Đề tài Đánh giá về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1989 đến nay

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn 15 năm qua (1986-2001), nền kinh tế nước ta nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Trong nông nghiệp, thành tựu nổi bật là sản suất phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản tăng nhanh, đặc biệt một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn(gạo, cà phê, cao su, tôm.), cơ sở hạ tầng, nhất là thuỷ lợi được tăng cường, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện. Những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ ổn định kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp những năm qua cũng còn những tồn tại, yếu kém như: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là về các loại cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển. Lúa gạo tuy là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai trên thế giới nhưng trong đó không phải là không còn những vướng mắc bức xúc cần giải quyết như vấn đề chất lượng và thị trường tiêu thụ, chất lượng và khả năng cạnh tranh đối với khu vực và thế giới. Những khó khăn yếu kém này đồng thời cũng chính là những thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn nước ta trước thiên nhiên kỷ mới. Nhận thức được tiềm năng, vai trò cũng như khó khăn, thuận lợi của sản xuất nông nghiệp ở nước ta . Em xin chọn đề tài "Đánh giá về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1989 đến nay" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mong muốn được góp một phần nhỏ vào quá trình đi lên của nông nghiệp Việt Nam. * Mục đích nguyên cứu của đề tài: - Làm rõ tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ đó thấy được quá trình phát triển cũng như vai trò của sản xuất lúa gạo. - Đánh giá về thực trạng của sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam . Đưa ra những dự báo cần thiết. - Đề ra những biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo ở nước ta. • Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê - Phương pháp định luợng. - Phương pháp phân tích tổng hợp kinh tế. - Phương pháp phân tích chính sách. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ còn nhiều hạn chế và thời gian có hạn, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô cùng các bác các chú, các cô, anh, chị ở phòng Thống Kê, vụ Kế hoạch và Qui Hoạch - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Cuối cùng cho em gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô cùng cùng các bác các chú, các cô, anh, chị ở phòng Thống Kê, vụ Kế hoạch và Qui Hoạch - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Đặc biệt là thầy Ngô Văn Thứ giáo *vien hướng dẫn và bác Huỳnh Lý cùng cô Lê Yến cán bộ hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện hoàn thành bài viết này.

doc41 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1989 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn 15 năm qua (1986-2001), nền kinh tế nước ta nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Trong nông nghiệp, thành tựu nổi bật là sản suất phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Cơ cấu kinh tế nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thuỷ sản tăng nhanh, đặc biệt một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn(gạo, cà phê, cao su, tôm..), cơ sở hạ tầng, nhất là thuỷ lợi được tăng cường, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện. Những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ ổn định kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp những năm qua cũng còn những tồn tại, yếu kém như: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là về các loại cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển. Lúa gạo tuy là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai trên thế giới nhưng trong đó không