Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đời sống người dân không ngừng nâng cao thì vấn đề môi trường luôn là điểm nổi bật và cần phải quan tâm của tất cả các nước trên thế giới.
Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào trong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng rác thải ra ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự với đời sống con người.
Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng được nâng cao, lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi. Hiện nay, chỉ ở các trung tâm lớn như ở thành phố, thị xã mới có công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, còn tại các vùng nông thôn hầu như chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải hữu hiệu.
Thị trấn Kiến Giang là một trong những vùng phát triển nhất của huyện Lệ Thuỷ. Trong những năm qua nền kinh tế ở đây phát triển sôi động nhiều nhà máy xí nghiệp, cơ sở hạ tầng mọc lên, kinh tế phát triển kéo theo hàng loạt vấn đề về môi trường, lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều.
Trong khi đó biện pháp quản lý chất thải tại địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác thu gom và xử lý rác thải chưa cao, cán bộ môi trường giám sát thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt chưa làm việc đúng năng lực. Vì vậy tìm kiếm giải pháp để quản lý chất thải rắn tại địa phương đạt hiệu quả đang được các cơ quan chức năng quan tâm.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó chúng tôi tiến hành chọn đề tài:
“ Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang - Lệ Thuỷ - Quảng Bình và đề xuất biện pháp quản lý ”, nhằm tìm ra hướng xử lý tốt cho vấn đề rác sinh hoạt trên địa bàn huyện.
66 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang - Lệ Thuỷ - Quảng Bình và đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, đời sống người dân không ngừng nâng cao thì vấn đề môi trường luôn là điểm nổi bật và cần phải quan tâm của tất cả các nước trên thế giới.
Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nào trong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển thì số lượng rác thải ra ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự với đời sống con người.
Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển đời sống của người dân càng được nâng cao, lượng rác thải phát sinh càng nhiều. Bên cạnh đó thì hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn chưa thực sự có hiệu quả gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nhiều nơi. Hiện nay, chỉ ở các trung tâm lớn như ở thành phố, thị xã mới có công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, còn tại các vùng nông thôn hầu như chưa có biện pháp thu gom và xử lý rác thải hữu hiệu.
Thị trấn Kiến Giang là một trong những vùng phát triển nhất của huyện Lệ Thuỷ. Trong những năm qua nền kinh tế ở đây phát triển sôi động nhiều nhà máy xí nghiệp, cơ sở hạ tầng mọc lên, kinh tế phát triển kéo theo hàng loạt vấn đề về môi trường, lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều.
Trong khi đó biện pháp quản lý chất thải tại địa phương chưa được quan tâm đúng mức, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác thu gom và xử lý rác thải chưa cao, cán bộ môi trường giám sát thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt chưa làm việc đúng năng lực. Vì vậy tìm kiếm giải pháp để quản lý chất thải rắn tại địa phương đạt hiệu quả đang được các cơ quan chức năng quan tâm.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó chúng tôi tiến hành chọn đề tài:
“ Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Kiến Giang - Lệ Thuỷ - Quảng Bình và đề xuất biện pháp quản lý ”, nhằm tìm ra hướng xử lý tốt cho vấn đề rác sinh hoạt trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên [1,9]
Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý như sau: phía nam giáp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, phía bắc giáp huyện Quảng Ninh phía tây giáp tỉnh Khammouan của Lào, phía đông giáp Biển Đông. Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình được thể hiện ở hình 1.1:
Hình 1.1. Vị trí địa lý huyện Lệ Thủy
Với địa hình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Lệ Thủy mang đặc trưng của khí hậu vùng Bắc trung bộ được thẻ hiện như sau: Do huyện Lệ Thủy nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
1.1.1.2.. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên [1,9]
Tài nguyên nước: Có các công trình đại thủy nông, trung nông và một loạt hồ chứa nhỏ khác với dung tích hàng trăm triệu m3 nước, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên rừng : Lệ Thủy có 94.231 ha rừng chiếm 66,63% diện tích tự nhiên rừng có nhiều gỗ quý và hàng ngàn ha thông nhựa cung cấp nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến.
Tài nguyên khoáng sản: huyện Lệ Thủy có đá vôi để phát triển công nghiệp và vật liệu xây dựng, có suối nước nóng Bang khai thác chế biến làm nước giải khát , có trữ lượng lớn cát trắng dùng để sản xuất thủy tinh cao cấp. Ngoài còn có vàng, chì kẽm,...
