Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới.
124 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty TNHH Phúc Sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Cũng như câu nói “Thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào.
Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí… trong đó mặt hàng nông sản chiếm phần quan trọng đưa Việt Nam lên giữ vị trí ưu thế trên thế giới về xuất khẩu. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa…
Công Ty TNHH Phúc Sinh là một trong những công ty phát huy thế mạnh về nông sản với các hoạt động chính như kinh doanh và xuất khẩu. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu mà công ty đang chú trọng đó là xuất khẩu trong đó xuất khẩu các mặt hàng như cà phê, gạo, nông sản và gia vị…với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao.
Thị trường toàn cầu ngày nay cạnh tranh mạnh hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử. Việc chiếm suất trong ngôi đầu ngày càng trở nên khó khăn và khốc liệt. Người tiêu dung ngày càng trở nên khó tính. Vì chính những điều như vậy mà đồng tiền chi ra càng phải đạt được hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài Luận Văn Tốt Nghiệp là:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu tại công ty TNHH Phúc Sinh”
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu (XK) sang các nước đang gặp nhiều khó khăn bất cập vì gặp nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ… nên một số công ty XK đang phải cố gắng để khắc phục những điều nan giải. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
Phân tích tình hình XK của công ty trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty làm cơ sở hoạch định chiến lược mới.
Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XK của công ty.
Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với những mục tiêu được đề ra như trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau:
· Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Trong phân tích thường hay sử dụng 2 kỹ thuật so sánh:
So sánh theo chiều dọc: thường được chọn một chỉ tiêu cơ bản làm gốc, sau đó chia giá trị của các chỉ tiêu còn lại cho chỉ tiêu năm gốc để thấy được cơ cấu phần trăm giữa các chỉ tiêu. Ta nên chọn “Doanh thu thuần” làm chỉ tiêu gốc với kết cầu 100%. Như vậy ta có thể tính được kết cấu % của các chỉ tiêu còn lại ở các năm liên tục. Sau đó so sánh sự biến động.
So sánh theo chiều ngang: dùng bảng chia cột tuyệt đối và tương đối
Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: để thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.
Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.
· Phương pháp chi tiết (phân tổ): chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu hay còn gọi là chi tiết theo nội dung. Phương pháp chi tiết thường đi đôi với phương pháp tổng hợp. Khi phân tích ta tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu (hay yếu tố) cấu thành sau đó so sánh sự biến động của các tỷ trọng trên.
· Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
· Phương pháp nghiên cứu Marketing: sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.
· Phương pháp phân tích tài chính: dùng các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu việc kinh doanh XK nông sản trong phạm vi công ty Phúc Sinh để nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào (tăng hay giảm), có những thuận lợi và khó khăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai.
Dựa vào số liệu do công ty cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là 2006, 2007, 2008 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Chương 1 : Cơ sở lý luận.
Chương 2 : Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Phúc Sinh.
Chương 3 : Đánh giá thực trạng kinh doanh xuất khẩu công ty TNHH Phúc Sinh từ năm 2006-2008.
Chương 4 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty TNHH Phúc Sinh.
CHƯƠNG 1
1.1 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1.1.1 Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu
Khái niệm
Xuất khẩu (XK) là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước.
Nếu xem xét dưới góc độ kinh doanh quốc tế thì XK là hình thức cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp (DN) khi bước vào kinh doanh quốc tế. Các DN luôn hướng tới XK sản phẩm của mình ra nước ngoài. XK còn tồn tại ngay cả công ty đã thực hiện được các hình thức cao hơn trong kinh doanh quốc tế. Các lý do để một công ty thực hiện XK là:
Tận dụng ưu thế của công ty.
Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do tăng khối lượng.
Nâng cao được lợi nhuận của công ty.
Giảm được rủi ro tối thiểu hóa sự dao động của nhu cầu.
Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, trên thị trường còn ít đối thủ cạnh tranh hay năng lực của DN kinh doanh quốc tế chưa đủ để thực hiện hình thức cao hơn thì hình thức XK thường được lựa chọn, bởi vì so với đầu tư thì rõ ràng XK đòi hỏi một lượng vốn ít hơn, rủi ro thấp hơn và đặc biệt hiệu quả kinh tế trong thời gian ngắn.
Kinh doanh XK thường diễn ra dưới các phương thức sau:
Xuất khẩu ủy thác
Hoạt động XK ủy thác là hoạt động hình thành giữa một DN trong nước có nhu cầu xuất khẩu một số loại hàng hóa nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu đã ủy thác cho một DN có chức năng giao dịch ngoại thương tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tục XK hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí ủy thác.
Trong hoạt động XK ủy thác, DN nhận ủy thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ do không phải tiêu thụ hàng mà chỉ phải đứng ra thay mặt bên ủy thác tìm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục XK hàng hóa cũng như thay mặt bên ủy thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
Xuất khẩu tự doanh
XK tự doanh là hoạt động XK độc lập của DN kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo kinh doanh XK có lãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế.
Trong xuất khẩu tự doanh, DN phải đứng mũi chịu sào trước tất cả mọi việc. DN phải xem xét một cách kỹ càng từ bước nghiên cứu thị trường đến việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng vì DN phải tự bỏ vốn của mình ra, chịu mọi chi phí và rủi ro có thể xảy ra.
Xuất khẩu liên doanh
Đây là hoạt động XK hàng hóa trên cơ sở liên hết một cách tự nguyện giữa các DN nhằm phối hợp khả năng để cùng nhau giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan liên quan đến hoạt động XK, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất cả các bên, cùng chia lãi và chịu lỗ.
So với hình thức xuất khẩu tự doanh thì trong hình thức này, DN ít chịu rủi ro hơn vì mỗi DN liên doanh chỉ góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng phân thep số vốn góp.
Xuất khẩu đổi hàng
XK đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, thanh toán theo hình thức này không dùng tiền mà chuyển bằng hàng hóa.
Để thực hiện được hình thức này thì hàng hóa nhập và hàng hóa xuất phải tương đương nhau về giá trị, tính quý hiếm và cân bằng về giá cả, bạn bán hàng và mua là một.
Vai trò của xuất khẩu
+ Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu (NK) phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của nước ta. Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay vốn và viện trợ… tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa là XK.
+ XK đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Có hai cách nhìn nhận tác động của XK với sản xuất và chuyển dịch kinh tế.
* Một: XK chỉ là việc tiêu thụ sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá tiêu dùng nội địa . Trong trường hợp kinh tế còn quá lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ chủ động chờ ở sự “Thừa ra” của sản xuất thì XK sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm.
* Hai: coi thị trường là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất.
- XK tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển. Khi chúng ta XK một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự phát triển của các ngành khác phục vụ cho việc XK mặt hàng này. Chính điều này làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi một cách đồng bộ không có sự mất cân đối giữa các ngành với nhau.
- XK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất và phát triển ổn định.
- XK tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói tới XK là điều kiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo năng lực sản xuất mới.
- XK chính là việc hàng hóa được tiêu dùng ở nước ngoài, chịu sự canh tranh về giá cả, chất lượng. Do đó yêu cầu DN phải tận dụng mọi năng lực sản xuất hiện có để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng càng nhiều càng tốt nhưng phải có mức giá hợp lý để cạnh tranh với các DN khác cũng như lợi nhuận cho mình. Điều này sẽ làm cho DN luôn cố gắng để sản xuất có hiệu quả tăng cường với đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.
+ XK có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện nay việc trăm hàng trăm triệu người lao động đang đổ xô về thành thị đã gây ra nhiều vấn đề xã hội và làm cho sự quản lý nhà nước thêm khó khăn. Nó cũng chứng tỏ người dân đặc biệt là vùng nông thôn đang thiếu việc làm một cách trầm trọng. XK đã giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, tạo thu nhập và cải thiện đời sống dân cư. Đồng thời XK cũng đóng góp vào ngân sách quốc gia một nguồn vốn ngoại tệ đáng kể dùng để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được nhằm phục vu nhu cầu ngày càng cao của người dân.
+ XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Chúng ta có thể thấy rõ các quan hệ kinh tế đối ngoại và XK có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động XK có sớm hơn hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, XK thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng XK.
Nhiệm vụ của XK
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…)
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng XK để tăng nhanh khối lương và kim ngạch XK.
- Tạo ra những nhóm mặt hàng (nhóm hàng) XK chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
Ý nghĩa của xuất khẩu
- XK là hoạt động quốc tế đầu tiên của một DN, là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại tệ phục vụ cho NK nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của người dân.
- Thông qua XK, hàng hóa của các DN trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các DN phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế. Kết quả là một số DN sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi nhuận, nền kinh tế của một quốc gia phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng.
Hiệu quả hoạt động XK
Hiệu quả hoạt động XK chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là phương hướng cơ bản để xác định phương hướng hoạt động XK. Không thể đánh giá được mức độ đạt hiệu quả kinh tế của hoạt động XK khi mà bản thân phạm trù này chưa được định rõ bản chất và những biểu hiện của nó. Vì vậy, hiểu đúng bản chất của hiệu quả kinh tế XK cũng như mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh tế XK của mỗi thời kỳ là vấn đề có ý nghĩa thiết thực không những về lý luận thống nhất quan niệm về bản chất của hiệu quả kinh tế XK mà còn là cơ sở để xác định các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế XK, xác định yêu cầu đối với việc đề ra mục tiêu và biện pháp nâng cao hiệu quả của kinh tế ngoại thương.
Quan niệm phổ biến cho rằng hiệu quả kinh tế XK là kết quả của quá trình sản xuất trong nước, nó được biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Trong thực tiễn có người cho rằng hiệu quả kinh tế XK chính là số lợi nhuận thu được thông qua XK. Những quan niệm trên bộc lộ một số mặt chưa hợp lý.
Một là, đồng nhất hiệu quả và kết quả.
Hai là, không phân định rõ bản chất và tiêu chuẩn hiệu quả XK với các chi tiêu biểu hiện bản chất và tiêu chuẩn đó.
Cần phân biệt rõ khái niệm “kết quả” và “hiệu quả” . Về hình thức hiệu quả là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện nó tạo ra ở mức nào và với chi phí bao nhiêu.
Mỗi hoạt động trong sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ nói riêng là phải phấn đấu đạt được kết quả, nhưng không phải là kết quả bất kỳ mà phải là kết quả có mục tiêu và có lợi ích cụ thể nào đó. Nhưng kết quả có được ở mức độ nào với giá nào đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Vì vậy, đánh giá hoạt động kinh tế XK không chỉ là đánh giá kết quả mà cỏn là đánh giá chất lượng của hoạt động để tạo ra kết quả đó. Vấn đề không phải chỉ là chúng ta XK được bao nhiêu tỷ đồng hàng hóa mà còn là với chi phí bao nhiêu để được kim ngạch XK như vậy. Mục đích hay bản chất của hoạt động XK của hoạt động XK là với chi phí XK nhất định có thể thu được lợi nhuận lớn nhất. Chính mục tiêu đó nảy sinh vấn đề phải xem lựa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất.
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh tế =
Chi phí đầu ra
Từ cách nhìn nhận trên ta thấy các chỉ tiêu hàng hóa xuất khẩu, tổng trị giá hàng hóa XK chỉ là những chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động XK chứ không thể coi là hiệu quả kinh tế của hoạt động XK được, nó chưa thể hiện kết quả đó được tạo với chi phí nào.
