Đề tài Đầu tư chứng khoán và vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng Luật chứng khoán

Trên thế giới, luật về chứng khoán của các quốc gia có những cách thức điều chỉnh và tên gọi khác nhau. Nhưng bao giờ cũng thống nhất ở quan điểm lấy người đầu tư là trọng tâm của thị trường và đặt mục đích bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư lên hàng đầu. Điều đó xuất phát từ nhận thức: không có nhà đầu tư- không có thị trường, muốn duy trì, ổn định, phát triển thị trường, phải bảo vệ được quyền lợi nhà đầu tư. Đối với những thị trường non trẻ như Việt Nam, đảm bảo được nguyên lý này có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của thị trường. Sau hơn 6 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, cùng với xu hướng đầu tư tăng nhanh do kết quả của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực này. Ra đời lần đầu tiên với tư cách là văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán, Luật chứng khoán Việt Nam (2006) được kỳ vọng sẽ giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong những quy định cũ, và phù hợp với tình hình phát triển mới của thị trường. Trong đó vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư được khẳng định như một nguyên tắc điều chỉnh của luật, được ghi nhận ngay tại điều 4. Với nhiều nhiệm vụ đặt ra như vậy, luật chứng khoán Việt Nam có tác động gì tới các nhà đầu tư và đưa ra những quy định ảnh hưởng tới quyền lợi của họ như thế nào đang là một câu hỏi được quan tâm hiện nay. Vì vậy, phân tích hiệu ứng của Luật chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư sẽ đưa ra những nhìn nhận khách quan về những điểm tiến bộ cũng như còn hạn chế của Luật thông qua những phản ánh từ thực tế của thị trường. Sự thành công của luật pháp bao giờ cũng thể hiện trên hai khía cạnh là đảm bảo được chức năng quản lý của nhà nước và phù hợp với thực tế quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

doc63 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư chứng khoán và vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng Luật chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, luật về chứng khoán của các quốc gia có những cách thức điều chỉnh và tên gọi khác nhau. Nhưng bao giờ cũng thống nhất ở quan điểm lấy người đầu tư là trọng tâm của thị trường và đặt mục đích bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư lên hàng đầu. Điều đó xuất phát từ nhận thức: không có nhà đầu tư- không có thị trường, muốn duy trì, ổn định, phát triển thị trường, phải bảo vệ được quyền lợi nhà đầu tư. Đối với những thị trường non trẻ như Việt Nam, đảm bảo được nguyên lý này có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của thị trường. Sau hơn 6 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, cùng với xu hướng đầu tư tăng nhanh do kết quả của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực này. Ra đời lần đầu tiên với tư cách là văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán, Luật chứng khoán Việt Nam (2006) được kỳ vọng sẽ giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong những quy định cũ, và phù hợp với tình hình phát triển mới của thị trường. Trong đó vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư được khẳng định như một nguyên tắc điều chỉnh của luật, được ghi nhận ngay tại điều 4. Với nhiều nhiệm vụ đặt ra như vậy, luật chứng khoán Việt Nam có tác động gì tới các nhà đầu tư và đưa ra những quy định ảnh hưởng tới quyền lợi của họ như thế nào đang là một câu hỏi được quan tâm hiện nay. Vì vậy, phân tích hiệu ứng của Luật chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư sẽ đưa ra những nhìn nhận khách quan về những điểm tiến bộ cũng như còn hạn chế của Luật thông qua những phản ánh từ thực tế của thị trường. Sự thành công của luật pháp bao giờ cũng thể hiện trên hai khía cạnh là đảm bảo được chức năng quản lý của nhà nước và phù hợp với thực tế quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích làm rõ bản chất của hoạt động đầu tư chứng khoán, những cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng Luật chứng khoán và đặc biệt là nghiên cứu các hiệu ứng của Luật chứng khoán trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Bằng cách tiếp cận từ góc độ thực tiễn là chủ yếu, đề tài được triển khai nghiên cứu với mong muốn đưa ra những phản ánh thực tế mà nhà đầu tư quan tâm sau khi Luật chứng khoán ra đời. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ tập trung phân tích những phản ánh đó dưới góc độ khoa học pháp lý để đưa ra những đánh giá và kiến nghị cho việc hoàn thiện và thực thi pháp luật chứng khoán. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với yêu cầu và mục đích như trên, việc thực hiện đề tài được giới hạn trong một số hoạt động sau đây: - Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư chứng khoán và cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư bằng Luật chứng khoán; - Đánh giá những hiệu ứng, tác động của Luật chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; - Đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Với phạm vi nghiên cứu nêu trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai nghiên cứu với cấu trúc gồm 3 chương như sau: Chương I: Đầu tư chứng khoán và vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng Luật chứng khoán. Chương II: Những hiệu ứng của Luật chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Chương III: Một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. CHƯƠNG I ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ BẰNG LUẬT CHỨNG KHOÁN 1. Bản chất của đầu tư chứng khoàn và quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 1.1. Bản chất của đầu tư chứng khoán 1.1.1. Khái niệm đầu tư chứng khoán Trong kinh tế học, đầu tư được hiểu là hoạt động của con người với việc sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được những kết quả đó [1,tr.16]. Còn trong khoa học pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội khác [2, tr.6]. Như vậy, dù tiếp cận ở góc độ nào thì hình ảnh của đầu tư cũng được thể hiện rõ nét nhất qua lăng kính của lợi ích. Nói đến đầu tư là phải thấy trong tương lai một giá trị mới lớn hơn những giá trị bỏ ra ban đầu. Suy cho cùng, lợi nhuận chính là cái đích chủ yếu mà nhà đầu tư hướng tới khi đưa ra các quyết định đầu tư. Trong quá trình này, các nhà đầu tư sẽ tìm cách tối ưu hóa quyền lợi của mình và bảo vệ nó theo cách thức riêng của họ. Trong số các lĩnh vực đầu tư, đầu tư vào chứng khoán được xem là lĩnh vực nhạy cảm nhất, rủi ro nhất và cũng có nhiều điểm đặc thù nhất, xét cả về phương diện kinh tế lẫn phương diện pháp lý. Trong lịch sử phát triển thăng trầm của thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán không phải là một khái niệm xa lạ đối với thế giới. Hoạt động này đã manh nha hình thành từ khoảng giữa thế kỷ 15, cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán. Tuy vậy, đối với phần lớn người dân Việt Nam hiện nay, đầu tư chứng khoán vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, đầy bí ẩn và hấp dẫn. Xét theo nghĩa chung nhất, đầu tư chứng khoán là khái niệm dùng để chỉ “việc bỏ vốn tiền tệ ra mua bán các chứng khoán để kiếm lời”. [3, tr159]. Hoạt động đầu tư chứng khoán tuy có thể đem lại những khoản lợi nhuận nhất định cho các nhà đầu tư nhưng bản thân hoạt động đầu tư chứng khoán không phải là một nghề thương mại. Vấn đề này không chỉ gắn với bản chất của việc đầu tư chứng khoán mà còn liên quan đến sự phân biệt giữa hoạt động đầu tư chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán. Vậy, có thể hiểu đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán khác nhau như thế nào? Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh hai thuật ngữ này. Nếu tiếp cận từ khái niệm “kinh doanh” theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì kết quả là không thể tách bạch rõ ràng giữa khái niệm kinh doanh và khái niệm đầu tư, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc khó tách bạch rõ ràng giữa khái niệm kinh doanh chứng khoán và đầu tư chứng khoán, bởi lẽ “kinh doanh là thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu dùng, kể cả dịch vụ nhằm mục đích sinh lời”. Tuy nhiên, nếu đối chiếu định nghĩa về kinh doanh chứng khoán đã được quy định tại Khoản 19, Điều 6 của Luật chứng khoán 2007 với cách hiểu thông thường về đầu tư chứng khoán như đã phân tích ở đoạn trên (theo đó đầu tư chứng khoán “là việc mua bán chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời”) thì có thể khẳng định rằng khái niệm đầu tư chứng khoán không bao hàm các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, bởi lẽ, “kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán”. Như vậy, khái niệm kinh doanh chứng khoán có nội hàm rộng hơn khái niệm đầu tư chứng khoán. Thậm chí, nếu căn cứ vào quy định cụ thể từ các khoản 20 đến 26 của Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006 thì hoạt động kinh doanh chứng khoán do các chủ thể chuyên nghiệp như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tiến hành, trong khi hoạt động đầu tư chứng khoán vốn dĩ là hoạt động của các nhà đầu tư chứng khoán. Thực tế cho thấy, xung quanh vấn đề này, quy định của một số nước có sự khác nhau. Chẳng hạn, theo Khoản 8, Điều 2 Luật chứng khoán Hàn Quốc thì “ kinh doanh chứng khoán là bất kỳ việc kinh doanh nào nằm trong các loại hình: Mua và bán chứng khoán, mua và bán chứng khoán theo uỷ thác; hoạt động như một trung gian hoặc đại lý liên quan đến việc mua hoặc bán chứng khoán; hoạt động như một trung gian hoặc đại lý liên quan đến tín thác các giao dịch được thực hiện trên thị trường chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán…”. Với quy định này, hoạt động đầu tư chứng khoán ở Hàn Quốc cũng được xem là một dạng của kinh doanh chứng khoán. Còn theo Điều 4 Luật chứng khoán Thái Lan thì “kinh doanh chứng khoán là các hoạt động kinh doanh sau đây: môi giới chứng khoán, giao dịch ngoài sở chứng khoán, dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành chứng khoán…”. Với quy định này, ở Thái Lan không phải mọi hoạt động đầu tư chứng khoán đều có bản chất là hoạt động kinh doanh chứng khoán mà chỉ những hoạt động đầu tư hay giao dịch mua bán ngoài sở chứng khoán mới coi là hoạt động kinh doanh chứng khoán. Việc xem xét phạm vi và bản chất của hoạt động đầu tư chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chủ thể đầu tư (hay nhà đầu tư) để từ đó có những biện pháp quản lý và bảo vệ quyền lợi của họ một cách hợp lý và thỏa đáng. 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư chứng khoán Một cách khái quát nhất, có thể hình dung hoạt động đầu tư chứng khoán bao hàm các đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, chủ thể của hoạt động đầu tư chứng khoán luôn luôn là các nhà đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư chứng khoán được phân chia thành hai loại, bao gồm các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, hoạt động đầu tư chứng khoán tuy được xem là chuyên nghiệp nhưng tính chuyên nghiệp này không bao hàm ý nghĩa là một nghề thương mại, với tính cách là một hành vi thương mại để phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh với chính quyền. Còn đối với các nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp, hoạt động đầu tư chứng khoán chỉ được xem như là một “trò chơi” đầy may rủi hay một “thú tiêu khiển” có khả năng giúp họ kiếm tiền một cách dễ dàng trên thị trường chứng khoán. Dù không được tuyên bố chính thức nhưng hoạt động đầu tư chứng khoán luôn được các nhà đầu tư thực hiện với mục tiêu cơ bản là hướng tới việc tìm kiếm lợi nhuận cho chính họ. Thứ hai, hoạt động đầu tư chứng khoán luôn gắn liền với đối tượng đặc biệt là chứng khoán. Với tư cách