (như ngành y tế, luật, kinh tế, kỹ thuật,...), trong khi vẫn còn một tỷ lệ khá lớn học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ra trường không có việc làm do chuyên ngành đào tạo không phù hợp hoặc tuyển dụng chỉ tiêu quá ít, thi tuyển không cạnh tranh được. Chưa có quy định cụ thể về ưu tiên tuyển dụng, đặc cách vào công chức, viên chức đối với đối tượng người dân tộc thiểu số tại địa phương (thường gọi là dân tộc tại chỗ). Vẫn còn tình trạng sinh viên được cử đi đào tạo theo chế độ cử tuyển, tốt nghiệp ra trường về địa phương chưa bố trí được việc làm, gây áp lực lớn cho công tác tuyển dụng trong các cơ quan, đơn vị ở các địa phương.
Việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số còn chưa được quan tâm, chú trọng thực hiện tốt, nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận, đoàn thể các cấp có ít hoặc không có cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số, mặc dù tỉnh Bình Phước có 19,06% dân số là người dân tộc thiểu số.
Công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý nhìn chung còn nhiều hạn chế, việc tạo nguồn, quy định tỷ lệ cho từng chức danh lãnh đạo ở các cấp, đặc biệt là tỷ lệ đội ngũ lãnh đạo, quản lý nữ người dân tộc thiểu số ở các địa phương, cơ sở có đông đồng bào dân tộc thiểu số chưa được thực hiện tốt. Nhìn chung, càng ở cấp lãnh đạo cao và ở các địa phương có nền kinh tế phát triển hơn thì đội ngũ cán bộ lãnh đạo người dân tộc thiểu số càng ít.
Cơ chế, chính sách riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số của tỉnh còn hạn chế, nhiều chính sách trung ương đã ban hành nhưng tỉnh còn chậm triển khai thực hiện. Tỉnh chưa có chính sách quy định riêng về tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, nhất là quy định về số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số nên các đơn vị còn gặp khó khăn trong công tác triển khai thực hiện.
Cấu trúc và hình thức trình bày của đề tài hợp lí và có tính chỉnh thể cao. Hành văn chặt chẽ, mạch lạc ít lỗi ngữ pháp.
2. Ý kiến nhận xét về sản phẩm khoa học của nhiệm vụ:
2.1. Ý kiến nhận xét về từng sản phẩm (Kiến nghị khoa học; dự báo khoa học; giải pháp khoa học; đề án quy hoạch, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội; mô hình tổ chức, quản lý, phát triển xã hội; hình thức khác):
a) Về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt đối với sản phẩm:
- Xác định tên, nội dung của sản phẩm rõ ràng, cụ thể;
- Xác định đối tượng, địa chỉ và nơi tiếp nhận rõ ràng, cụ thể;
- Có cơ sở khoa học và thực tiễn;
- Có ý nghĩa tác động đến phát triển kinh tế-xã hôi;
- Xác định rõ phương án, lộ trình về tổ chức, thực hiện.
- Có tính hiện thực và khả thi trong việc ứng dụng, chuyển giao;
b) Về giá trị khoa học; về giá trị thực tiễn của từng sản phẩm:
Có được thành công đó, trước hết là do các nhóm nghiên cứu đã chọn đúng hướng đi, tập trung nghiên cứu các vấn đề trọng tâm, đảm bảo có tính ứng dụng cao trong thực tiễn hoạt động và định hướng phát triển của như: Công tác tuyên truyền về biển đảo trong thông tin đối ngoại; mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan thường trú trọng điểm trong nước; đổi mới công tác bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên, đáp ứng yêu cầu phát triển thông tin đa phương tiện; các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; giải pháp nâng cao chất lượng tuyến tin phản hồi, chỉnh hướng, bác bỏ thông tin sai lệch trên các sản phẩm thông tin trong nước; đổi mới cách tiếp cận và truyền tải thông tin đối với đồng bào dân tộc và miền núi; chuẩn hóa cách sử dụng danh từ riêng tiếng nước ngoài trong tin tức của TTXVN hiện nay; nâng cao hiệu quả công tác phát hành các ấn phẩm báo, bản tin in trong bối cảnh hiện nay...
2.2. Ý kiến nhận xét về từng kết quả đào tạo cán bộ khoa học:
Tôi nhất trí cao:
2.2.1. Đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số trong những năm qua không ngừng được đẩy mạnh. Nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng chức danh đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng vào giải quyết công việc. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, công chức dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống chính trị tại địa phương.
2.2.2. Bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số được bố trí công tác phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đã trưởng thành và được bầu giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý tại địa phương góp phần tuyên truyền, vận động đồng bào, dân tộc mình chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2.2.3. Về 8 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bố trí cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Giải pháp 1: Đảng và Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, đề ra các chủ trương, đường lối trong việc thực hiện công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
Giải pháp 2: Triển khai thực hiện đề án đã được chính phủ ban hành (Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016) về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.
Giải pháp 3: Hoàn thiện thể chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
Giải pháp 4: Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cho cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
Giải pháp 5: Phát triển mạnh mẽ về số lượng, đảm bảo chất lượng.
Giải pháp 6: Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách liên quan đến cử tuyển đối với người dân tộc thiểu số.
Giải pháp 7: Triển khai có hiệu quả các chính sách về thu hút, trọng dụng, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
Giải pháp 8: Phát huy vai trò giám sát, phản biện của các Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, của quần chúng nhân dân để kịp thời phát hiện các sai lầm, khuyết điểm, kịp thời sửa chữa, khắc phục cũng như ghi nhận các ý kiến phản hồi để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số.
3. Ý kiến nhận xét về tiến độ thực hiện nhiệm vụ:
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số từ tỉnh đến cơ sở ở tỉnh Bình Phước. Từ thực trạng, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, đánh giá và đề xuất các giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bố trí sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong các cơ quan hành chính.
Phạm vi và quy mô điều tra của đề tài: Điều tra, khảo sát 02 đối tượng là cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số đang công tác ở UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn và cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn.
Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ năm 2011 đến năm 2017.
Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước
4. Nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ
a) Về những đóng góp khoa học mới của nhiệm vụ:
- Cơ sở khoa học và tính trung thực của từng kết quả nghiên cứu mới:
Do đặc điểm về địa hình, dân cư, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, do những điều kiện khách quan và chủ quan nên các vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ở vùng miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước phải là một trong những lực lượng có vai trò quan trọng trong tham gia giải quyết các vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới.
- Giá trị khoa học và đóng góp của kết quả nghiên cứu mới vào việc phát triển lý thuyết, lý luận hiện có:
Có thể thấy, việc nghiên cứu làm rõ những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bố trí cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước là cơ sở lý luận quan trọng để xác định những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặt khác, chỉ có trên cơ sở nhận thức đầy đủ vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số hiện nay mới phát huy tốt vai trò, chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng đơn vị và tham gia vào các hoạt động khác ở địa phương cơ sở.
- Giá trị thực tiễn và dự kiến triển vọng tác động xã hội từ kết quả nghiên cứu mới của nh