phải là không còn những vướng mắc bức xúc cần giải quyết như vấn đề chất lượng và thị trường tiêu thụ, chất lượng và khả năng cạnh tranh đối với khu vực và thế giới.. Những khó khăn yếu kém này đồng thời cũng chính là những thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn nước ta trước thiên nhiên kỷ mới. Nhận thức được tiềm năng, vai trò cũng như khó khăn, thuận lợi của sản xuất nông nghiệp ở nước ta . Em xin chọn đề tài "Đánh giá về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong giai đoạn 1989 đến nay" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mong muốn được góp một phần nhỏ vào quá trình đi lên của nông nghiệp Việt Nam. * Mục đích nguyên cứu của đề tài: Làm rõ tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ đó thấy được quá trình phát triển cũng như vai trò của sản xuất lúa gạo. Đánh giá về thực trạng của sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam . Đưa ra những dự báo cần thiết. Đề ra những biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo ở nước ta. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê Phương pháp định luợng. Phương pháp phân tích tổng hợp kinh tế. Phương pháp phân tích chính sách. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ còn nhiều hạn chế và thời gian có hạn, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô cùng các bác các chú, các cô, anh, chị ở phòng Thống Kê, vụ Kế hoạch và Qui Hoạch - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Cuối cùng cho em gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô cùng cùng các bác các chú, các cô, anh, chị ở phòng Thống Kê, vụ Kế hoạch và Qui Hoạch - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Đặc biệt là thầy Ngô Văn Thứ giáo *vien hướng dẫn và bác Huỳnh Lý cùng cô Lê Yến cán bộ hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện hoàn thành bài viết này. Em xin cảm ơn tất cả Sinh* vien: Phạm Quang Phong CHƯƠNG I SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI I. ĐỊA VỊ CỦA LÚA GẠO TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1. Địa vị của lương thực nói chung Trong mọi thời đại lương thực bao giờ cũng là sản phẩm thiết yếu, là nhu cầu cơ bản của con người , được chú trọng hàng đầu. Từ buổi bình minh của loài người đến nay, lương thực luôn là vấn đề cấp bách nhất. Để có cái ăn, cộng đồng người nguyên thuỷ thường bằng sống chủ yếu bằng những hoạt động hái lượm và săn bắn. Trong suốt quá trình đó, để đảm bảo lương thực ổn định hơn, tổ tiên loài người dần dần biết thuần hoá những sản phẩm thiên nhiên từ cây và con bằng những công cụ rất thô sơ của mình rìu đá, cuốc đá.. Từ thời kỳ đồ đá cũ ( khoảng 17.000 đến 10.000 năm trước công nguyên) đến thời kỳ đồ đá mới , khả năng cung cấp, tự túc lương thực đã đánh dấu những bước tiến đáng kể của con người . Tới cuối thời kỳ đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng, tuy trình độ còn thấp nhưng người xưa đã biết sản xuất lương thực, thực phẩm bằng cách trồng trọt và chăn nuôi. Với những nông sản làm ra từ từ lao động sáng tạo của con người, sản xuất nông nghiệp thế giới và phát triển. Như vậy lương thực chính là những sản phẩm đầu tiên của con nguời làm ra để nuôi sóng họ. Từ thửa sơ khai ấy, sản phẩm nông nghiệp tuy mới chỉ là những sản phẩm thô, số lượng còn ít, chủng loại nghèo nhưng đó là những bước ngoặt lịch sử của xã hội loài người, chấm dứt thời kỳ mông muội và mở ra nền văm minh mới Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng, bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. nhưng dù theo nghĩa nào, thì nông nghiệp vẫn gắn liền với trồng trọt để đáp ứng trước hết hết nhu cầu lương thực của con người. Lương thực đóng vai trò là sản phẩm trụ cột của nông nghiệp. Cũng do vậy, sản xuất lương thực nói riêng và nông nghiệpnói chung là ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất trên thế giới và đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, do sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, biết bao ngành nghề mới liên tiếp ra đời như công nghiệp điện tử, tin học.. Mặc dù vậy, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp. 1.2. Lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới Để sống và làm việc con người tất yếu phải được cung cấp năng lượng từ khẩu phần ăn đa dạng hàng ngày. Thực tế trong cơ cấu lương thực thế giới hiện nay, riêng lúa gạo đã cung cấp tỷ lệ calo rất cao cho dân số ở một số nước. Theo khảo sát của FAO, ở nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ calo được cung cấp từ lúa gạo đạt tới mức 50 - 60%. Ở những nước tiêu dùng lúa gạo chủ yếu như ấn Độ, Bănglađét.. bản thân lúa gạo đã cung cấp tới 60 - 70% calo từ khẩu phần lương thực. Ngay ở Nhật Bản, nước công nghiệp phát triển thứ hai thế giới sau Mỹ, lúa gạo cũng đã cung cấp 40 - 50% tỷ lệ calo. Như vậy, tỷ lệ calo cần thiết để đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt của con người ở nhiều quốc gia, nhất là những nước đang phát triển ở châu Á, trên thực tế vẫn dựa phần lớn vào lúa gạo. 1.3. Địa vị kinh tế của lúa gạo trong khu vực Châu Á Mặc dù giữ địa vị chủ đạo trong cơ cấu lương thực thế giới nhưng địa vị kinh tế của lúa gạo cũng rất khác nhau giữa các khu vực. Địa vị này thực sự lớn và nổi bật hàng đầu Châu Á, bởi lẽ: Thứ nhất, về sản xuất trung bình trong những năm qua Châu Á chiếm tới 91% sản lượng lúa gạo toàn thế giới, các châu khác chỉ chiếm không đầy 10%. Châu Á - Thái Bình Dương là quê hương của nghề trồng lúa nước trên thế giới. Với lịch sử hình thành và phát triển trên 6000 năm, nghề trồng lúa đã trở thành ngành kinh tế truyền thống đặc biệt quan trọng của khu vực này, đang chiếm hơn 60% dân số thế giới . Lịch sử cũng cho thấy, kinh tế lúa gạo cũng góp phần xứng đáng vào quá trình công nghiệp ở các nước, Nhật Bản là một ví dụ điểm hình vào thời điểm bắt đầu quá trình công nghiệp hoá, nông nghiệp trồng lúa chiếm 70% lực lượng lao động và 40% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Nông nghiệp Nhật Bản đã đảm bảo được cơ sở kinh tế - xã hội ổn định, cung cấp nguồn vốn và nhân lực quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá. Thứ hai, lúa gạo còn liên quan đến nguồn thu ngoại tệ của nhiều nước xuất khẩu, trước hết là Thái Lan. Có những năm ( thập kỷ 60), thu từ xuất khẩu gạo của Thái Lan chiếm tới 40 - 50% tổng kim nghạch xuất khẩu. Trong thập kỷ 90, kim nghạch xuất khẩu của Thái Lan trung bình hàng năm thường đạt 1.5 - 1.8 tỷ USD. II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Tình hình sản xuất lúa Trong sản xuất lương thực - thực phẩm trên thế giới thì sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan trọng, lúa gạo là mặt hàng lương thực đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau lúa mì. Thời kỳ phát triển nhất của sản suất lúa gạo là từ những năm 1960 đến nay, theo FAO năm 1960 diện tích gieo trồng lúa là:117.5 triệu ha, sản lượng: 258.5 triệu tấn/năm và năng suất:2.2tấn/ha/vụ. Đến năm 1997, sản lượng lúa đạt kỷ lục : 570.7 triệu tấn, sau 37 năm sản lượng lúa tăng gấp 2,21 lần. Đánh giá diễn biến sản suất lúa 16 năm(1984-2000) của FAO cho thấy : - Diện tích gieo trồng tăng từ 144.82 triệu ha lên 146.45 triệu ha, tốc độ tăng bình quân hàng năm là: 0.3% - Năng suất lúa cũng tăng từ 3.22 tấn/ha lên 4 tấn/ha, tốc độ tăng bình quân 1.5% năm (Việt Nam là: 3%năm) - Sản lượng lúa tăng từ 466.38 triệu tấn/năm lên 580 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân là:1.6% năm. Sản lượng lúa tăng chủ yếu là do thâm canh tăng năng suất thông qua việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao kết hợp với tiến bộ kỹ thuật mới (phân bón, tưới tiêu..). Lúa được sản xuất chủ yếu ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, sản lượng