Nước là một tài nguyên rất quý giá đối với đời sống con người. Để phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, việc đánh giá tài nguyên nước là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nó sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định quy hoạch đúng đắn để khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên này. Trong số các nguồn tài nguyên nước thì tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam nói chung thường có chất lượng tốt, được xem là nguồn dự trữ cho các nhu cầu sử dụng đặc biệt là sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng nước dưới đất mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội.
79 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tiềm năng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trưởng bền vững - Nguyễn Thu Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Thu Hiền
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ
PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỞNG BỀN VỮNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Anh
Hà Nội -2009
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 5
1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên..............................................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo - thổ nhưỡng...........................................6
1.1.3. Khí hậu..................................................................................................5
1.1.4. Hệ thống sông ngòi ...............................................................................7
1.1.5. Thảm thực vật .......................................................................................8
1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị ...................................9
1.2.1. Dân số ...................................................................................................9
1.2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh.......................................................................10
1.2.3. Nông – lâm nghiệp..............................................................................10
1.2.4. Công nghiệp ........................................................................................10
1.2.5. Y tế - Giáo dục.....................................................................................10
1.2.6. Mạng lưới giao thông..........................................................................11
1.3.Tổng quan về nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Trị . ....11
CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................14
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN MIỀN ĐỒNG BẰNG
TỈNH QUẢNG TRỊ..............................................................................................14
2.1. Đặc điểm địa chất......................................................................................14
2.1.1. Địa tầng...............................................................................................14
2.1.2. Magma xâm nhập ...............................................................................26
2.1.3.Cấu trúc- Kiến tạo................................................................................28
2.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn ......................................................................33
2.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen34
2.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen ...36
2.2.3. Tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt, các thành tạo phun trào Bazan
Neogen - Đệ Tứ.............................................................................................40
3
2.2.4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen..................................41
2.2.5. Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo Odovic - Silua ...............43
CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................45
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH
QUẢNG TRỊ.........................................................................................................45
3.1. Tổng quan các phương pháp đánh giá trữ lượng nước dưới đất ...........45
3.2. Giới thiệu mô hình MODFLOW..............................................................48
3.2.1.Cơ sở lý thuyết của mô hình Visual Modflow ......................................48
3.3. Ứng dụng mô hình MODFLOW đánh giá trữ lượng nước dưới đất miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị...............................................................................56
3.3.1. Phân vùng tính toán trữ lượng nước dưới đất....................................55
3.3.2.Xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình ..........................................................58
3.3.3. Hiệu chỉnh bộ thông số mô hình.........................................................67
3.3.4. Tính toán trữ lượng động thiên nhiên ................................................67
3.3.5. Tính toán trữ lượng tĩnh .....................................................................67
3.3.6. Tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng ............................................67
3.3.7. Tính toán mô đun dòng chảy ngầm ………………………………………….67
3.4. Đánh giá chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị ....69
3.4.1. Chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ nhất miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị ............................................................................70
3.4.2. Chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ hai miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị ............................................................................73
3.5. Nhận xét chung .........................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................78
4
MỞ ĐẦU
Nước là một tài nguyên rất quý giá đối với đời sống con người. Để phục vụ
cho việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững của cả nước
nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, việc đánh giá tài nguyên nước là một vấn đề
vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nó sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết
định quy hoạch đúng đắn để khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên này. Trong số
các nguồn tài nguyên nước thì tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam nói chung
thường có chất lượng tốt, được xem là nguồn dự trữ cho các nhu cầu sử dụng đặc
biệt là sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng nước
dưới đất mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các quy hoạch phát triển
kinh tế và xã hội.
Tỉnh Quảng trị là một tỉnh nghèo miền Trung, đã có nhiều nỗ lực phát triển,
khắc phục hậu quả của chiến tranh, với đa phần dân cư và các hoạt động dân sinh
kinh tế diễn ra trên miền đồng bằng. Với mục tiêu đánh giá tiềm năng nước dưới đất
phục vụ phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững, luận văn này đã lựa chọn
vùng nghiên cứu là miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị nơi đang có những hoạt động
phát triển kinh tế diễn ra hết sức sôi động cả về quy mô và số lượng.
