Đề tài Đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu khí nhà kính của ngành gia công kim loại tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo Bản báo cáo dân số thế giới năm 2009 của Cục khảo sát dân số mới được công bố vào tháng 6/2010, trong vòng 40 năm nữa, sự phát triển của 97% dân số thế giới diễn ra ở Châu Á, Châu Phi, châu Mỹ Latinh và Caribê. Chủ yếu sự phát triển dân số nằm ở các nước đang phát triển. Và tới năm 2050, dân số thế giới có thể dạt tới 9,4 tỷ người. Đến năm 2050, dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nước đông dân nhất thế giới, với 1,7 tỷ người, Ấn Độ sẽ là nước có số dân cao nhất thế giới và cao hơn nước có dân số cao nhất hiện tại là Trung Quốc. Đến năm 2050, dân số Trung Quốc dự đoán tăng lên 1,4 tỷ người. Và Mỹ sẽ đứng thứ ba trên bảng xếp hạng dân số, với 439 triệu người. Với dân số thế giới tăng không ngừng và chất lượng môi trường càng ngày càng giảm sút do các hoạt động sản xuất của con người và trong tương lai môi trường sống của con người sẽ bị đe dọa nghiên trọng nếu không có những biện phát quản lý và biện pháp cải tạo lại hoạt động sản xuất của con người sao cho phù hợp và thân thiện hơn với môi trường. Ảnh hưởng lớn nhất của các hoạt động của con người đến môi trường xung quanh là việc biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu là một vấn đề môi trường nghiêm trọng có nguy cơ gây ra sự thay đổi lớn tên hành tinh, bao gồm cả con người và sinh vật, chính vì thế biết được tác động có thể xảy ra và có các biện pháp làm giảm biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách nhất mà môi trường thế giới đang quan tâm. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sống của con người và các sinh vật sống trên hành tinh. Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ gây ra các vấn đề đáng lo ngại như: • Con người: ảnh hưởng tới diện tích đất đai sinh sống của con người khi băng tan ở hai cực, lượng mưa thay đổi không đồng đều giữa các mùa trong năm. Lũ lụt, bão, hạn hán xảy ra thường xuyên Vấn đề lương thực sẽ là mối lo ngại của các quốc gia Châu Á trong những năm tới. • Sinh vật: suy giảm đa dạng sinh học và mất dần nơi cư trú của các loài động vật. Suy giảm đa dạng sinh học sẽ là nguồn tổn thất nguồn gien trong tự nhiên. • Thực vật: tình trạng chặt phá rừng để canh tác và khai thác gỗ đang làm mất dần môi trường sống, nhiều loài thực vật quý hiếm và dược phẩm quý đã tuyệt chủng trong tự nhiên • Khí hậu: nhiệt độ trái đất ngày càng nóng dần lên và chất lượng không khí đang dần giảm sút do các khí gây ô nhiễm mà con người thải vào khí quyển. Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Đặc biệt tại Việt Nam thì TP.HCM là thành phố đứng đầu về phát triển dân số và tập trung nhiều ngành sản xuất công nghiệp. Vì vậy vấn đề quản lý môi trường tại TP.HCM là vấn đề rất khó quản lý và xử lý đối với các cơ quan quản lý để đưa ra những biện pháp nhằm đưa thành phố hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lại.

doc118 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu khí nhà kính của ngành gia công kim loại tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hoá Biochemical oxygen Demand  CDM Cơ chế phát triển sạch Clean Development Mechanism CTR Chất thải rắn DO Dầu diesel Diesel Oil EPA Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ United States Environmental Protection Agency IEA Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế International Energy Agency INEST Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Institute for Environmental Science and Technology IPCC Ủy ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu Intergovernmental Panel on Climate Change QCVN quy chuẩn Việt Nam KNK Khí nhà kính SXSH Sản xuất sạch hơn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2: các thông số cần tính toán Bảng 1.3: bảng tra hệ số phát thải mặc định