Tài nguyên biển : Lệ Thủy có đường bờ biển dài 30km với Ngư trường rộng, có nguồn lợi hải sản phong phú. Ven biển có bãi cát sạch đẹp có thể xây dựng các khu nghỉ mát, bãi tắm,...
Nhìn chung Lệ Thủy có điều kiện tự nhiên, tài nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa dạng, bền vững gồm có: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn như: khí hậu khắc nghiệt bởi thường xuyên có bão, lụt vào mùa mưa và nắng hạn, gió Tây nam vào mùa khô.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lệ Thủy
1.1.2.1. Dân số [10]
Hiện nay huyện Lệ Thủy có 28 xã với tổng dân số thống kê được năm 2008 là 149.626 người, lao động năm 2008 là 78.785 người chiếm 52,80% dân số toàn huyện.
Kết quả điều tra dân số ở một số xã huyện Lệ Thủy được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Dân số một số xã ở huyện Lệ Thủy
Tên đơn vị
(Xã, thị trấn)
Năm 2007
Năm 2008
Tổng số hộ
Số nhân khẩu
Tổng số hộ
Số nhân khẩu
Kiến Giang
1491
6359
1498
6474
An Thủy
2325
10778
2335
11057
Liên Thủy
2078
9497
2078
9546
Xuân Thủy
1350
6112
1352
6139
Lộc Thủy
1083
5048
1083
5085
(Nguồn: Phòng dân số huyện Lệ Thủy)
Qua bảng 1.1 về dân số ở một số xã ở huyện Lệ Thủy chúng tôi nhân thấy: các xã ở huyện Lệ Thủy có dân số khác nhau, xã có dân số cao nhất là xã An Thủy với 11057 người ở năm 2008 và chiếm dân số thấp nhất là ở xã Lộc Thủy với 5085 người. Qua các năm dân số ở các xã đều tăng thể hiện ở thị trấn Kiến Giang năm 2007 với 6359 người đến năm 2008 thì tăng lên 6474 người. Trong khi đó ở xã An Thủy năm 2007 dân số là 10778 và đến năm 2008 tăng lên 11057 người.
1.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế [9]
- Về tăng trưởng kinh tế:
Giá trị sản xuất của huyện Lệ Thủy – Quảng Bình tăng bình quân hàng năm 8,35%, trong đó giá trị ngành nông nghiệp tăng 6,1%, ngàng công nghiệp xây dựng tăng 17%, thương mại và dịch vụ tăng 16,8%. Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển đúng hướng. Ngành nông nghiệp giảm từ 54,95% năm 200 xuống còn 45,30% năm 2005, ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng từ 45,05% năm 2000 lên 54,7% năm 2005.
- Về thực trạng kinh tế:
Nông nghiệp: tổng sản lượng lương thực năm 2000 là 63.523 tấn, đến 2005 là 80.188 tấn. Lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 454 kg đến năm 2005 là 550 kg. Giá trị xuất khẩu theo hiện hành năm 2000 là 209.91 triệu đồng đến năm 2005 là 366.588 triêu đồng.
Lâm nghiệp: ba năm qua đã trồng được 2.588 ha trên một triệu cây phâ tán, khai thác 350 tấn nhựa thông.
Thủy sản: tổng sản lượng thủy sản năm 2000 là 1.640 tấn, đến năm 2005 là 2.507 tấn.
Khu vực kinh tế công nghiệp: tổng giá trị sản xuất của toàn huyện năm 2000 là 24.944 triệu đồng, đến năm 2005 là 73.910 triệu đồng.
Năm 2005 có 2.337 cơ sở sản xuất công nghiệp
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật
Giao thông: Lệ Thủy có đường giao thông khá thuận lợi với quốc lộ 1A dài 33km. Đường Hồ Chí Minh cả hai nhánh đông và tây dài 83km, đường sắt dài 34km, có tỉnh lộ 10, 16 dài 73km, đường liên xã dài 147km, đường biển đường sông khá thuận lợi cho việc giao lưu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa. Nhìn chung giao thông thủy bộ trong thế liên hoàn khép kín.