Doanh thu ngoại tệ do XK đem lại
Hiệu quả XK =
Chi phí liên quan đến hoạt động XK
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì còn rất trừu tượng và chưa chính xác. Điều cốt lõi là chi phí cái gì, bao nhiêu và kết quả được biểu hiện như thế nào. Trong hoạt động XK, kết quả đầu ra thể hiện bằng số ngoại tệ thu được do XK đem lại và chi phí đầu vào là toàn bộ chi phí DN đã bỏ ra nhưng có liên quan đến hoạt động XK bao gồm chi phí mua hoặc sản xuất gia công hàng XK, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí sơ chế, tái chế hàng XK và những chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp khác gắn với hợp đồng XK. Từ đó ta có công thức tính hiệu quả XK như sau:
Sự cần thiết phải phân tích tình hình và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Việc phân tích tình hình XK được thực hiện sau mỗi kỳ kinh doanh sẽ giúp DN kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch XK mà DN đã đề ra ở kỳ kế hoạch.
Phân tích tình hình XK ngay trong khi thực hiện kế hoạch XK giúp DN phát hiện ra những thay đổi bất thường có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện kế hoạch XK cũng như gây tổn thất cho DN về mặt kinh tế, những khó khăn mới nảy sinh cản trở tiến trình thực hiện XK.
Phân tích hiệu quả XK sẽ cung cấp những thông tin chính xác về kết quả kinh doanh, các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, từ đó tìm ra những chính sách biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân tích tình hình và hiệu quả XK là cơ sở khoa học để cho việc đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh ở kỳ tiếp theo.
1.1.2 Kênh phân phối
Khái niệm
Các kênh phân phối có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng.
Sơ đồ 1.1: Hệ thống kênh phân phối
Đại bản doanh marketing quốc tế của người bán
Người bán
Các kênh ở nước ngoài
Người mua
cuối cùng
Các kênh giữa các quốc gia
(Nguồn: Trần Thị Ngọc Trang. Marketing quốc tế. NXB Tài chính 2006)
Sự cần thiết phải có kênh phân phối
Việc sử dụng kênh phân phối đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo phân phối hàng rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu.
Tiết kiệm được khối lượng công việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn.
1.1.3 Quản lý chất lượng
Chất lượng được phản ánh thông qua các đặc trưng, những thuộc tính riêng biệt nói lên một đối tượng nào đó. Để sản phẩm đạt chất lượng thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thì sản phẩm đó phải tạo nên từ nhiều yếu tố, nhiều điều kiện trong chu kỳ sống của sản phẩm như: chất lượng nghiên cứu thị trường, chất lượng thiết kế, chất lượng nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất đến bảo dưỡng sản phẩm.
Nói cách khác, chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất, hoạt động của một DN do nhiều yếu tố tác động như:
Chất lượng Marketing
Chất lượng nguyên phụ liệu, năng lượng
Chất lượng sản xuất
Chất lượng cung ứng
Chất lượng dịch vụ hậu mãi
· Một số bài học kinh nghiệm về chất lượng sản phẩm
Bài học thứ nhất : quan niệm về chất lượng
“Vấn đề của chất lượng không phải ở chỗ mọi người không biết đến nó, mà chính là họ cứ tưởng là họ đã biết”. Điều đó thể hiện qua các khẩu hiệu:
Năng suất, chất lượng, hiệu quả. Chất lượng là sự sống còn của DN. Chất lượng là trách nhiệm và lương tâm của người thợ. Nhưng thực chất chỉ là câu khẩu hiệu nhắc nhở suông và sẽ không đạt được hiệu quả gì nếu DN không gắn liền về chất lượng của mọi thành viên trong tổ chức. Như vậy, khi bàn về chất lượng, chúng ta đứng trước vấn đề: con người liên quan tới chất lượng. Sai lầm của con người là dùng từ “chất lượng” để định nghĩa khái niệm tương đối của sự vật trong các khái niệm như là “chất lượng tốt” hay là “chất lượng xấu”. Để đánh giá chất lượng cần thay đổi bằ