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, sự động
viên khích lệ của bạn bè, tôi còn được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo
trong khoa Khí tượng thuỷ văn và Hải dương học của trường Đại học Khoa học tự
nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng
dẫn – TS. Trần Ngọc Anh. Qua đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới TS Trần Ngọc Anh và các thầy cô trong khoa.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị được giới hạn bởi toạ độ địa lý: 16018’ đến 17010’ vĩ Bắc và
106032’ đến 107007’ kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ của tỉnh Quảng
Bình, phía Nam giáp huyện A Lưới và huyện Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên -
Huế, phía Tây giáp tỉnh Xavanakhet và Xaravan của nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào. Phía Đông đuợc bao bọc bởi biển Đông và đường bờ kéo dài 75 km. Đảo
Cồn Cỏ là một đảo duy nhất thuộc tỉnh Quảng Trị có diện tích 4 km2 [4].
Hình 1.1 Giới hạn miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
6
Miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị (hình 1.1) bao gồm 91 phường, xã và thị trấn
thuộc 7 huyện, thị: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị, Triệu
Phong và Hải Lăng phân biệt theo quy định của tỉnh có tổng diện tích 1.627 km2,
phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Bình, phía Nam giáp Thừa Thiên
Huế và phía Tây giáp vùng đồi núi của tỉnh Quảng Trị.
1.1.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo - thổ nhưỡng
Nhìn một cách tổng thể, hình thái địa hình miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, trùng với đường kéo dài của đoạn bờ
biển ở phía Đông. Theo độ cao và hình thái có thể phân ra làm các dạng địa hình
chính như sau :
Địa hình đồng bằng: gồm dải đồng bằng ven biển Quảng Trị có diện tích hẹp
nhưng chiếm vị trí quan trọng, nó là vựa lúa cung cấp lương thực và thực phẩm cho
các địa phương trong tỉnh và các vùng lân cận. Theo các quan điểm địa chất, đồng
bằng ven biển miền Trung có nguồn gốc bóc mòn, tích tụ, được hình thành khoảng
trên một triệu năm. Độ cao tuyệt đối của đồng bằng dao động từ dưới 1 m đến 50 m.
Phần phía Tây có độ cao từ 25 đến 50 m tạo nên một đới chuyển tiếp với địa hình
đồi với lớp phủ trầm tích bở rời mỏng, mức độ phân cắt yếu, các quá trình rửa trôi
bề mặt chiếm ưu thế. Phần phía Đông có độ cao tuyệt đối từ 1m đến 6 m, lớp phủ
trầm tích bở rời lớn hơn, có nơi đạt độ dày 50 – 60 m, bề mặt địa hình phẳng, bị
chia cắt bởi các hệ thống cửa sông, kênh, mương và các đụn cát.
Địa hình cồn cát và đụn cát: phát triển dọc ven biển từ nam Cửa Tùng đến
giáp Thừa Thiên Huế với bề rộng trung bình 4 – 5 km, độ cao từ 5m đến 15 m, cục
bộ đến 30 m. Toàn bộ các đụn cát được cấu thành từ các loại cát trắng bở rời. Về
đặc điểm thổ nhưỡng, khu vực nghiên cứu gồm các tiểu vùng sau :
- Tiểu vùng cồn cát, bãi cát : phân bố dọc bờ biển, cát trắng chiếm ưu thế
(97% là cát), dưới cùng bước đầu thấy có tích tụ sắt, chuyển sang màu nâu hơi đỏ.
- Tiểu vùng đất nhiễm mặn ở cửa Tùng : được tạo thành dưới tác động của
thuỷ triều, phân bố ở địa hình thấp.
1.1.3. Khí hậu [8, 13]
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối
7
điển hình. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng
XII tới tháng VIII, mùa mưa từ tháng IX tới tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII
chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng. Từ tháng IX đến tháng II năm sau
chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét đậm.
