Quốc triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới ngày nay. Quốc triều hình luật thời Lê ( hay còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức ) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong bộ luật này chế định về thừa kế tài sản hương hỏa được các nhà làm luật triều Lê xây dựng trở thành chế định nổi bật mà không thể tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác. Sau đây, em sẽ trình bày đề tài : “ Đánh giá về chế độ hương hỏa tài sản trong bộ Quốc triều hình luật ”.
5 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá về chế độ hương hỏa tài sản trong bộ Quốc triều hình luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/LỜI MỞ ĐẦU
Quốc triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới ngày nay. Quốc triều hình luật thời Lê ( hay còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức ) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong bộ luật này chế định về thừa kế tài sản hương hỏa được các nhà làm luật triều Lê xây dựng trở thành chế định nổi bật mà không thể tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác. Sau đây, em sẽ trình bày đề tài : “ Đánh giá về chế độ hương hỏa tài sản trong bộ Quốc triều hình luật ”.
II/ NỘI DUNG
1. Chế độ thừa kế tài sản
Quốc triều hình luật là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính…Quốc triều hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của bộ luật nhà Đường – Đường luật sớ nghị. Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật được quy định tại chương điền sản mà chương này đã nói lên sự độc lập tương đối của các nhà làm luật triều Lê trong quá trình xây dựng Bộ luật. Quốc triều hình luật quy định hai hình thức thừa kế :
1.1 Thừa kế theo di chúc
Quốc triều hình luật đã chú ý đến việc nhắc nhở cha mẹ phải liệu tuổi già mà làm chúc thư cho các con cũng như quy định những điều kiện để một chúc thư có hiệu lực pháp luật.
Điều 390 quy định : “ người làm cha, mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư ”. Về hình thức của di chúc, có di chúc miệng và di chúc viết ( chúc thư ) . Theo tinh thần và nội dung của Điều 366, người làm chúc thư ( cha, mẹ ) phải tự viết lấy ( nếu không biết chữ thì nhờ quan viên nào đó viết giùm ) và phải có sự chứng kiến cũng của quan viên trong làng xã thì chúc thư mới hợp pháp.
Điều 366 quy định : “ những người làm chúc thư văn khế mà không nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ. Chúc thư văn khế ấy không có giá trị. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được ”.
Nguyên tắc tự do lập di chúc của người tôn trưởng được tôn trọng. Những người con nào được hưởng quyền thừa kế bao nhiêu là tùy thuộc vào người lập di chúc quy định. Ngoài hình thức viết, pháp luật còn cho phép lập di chúc miệng, đó là “ lệnh ” của ông bà.
1.2. Thừa kế theo pháp luật
Bộ luật quy định khi cha mẹ mà không có chúc thư hoặc chúc thư không hợp pháp thì tài sản chia theo luật. Các Điều 374. 375, 376, 380, 388 và một số điều khoản khác cho biết có hai hàng thừa kế. Hàng thừa kế thứ nhất là các con, hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc người thừa tự.
Quan hệ ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ phát sinh khi cha, mẹ đều chết. Các con trong hàng này bao gồm cả con trai, con gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu ( Điều 388 ). Con nuôi cũng được thừa kế khi trong văn tự nhận nuôi con nuôi có ghi rõ cho thừa kế điền sản ( Điều 380 ) và không thất hiếu với cha nuôi ( Điều 506 ). Theo tinh thần của Điều 374, 388 thì phần các con vợ cả đều bằng nhau, phần của vợ lẽ kém phần của con vợ cả và cũng bằng nhau. Con nuôi được hưởng thừa kế bằng nửa phần của con đẻ, nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cùng với cha, mẹ nuôi từ bé thì được hưởng cả, không ở cùng từ bé thì được hưởng gấp hai lần người thừa tự của cha, mẹ nuôi ( Điều 380 ). Người đã làm con nuôi họ khác và đã được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi vẫn được hưởng bằng nửa phần người ăn thừa tự của người tuyệt tự trong họ cha, mẹ đẻ ( Điều 381 ) .
Như vậy, Quốc triều hình luật phân biệt diện thừa kế tương đối hẹp. Chủ yếu là những người có quan hệ gần như trực tiếp với người để lại di sản.
Quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi hôn nhân không có con và một người chết. Quan hệ thừa kế trong hàng này được quy định tại các điều 374, 375, 376.