Thủy lợi: hiện nay có 3 công trình thủy nông là An Mã, Cẩm Ly, Thanh Sơn, 95 trạm bơm điện và 34 hồ đập nhỏ đảm bảo tưới tiêu cho 4500 - 5000 ha mỗi vụ chiếm 82%diện tích toàn lúa huyện.
1.1.2.3. Giáo dục và đào tạo [9]
Hiện tại có 29 trường mẫu giáo, 34 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở , 6 trường trung học phổ thông. Toàn huyện có 100% xã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, 32% cơ sở được công nhận phổ cập trung học cơ sở, 615 trường tiểu học đạt tiêu chuẩn quốc gia.
1.1.2.4. Y tế [12]
Với một bệnh viện gồm 140 giường bệnh, 28 trạm y tế với 118 giường bệnh. Số lượng cán bộ y tế trên địa bàn là 247 cán bộ, gần 99% số trẻ em trong độ tuổi được tiêm văcxin phòng bệnh. Đã tổ chức khám chữa bệnh cho nững người nghèo, tàn tật, cô đơn và các đối tượng chính sách.
1.1.2.5. Văn hóa [12]
Một số di tích lịch sử được công nhận như: Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, miếu Thần Hoàng, chùa An Xá,...
1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp [12]
Năm 2005 có 141413,42 ha trong đó:
Đất nông nghiệp có 111254,97 ha chiếm 78,67% diện tích tự nhiên
Đất phi nông nghiệp có 9.318,94 ha chiếm 6,59% diện tích tự nhiên bao gồm: đất ở, đất chuyên dùng, đất tính ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa.
Đất chưa sử dụng có 20839,51 ha chiếm 14,74% diện tích tự nhiên.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.2.1. Định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt động sinh hoạt của con người, nguồn gốc tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ, rau quả, kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, xương động vật, lông gà,... [13].
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [8]
Theo Nguyễn Văn Phước:
Rác thải được phát sinh từ các nguồn khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động mà rác được phân chia thành các loại như sơ đồ 1.2
Khu dân cư
Khu thương mại, khách sạn...
Khu công cộng (nhà ga,...)
Cơ quan công sở
Khu xây dựng và phá hủy công trình xây dựng
Hoạt động công nghiệp, nông nghiệp
CTRSH
Sơ đồ 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Qua sơ đồ 1.2 ta thấy chất thải rắn sinh hoạt được thải ra từ nhiều hoạt động khác nhau như: các khu dân cư, khu thương mại, cơ quan công sở, các hoạt động công nông nghiệp,... tuy nhiên hàm lượng và thành phần rác thải ở các khu vực là khác nhau, trong số đó rác thải sinh hoạt chiếm đa số.
1.2.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt [8]
Tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt mà có nhiều cách phân loại CTRSH khác nhau, sau đây là một số cách phân loại cơ bản:
Dựa vào hàm lượng hữu cơ, vô cơ ta có thể chia như sau: Rác hữu cơ: là những loại rác thải trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày
Rác vô cơ: là những loại rác có khả năng tái sử dụng như giấy tờ, sách báo, hộp nhựa, ni lon,...
Loại thủy tinh: chai, lọ,...
Dựa vào đặc điểm, rác thải được chia thành rác thải thực phẩm, rác thải bỏ đi, rác thải nguy hại
Rác thải thực phẩm: bao gồm các thực phẩm thừa thãi không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn,…
Rác thải bỏ đi: bao gồm các rác thải không sử dụng được hoặc không có khả năng tái chế sinh ra từ các hộ gia đình, công sở hoạt động thương mại,…
Rác thải nguy hại, rác thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoạc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật, thực vật.
1.2.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
Theo đánh giá của những nhà nghiên cứu và khoa học thì chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu chứa các chất hữu cơ khá cao tiếp đó là các chất vô cơ [4].
Thành phần cụ thể được thể hiện như bảng 1.2
Bảng 1.2. Thành phần vật lý của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần
Phần trăm trọng lượng
Giới hạn dao động
Trung bình
Thực phẩm
6-25
15
Giấy
25-45
40
Carton
3-15
4
Plastic
2-8
3
Vải
0-4
2
Cao su
0-2
0.5
Da
0-2
0.5
Rác làm vườn
0-20
12
Gỗ
1-4
2
Thuỷ tinh
4-16
8
Đồ hộp
2-8
6
Kim loại màu
0-1
1
Kim loại đen
1-4
2
Bụi, tro, gạch
1-10
4
(Nguồn: Bộ KHCN-MT Hà Nội 12-2000)
Qua bảng 1.2 ta thấy trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt thì các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao các thành phần kim loại, da, cao su chiếm tỷ lệ thấp vì vậy trong quá trình quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt ta cần chú ý và tập trung vào lượng chất thải rắn hữu cơ này nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình xử lý.