Mưa
Mưa trong vùng phụ thuộc vào yếu tố địa hình trên từng lưu vực. Lượng mưa
hàng năm nằm trong khoảng 2.000 - 2.700 mm, cao hơn mức trung bình của cả
nước. Lượng mưa 3 tháng mùa mưa chiếm tới 68 70% lượng mưa năm. Tổng
lượng mưa 9 tháng mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa năm. Trong các tháng
mùa khô từ tháng XII đến tháng IV thường có những trận mưa rào nhẹ cách nhau từ
7 đến 8 ngày với lượng mưa trần từ 20 30mm, Giữa 2 mùa khô có 1 thời kỳ mưa
lớn là tháng V và tháng VI gọi là mưa tiểu mãn. Lượng mưa trong năm của Quảng
Trị phân bố không đều cả về không gian lẫn thời gian. Theo thống kê lượng mưa
bình quân nhiều năm của các trạm thể hiện trên bảng 1.1:
Bảng 1.1. Mưa bình quân nhiều năm (mm)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vĩnh Linh 129.9 83.3 48.6 51.9 100.5 97.8 94.3 125.3 420.2 766.0 462.3 227.0 2614.1
Gia Vòng 60.1 47.9 35.4 64.1 143.6 101.4 78.7 155.0 509.7 695.9 456.4 188.0 2536.3
Đông Hà 48.2 34.1 30.8 60.7 119.3 83.0 65.7 163.2 388.9 683.9 429.0 175.2 2291.8
Thạch Hãn 84.3 60.7 48.9 63.0 135.0 105.7 82.9 135.3 476.4 710.6 438.6 240.7 2627.3
Cửa Việt 57.6 48.6 33.1 50.8 102.6 63.4 68.1 150.3 398.6 574.3 415.7 219.6 2187.8
Hướng Hoá 83.6 61.7 47.8 97.8 191.5 171.7 148.9 219.1 585.8 778.0 227.7 95.7 2779.9
Khe Sanh 16.7 19.2 29.7 89.8 158.9 210.8 187.8 295.9 376.7 455.0 175.8 64.7 2118.6
Ba Lòng 99.8 90.1 51.0 71.7 156.6 156.8 74.2 173.1 473.4 762.0 411.8 227.8 2794.3
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm. Nhiệt độ bình quân nhiều
8
năm vào khoảng 24,3oC. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10oC. Tháng có
nhiệt độ cao nhất là tháng V và VII, khoảng 35 – 400C. Tháng thấp nhất là tháng I
và II, khoảng 180C, có khi xuống 8- 90C. Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm
trong vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm (oC)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Đông Hà 19.2 19.3 22.5 25.6 28.2 29.3 29.6 28.8 27.1 25.1 22.5 19.9
Quảng Trị 19.4 20.4 22.6 25.6 28.1 29.4 29.5 29.0 27.1 25.1 23.2 20.8
Khe Sanh 17.6 18.4 21.8 24.4 25.6 25.6 25.3 24.6 24.0 22.8 20.4 18.2
Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 90%. Bảng
1.3 trích dẫn độ ẩm tương đối tại Đông Hà.
Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối trạm Đông Hà (%)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
92 91 91 93 91 79 81 79 84 85 88 89 86,9
Bốc hơi
Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200-1300mm. Ở vùng
đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Vào các tháng mùa hè,
lượng bốc hơi lên tới 70-75% lượng bốc hơi cả năm. Đây là một trong những
nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước và dễ gây ra nạn cháy rừng. Lượng bốc hơi
bình quân tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219 mm/tháng (xem bảng 1.4).
Số giờ nắng
Bình quân số giờ nắng trong năm khoảng 1840 giờ. Tại Đông Hà bình quân
số giờ nắng trong tháng biến đổi từ 92 giờ vào tháng II tới 242 giờ vào tháng VII.
1.1.4. Hệ thống sông ngòi [8]
Tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn
9
và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). Đặc điểm chung của các hệ thống sông là ngắn, hướng
chảy chính là Tây - Đông, độ dốc trung bình khoảng 13 – 25 m/km. Ở phần thượng
nguồn các sông phân nhánh thành các chi lưu, phụ lưu, lòng sông thu hẹp, nhiều
ghềnh thác.