lúa ở khu vực này chiến tới 90.8% tổng sản lượng lúa toàn thế giới . Trong đó các nước có diện tích gieo trồng lúa lớn là Ấn Độ: 42.034 triệu ha, Trung Quốc : 30.375 triệu ha, Indonesia: 10,646 triệu ha, Bangladesh: 9,85 triệu ha, Thái Lan: 8,4 triệu ha.Trên thế giới năng suất lúa hàng đầu là Úc: 8.6 tấn/ha/vụ, Mỹ: 8.2 tấn/ha/vụ, Nhật Bản: 6.77 tấn/ha/vụ. Đặc biệt những nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan năng suất chỉ có: 2.15 tấn/ha/vụ, Pakistan: 2.5 tấn/ha/vụ.. bởi vì họ chủ yếu là trồng các giống lúa có phẩm chất gạo ngon, trồng nhờ nước mưa, sủ dụng ít phân bón. Đây là điều khác biệt so với trồng lúa xuất khẩu của nước ta. 2.2. Tình hình tiêu thụ gạo toàn cầu Xét trên phương diện tổng thể thì mức tiêu thụ gạo toàn cầu hiện nay luôn phụ thuộc vào tình hình canh tác và khả năng cung cấp gạo của các nước sản xuất lúa gạo ; trong đó riêng các nước đang phát triển chiếm tới 96% tổng sản lượng lúa-gạo trên thế giới và lượng tiêu thụ gạo tập trung chủ yếu ở châu Á, chiếm trên 90% tổng lượng gạo tiêu thụ toàn cầu. Đồng thời , khu vực này cũng là nơi sản xuất lúa-gạo lớn, chiếm 91.5% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới. Các khu vực khác như châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Đại Dương coi như không đáng kể. Trong tổng dân số thế giới thì dân số châu Á chiếm tới 60% và hầu hết các nước ở châu lục này gắn liền với tập tục dùng gạo làm lương thực chính yếu của mình.Do vậy châu Á là mục tiêu , thị trường rộng lớn của lúa-gạo trên thế giới. Hiện nay trên thế giới ngoài những nước mà nền nông nghiệp sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước phải đi nhập khẩu gạo như: Bangladesh, CHDCND Triều Tiên.. vẫn còn những nước mà sản xuất dư thừa đem đi xuất khẩu nhưng vẫn nhập khẩu gạo, họ chủ yếu nhập khẩu các loại gạo có chất lượng cao, gạo đặc sản. Mặc dù tình hình sản xuất lúa gạo đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng theo FAO thì hiện nay trên thế giới vẫn còn khoảng 800 triệu đến 1 tỷ người đang ở tình trạng đói lương thực, tập trung chủ yếu ở châu Phi và một số nước hay phải chịu ảnh hưởng đột xuất của thiên tai như CHDCND Triều Tiên.. Hiện nay các nước có điều kiện sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới không nhiều. Xuất khẩu gạo với số lượng lớn trên thế giới chỉ có: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, Mianma, trong những nước này chỉ có Mỹ và Thái Lan xuất khẩu gạo cao cấp, còn lại các nước khác xuất khẩu gạo cấp thấp là chủ yếu.Theo tài liệu của FAO ta có được tình hình xuất khẩu gạo của các nước như sau: Bảng 1:Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới từ 1996-1998 Sản lượng(Tấn) Giá trị(1000 Đô La) Năm1996 Năm1997 Năm1998 Năm1996 Năm1997 Năm1998 Thế Giới 20352880 2086130 28605410 76053790 79182560 99333380 Trong đó Mỹ 2640360 2296000 3112690 10310430 9324320 12083680 Trung Quốc 356850 1009920 3791610 1370470 2778930 9375300 Ấn Độ 2511970 2133550 4800000 8882600 10001700 14590000 Pakistan 1600520 1767210 1971600 5142310 4797770 5676840 Thái Lan 5454350 5567180 6356000 19999220 21572790 25000000 Việt Nam 3500000 3574800 3800000 7500000 8708920 10239970 Giá gạo trên thị trường thế giới cũng luôn luôn biến đổi theo tình hình sản xuất, tiêu thụ và các đột biến về thiên tai, kinh tế..trên toàn cầu.Giá gạo xuất khẩu trong thời kỳ 1950-1992 theo giá trao đổi thực tế trên thị trường tăng từ 136 USD/tấn lên 269USD/tấn. Nếu lấy năm 1950 làm giá cố định thì giá gạo thời kỳ 1950-1992 tăng 0.45%/năm. Đến năm1996 giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới lại ổn định ở mức cao, Thái Lan: 333-335USD/tấn, Việt Nam: 310-315USD/năm nhưng đến năm 2001 này giá gạo lại giảm mạnh do các nước xuất khẩu gạo chính đều được mùa. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 211USD/tấn. Điều này đã làm cho kim ngạch thu từ xuất khẩu gạo giảm mặc dù lượng xuất khẩu tăng. CHƯƠNG II SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 1989 - 2000 I. SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời. Gắn liền với việc sản xuất lúa , xã hội Việt Nam trước đây gồm hai yếu tố chính : Nhà nước Trunh ương, và cộng đồng nông thôn mang một phần tính tự trị. Những bất công xã hội được bù đắp bằng sự đoàn kết trong cộng đồng. Sở hữu ruộng đất là một hệ thống hỗn hợp thuộc sở hữu vừa của nhà nước, vừa của cộng đồng và của tư nhân.Việc tư hữu ruộng đất ngày càng tăng đã làm cho nông dân phân hoá thành địa chủ , bần nông, cố nông. Tại miền Bắc và miền Trung là nơi còn duy trì chế độ ruộng đất công lâu hơn và nhiều hơn nên các nông trại cũng nhỏ hơn, và sự phân hoá cũng ít hơn: không địa chủ lớn. Ở miềm Nam là nơi nhiều đất đai và lại ít ruộng đất công nên sự phân hoá mạnh hơn nhiều thành những điền trang lớn và nhiều cố nông không có đất. Cho đến năm 1930, năng suất lúa vẫn còn rất thấp chỉ khoảng 1.3 tấn thóc/ha nhưng lương thực sản xuất đủ cho dân ăn. Tuy vậy nông dân sống rất khổ sở. Nhưng từ năm 1930, sức ép dân số đã tăng cao. Việc mở rộng những vùng đất mới đã bị hạn chế, việc sản xuất lương thực ngày càng căng thẳng. Trong kháng chiến chống Pháp nhiều biện pháp cải cách ruộng đất được thực hiện để huy động nông dân tham gia kháng chiến. Khi chiến tranh kết thúc đã chia đều các loại ruộng đất cho nông dân ở miền Bắc Việt Nam. Nhưng thời kỳ nông nghiệp gia đình chỉ tồn tại rất ngắn. Từ những năm 50, Việt Nam đã áp dụng một hệ thống dựa vào sở hữu công cộng: kế hoạch tập trung được nhà nước bao cấp mạnh , phân phối đồng đều có chú ý tới lợi ích vật chất, nông nghiệp tập thể. Các yếu tố của thị trường như tiền tệ, hàng hoá, lãi, lương..dùng để đo hiệu quả của các hoạt động kinh tế chứ không có ý nghĩa thực tế. Hệ thống kinh tế này đã tạo ra một sự tăng trưởng nhưng đã bộc lộ nhược điểm trong việc sử dụng các nguồn nhân lực, tài nguyên tự nhiên và tài chính. Do có chiến tranh trong những năm đó nên những nhược điểm này đã bị che lấp, nhưng khi chiến tranh kết thúc chúng đã biểu hiện rõ ràng. Việc mở rộng hệ thống này ở miềm Nam đã tạo ra một thời kỳ khủng hoảng vào cuối những năm 70. Vào cuối những năm 1970 đã bắt đầu có những ý đồ về cải cách để tăng hiệu quả của sản xuất như ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm được đặt vào việc tổ chức đào tạo bổ túc để nâng cao khả năng quản lý kinh tế cho cán bộ *vien chức. Vào cuối những năm 70 hệ thống này được coi là quan liêu, bao cấp và người ta đã có ý đồ cải cách nó bằng cách dựa vào sáng kiến từ cơ sở, bằng việc cải tiến hệ thống kế hoạch từ cơ sở và bằng việc áp dụng chế độ khoán với nông dân trong nông nghiệp. Việc tự do hoá bắt đầu vào những năm 80 và đã kéo theo những cải cách mở ra ở tất cả các lĩnh vực của đất nước. Trong nông nghiệp, việc cải tiến đã mở ra sớm hơn vì ở đó khu vực công cộng rất nhỏ và đã quay trở lại nền nông nghiệp gia đình. Vào cuối những năm 70 nhiều hợp tác xã đã bí mật thực hiện chế độ khoán. Năm 1981 chỉ thị 100 đã hợp pháp hoá sự sáng tạo này của nông dân. Thắng lợi do áp dụng chỉ thị 100 đã khiến cho nông dân tăng sức ép để được tự do hoá mạnh hơn nữa. Ở nhiều HTX, trước sự quản lý kém cỏi, các ban quản trị không còn khả năng đảm bảo được các dịch vụ theo hợp đồng mà họ đã ký. Do đó, một số hợp tác xã đã thực hiện việc khoán trắng : cho nông dân thuê đất và để họ tự do đầu tư và giảm sản lượng phải trả. Ở những hợp tác xã thực hiện biện pháp này sản lượng thóc tăng nhanh. Tình hình này đã dẫn đến Nghị quyết 10 năm 1988 xác định hộ nông dân là một đơn vị sản xuất tự chủ. Tuy nhiên với chính sách mới này các hợp tác xã vẫn còn nắm ruộng đất. Khắp nơi xảy ra tranh chấp về đất đai nhất là ở miền Nam nông dân đòi lại ruộng đất. Để giải quyết tình trạng này thì đạo luật mới về ruộng