Theo thống kê của Bộ khoa học và Công nghệ và Môi trường thì tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng năm là rất lớn với thành phần phong phú và phức tạp, tiêu biểu ở 3 thành phố lớn sau [2]:
Bảng 1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở ba thành phố lớn nước ta
(% khối lượng)
STT
Thành phần
Hà Nội
Đà Nẵng
TP HCM
1
Nilon, nhựa, cao su
5.5
22.5
8.78
2
Kim loại, vỏ lon
2.5
1.4
1.55
3
Giấy, vải vụn, carton
4.2
6.8
24.83
4
Đất cát và chất khác
35.9
36.0
18.0
5
Thủy tinh, sành sứ
1.8
1.8
5.59
6
Lá cây, rác hữu cơ
50.1
31.5
41.25
(Nguồn: Bộ KHCN - MT Hà Nội 12 - 2000)
Qua số liệu ta thấy, thành phần và số lượng rác thải sinh hoạt tại các vùng là khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa, mức sống của cộng đồng ở khu vực đó. Ở TP HCM và Hà Nội lượng rác hữu cơ, lá cây chiếm tỷ lệ cao với 41.25% (TP HCM) và 50.1% (Hà Nội). Trong khi đó ở TP Hà Nội và Đà Nẵng thì lượng đất cát và các chất khác lại chiếm đa số với 36%. Và thành phần rác thải chiếm tỷ lệ thấp nhất ở các tỉnh thành là kim loại và vỏ lon là dưới 2,5%.
1.2.5. Một số ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người
1.2.5.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
Hiện nay do khối lượng rác thải phát sinh với một lượng quá lớn, ở các địa phương công tác thu gom xử lý và tiêu hủy đã và đang vượt quá năng lực. Điều này là nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng [6].
Ảnh hưởng trực tiếp của rác thải trước hết là môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các bãi tập trung rác không những là những nơi gây ô nhiễm mà còn là các ổ dịch bệnh, nơi ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi phát triển ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân, là mối nguy hại cho sự tồn tại, phát triển và bền vững của cộng đồng dân cư trong vùng.
Trong thành phần rác thải chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào trong đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: Giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch, nhái làm cho môi trường đất bị giảm đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.
Đối với môi trường không khí: mùi hôi từ các điểm trung chuyển rác thải trong khu vực dân cư đã gây ô nhiễm môi trường không khí và gây mùi khó chịu. Hiện nay môi trựờng không khí ở nông thôn đang bị ảnh hưởng do rác thải sinh hoạt. Chất thải sinh hoạt phát sinh ở nông thôn chứa lượng chất hữu cơ cao, khi phân huỷ đã phát tán vào không khí nhiều hợp chất nguy hại như: H2S, NH3, CH4, CO2,… các khí này là nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên.
Đối với môi trường đất: Trong chất thải rắn sịnh hoạt chứa một lượng lớn các chất hữu cơ, khi phân huỷ hoà tan vào nước sẽ ngấm sâu vào đất làm cho đất bị đổi màu, xói mòn, biến chất và suy giảm chất lượng đất. Ngoài ra rác thải còn làm hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp chất dinh dưỡng, làm đất giảm độ phì nhiêu, bị chua, năng suất cây trồng giảm. Làm giảm tính đa dạng sinh học phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.. Các loại rác thải khó bị phân hủy hay hoàn toàn không bị phân hủy sinh học tồn tại lâu dần dẫn đến chúng sẽ trộn lẫn vào trong đất làm cho lượng chất hữu cơ trong đất giảm đi và mật số vi sinh vật cũng sẽ giảm, đất sẽ bạc màu và không canh tác được. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt tồn tại tràn lan, không được thu gom thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến lối sống văn hóa, vẻ mỹ quan của vùng nông thôn. Nếu như rác thải ở nông thôn không được quan tâm đúng mức thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến ý thức cũng như sức khỏe nói riêng trong thế hệ tương lai.
Đối với môi trường nước: rác thải và các chất ô nhiễm đã biễn đổi màu của mặt nước thành màu đen, từ không mùi đến có mùi khó chịu. Nồng độ của chất bẩn hữu cơ đã làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị xáo trộn. làm giảm diện tích ao hồ, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước, cản trở dòng chảy, hệ sinh thái trong ao hồ bị hủy diệt. Dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm.
1.2.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khoẻ con người
Hiện nay với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng do chất thải rắn phát sinh ở nông thôn, nó đã gián tiếp góp phần làm phát sinh nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống trong khu vực [7].
Trong thành phần rác thải có rất nhiều chất độc, khi không được thu gom rác thải tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người xung quanh. Những người thường xuyên tiếp xúc với rác thải, những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ rác thải dễ mắc bệnh viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng,...
Theo tổ chức y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải, 26 bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng đều liên quan tới ô nhiễm môi trường. Nổi bật trong số các bệnh tật do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh truyền nhiễm bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, viêm phổi, viêm họng, cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ, bại não, sốt xuất huyết, viêm gan do vi rút,... Ngoài ra còn có tới 80% dân số Việt Nam bị mắc bệnh giun sán [16].
Các bệnh viêm nhiễm liên quan tới đường hô hấp khoảng 36,1%, các triệu chứng về mắt là 28,5% rối loạn chức năng thông khí phổi là 22,8%. Đặc biệt là các bệnh liên quan tới ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lên trẻ em là nhiều nhất [16].
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, trong quá trình canh tác sẽ để lại ảnh hưởng nghiêm trọng. Do người dân tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên nên dễ bị các bệnh ngoài da như nổi mẫn đỏ, ung thư da hay nhiều bệnh về da khác và khả năng bị ngộ độc là rất cao, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà hầu hết người dân không có kiến thức về phòng bị, bảo vệ sức khỏe cho cơ thể [2].
Mặt khác, việc xử lý chất thải rắn luôn phát sinh những nguồn gây ô nhiễm, nếu không có biện pháp xử lý triệt để dẫn đến môi trường sống phát sinh nhiều bệnh tật dịch bệnh.
1.2.6. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
1.2.6.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển kinh tế và bùng nổ dân số diễn ra mạnh mẽ, tình trạng lượng rác thải phát sinh ngày càng gia tăng gây ô nhiễm môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên thế giới. Nếu tính bình quân mỗi ngày một người thải ra 0.5kg rác thải ra thì mỗi ngày trên thế giới sẽ thải ra 3 triệu tấn rác thải [2,13].
Theo con số thông kê chưa đầy đủ, mỗi năm thế giới thải ra 10 tỷ tấn rác, trong đó 4 tỷ tấn rác được thải ra từ các nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD trong những năm 1990. Nhưng đứng đầu vẫn là Mỹ với 2 tỷ tấn [19].
Tại Anh hằng năm thải ra 27 triệu tấn rác hỗn tạp không qua tái chế. Chia đều cho các gia đình trung bình mỗi hộ thải nửa tấn rác hàng năm và con số này đã đưa nước Anh trở thành thùng rác của châu lục
Ở Nga, lượng rác thải phát sinh theo bình quân đầu người là 300 kg/người, như vậy mỗi năm ở Nga có khoảng 50 triệu tấn rác. Ở Pháp, lượng rác thải bình quân 1 tấn/người/năm và mỗi năm nước Pháp có khoảng 35 triệu tấn rác thải [4].
Ở Trung Quốc, lượng rác thải đô thị phát sinh hằng năm rất cao. Trong năm 2004, riêng khu vực đô thị đã tạo ra 190 triệu tấn rác. Theo tính toán đến năm 2030 con số này sẽ là 480 triệu tấn rác [15].
Tại Nhật Bản, theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm 87 triệu tấn Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Như vậy, lượng rác thải ở Nhật Bản rất lớn, nếu không tái xử lý kịp thời thì môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng [21].
Tại Singapo quá trình xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn ở Singapo. Để đảm bảo đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh, năm 1970, Singapo đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm gọi tắt là APU, có nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm soát các ngành công nghiệp mới. Hiện nay, mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore được phân loại tại nguồn nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Toàn bộ rác thải ở Singapo được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam. Chính