+ Hệ thống sông Bến Hải: Sông Bến Hải dài 65 km, diện tích lưu vực
khoảng 809 km2. Sông bắt nguồn từ Động Châu có độ cao 1257 m. Các phụ lưu ở
thượng nguồn gồm có sông Sa Lung và sông Rào Thanh . Lưu lượng trung bình
năm 43,4 m3/s
+ Hệ thống sông Thạch Hãn: Có quy mô lớn nhất với chiều dài 155 km, diện
tích lưu vực 2660 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm 130 m3/s. Hệ thống
sông Thạch Hãn có hai chi nhánh lớn là sông Hiếu (còn gọi là sông Cam Lộ) ở phía
Bắc và sông Thạch Hãn ở phía Nam, chúng gặp nhau tại ngã ba Gia Độ, đổ ra biển
qua Cửa Việt. Nhánh Thạch Hãn ở phía nam có quy mô lớn hơn bắt nguồn từ các
dãy núi lớn Động Sa Mù, Động Voi Mẹp và Động Ba Lê, Động Dang.
+ Hệ thống sông Ô Lâu: Được hợp bởi hai nhánh sông chính là Ô Lâu ở phía
Nam và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc. Tổng diện tích lưu vực của hai sông khoảng
900km2, chiều dài 65 km. Sông đổ vào phá Tam Giang thuộc địa phận Thừa Thiên
Huế.
Ngoài các hệ thống sông chính ra, tỉnh Quảng Trị còn có hệ thống suối dày
đặc. Hệ thống suối phát triển rất mạnh ở phần thượng nguồn, độ dốc lớn tạo ra
nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp.
1.1.5. Thảm thực vật
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có khoảng 1053 loại thực vật, thuộc 528 chi, 130
họ, trong đó có 175 loài cây gỗ. Theo thống kê, tại rừng Quảng Trị hiện có khoảng
67 loài thú, 193 loài chim, 64 loài lưỡng cư, bò sát đang sinh sống. Rừng trồng có
50556 ha, chất lượng nhìn chung tốt. Độ che phủ rừng tăng bình quân 1% /năm.
Tính đến năm 2007, độ che phủ của rừng hiện nay đạt 44,4%.
1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
1.2.1. Dân số
Theo Niên giám thống kê 2007 của Cục thống kê Quảng Trị [4], dân số của
10
tỉnh là 630.339 người, số dân sống ở thành thị chiếm 24,53% còn lại hầu hết dân số
sống ở nông thôn và vùng núi (75,47%). Dân số phân bố không đều đặc biệt có sự
khác biệt lớn giữa đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 133
người/km2, trong đó thị xã Đông Hà 1125 người/km2, thị xã Quảng Trị 2712
người/km2, huyện miền núi Đakrông 30 người/km2, Hướng Hoá có mật độ dân là 58
người/km2. Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, sống tập trung ở dải đồng
bằng ven biển, các thị trấn vùng núi. Tỷ lệ người Kinh chiếm 84%, người Vân Kiều,
Pacô chiếm 10% còn lại là các dân tộc ít người khác.
1.2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị như sau: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
chiếm 36%, dịch vụ 38,4%, công nghiệp và xây dựng 25,6% [4].
1.2.3. Nông – lâm nghiệp
a. Trồng trọt
Theo niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Quảng Trị, diện tích canh tác
hiện nay trong toàn vùng là 95.792,2 ha, trong đó 73.347,6 dùng cho cây hàng năm
và 22444,6 ha dùng cho cây lâu năm
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chủ yếu còn ở mức độ chăn nuôi tự
phát ở mức độ hộ gia đình. Nghành chăn nuôi mới chiếm tỷ trọng 15 – 18 % thu
nhập cho các hộ nông dân
c. Lâm nghiệp
Diện tích che phủ của thảm rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng 40%.
