Đề tài Dầu ăn thực làng nghề Kinh Long ở Huế

Sự ngiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là sự nghiệp chung của đại gia đình 54 dân tộc từ Bắc chí Nam. Mỗi vùng, mỗi miền cả Tổ Quốc đều đã đóng góp xứng đáng công sức của mình trong xây dựng và bảo vệ quê hương – đất nước để ngày hôm nay có được một non sông thống nhất và tươi đẹp.

doc48 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dầu ăn thực làng nghề Kinh Long ở Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . PHẦN MỞ ĐẦU 1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự ngiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là sự nghiệp chung của đại gia đình 54 dân tộc từ Bắc chí Nam. Mỗi vùng, mỗi miền cả Tổ Quốc đều đã đóng góp xứng đáng công sức của mình trong xây dựng và bảo vệ quê hương – đất nước để ngày hôm nay có được một non sông thống nhất và tươi đẹp. Thừa Thiên Huế là vùng đất kể từ năm 1306 mới thực sự trở thành một bộ phận của nước Đại Việt, đến nay chưa tròn 700 năm nhưng đã gắn bó chặt chẽ với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trong khoảng thời gian khá dài ấy, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống Văn Hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù – bản địa của một vùng đất không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa Việt Nam vừa dung hợp với tinh hoa của dòng văn hóa từ bên ngoài để hình thành những đặc trưng của Huế. Dòng văn hóa đó đã tạo nên những nét đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như : cách ứng xử tính cách của con người Huế, tôn giáo, kiến trúc, nghệ thuật, trang phục, lễ hội, nghành nghề thủ công nhưng thể hiện đậm nét nhất là văn hóa ẩm thực. Từng là kinh đô phồn hoa của Triều Nguyễn, là nơi sinh sống của các tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của những tạo nhân mặc khách, công hầu khanh tướng… nên miếng ăn thức uống theo lệ “Phú quý sinh lễ nghĩa” đã ảnh hưởng sâu sắc đến ẩm thực Huế. Do vậy mà người Huế không chỉ giỏi chế biến món ăn bình dân mà còn làm được những món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ. Ngày nay tuy không còn giữ vai trò của một trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhưng Huế vẫn là nơi duy trì những bóng dáng xưa cũ của một triều đại với tất cả lối sống vàng son và dĩ nhiên trong những đặc trưng văn hóa lâu đời ở Huế vốn văn hóa về ăn uống góp phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách con người xứ Huế. Khi tìm hiểu về nguồn gốc của nét văn hóa ẩm thực cũng như nguồn gốc của đô thị Huế chúng ta không thể không đề cập đến Kim Long với vai trò là tiền thân trực tiếp của Huế. Kim Long từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn, là hạt nhân trung tâm không chỉ về chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế, văn hóa của Đàng Trong. Đây là nơi đã chuẩn bị tất cả các điều kiện để rồi cách đây đúng 310 năm đô thị Phú Xuân – Huế được khai sinh. Với vị thế nằm ở bờ Bắc sông Hương – nơi cung cấp nguồn nước ngọt ngào cộng với bàn tay tài hoa của người dân nơi đây đã làm cho những đồ ăn thức uống nơi đây trở thành những tác phẩm nghệ thuật của ẩm thực. Những điều kiện trên đã hội tụ lại làm nên một làng nghề ẩm thực – Kim Long với những món ăn mang hương vị và màu sắc riêng tổng hòa trong ẩm thực chung của xứ kinh đô này. Là một sinh viên sống và học tập cũng đã được gần ba năm, mảnh đất xứ Huế đã để lại trong lòng tôi nhiều ấn tượng. Giờ đây, chỉ còn một năm nữa là tôi sắp phải xa Huế, trở về với quê hương, lòng tôi tràn ngập cảm xúc; đó là sự lưu luyến bâng khuâng, nghẹn ngào. Quãng đời sinh viên sống trên đất Huế, đó là quãng thời gian không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn. Nó giúp tôi trưởng thành nhiều hơn trong cuộc sống ngày ngày phải lo cho mình từ đồ ăn thức uống để phục vụ việc học tập được tốt. Cách sống tự lập dường như mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm sống và trở thành người đảm đang hơn trong công việc bếp núc. Được tiếp thu những kiến thức từ nhà trường và những gì được biết về làng Kim Long nói riêng và Huế nói chung, tôi muốn nghiên cứu đề tài “dấu ấn ẩm thực của làng nghề Kim Long ở Huế” để thấy được giá trị đặc sắc của văn hóa cũng như tính cách của con người nơi đây được thể hiện trong từng món ăn, và thấy được vai trò của món ăn Kim Long đối với sự phát triển của du lịch tỉnh nhà, đặc biệt hơn cả thông qua việc nghiên cứu, tiếp xúc tìm hiểu về từng loại món ăn đã giúp tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc chế biến và thưởng thức các món ăn. Đó là hành trang vững chắc nhất để tôi và các bạn nữ tự tin bước vào cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế”. 2 . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ : Đề tài này nhằm làm nổi bật những nghệ thuật ẩm thực xứ Huế để vừa thấy được cái chung của ẩm thực Huế trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, nhưng cũng để thấy được hương vị riêng, sắc thái riêng và dấu ấn riêng mà chỉ riêng làng Kim Long mới có được trong văn hóa ẩm thực, sản sinh ra ngay chính trên mảnh đất này. Từ trước đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu và nghiên cứu về làng nghề Kim Long. Như nhà nghiên Phan Thanh Hải đã tìm hiểu và nghiên cứu về quá trình hình thành và diện mạo của thủ phủ Kim Long trước năm 1687, Nguyễn Văn Ngọc với tác phẩm Phố vườn Kim Long – Làng du lịch văn hóa tương lai. Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu viết về làng nghề Kim Long đã được biên soạn thành sách hoặc được đăng trên các tạp chí. Như Lê Nguyễn Lưu viết sách Tài liệu Hán Nôm về làng xã ở Huế (1996); Trương Minh Trai viết sách Tổng quan văn hóa Huế ( 2008 ). Nói chung, làng nghề Kim Long từ xưa đến nay luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu lịch sử ở Huế và khắp cả nước mà còn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nước ngoài. Bài tiểu luận viết về ẩm thực làng nghề Kim Long chỉ là một tư liệu để góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như tham quan du lịch trong thời gian tới. 3 . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : “Làng nghề Kim Long ở Huế ” 4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điền dã, phương pháp thực tế. 5 . BỐ CỤC ĐỀ TÀI : Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, hình ảnh minh họa và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Những nhân tố hình thành không gian văn hóa Huế và làng nghề Kim Long Chương 2: Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế Chương 3: Ẩm thực làng nghề Kim Long với việc phát triển văn hóa, kinh tế, du lịch và một số vấn đề đặt ra. B . PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ VÀ LÀNG NGHỀ KIM LONG 1.1 Những nhân tố hình thành không gian văn hóa Huế : 1.1.1 Khái niệm không gian văn hóa Huế: Huế cũng như mỗi vùng miền khác trên đất nước ta đều có những sắc thái văn hóa địa phương độc đáo. Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của nước Việt trong nhiều thế kỷ. Khi nói đến vùng văn hóa Huế, chúng ta hiểu nó thuộc loại hình văn hóa khu vực, có không gian văn hóa rộng lớn, không chỉ giới hạn trong phạm vi đường biên thành phố hành chính Huế luôn biến động. Không gian đó là địa bàn Châu Hóa xưa, nay là tỉnh Thừa Thiên Huế, từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trường Sơn đến đầm phá ra biển đông. Còn thành phố Huế đóng vai trò trung tâm biểu hiện đầy đủ nhất, phong phú nhất. Xứ Huế có 3 vùng, miền với 8 tiểu hệ văn hóa Huế đã hợp thành vùng văn hóa Huế thể hiện cương vực không gian văn hóa Huế. Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, chữ Huế âm Huế trong ngôn ngữ Chàm có nghĩa là thơm, hương thơm, được gắn với con sông thơm chảy qua giữa lòng thành phố. Cuộc địa Huế xa xưa vốn chỉ là mảnh đất biên viễn, từng là tiền phương của Đàng Ngoài khi chúa Trịnh vượt sông Gianh, rồi lại là hậu phương của Đàng Trong khi chúa Nguyễn tiến xuống sông Tiền, sông Hậu. Dưới thời Pháp thuộc, theo thiết chế đô thị Tây phương Huế trở thành thị xã; rồi lên thành phố đô thị loại 3, sau là đô thị loại 2; mới đây vào ngày 03 tháng 08 năm 2004, tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ra nghị quyết nâng cấp đô thị, giao cho ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình chính phủ, đưa Huế vượt lên tầm vóc của thành phố loại 01 trực thuộc tỉnh và trở thành hiện thực vào ngày 24 tháng 8 năm 2005 bằng quyết định số 209 của Thủ tướng Chính phủ. Điều này hoàn toàn hợp lý khi Huế đã ở vào vị trí tương đồng, bởi có những mặt vượt xa qua các thành phố loại 01 khác. Vị thế ấy, mà từ lâu đã khiến cho nhiều người Việt Nam vẫn xem Huế là một trong sáu thành phố lớn của đất nước. Huế là thành phố có nhiều sông ngòi, chùa chiền, am điện với nhiều loại hình lễ hội dân gian. Huế có cảng cổ Thanh Hà, phố cổ Bao Vinh thời các chúa; lại có khu phố cổ Gia Hội, Chi Lăng thời các vua. Phố xưa ấy là phố buôn với những dãy phố chạy dài theo sông Hương thường gọi là các hàng. Là thành phố nhưng bản chất Huế gần thôn quê, có nhiều phủ đệ, nhà thờ xen giữa những ngôi làng. Huế chất chứa trong mình sức sống mãnh liệt từ cội nguồn của nhiều thành tố văn hóa, để làm nên một diện mạo đặc sắc của một tiểu vùng được gọi bằng cái tên : Văn hóa Huế ! 1.1.2 Những nhân tố tự nhiên: * Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tay giáp Lào, phía Đông là biển. Với diện tích đất liền 5065.93 km2, dân số năm 2006 ước là 1150 nghìn người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,4% về dân số so với cả nước Huế là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh. Nơi đây đã từng là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Tây Sơn, sau là nhà Nguyễn. Về tổ chức hành chính thì Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế có 152 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Thừa Thiên Huế có một vị trí chiến lược quan trọng, là ngã tư đường, nằm trên trục giao thông Bắc Nam và trục hành lang Đông Tây nối Thái Lan – Lào – Campuchia – Việt Nam qua các đường bộ ( đường 9 qua cửa khẩu Lao Bảo – Quảng Trị, cửa khẩu A Dớt – Tà Vàng, Hồng Vân – CuTai, Bờ Y của huyện A Lưới ). Cảng Chân Mây là một trong những cửa ngõ chính thông ra biển Đông, sân bay quốc tế Phú Bài nằm ở phía nam tỉnh, chỉ cách thành phố Huế 15km. Có đảo Sơn Chà cách mũi Khém ( trong dãy núi