Đề tài Đánh giá và đề xuất ý kiến về vấn đề giải quyết nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nhà ở đô thị nói chung, nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh tại các đô thị và khu công nghiệp( KCN ) nói riêng đang là vấn đề bức xúc, nóng bỏng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc phát triển nhà ở đô thị cũng như giải quyết nhà ở cho lao động ngoại tỉnh đang là bài toán khó khăn đặt ra nhiều vấn đề cho các cơ quan chuyên trách.

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá và đề xuất ý kiến về vấn đề giải quyết nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Lời mở đầu Nhà ở đô thị nói chung, nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh tại các đô thị và khu công nghiệp( KCN ) nói riêng đang là vấn đề bức xúc, nóng bỏng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Việc phát triển nhà ở đô thị cũng như giải quyết nhà ở cho lao động ngoại tỉnh đang là bài toán khó khăn đặt ra nhiều vấn đề cho các cơ quan chuyên trách. Hiện nay, có hàng triệu người nhập cư và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng....hàng chục vạn công nhân đang làm việc tại KCN, KCX nhưng chưa có Tỉnh, Thành phố hay KCN nào đảm bảo chỗ ở cho họ. Để tìm hướng giải quyết cho vấn đề này, vừa qua tại Đồng Nai, Uỷ ban các vấn đề xã hội phối hợp với Tổng hội xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảo “ Nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại các đô thị và KCN_thực trạng và giải pháp”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng nhu cầu nhà ở, những tồn tại, hạn chế chính sách hiện hành, các Đại biểu đã đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà cho người lao động ngoại tỉnh tại các đô thị và KCN. Theo báo cáo của Tổng hội xây dựng Việt Nam, trên thực tế chỉ có khoảng 3-4% số công nhân được ở trong các ngôi nhà kiểu ký túc xá do các doanh nghiệp xây dựng, còn lại phải thuê phòng trọ tại các khu nhà do dân xây dựng tự phát. Như vậy, có thể thấy được rằng nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh tại một thành phố lớn như Hà Nội đang là vấn đề bức xúc đáng được quan tâm. Vậy nên việc chọn đề tài: “Đánh giá và đề xuất ý kiến về vấn đề giải quyết nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ” là phù hợp và cần thiết đối với em_ sinh viên chuyên ngành Kinh tế & quản lý đô thị. Mục tiêu của bài này là đánh giá thực trạng cung, cầu nhà ở đô thị cho người lao động ngoại tỉnh tại thành phố Hà Nội, xem xét các biện pháp giải quyết nhà ở của cơ quan chức năng và đề xuất ý kiến bản thân về phát triển nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh. Để hoàn thành được đề án này, em nhận được sự giúp đỡ của thầy cô trong khoa. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo_ Th.s Nguyễn Thanh Bình. Do trình độ và kiến thức còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các thầy cô( đọc ) để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Phần II: Nội dung chính Lý luận chung về nhà ở đô thị khái niệm chung về nhà ở đô thị Có rất nhiều cách quan niệm khác nhau về nhà ở. Theo nghĩa hẹp, nhà ở là phần kiến trúc kĩ thuật đủ các điều kiện tối thiểu để có thể sử dụng làm chỗ ở, sinh hoạt cho một hoặc một số người trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Theo nghĩa rộng nhà ở được hiểu đồng nghĩa với chỗ ở, bao gồm phân kiến trúc kỹ thuật của ngôi nhà (kể cả các công trình tiện nghi và công trình kỹ thuật gắn liền với ngôi nhà), các kết cấu hạ tầng kỹ thuật và điều kiện môi trường của khu vực. Trên thực tế khái niệm nhà ở luôn được hiểu