Rừng nguyên thuỷ bị huỷ diệt do các lý do như: tập quán canh tác du canh du cư
của đồng bào dân tộc miền núi, chất độc da cam, nạn khai thác gỗ bừa bãi
1.2.4. Công nghiệp
Công nghiệp trong vùng còn chưa phát triển. Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là
vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản. Trong vùng có 2 nhà máy sản xuất xi
măng lò đứng.
Nguồn điện trong vùng còn hạn chế. Lưới điện quốc gia đã phát triển tới các
trung tâm huyện. Điện lưới đã tới được các xã, tuy nhiên ở miền núi các xã vùng
sâu vùng xa còn hạn chế.
1.2.5. Y tế - Giáo dục
a. Y tế
11
Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân
cư nhất là y tế cộng đồng. Mỗi huyện có một bệnh viện với quy mô 80 giường bệnh.
b. Giáo dục
Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực
lượng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độ văn hoá cấp cơ sở và
20% số lao động có trình độ văn hoá phổ thông trung học.
1.2.6. Mạng lưới giao thông
Mạng lưới giao thông của tỉnh Quảng Trị khá phát triển ở khu vực đồng bằng
ven biển. Trong khi đó ở miền núi, hệ thống giao thông phát triển rất kém.
Quốc lộ 1A nối liền Quảng Trị với các khu vực ở phía bắc và phía nam của
đất nước. Quốc lộ 9 cũng đã được hiện đại hoá, nối liền cửa khẩu Lao Bảo với bến
cảng Cửa Việt.
Các đường liên tỉnh và liên huyện về cơ bản là đường rải nhựa cấp thấp,
đường rải đá. Một số đường liên huyện, liên xã nối từ quốc lộ 9, quốc lộ 14, quốc lộ
1 về các bản thường là các đường rải đá.
1.3.Tổng quan về nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Trị
Trong chiến tranh, Quảng Trị là nơi tuyến đầu diễn ra các cuộc chiến ác liệt,
tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng chưa nhận được sự quan tâm
nghiên cứu. Mặt khác, cũng do điều kiện chiến tranh nên nhiều tài liệu không còn
được lưu trữ vì vậy những năm 1975 trở về trước, tại tỉnh Quảng Trị chưa thu thập
được các tài liệu về công trình nghiên cứu nước dưới đất. Hầu hết điều tra cơ bản về
nước dưới đất tỉnh Quảng Trị chỉ thực sự bắt đầu từ sau những năm 1975. Có thể kể
đến một vài các công trình nghiên cứu nước dưới đất tiêu biểu trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị như sau:
Trong khoảng thời gian sau chiến tranh đến giữa thập kỷ 80, Liên đoàn Địa
chất thuỷ văn và Địa chất công trình miền Trung đã triển khai một số đề án tìm
kiếm nước dưới đất chủ yếu tập trung ở vùng thị xã Đông Hà và tại Gio Linh, Hồ
Xá và các vùng phụ cận.
Năm 1982, chương trình nước tỉnh Bình Trị Thiên (khi chưa tách tỉnh) được
thành lập và bước đầu sử dụng nguồn nước dưới đất cho một số chương trình cấp
nước. Quảng Trị xây dựng được 284 giếng khoan bơm tay, cải tạo 10 giếng đào. Từ
năm 1989 đến năm 1995, Quảng Trị xây dựng được 2098 giếng khoan, 218 giếng
12
đào mới và 5 hệ cấp nước tập trung. Từ năm 1995 đến 2000, chương trình nước tỉnh
Quảng Trị đã thi công được 563 giếng khoan, 301 giếng đào và 9 chương trình cấp
nước tập trung [2,3,6,7,8].
Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu đó mới chỉ tập trung vào tìm kiếm các
nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và một số nhà máy, xưởng công nghiệp có
quy mô nhỏ. Mặt khác, các nghiên cứu đó mới chỉ mang tính cục bộ, và chưa thể
hiện được các tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh mặc dầu các kết quả đo
đạc, quan trắc là những tài liệu quý giá cho các nghiên cứu sau này. Tại Quảng Trị
đã có một s