vươn ra biển Đông ) khoảng 600m, diện tích 160ha có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. * Thừa Thiên Huế nằm giữa “khúc ruột miền Trung” nối liền với phía Nam và phía Bắc của Tổ Quốc, là nơi có địa hình đa dạng ( núi, đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá, biển ) tương phản và độc đáo vào loại bậc nhất nước ta. Ngày nay Thừa Thiên Huế được xác định là một trong những trung tâm văn hóa – du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là khu vực phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. * Thừa Thiên Huế là nơi có đặc trưng ranh giới chuyển tiếp khí hậu Bắc – Nam, có mưa lệch pha với hai đầu đất nước, với lượng mưa lớn vào loại bậc nhất nước ta. Hằng năm từ tháng 8 đến tháng 12 là mùa mưa, nhiệt độ trung bình mùa đông là 20oC, mùa nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7, nhiệt độ trung bình là 29oC. * Thừa Thiên Huế là nơi giao thoa, hội tụ các luồng động vật và thực vật của hai miền Nam – Bắc, nơi xuất phát khí hậu nhiệt đới chuyển tiếp Bắc – Nam. Điều kiện địa hình đa dạng đã tạo ra nhiều sự đa dạng sinh học với nhiều loại động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Với vị trí đặc điểm địa lý như trên, Thừa Thiên Huế trở thành tiền đồn bảo vệ biên cương, kinh đô của nước Việt Nam trong thởi phong kiến và ngày nay là tỉnh kết nối, chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, là trung tâm văn hóa khoa học, giáo dục lớn của cả nước. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hóa và giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. 1.1.3 Điều kiện lịch sử : Tương truyền, từ thời Văn Lang cách đây hàng ngàn năm, lúc vua Hùng dựng nước, Thừa Thiên Huế là phần đất thuộc bộ Việt Thường. Từ sau năm 179 TCN cho đến cuối thế kỷ II SCN vùng Thừa Thiên Huế là đất của quận Nhật Nam dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Sau khi nhà Hán suy yếu ( cuối thế kỷ II ) nhân dân Champa, một bộ tộc người anh em của nhân dân Việt giành được độc lập từ người Trung Hoa, lập ra nước Lâm Ấp, rồi Vương quốc Champa, Thừa Thiên Huế thuộc vùng đất phía bắc của nước này. Như vậy, “…trước thời Lý, Trần, vẫn là bờ cõi của nước Chiêm Thành ” [1] ( Ô châu cận lục – Dương Văn An – nhà xuất bản Thuận Hóa, 1984, trang 34 ). Đến năm 1306, Châu Ô, Châu Lý là món quà sính lễ của nước vua Champa khi hợp hôn với công chúa Đại Việt và Thừa Thiên Huế đã trở về với Tổ Quốc Việt Nam trong tên mới Thuận Hóa. Từ đó đến nay lịch sử vừa tròn 700 năm. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Thừa Thiên Huế là vùng “biên viễn”, vùng “phên dậu phía Nam của Tổ Quốc” và đã góp phần tích cực vào thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn ( 1427 ) và tiếp sau đó mầy thế kỷ, vùng đất này được xây dựng và phát triển trù phú trong phủ Triệu Phong, lộ Thuận Hóa, là nơi “Dân đều thuần hóa, thời hòa tốt tươi, bờ cõi vững bền, thâu gồm phong cảnh…”, “…lầu thành Hóa Châu trăng dọi, trong sương lính thú rúc kèn, trường học phủ Triệu như mây, gió thoảng đưa tiếng mõ tựu trường”, “ dần dần xấp xỉ với vùng thượng quốc”. [2] (vùng thượng quốc = Trung Quốc, theo Huế giữa chúng ta – Lê Văn Hảo – nhà xuất bản Thuận Hóa – 1984, trang 33). Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Trên con đường Nam tiến của các chúa Nguyễn, bắt đầu từ năm 1626 đã chọn Thừa Thiên Huế là đất để dung thân lâu dài, năm 1636 đã dời thủ phủ từ Phước Yên về Kim Long và năm 1687 xây dựng đô thành Phú Xuân, từ đó Huế trở thành chính trị và văn hóa của Đàng Trong và sau này trở thành kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều đại Tây Sơn ( 1788 – 1801 ). Đến triều Nguyễn ( 1802 – 1945 ) tiếp tục chọn Phú Xuân là đất đắc địa, “…là nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hải Vân, Hoành Sơn ngăn chặn, sông lớn giang phía trước, núi cao giữ phía sau, rộng cuộn, hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt…” [3] ( Đại Nam Nhất Thống Chí – nhà xuất bản Thuận Hóa – Tập I – trang 13 ) để xây dựng kinh đô nước Việt Nam, Đại Nam tồn tại trong gần 1,5 thế kỷ. Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, lịch sử dân tộc và lịch sử Thừa Thiên Huế đã sang trang mới: Kỷ nguyên của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội bắt đầu. Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, Thừa Thiên Huế cũng như người dân Huế tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa xứng đáng là một trung tâm văn hóa của đất nước trong thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trong đó có việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. 1.1.4 Con người xứ Huế : Trong đời sống tinh thần của người Việt, Huế là một trung tâm văn hóa có thực với cộng đồng dân cư không lớn lắm với khoảng 10 vạn người nhưng đã tạo ra một truyền thống văn hóa nghệ thuật riêng, một hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua các tập quán ứng xử, ăn mặc, giải trí… và người Huế có những khát vọng va những mê tín riêng. Đó là những giá trị mang bản sắc Huế hay nói cách khác là tính cách Huế. Những thế hệ đầu tiên ( thế kỷ 14 ) vào chiếm lĩnh Châu Hóa, xuất phát từ Nghệ Tĩnh đến thế kỷ 16, đợt di dân thứ 2 đại bộ phận là gốc Thanh Hóa. Thanh Nghệ Tĩnh là đất việt cổ cựu từ thời dựng nước, ở đó nhân dân vẫn bảo trì rất bền bỉ những giá trị văn hóa Việt cổ, họ mang theo vốn liếng Việt cổ này làm chỗ dựa tinh thần trên đất mới, lưu giữ trong cộng đồng người Huế cho tới bây giờ. Vì thế dù trải qua mấy thế kỷ, người Huế vẫn lưu giữ nhiều phong tục tập quán cổ xưa có nguồn gốc từ văn hóa Mường như tập quán hay ăn rau dại ( rau tập tàng ). Cũng từ cội rễ Thanh Nghệ Tĩnh, văn hóa làng là yếu tố căn bản tạo nên tính cách Huế. Có thể nói từ bản chất người Huế là một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị.Từ nhiều thế kỷ Châu Hóa là địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt – Chàm. Chính sự giao thoa ấy tạo nên những đặc trưng mới trong lối sống của cộng đồng người Việt, gọi là bản sắc văn hóa. Đó là những yếu tố mới trong lối sống của văn hóa Nam Á mà trước đây chưa biết đến, như cách trồng giống lúa chiêm, cách trị bệnh bằng thuốc Nam, sự thờ cúng cá voi và các nữ thần phương Nam với các lễ hội kèm theo, kể cả khẩu vị cay của người Huế. Phật giáo vốn đã tồn tại lâu đời sống tinh thần của người Việt được các chúa Nguyễn sử dụng như một quốc sách về văn hóa từ đầu thế kỷ 17, đó là một yếu tố quan trọng của văn hóa Huế, di sản và con người Huế. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của Phật giáo đến ẩm thực Huế trong các món chay. Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm lớn trong tâm hồn người Huế, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Huế là yếu tố căn bản trong kiến trúc Huế. Người Huế cảm nhận sự vật bằng trực giác hơn bằng lý tính, tâm hồn Huế thiền hơn là thực, vì thế tính cách Huế thiền hơn là nho nhưng không vì thế mà con người Huế hành động bị loại khỏi từ tính cách Huế. Ở người Huế, con người hành động luôn dấn thân rất quyết liệt trong những hoàn cảnh thúc bách của lịch sử nhưng sau đó họ lại quay về sống với tự do nội tâm của mình. Trong quan hệ với người khác, người Huế lấy “cái tâm” làm gốc. Cái tâm gồm tình thương, sự nhường nhịn, bao dung… cái tâm đó chứa đựng lòng tốt muốn đem tâm hồn mình làm quà tặng, mà người Huế gọi là “của ít lòng nhiều”, cái tâm chỉ để sống với người khác, chỉ để cho mà không cần nhận lại chút gì cả. Một tính cách nữa trong con người Huế đó là tính sành ăn và kiên định lập trường ăn uống của mình, bởi người Huế rất thanh lịch, thích sống văn hóa hơn là hưởng thụ, thích sống đẹp hơn là sống giàu. Đặc biệt là người phụ nữ Huế rất khéo tay, họ luôn dành tình cảm của mình vào các bữa ăn cho gia đình. Nhưng trong tính cách Huế, bên cạnh những cái đẹp người Huế còn có tính bảo thủ về văn hóa, họ khó chấp nhận những thử nghiệm, sự thay đổi trong lối sống và ý thức văn hóa của mình. Có lẽ vì thế những thế hệ người Huế sinh ra để trung thành với xứ mệnh cao quý là bảo vệ di sản văn hóa trên mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. 1.2 Khái quát về làng Kim Long ở Huế : 1.2.1 Vị trí địa lý : Năm 1635, chiến sự Đàng Ngoài diễn ra khốc liệt cùng với sự phát triển nhanh và mạnh của cùng đất Thuận Quảng, thêm vào đó là sự mở rộng đất đai, chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định dời thủ phủ về phía Nam và chọn địa thế tiện lợi cho sự phát triển để xứng đáng là trung tâm của Đàng Trong lớn mạnh và đang đương đầu quyết liệt với thế lực Lê – Trịnh. Làng Kim Long được chọn để xây dựng thủ phủ mới từ năm 1636. Vậy nguyên nhân nào đã khiến ông có quyết định này? Trước hết, địa danh Kim Long có diện tích chừng 248.6 ha, nằm ở tả ngạn sông Hương, cư dân đông đúc, một vùng đất trù phú màu mỡ, vị trí thuận lợi, cảnh sắc hữu tình. Làng đã được thành lập cách đây trên dưới 400 năm và kết quả của việc mở rộng và tách ra từ làng Hà Khê. Kim Long gồm có 2 thôn là : Tiền thôn và Hậu thôn. Tiền thôn gồm các xóm : Hạ Dinh, Trung Dinh, Thượng Dinh và Phúc Viện. Sau này có thêm các xóm : Ngoại Tiền, Tân Định và Tân Hội. Hậu thôn thì gồm 3 xóm : Cu Đa, Cồn Kê và Xóm Giếng. Giới hạn của làng như sau : phía Nam giáp sông Hương, phía Đông giáp Vạn Xuân và Phú Xuân, phía tây giáp Hà Dương ( Phú Xuân )và An Đường ( Xuân Hòa ), phía Tây Bắc giáp Trúc Lâm, An Ninh Thượng, phía Bắc giáp An Hòa và Hương Sơ. Trong địa phận của làng Kim Long, ngoài sông Hương ở phía Nam còn có sông Kim Long ( tức sông Lấp ) ngăn cách làng Phú Xuân và Vạn Xuân, và sông Bạch Yến chạy ngang qua giữa làng. Hai con sông này đều là các chi lưu của Hương, chúng vừa tạo nên vẻ đẹp trữ tình của vùng đất này, vừa tạo nên địa thế rất “đắc lợi” của Kim Long. Như vậy, quyết định chọn đất Kim Long để xây dựng thủ phủ của chúa Nguyễn Phúc Lan là hoàn toàn dựa trên căn cứ thực tế về thế mạnh của vùng đất này. Ngoài ra, Kim Long còn đáp ứng được nhu cầu “dịch chuyển về phía Nam” và xu hướng “Nam tiến” của Đàng Trong, nâng cao khả năng bảo vệ toàn đầu não của Đàng Trong khi cuộc chiến tranh với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã vô cùng khốc liệt. Kim Long đã đóng góp với tư cách là nơi đóng cơ quan đầu não – trung tâm hành chính nơi ban hành các chính sách về nội trị, ngoại giao liên quan đến sự phát triển các mặt kinh