của các loại nhiên liệu Bảng 1.4: tỷ trọng và nhiệt trị của nhiên liệu Bảng 1.5: bảng tra khu vực sản xuất và theo thu nhập khu dân cư Bảng 1.6: bảng tra hệ thống xử lý nước thải Bảng 1.7: bảng tải lượng ô nhiễm của các nước trên thế giới Bảng 1.8: bảng lựa chọn phương pháp xử lý cho nước thải sản xuất Bảng 2.1: số liệu phát thải các khí nhà kính từ năm 1996-2007, liệt kê theo sáu loại khí Bảng 2.2: phát thải khí CO2 liệt kê theo ngành sản xuất (nguồn thải chính trong các nghành sản xuất trong khối EU-15) Bảng 2.3: số liệu phát thải của các loại khí nhà kính của Mỹ từ năm 1990 đến 2007 Bảng 2.4: số liệu phát thải nhà kính theo ngành sản xuất của Mỹ từ năm 1990 đến 2007 Bảng 2.5: số liệu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tại Nhật Bản từ năm 1995 đến 2009 Bảng 2.6: số liệu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo ngành nghề tại Nhật Bản từ năm 1995 đến 2009 Bảng 2.7: lượng phát thải khí CO2 trong các ngành nghề phát thải chính ở Việt Nam Bảng 2.8: sự phát thải khí CO2 trong những năm 1994 và 1998 của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam Bảng 2.9: số liệu về sự phát thải KNK của ngành sản xuất kim loại trong năm 1994 do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam thực hiện năm 2003 Bảng 2.10: Danh sách các khu công nghiệp và khu chế xuất tại Tp.HCM Bảng 3.1: sản lượng sản xuất kim loại của cả nước và TP.HCM Bảng 3.2: sản lượng sản xuất kim loại của cả nước và TP.HCM Bảng 3.3: các công ty qua khảo sát sẽ di dời trong năm 2011-2012 Bảng 3.4: phát thải khí thải tại khu vực sản xuất của các công ty khảo sát Bảng 3.5: phát thải khí thải tại nguồn thải ( khí thải thoát ra tại ống khói đã qua hệ thống xử lý) của các công ty khảo sát Bảng 3.6: nước thải phân tích tại hố ga tập trung (đã qua hệ thống xử lý nước thải) của các công ty khảo sát Bảng 3.7: CTR phát sinh trong hoạt động sản xuất Bảng 4.1: tính toán phát thải KNK của công ty LD Wu Feng Bảng 4.2: tính toán phát thải KNK của công ty thép Á Châu Bảng 4.3: tính toán phát thải KNK của công ty Kiến Hoa Bảng 4.4: Phát thải CO2 tương đương từ quá trình tiêu thụ nhiên liệu của năm 2010 của các công ty khảo sát Bảng 4.5: Tải lượng phát thải CO2 tương đương từ quá trinh xử lý nước thải sinh hoạt của năm 2010 Bảng 4.6: Tải lượng phát thải CO2 tương đương từ quá trinh xử lý nước thải sản xuất 2011 Bảng 5.1: tổng sản phẩm kim loại của TP.HCM trong các năm Bảng 5.2: Nhiệt độ nóng chảy ở áp suất chuẩn của kim loại Bảng 5.3. Nhiệt nóng chảy riêng của kim loại Bảng 5.4: thống kê sản lượng sản xuất kim loại năm 2010, 2015, 2020 DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1: so sánh nhiệt độ mặt đất trung bình thời gian 1999-2008 so với nhiệt độ trung bình 1940-1980 Hình 1.2: diện tích đất của Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ bị ngập khi nước biển dâng cao 1m Hình 1.3: bảng tiến trình nghiên cứu Hình 1.4: sơ đồ phát sinh khí thải nhà kính trong hoạt động sản xuất kim loại tại TP.HCM Hình 3.1: sơ đồ công nghệ sản xuất tại Công ty Liên Doanh Wu Feng Hình 3.2: sơ đồ xử lý nước thải của CT LD Wu Feng Hình 3.3: sơ đồ xử lý khí thải tại CT LD Wu Feng Hình 3.4: sơ đồ công nghệ sản xuất tại công ty Thép Á Châu Hình 3.5: công nghệ xử lý bụi tại CT Thép Á Châu Hình 3.6: sơ đồ công nghệ sản xuất tại công ty Kiến Hoa Hình 3.7: sơ đồ công nghệ tổng quát của sản xuất kim loại tại TP.HC Hình 4.1: so sánh sự phát thải KNK để sản xuất 1 tấn sản phẩm của ba Công ty điển hình Hình 5.1: Tiêu thụ năng lượng chia theo nguồn năng lượng (Tính từ số liệu của IEA, 2005) Hình 5.2: Thể hiện sự phát thải KNK năm 2010 đến 2020 Bảng 5.3: phát thải KNK sau khi thay đổi nhiên liệu sản xuất CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Lời mở đầu Theo Bản báo cáo dân số thế giới năm 2009 của Cục khảo sát dân số mới được công bố vào tháng 6/2010, trong vòng 40 năm nữa, sự phát triển của 97% dân