đất đã ra đời năm 1993, đạo luật mới cho nông dân quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với quyền được chuyển nhượng, cho thuê, được thừa kế, nghĩa là được sở hữu với mức độ hạn chế. Hàng loạt những cải cách này đã đem đến cho nông nghiệp Việt Nam những thay đổi to lớn, từ chỗ vẫn phải nhập khẩu gạo hàng năm Việt Nam đã tiến lên thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Hiện nay nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế đất nước , vai trò của nông nghiệp ngày càng nhỏ nhưng nó vẫn là lĩnh vực sản xuất vô cùng quan trọng đối với đất nước, điều đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu được nêu trong bảng sau: GDP( Tỷ đồng ) Lao động Năm Nông nghiệp Cả nước Tỷ trọng Nông nghiệp Cả nước Tỷ trọng 1997 65883 313623 21.01 35139.00 45050.00 78.00 1998 76170 361016 21.10 35124.00 46859.00 74.96 1999 83335 399942 20.84 34987.00 47251.00 74.04 2000 88409 444139 19.91 34215.00 48932.00 69.92 Để đánh giá được toàn bộ hoạt động của sản xuất nông nghiệp là một vấn đề rất rộng lớn và phức tạp vì vậy mà trong chuyên đề này em chỉ đánh giá về tình hình sản suất lúa gạo giai đoạn 1989 đến nay. Chủ yếu tập trung đánh giá, phân tích và dự báo việc sản xuất lúa gạo theo từng vùng (cơ bản là ĐBSH và ĐBSCL), phần xuất khẩu đánh giá cho toàn quốc. Từ đánh giá đó ta sẽ rút ra một số kết luận đồng thời nêu một số giải pháp cho việc sản lúa -gaọ ở nước ta cho giai đoạn tới. II. SẢN XUẤT LÚA GẠO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 - 2000 Để thấy được đầy đủ hơn tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam, chúng ta hãy nhìn vào bảng dưới đây, nó sẽ khắc hoạ những nét tổng thể về sản suất lúa của cả nước từ năm 1989 đến nay: Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa của cả nước từ năm 1989 - 2000 Năm Lương thực (nghìntấn) Lươngthực (nghìntấn) Tốc độ tăng(%) SL thóc (nghìntấn) Tốc độ tăng (%) Gạo bq (kg/người) 1990 21627.0 21627.0 0.5 19225.2 1.2 290.3 1991 21989.5 21989.5 1.7 19621.9 2.1 289.6 1992 24214.6 24214.6 10.1 21590.3 10.0 311.1 1993 25501.7 25501.7 5.3 22836.6 5.8 321.5 1994 26198.5 26198.5 2.7 23528.3 3.0 324.5 1995 27554.4 27554.4 5.2 24963.7 6.1 337.5 1996 29217.0 29217.0 4.7 26396.7 5.7 355.0 1997 29736.4 29736.4 3.1 27532.9 4.3 368.5 1998 30786.2 30786.2 3.5 29145.5 5.9 386.3 1999 33253.6 33253.6 3.3 31393.8 7.7 409.9 2000 34693.5 34693.5 3.2 32554.0 3.7 419.0 Suốt 12 năm qua (1980-2000), sản lượng lúa có xu hướng tăng nhanh và ổn định. Mức tăng sản lượng lúa thời kỳ này lớn hơn so với mức tăng sản lượng lương thực. Riêng năm 1992 sản lượng lúa tăng so với năm trước là 10%, là năm đạt mức tăng trưởng lớn nhất trong giai đoạn này. Về con số tuyệt đối thì năm 1989-1992 sản lượng lúa mỗi năm tăng đạt xấp xỉ 2 triệu tấn. Các năm tiếp theo (1993-2000), sản lượng lúa vẫn tiếp tục tăng ổn định với mức gần 1.5 triệu tấn/năm và tới năm 1999 đã thực sự lập kỷ lục với mức tăng trên 2.2 triệu tấn do năm đó cả nước được mùa lớn. Như vậy, trong suốt thời kỳ 1989-2000, tốc độ tăng trung bình hàng năm về sản lượng lúa đạt 5.5%. Mức tăng trưởng này vượt xa tất cả các thời kỳ trước trong lịch sử trồng lúa Việt Nam. Chưa bao giờ sản lượng lúa lại tăng mạnh, tăng liên tục và kéo dài như giai đoạn vừa qua. Với sự tăng nhanh chóng về sản lượng đó đã giúp cho nước ta tự túc được lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn mặc dù dân số mỗi năm tăng gần 2%. Khách quan mà nói, sản lượng lúa những năm này tăng mạnh không phải do thiên thời địa lợi mà do đổi mới cơ chế, thay đổi phương thức sản xuất vì thiên tai vẫn xảy ra không ít những năm này.Việc đổi mới chính sách và thay đổi cơ chế sản xuất dẫn đến người nông dân mở rộng diện tích trồng lúa làm sản lượng tăng hay là do năng suất tăng làm sản lượng tăng, để trả lời câu hỏi này ta ước lượng mô hình sau: với
Tài liệu liên quan