theo nghĩa rộng vì tất cả những vấn đề liên quan đến nhà ở kể cả kiến trúc kỹ thuật của ngôi nhà không thể tách rời với các yếu tố của hạ tầng và môi trường tự nhiên, xã hội của khu vực. Đặc điểm chung của nhà ở đô thị Nhà ở đô thị là một tài sản tiêu dùng dân cư song khác các loại tài sản khác, nhà ở có vị trí cố định gắn liền với nó là cự ly, môi trường, các điều kiện kết cấu hạ tầngcủa khu vực. Người sử dụng nhà phải di chuyển tới nơi sẵn có của ngôi nhà và chấp nhận tất cả các điều kiện vốn có của khu vực chứ không phải di chuyển ngôi nhà đến nơi mong muốn như các vật dụng khác. Chính vì vậy những thay đổi về nhà ở thường tạo ra những thay đổi lớn về điều kiện sinh hoạt và cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình. Việc phát triển nhà ở không chỉ chú ý riêng vấn đề kiến trúc kỹ thuật mà các yếu tố môi trường và điều kiện của vùng có vai trò rất lớn quyết định đến giá trị ngôi nhà. Nhà ở có giá trị rất lớn, có thời hạn sử dụnglâu dài, khó thay đổi về kiến trúc kỹ thuật. Vì vậy vấn đề đầu tư phát triển nhà ở vừa phải tính đến nhu cầu trước mắt, vừa phải dự đoán được xu thế, thị hiếu phát triển trong tương lai. Giá trị của nhà ở đan xen lồng quyện với giá trị của đất và giá trị của các điều kiện hạ tầng và môi trường sống. Chính vì vậy vấn đề quản lý và phát triển mang tính vĩ mô vùng dân cư sinh sống sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi về giá trị của các ngôi nhà sẵn có. Các khu vực sản xuất nhà ở đô thị Theo các nhà nghiên cứu chính sách nhà ở của các nước thế giới thứ ba, đã phân chia lĩnh vực sản xuất nhà ở thành ba khu vực: khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực không chính thức. -Khu vực Nhà nước: Các công ty phát triển nhà ở thuộc thành phần kinh tế Nhà nước xây dựng nhà ở theo những tiêu chuẩn, quy tắc của Nhà nước đã ban hành. Khu vực này được xem như tiêu điểm chính của chính sách phát triển nhà ở, vì đó là khu vực mà Chính phủ có thể kiểm soát trực tiếp. Các chỉ tiêu về số lượng,chất lượng nhà ở công cộng Việt Nam thấp hơn nhiều nước, đơn vị tính của chúng ta thường dùng là chỉ tiêu diện tích sàn hoặc diện tích bình quân đầu người(m2/người), trong khi đó ở các nước khác dùng đơn vị tính là căn hộ trên số gia đình. Nhà ở do Nhà nước bao cấp thương là loại được bao cấp, với nguồn vốn cung cấp có hạn mà nhu cầu lại rất lớn, nên không tránh khỏi sự mất công bằng trong chính sách phân phối nhà ở. -Khu vực tư nhân: Nhà ở được xây dựng bởi những cá nhân hoặc doanh nghiệp không phải từ nguồn vốn của Nhà nước, nhưng hoạt động trong hệ thống quy tắc chính thức của Nhà nước. Chính phủ ít kiểm soát được khu vực này hơn khu vực Nhà nước, mặc dù Nhà nước vẫn còn quyết định khuôn khổ điều tiết. Cơ chế mà Nhà nước duy trì để kiểm soát việc sản xuất nhà ở của khu vực tư nhân là hệ thống các quy tắc- được các nhà sản xuất nhà ở tư nhân coi như phần bổ sung vào giá thành sản xuất nhà ở. Các quy tắc mà Nhà nước điều tiết là cần thiết vì lí do an ninh công cộng và bảo đảm các tiêu chuẩn của người tiêu dùng do thiếu các thông tin về thị trường nhà ở. Trong điều kiện các nước đang phát triển những người cần nhà ở nhất định là những người nghèo thành thị, nhưng thị trường nhà ở tư nhân không đáp ứng sự cần nhà ở mà đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán. Nhu cầu này biểu hiện khả năng của người mua và sự sẵn sàng trả nó, nếu không có tiền thì không thể đòi hỏi gì từ thị trường. Trong thực tế sản xuất nhà ở khu vực tư nhân hiệu quả hơn khu vực Nhà nước. Nhưng nếu chúng ta buông lỏng, không điều tiết khu vực này sẽ dẫn đến khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng lớn hơn và sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội cơ bản về nhà ở. -Khu vực nhà ở không chính thức gồm các cá nhân và hộ gia đình xây dựng nhà ở không theo các quy tắc của Nhà nước. Khu vực này mô tả toàn bộ nhà ở được xây dựng một cách độc lập với các khuôn khổ quy tắc của Chính phủ. Có thể hiểu đây là khu vực sản xuất nhà ở của tư nhân không theo quy tắc, hoặc nhà ở được xây dựng trên các giá trị của công đồng và tự giúp đỡ lẫn nhau, có thể dẫn đến những phản ứng đối với chính sách rất khác nhau. Vì thế khu vực này có thể kiểm nghiệm và chia theo nhiều cách phụ thuộc vào nhà ở được xây dựng để kinh doanh hay đơn thuầnlà để sử dụng, nhà ở được sản xuất ra cho thuê hoặc cho người ở sở hữu, hoặc chia theo các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng và kiểu, loại nhà ở. Nhà ở trong khu vực này có vô số hình thức, tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế, xã hội và thiết chế đặc thù của dân cư đô thị. Khu vực này trên thực tế đóng góp phần quan trọng trong việc gia tăng quỹ nhà ở, đặc biệt đối với tầng lớp dân cư thu nhập thấp. Mục tiêu trung tâm của việc hoạch định chính sách nhà ở đối với khu vực này là cần khuyến khích những mặt tích cực của nó không ngăn cản động lực cơ bản để dẫn đến sự đóng góp một cách thành công của nó vào quỹ nhà ở đô thị. Đồng thời cũng phải đưa ra những định hướng giải quyết háng loạt vấn đề liên quan, bao gồm việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng, vai trò của cộng đồng tham gia vào việc ra quyết định và những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của các lực lượng thị trường trong việc định giá cả, đặc biệt đối với các khu trung tâm , khu vực kinh doanh. Ba khu vực trên được xem như sự chuyển hoá liên tục từ sự kiểm soát toàn bộ của Nhà nước về sản xuất nhà ở(hoàn toàn theo quy tắc và sử dụng vốn Nhà nước) ở khu vực Nhà nước đến việc sản xuất nhà ở do Nhà nước được xây dựng bởi tư nhân và các doanh nghiệp, và đến nhà ở bất quy tắc được xây dựng bởi các gia đình và các nhà thầu nhỏ. Các chính sách và định hướng phát triển nhà ở đô thị nước ta Trong chương trình phát triển và quản lý nhà ở đô thị trong những năm tới cần tập trung vào một số giải pháp chính sách lớn là: -Nhằm cải thiện điều kiện ở cho nhân dân và từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị văn minh hiện đại. Giải pháp nhà ở đô thị nhất thiết phải xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Đầu tư phát triển nhà ở phải đi đôi đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng và các khu chức năng khác. ở các đô thị lớn và các khu trung tâm của tỉnh phải xây dựng nhà ở cao tầng để tiết kiệm đất, tăng mỹ quan đô thị. Các đề án quy hoạch, các mẫu thiết kế nhà ở phải dựa vào mức thu nhập và đặc điểm cụ thể của từng khu vực có tính đến khả năng cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng diện tích mà không bị ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như mỹ quan chung của đô thị. - Đất ở tại các đô thị có giá trị kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn trong giá nhà ở thì không thể đánh đồng loạt như các loại đất chuyên dùng khác. khuyến khích dãn dân ra các ngoại vi thành phố, những khu đất này sẽ được áp dụng với giá ưu đãi, được miễn hoặc được giảm tiền sử dụng đất so với khu vực trung tâm. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để chuẩn bị các cơ sở kỹ thuật hạ tầng như đường xá, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng.... - ở các thành phố lớn không giao đất cho các hộ gia đình mà phải phát triển nhà theo dự án để tiết kiệm đất và khắc phục tình trạng xây dựng bừa bãi ảnh hưởng đến quy hoạch, kiến trúc và mỹ quan đô thị. Đối với những đô thị có điều kiện giao đất cho hộ gia đình cũng chỉ được giao đất ở sau khi đã chuẩn bị hạ tầng nhằm đồng bộ hoá giữa nhà ở với các công trình hạ tầng thuộc các khu dân cư. việc xây dựng nhà ở tuân thủ nghiêm ngặt theo quy hoạch và kiến trúc. - Đất ở tại khu vực có khả năng sinh lợi lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hoặc đất ở tại khu vực có chất lượng sống cao thì được kinh doanh nhà theo giá thị trường, đất ở diện này không bị hạn chế bởi khung giá của Nhà nước. Đất ở tại khu vực chỉ có chức năng ở thì người có thu nhập cao và trung bình phải trả tiền sử dụng đất theo giá Nhà nước quy định. Người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách được miễn giảm hoặc giảm tiền sử dụng đất. Để hạ giá bán hoặc thuê cho các đối tượng thu nhập thấp, Nhà nước thực hiện phương thức cho thuê đất với giá ưu đãi đối với các dự án phát triển nhà ở, tiền thuê diện tích đất xây dựng nhà chỉ thu khi đã bán hoặc cho thuê. - Cho phép hợp thức hoá đất ở đối với những hộ có đủ điều kiện: phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp. - Huy động tối đa các nguồn lực của nhân dân và các thành phần kinh tế để phát triển nhà ở, còn ngân sách của Nhà nước chỉ là hỗ trợ. Nguồn vốn hỗ trợ phải được quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc thu hồi để tiếp tục phát triển nhà ở theo đúng pháp luật và có chính sách ưu đãi đối với các hoạt động kinh doanh nhà ở phục vụ lợi ích xã hội. -kiện toàn và tăng cường hiệu lực của các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp phát triển nhà ở từ Trung ương đến địa phương. Đánh giá chung về nhu cầu nhà ở của người lao động(NLĐ) ngoại tỉnh hiện nay ở Hà Nội Đặc điểm của lao động ngoại tỉnh a) phân loại lao động ngoại tỉnh Để có thể đánh giá được nhu cầu nhà ở của NLĐ ngoại tỉnh trước hết cần xác định và phân biệt rõ các đối tượng lao động ngoại tỉnh. Có thể thấy lao động ngoại tỉnh nhập cư vào Hà Nội làm việc có 3 thành phần chủ yếu: - Cán bộ công chức làm việc cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội: bộ phân này chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội. - Công nhân làm việc tại các KCN, KCX: đây là bộ phận chiếm số lượng lớn trong tổng số lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội. Đây cũnglà lực lượng đáng quan tâm nhất trong chính sách giải quyết nhà ở cho NLĐ ngoại tỉnh - Lực lượng lao động không chuyên làm việc tại các chợ lao động &lao động nhập cư khác: là bộ phận lao động trôi nổi trên địa bàn thành phố, cùng với một bộ phận đang làm việc tạí mốt số ngành dịch vụ, kinh doanh. Đây cũng là bộ phận đáng được xem xét giải quyết chỗ ở, vì đây là lực lượng rất cần quản lý bởi đặc điểm công việc, cũng như những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của nền kinh tế xã hội. b) Đặc điểm chung của lao động ngoại tỉnh Để xem xét về vấn đề nhà ở, thì đặc điểm đáng chú ý của lao động ngoại tỉnh trước hết là đại bộ phận là công nhân và lao động thủ công nhập cư vào thành phố làm việc với mức thu nhập thấp. Kết quả của nhiều khảo sát cho thấy thu nhập trung bình của họ 80.000ngàn đến 1 triệu đồng/ tháng. Với mức thu nhập này thì việc tự họ có khả năng tạo cho mình một chỗ ở ổn định tại Hà Nội là điều không thể. Đặc điểm sinh sống của họ là tuỳ theo ngành nghề khác nhau mà họ sống tại công trường, nhà trọ và thường sống chung dựa trên quan hệ thân tộc họ hàng hoặc đồng hương. Họ sống tập trung tại vùng ven đô, nơi mà có các khu nhà ở do khu vực không chính thức sản xuất. Một đặc điểm nữa của lao động ngoại tỉnh là nam nhiều hơn nữ và chủ yếu là lực lượng trẻ. Tuy nhiên trong những năm gần đây sự tham gia đông đảo của lao động nữ đã xuất hiện, chủ yếu đến từ vùng nông thôn, trình độ học vấn thấp, lao động phổ thông, ngành nghề dịch vụ và công nhân tại các khu công nghiệp. Xu hướng chung của lao động nhập cư hiện nay là chuyển gia đình vào thành phố và sống cố định ở đó. Trước kia một bộ phận lớn lao động nhập cư chỉ ở lại thành phố trong một thời gian ngắn khoảng 1-3 năm, sau đó họ về quê cùng với vốn liếng đã dành dụm được. Nhưng trong những năm gần đây, họ đã bắt đầu đưa gia đình từ quê ra và trở thành một phần dân cư của thành phố. 2. Đánh giá nhu cầu nhà ở của NLĐ ngoại tỉnh tại đô thị và KCN a) Thực trạng chỗ ở của NLĐ ngoại tỉnh cả nước và ở Hà Nội Xét về tổng thể các đối tượng thu nhập thấp bao gồm các hộ gia đình, cá nhân có mức thu nhập bình quân dưới mức bình quân chung của xã hội và thực sự có khó khăn về nhà ở, bản thân họ không đủ điều kiện để tự tạo lập và cải thiện chỗ ở nếu không có sự giúp đỡ của Nhà nước hoặc của cộng đồng. Việc phát triển nhà ở trong thời gian vừa qua mới chỉ giải quyết được một phần nhu cầu về chỗ ở của các đối tượng có thu nhập cao trong xã hội. Nhu cầu nhà ở của hầu hết các đối tượng chính sách xã hội và lao động thu nhập thấp tại khu vực đô thị đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc. Qua đợt khảo sát gần đây của Công đoàn Viên chức Việt Nam về tình hình nhà ở của cán bộ công chức viên chức cho thấy: 19% số cỏn bộ, cụng chức, viờn chức (CBCCVC) đang thuờ nhà tập thể của nhà nước, chất lượng nhà tập thể này đó qua nhiều năm sử dụng, hiện đó xuống cấp, khụng bảo đảm điều kiện về vệ sinh mụi trường, ẩn chứa những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tớnh mạng của người sử dụng. 14,6% số CBCCVC đó được mua nhà do húa giỏ nhà tập thể đó được phõn phối trước đõy. 31% số CBCCVC chưa cú nhà ở, phải đi ở nhờ, ở tạm, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt gia đỡnh và học tập của con cỏi. 4% CBCCVC phải đi thuờ nhà ở của tư nhõn, chất lượng nhà cấp 4, nhà tạm, khụng bảo đảm tiện nghi phục vụ sinh hoạt. 31,4% CBCCVC đó xõy được nhà riờng. Theo bỏo cỏo của Tổng hội Xõy dựng Việt Nam trong Hội thảo về “giải quyết nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh tại các đô thị và KCN” cho biết: trờn thực tế dưới 5% số cụng nhõn được ở trong cỏc ngụi nhà kiểu ký tỳc xỏ do doanh nghiệp xõy dựng, cũn lại hơn 95% phải thuờ phũng trọ ở cỏc khu nhà do dõn xõy tự phỏt. Đỏnh giỏ chất lượng chung: Nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ỏnh sỏng, điện nước và những tiện nghi tối thiểu, mụi trường sống bị ụ nhiễm nghiờm trọng, cỏc điều kiện sinh hoạt văn hoỏ gần như khụng cú gỡ. Chớnh chất lượng sống quỏ thấp này ảnh hưởng tiờu cực đến sức khoẻ, năng suất lao động của người lao động hiện tại cũng như trong tương lai, chưa kể nú cũn tạo mụi trường cho cỏc tệ nạn xó hội nảy sinh và phỏt triển. b) Đánh giá nhu cầu về nhà ở của NLĐ ngoại tỉnh cả nước và Hà Nội Nhu cầu về nhà ở hiện nay của cỏn bộ cụng chức đang cũn rất lớn, cú tới 96% chưa cú điều kiện ổn định về nhà ở, đang muốn chuyển đổi, xõy dựng, hoặc mua, thuờ nhà mới cho phự hợp khả năng, điều kiện của mỡnh. Cựng với sự phỏt triển kinh tế của đất nước, việc hỡnh thành và đó đi vào hoạt động của 107/149 cỏc khu cụng nghiệp, khu chế xuất tập trung (gọi chung là KCN) ở 33 tỉnh, thành phố, đó mang lại nhiều lợi ớch kinh tế - xó hội, gúp phần đỏng kể giải quyết những bức xỳc về việc làm trong xó hội. Bờn cạnh những mặt tớch cực mà cỏc KCN mang lại, thỡ đang xuất hiện vấn đề xó hội rất bức xỳc, phức tạp mà trong những năm qua chưa được quan tõm giải quyết, đú là vấn đề nhà ở cho CN, Lé. Điển hỡnh ở Đồng Nai, trong số 89.571 lao động nhập cư  thỡ cú 86.693 người ở trọ nờn nhà trọ mọc lờn như nấm, cả tỉnh cú 4.583 hộ kinh doanh nhà trọ cho cụng nhõn thuờ. Họ "cung" theo phương chõm "giỏ rẻ đắt hàng". Phần lớn cụng nhõn thu nhập thấp, là tầng lớp nghốo cho nờn khụng cần chỗ ở tốt, chỉ trỳ thõn là được, nờn giỏ rẻ thỡ ở tồi tàn, ở đụng người trong một phũng (120.000đ/phũng/4 người). Đối với tỉnh Bỡnh Dương, theo bỏo cỏo tham luận của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thỡ thực trạng 200.000 lao động ngoại tỉnh đến làm việc trờn địa bàn tỉnh đó gõy sức ộp rất lớn trờn nhiều lĩnh vực như nhà ở, an ninh trật tự, y tế, giỏo dục. trong đó nhu cầu về nhà ở là bức xúc nhất vì 97% số lao động ngoại tỉnh không có nhà ở, phải đi thuê mướn để sống tạm bợ. Hiện nay, cỏc KCN tại Hà Nội đó thu hỳt khoảng 1,6 vạn lao động, chỉ riờng trong số gần 6.500 người lao động làm việc trong hai KCN Bắc Thăng Long và Nội Bài cú tới hơn 50% số lao động là người ngoại tỉnh phải đang thuờ nhà trọ tạm bợ. éến nay, Hà Nội chưa hỡnh thành được khu chung cư cho người lao động tại KCN. Theo dự bỏo đến năm 2010, cỏc KCN Hà Nội cú khoảng 60 nghỡn lao động, trong đú cú gần 70% là lao động ngoại tỉnh, cú nhu cầu về nhà ở. Qua đó, có thể thấy rằng nhu cầu về nhà ở của lao động ngoại tỉnh nói chung và của Hà Nội nói riêng là rất lớn. Hầu hết NLĐ ngoại tỉnh vẫn chưa thể có được chỗ ở ổn định, nhu cầu thuê mua nhà là rất lớn và đang có xu hướng tăng lên. Những nguyên nhân, nhân tố tác động làm tăng cầu nhà ở của người lao động ngoại tỉnh Các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở đô thị chưa phát huy hiệu quả đối với NLĐ ngoại tỉnh Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nhà ở đô thị nói chung và nhà ở cho người thu nhập thấp nói riêng, tuy nhiên trong những năm vừa qua trong quá trình thực hiện các chính sách giải quyết nhà ở cho công nhân, viên chức, lao động thu nhập thấp tại khu vực đô thị tồn tại không ít vấn đề bất cập, cơ chế ưu đãi thông qua trung gian(qua các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phát triển nhà ở) do vậy cơ chế chính sách ưu đãi không trực tiếp đến với đối tượng hưởng thụ. Chính sách khuyến khích phát triển nhà ở để cho thuê, nhưng trong thực tế quỹ nhà ở cho thuê hầu như không tồn tại, ngoại trừ một số trường hợp các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà tự phát tại các KĐT, KCN để cho công nhân lao động thuê. Thiếu quỹ nhà ở cho thuê là một trong những nguyên nhân làm cho các đối tượng thu nhập thấp nói chung, NLĐ ngoại tỉnh nói riêng gặp khó khăn cho việc cải thiện chỗ ở và làm tăng cầu nhà ở đô thị. Mặt khác, các doanh nghiệp không mặn mà xây dựng nhà ở cho người lao động do thiếu chính sách ưu đãi. Từ 1999 đến nay, công ty kinh doanh nhà Đồng Nai đã xây dựng hai khu nhà ở cho công nhân thuê, nhưng theo lãnh đạo công ty, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì phải bù lỗ liên tục. Dự án khu nhà ở cấp 4 tại phường Long Bình gần KCN Amata, Lotechco, Biên Hoà 2 với quy mô 105 phòng có diện tích 14,4 m2, mặt bằng có sẵn không phải đền bù giải toả. Vốn đầu tư xây dựng 2,2 tỷ đồng, vay từ quỹ phát triển nhà ở với lãi suất bằng 0. Giá cho thuê 150-180 ngàn đồng/phòng/tháng, nhưng năm nào cũng phải bồ lỗ. Nếu như phải vay
Tài liệu liên quan