Tài sản của vợ chồng được hình thành từ ba nguồn : tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng, tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân ( tài sản chung ). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Còn khi chồng chết trước ( hay vợ chết trước ) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng / vợ để lo việc tế lễ ( bố mẹ bên chồng ) vợ hoặc người thừa tự bên chồng ( vợ giữ ). Một phần dành cho vợ / chồng để phụng dưỡng một đời ( nhưng không có quyền sở hữu ). Khi người vợ ( chồng chết thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng. Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau : một phần dành cho vợ ( chồng làm của riêng, một phần dành cho vợ / chồng chia ra như sau : 1/ 3 dành cho gia đình nhà chồng / vợ để lo tế lễ; 2/ 3 dành cho vợ / chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng.
Như vậy, Quốc triều hình luật có những quy định rất rõ ràng về chế định thừa kế ( khác pháp luật Trung Hoa ). Trong chương điền sản nói trên, các nhà làm luật thời Lê đã quy định một cách cụ thể về cách thức làm các loại văn tự và chúc thư về chế độ tài sản của vợ, chồng khi góa bụa, về trường hợp nảy sinh quan hệ thừa kế và phương thức chia tài sản được thừa kế. Pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng gớp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra.
Mặt khác, trong lĩnh vực thừa kế quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể khi cha, mẹ còn sống không phát sinh các quan hệ về thừa kế, nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ, thứ hai, là các quan hệ thừa kế theo di chúc ( thừa kế theo luật ) với các Điều 374,377, 380, 388. Điều đáng chú ý trong bộ Quốc triều hình luật là người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai. Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ, chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha, mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho con còn sống nếu như một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Luật thừa kế đã trở thành một định chế nổi bật nhất thể hiện những nét tiến bộ của luật pháp triều Lê.
2. Chế độ hương hỏa
Vấn đề ruộng đất hương hỏa đã được Bộ luật quy định trong 13 điều luật. Luật hương hỏa triều Lê thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của người Việt, có nhiều điều khác với pháp luật Trung Hoa. Thừa tự hương hỏa là loại thừa kế đặc biệt.
Về số lượng hương hỏa, Điều 390 quy định là 1/ 20 di sản. Sởi dĩ có giới hạn như trên là để tránh sự tích lũy hương hỏa từ đời này sang đời khác tới diện tích quá lớn. Ruộng đất hương hỏa chỉ được sử dụng vào việc trồng cây lấy hoa lợi để thờ cúng tổ tiên và không được bán ruộng đất hương hỏa ( Điêu 400 ). Theo Điều 399, ruộng đất hương hỏa không truyền quá 5 đời , vì con cháu chỉ phải thờ cúng những người trong vòng 5 đời.
Về trật tự truyền ruộng đất hương hỏa, việc truyền ruộng đất hương hỏa phải thể hiện nguyên tắc trọng nam và trọng trưởng. Nhà làm luật triều Lê đã “ mềm hóa ” nguyên tắc này bằng cách quy định như sau : Ruộng đất hương hỏa được truyền cho con trai trưởng ( hoặc cháu trai trưởng ), nếu không có thì truyền cho con trai thứ, con trai không có thì truyền cho con gái, con gái không có thì truyền cho người trong họ và không bao giờ để truyền sang dòng họ khác. Người tàn phế hoặc bất hiếu không được hương hỏa.
Nhìn chung, mục đích luật thừa kế triều Lê vừa nhằm củng cố sự trường tồn của dòng họ vừa nhằm giữ gìn sự hòa thuận, thương yêu nhau giữa anh, chị em trong gia đình. Với việc cho người vợ có quyền quản lí tài sản trong gia đình sau khi người chồng mất, cho người phụ nữ có quyền thừa kế và phần của con gái bằng phần của con trai là điều không thể tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác.
III/ KẾT LUẬN
Mặc dù ra đời đã mấy thế kỉ nay nhưng Quốc triều hình luật vẫn còn mãi như một di sản quý báu của cha ông chúng ta trong kinh nghiệm lập pháp. Qua tìm hiểu đề tài trên có thể hiểu rõ hơn những kĩ năng lập pháp của bộ Quốc triều hình luật nói chung và chế định thừa kế tài sản hương hỏa nói riêng.