số thế giới diễn ra ở Châu Á, Châu Phi, châu Mỹ Latinh và Caribê. Chủ yếu sự phát triển dân số nằm ở các nước đang phát triển. Và tới năm 2050, dân số thế giới có thể dạt tới 9,4 tỷ người. Đến năm 2050, dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nước đông dân nhất thế giới, với 1,7 tỷ người, Ấn Độ sẽ là nước có số dân cao nhất thế giới và cao hơn nước có dân số cao nhất hiện tại là Trung Quốc. Đến năm 2050, dân số Trung Quốc dự đoán tăng lên 1,4 tỷ người. Và Mỹ sẽ đứng thứ ba trên bảng xếp hạng dân số, với 439 triệu người. Với dân số thế giới tăng không ngừng và chất lượng môi trường càng ngày càng giảm sút do các hoạt động sản xuất của con người và trong tương lai môi trường sống của con người sẽ bị đe dọa nghiên trọng nếu không có những biện phát quản lý và biện pháp cải tạo lại hoạt động sản xuất của con người sao cho phù hợp và thân thiện hơn với môi trường. Ảnh hưởng lớn nhất của các hoạt động của con người đến môi trường xung quanh là việc biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu là một vấn đề môi trường nghiêm trọng có nguy cơ gây ra sự thay đổi lớn tên hành tinh, bao gồm cả con người và sinh vật, chính vì thế biết được tác động có thể xảy ra và có các biện pháp làm giảm biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách nhất mà môi trường thế giới đang quan tâm. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sống của con người và các sinh vật sống trên hành tinh. Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ gây ra các vấn đề đáng lo ngại như: Con người: ảnh hưởng tới diện tích đất đai sinh sống của con người khi băng tan ở hai cực, lượng mưa thay đổi không đồng đều giữa các mùa trong năm. Lũ lụt, bão, hạn hán xảy ra thường xuyên… Vấn đề lương thực sẽ là mối lo ngại của các quốc gia Châu Á trong những năm tới. Sinh vật: suy giảm đa dạng sinh học và mất dần nơi cư trú của các loài động vật. Suy giảm đa dạng sinh học sẽ là nguồn tổn thất nguồn gien trong tự nhiên. Thực vật: tình trạng chặt phá rừng để canh tác và khai thác gỗ đang làm mất dần môi trường sống, nhiều loài thực vật quý hiếm và dược phẩm quý đã tuyệt chủng trong tự nhiên… Khí hậu: nhiệt độ trái đất ngày càng nóng dần lên và chất lượng không khí đang dần giảm sút do các khí gây ô nhiễm mà con người thải vào khí quyển. Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Đặc biệt tại Việt Nam thì TP.HCM là thành phố đứng đầu về phát triển dân số và tập trung nhiều ngành sản xuất công nghiệp. Vì vậy vấn đề quản lý môi trường tại TP.HCM là vấn đề rất khó quản lý và xử lý đối với các cơ quan quản lý để đưa ra những biện pháp nhằm đưa thành phố hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lại. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay Việt Nam và thế giới đang hướng đến phát triển bền vững và cải tạo môi trường sống cho con người, hiện nay các hoạt động công nghiệp phát triển trên thế giới góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho cộng đồng, nhưng các hoạt động sản xuất công nghiệp (tiêu thụ năng lượng, khai thác khoáng sản, sản xuất hóa chất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc cacbonat...) lại phát thải các khí nhà kính góp phần làm gia tăng nồng độ các khí trong khí quyển (387ppm CO2, 1745ppb CH4, 314ppb N2O) hệ quả nhiệt độ trung bình trái đất tăng 0,5 – 0,6 oC. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chưa từng có trong vòng ít nhất 12.000 năm qua. Chính điều này đã gây nên hiện tượng Trái đất nóng lên trong vòng 30 năm trở lại đây. Nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F) do việc tích lũy các chất CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6 và nhất là CO2, - sản phẩm sinh sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. Chưa dừng lại ở đó theo báo cáo được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C (2,0 đến 11,5 °F) trong suốt thế kỷ 21 [1]. Hình 1.1: so sánh nhiệt độ mặt đất trung bình thời gian 1999-2008 so với nhiệt độ trung bình 1940-1980 [1]. Các nghiên cứu mới nhất của viên khoa học Khí Hậu Thủy Văn và Môi Trường dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC trên phạm vi toàn cầu và trên khu vực Đông Nam Á cho thấy: nhiệt độ Việt Nam sẽ tăng khoảng 0,3 – 0,50C vào năm 2010; 1- 20C vào năm 2050 và 1,5 – 2,50C vào năm 2070, thời kỳ có nhiệt độ tăng nhanh nhất trong năm là các tháng 3, 4 và 5. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm thường vượt quá 20oC, lượng mưa trung bình 1500mm. Mùa lạnh và khô từ tháng 11-4, còn mùa nóng và mưa diễn ra từ tháng 5-10. Tuy nhiên các chỉ số này thay đổi theo chiều dài đất nước và theo cả địa hình cho nên mùa mưa với lũ lụt và mùa khô với hạn hán thưòng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng của người dân. Trung bình mỗi năm có 6-7 trận bão hay áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến vùng bờ biển của Việt Nam Nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam cho thấy, từ năm Từ 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0.1°C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với nhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0.1°C đến 0.3°C một thập kỷ. Nếu so với năm 1990, nhiệt độ chắc sẽ tăng trong khoảng từ 1.4-1.5°C vào năm 2050 và từ 2.5-2.8°C vào năm 2100. Điều này cho thấy xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại lớn lên. Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưa cùng với cường độ mưa sẽ tăng lên đáng kể ở phía Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết còn được thể hiện qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh , đặc biệt là Miền Bắc và miền Trung. Nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến hiện tượng băng tan ở 2 cực, băng tan tại hai cực làm nước biển dâng cao, dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn của những đảo quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ven biển. Khi băng tan, sẽ lộ ra các vùng đất hoặc nước. Các vùng này có độ phản xạ trung bình thấp hơn băng và sẽ hấp thụ nhiều bức xạ mặt trời hơn, làm ấm hơn và cứ thể chu trình này sẽ tiếp diễn. [2]. Nếu mực nước biển dâng cao 10m sẽ có 5,2 triệu km2 đất bị ngập trên toàn thế giới, gần 400 triệu người chịu ảnh hưởng, 2.570 tỷ USD bị thiệt hại và 500.000 km2 đất ven biển (tức là 10% diện tích đất bị ngập) sẽ bị phá hủy do xói mòn [2]. Đứng trước bối cảnh như vậy vào ngày 09/05/1992 Công ước khung về biến đổi khí hậu liên hợp quốc (UFCCC) được ký kết nhằm mục tiêu ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu và tháng 12/1997 Nghị định thư Kyoto ký kết đưa ra cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn mức phát thải so với năm 1990. Theo dự báo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và từ 15 đến 90 cm vào năm 2070. Theo đó 10,8% người dân Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống (gấp khoảng 3 lần nước bị ảnh lớn thứ hai tại Châu Á) và là quốc gia có tỷ lệ bị ảnh hưởng lớn nhất trong 84 nước đang phát triển, khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm. Miền Trung Việt Nam là khu vực hay bị thiên tai nhất ở Việt Nam và có tỷ lệ nghèo cao. Hàng năm, khu vực này phải đương đầu với mọi loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Chỉ riêng trận lụt lịch sử diễn ra vào cuối năm 1999 đã cướp đi 800 sinh mạng và gây thiệt hại hơn 300 triệu USD. Riêng TP.HCM sẽ có tới 43% diện tích bị ngập. Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ là vùng bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu với 12.376 km đất và 5 triệu người dân trong 12 tỉnh sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng 1 m và 43,3% diện tích đất Sóc Trăng sẽ bị ngập, vựa lúa cả nước với hơn 1.5 triệu ha đất nhiễm mặn, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Trên hình 1.2 cho ta thấy rõ vùng màu xanh đậm là vùng có độ cao 1m trên mặt nước biển có thể bị ngập khi mực nước biển dâng cao 1 m. [3]. Hình 1.2: diện tích đất của Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ là vùng bị tác động nhiều nhất khi nước biển dâng cao 1m (vùng có màu xanh đậm) [3]. Báo cáo của Phòng tài nguyên môi trường tỉnh Sóc Trăng cũng đưa ra bảng so sánh về sự tăng đột biến của các KNK tính từ cuộc “Cách Mạng Công Nghiệp” năm 1750. Bảng 1.1: sự tăng lên của các KNK trong bầu khí quyển từ năm 1750 đến tháng 1/2010 Khí nhà kính Năm 1750 Năm 2010 Tăng lên CO2 (ppm) 280 390 110 CH4 (ppb) 700 7.745 1.045 N20(ppb) 270 314 44 Ghi chú: ppm: một phần triệu ppb: một phần tỷ [3]. Theo báo cáo (UNDP, 2007) Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tác động lớn từ sự ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trên cơ sở đó trong Nghị quyết 60/2007/NQCP đã thông qua chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu cho từng lĩnh vực, ngành, đối tượng…là nền tảng chỉ đạo thành lập các ban ứng phó biến đổi khí hậu cho các tỉnh, thành phố, trong đó bao gồm TP.HCM. Theo tinh thần Nghị quyết 60/2007/NQCP, ngày 28/10/2010 UBND TPHCM đã phê duyệt chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu Tp.HCM đến năm 2015 nhằm đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính họat động của thành phố và cơ sở đề xuất các giải pháp giảm thiểu phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích 2.098,7 km², dân số khoảng 7.123.340 người (số liệu tháng 4/2009) gồm 03 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp bao gồm 26 nhóm ngành với tổng diện tích là 3.620 hecta, giá trị sản xuất công nghiệp thực tế năm 2010 là 209.371.011 triệu đồng[4], giá trị sản xuất công nghiệp cao sẽ đi đôi với các vấn đề phát sinh và ô nhiễm môi trường là vấn đang được quan tâm nhất hiện nay. Cũng như các thành phố công nghiệp khác, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cuộc hội thảo về môi trường tại thành phố. Trong đó vấn đề phát thải KNK và ô nhiễm môi trường nước là vấn đề được quan tâm nhất. Phát thải KNK của TP.HCM chủ yếu tại các cơ sở sản xuất tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, điển hình như các cơ sở sản xuất kim loại. Theo niêm giám thống kê của TP.HCM năm 2910 có 488 doanh nghiệp sản xuất kim loại với công suất sản xuất năm 2010 đạt 973,797 tấn kim loại đang hoạt động trên địa bàn thành phố, theo thống kê ngành sản xuất kim loại chiếm 1,4 % giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất chế biến của TP.HCM, đây cũng là một trong những ngành phát thải KNK cao do sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất. Mặc dù vậy hiện nay chưa có báo cáo cụ thể nào nghiên cứu về việc phát thải KNK từ ngành gia công kim loại tại TP.HCM. Nghiên cứu phát thải KNK từ sản xuất kim loại để đánh giá hiệu quả các công tác giảm thiểu phát thải KNK của thành phố, và góp phần thống kê đầy đủ các nguồn thải chính xuất phát từ hoạt động công nghiệp phân theo ngành sản xuất tại TP.HCM. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài : “Đánh Giá Và Đề Xuất Các Biện Pháp Giảm Thiểu Khí Nhà Kính Của Ngành gia công Kim Loại Tại TP.HCM” là cấp thiết hiện nay. 1.3 Tình hình nghiên cứu khí thải nhà kính trong và ngoài nước Hiện nay báo cáo của Ủy ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 1996 và 2006 là nghiên cứu đầy đủ và quan trọng trong việc tính toán phát thải và các loại phát thải KNK trong các ngành sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu của IPCC đang được áp dụng trong tính toán lượng phát thải KNK tại nhiều quốc gia trên thế giới. Báo cáo “Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu năm 2007 cho biết: Mực nước biển chỉ cần dâng thêm 1m thì sẽ gây hiểm họa lớn đối với các nước có vùng dân cư và đời sống kinh tế tập trung ở các vùng đồng bằng thấp ở ven biển. Theo Báo cáo Tình trạng môi trường biển của Chương trình hành động toàn cầu thuộc UNEP (2006), thì hiện nay, gần 40% dân số thế giới sống tại các vùng ven biển hẹp (chỉ chiếm 6,7% diện tích bề mặt Trái Đất) và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mật độ dân số tại khu vực bờ biển có thể tăng từ 77 người/km2 năm 1990, lên tới 115 người/km2 năm 2025. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1992 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã được thông qua tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. Mục tiêu của Công ước là nhằm “Ổn định nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu”. Dự án Nghiên cứu khí nhà kính, do Hiệp hội thủy điện quốc tế (International Hydropower Association - IHA) cộng tác với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) thực hiện, với mục tiêu nâng cao sự hiểu biết về ảnh hưởng của các hồ chứa đối với phát thải tự nhiên khí nhà kính. Dự án Nghiên cứu khí nhà kính của IHA/UNESCO nhằm đánh giá tốt hơn về mức tải cacbon, giúp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thủy điện lên phát thải tự nhiên KNK cũng như các tác hại để giảm thiểu phát thải KNK trong công tác xây dựng và quản lý các nhà máy thủy điện trên sông. Cuối năm 2010 Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn (KH KTTV&MT) đã hoàn thành 02 dự án ODA do DANIDA tài trợ: 1- Dự án “Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam”; 2- Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích nghi”. 3- Đang tiếp tục triển khai dự án ODA “Tăng cường năng lực ứng phó với BDKH tại Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” do UNDP tài trợ. Báo cáo về “Hiện trạng ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp Nam Bộ và những giải pháp thích hợp” của Giáo Sư Tiến Sĩ Khoa Học Lê Huy Bá và Văn Thị Thanh Tuyền phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi Trường của trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM Nghiên cứu về “Các hoạt động phát thải KNK tại Việt Nam” của Nguyễn Mộng Cường thuộc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững, được thực hiện vào tháng 3/2007. Báo cáo nêu lên các nguồn phát thải KNK và khối lượng phát thải của các nguồn phát sinh. Qua các báo cáo và nghiên cứu về phát thải và tác hại của khí nhà kính tại Việt Nam và trên thế giới có thể nói ngày nay nhân loại đã ý thức hơn về bảo vệ và gìn giữ môi trường sống xung quanh. Tại Việt Nam cũng có những nghiên cứu quan trọng và thiết thực để hỗ trợ cho công tác quản lý và ngăn ngừa các nguồn phát sinh khí nhà kính để dần hứng tới sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. 1.4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Từ thế kỷ 20 trở lại đây liên tục xảy ra thiên tai do sự biến đổi khí hậu và ấm lên của trái đất, đe dọa đến sự sống của các sinh vật sống trên hành tinh. Do đó vấn đề biến đổi khí hậu đã được quan tâm sớm ở những năm 80, có một số nghiên cứu dẫn ra được sự thay đổi khí hậu, đến năm 1990 một loạt các hội nghị quốc tế đã đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp để có một hiệp ước toàn cầu về vấn đề này. Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hương nhất của việc biến đổi khí hậu, nên các cấp quản lý đã coi đây là vấn đề quan trọng. Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu đưa ra sự ảnh hưởng và biện pháp giảm thiểu khí nhà kính ở Việt Nam. Là thành phố đứng đầu cả nước về Công nghiệp cũng như mức độ phát triển dân số nên TP.HCM cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu và giải pháp thích hợp để kiểm soát và giảm thiểu phát thải KNK cụ thể theo từng ngành nghề để đảm bảo đưa ra các quyết định giảm thiểu phát thải KNK trong tương lai. Qua những vấn đề cấp thiết trên cho thấy việc nghiên cứu tình trạng phát thải và dự báo lượng phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp sản xuất kim loại rất cần thiết để
Tài liệu liên quan