là một loại hàng hóa - động sản đặc biệt, chứng khoán luôn mang trong mình nó những thuộc tính căn bản như tính thanh khoản, tính sinh lợi, tính rủi ro và tính tư bản giả. Trên thực tế, các thuộc tính này của chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư chứng khoán và gắn liền với lợi ích của các nhà đầu tư. Vì lẽ đó, việc đưa ra quyết định đầu tư vào loại chứng khoán nào để đảm bảo an toàn và có khả năng sinh lợi cao, luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của mọi nhà đầu tư khi quyết định tham gia vào sân chơi thị trường chứng khoán. Thứ ba, đầu tư chứng khoán là hoạt động luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và bất trắc cho quyền lợi của các nhà đầu tư. Tính rủi ro tiềm ẩn của hoạt động đầu tư chứng khoán bắt nguồn từ nguyên nhân sâu sa là sự nhạy cảm đặc biệt và sự biến thiên khó lường của thị trường chứng khoán, cũng như tính chất rủi ro cao của các loại chứng khoán được phát hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng bị mất hoặc tổn thất về tài sản mà nhà đầu tư có thể phải gánh chịu khi đầu tư vào chứng khoán. Có rất nhiều loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán như: rủi ro thanh toán là khả năng không thu hồi được vốn đầu tư bỏ ra, rủi ro thị trường, rủi ro pháp luật, rủi ro về lãi suất, rủi ro về lạm phát… Đây là đặc tính thể hiện bản chất rủi ro tiềm tàng của hoạt động đầu tư chứng khoán và là một trong những căn cứ quan trọng để đặt ra yêu cầu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trên thực tế, hoạt động đầu tư chứng khoán chưa bao giờ được xem là an toàn và chắc chắn. Vì những rủi ro luôn luôn tiềm ẩn trong hoạt động này nên đòi hỏi người đầu tư phải có những sách lược cụ thể và sự theo dõi sát sao với thị trường cũng như với những “địa chỉ” mà mình đã tin tưởng đầu tư vào. Thứ tư, đầu tư chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc trung gian, theo đó việc mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư đòi hỏi phải thực hiện thông qua tổ chức trung gian là nhà môi giới chứng khoán. Nguyên tắc này đặt ra nhằm đảm bảo cho hoạt động lành mạnh của thị trường, đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nguyên tắc này được áp dụng triệt để trên thị trường giao dịch tập trung và thị trường OTC (thị trường giao dịch qua quầy), nhưng hầu như không được thực hiện trên thị trường chứng khoán trao tay – thị trường chợ đen hay thị trường tự do, thị trường ngầm. Điều này có thể tạo ra những cơ hội cho các hành vi gian lận, lừa đảo trong quá trình mua bán chứng khoán, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Sự tồn tại của thị trường ngầm cùng với những giao dịch chứng khoán không có kiểm soát của Nhà nước luôn là vấn đề thực tế và rất nan giải đối với các nhà quản lý thị trường chứng khoán. Ngoài các đặc trưng cơ bản nêu trên, để làm rõ hơn bản chất của đầu tư chứng khoán, thiết nghĩ cũng nên đề cập đến vấn đề: đầu tư chứng khoán là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp? Thực tế cho thấy, đây là vấn đề hiện còn tranh luận nhưng cho dù tiếp cận từ góc độ nào và theo quan điểm khoa học nào thì cũng cần phải thừa nhận rằng việc xác định đầu tư chứng khoán là trực tiếp hay gián tiếp có có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, bởi theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định thống nhất trong luật đầu tư, còn Luật chứng khoán quy định về đầu tư gián tiếp. Hơn nữa, các thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư cũng như cách thức bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong hai trường hợp này là rất khác nhau. Trong tương lai, nếu Nhà nước tiếp tục mở rộng tỷ lệ sở hữu tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán và giả thiết là khi tỷ lệ này đủ để nhà đầu tư có thể trực tiếp quản lý doanh nghiệp thì các quy định của luật đầu tư hay luật chứng khoán sẽ được áp dụng, hoặc áp dụng Luật nào sẽ có lợi hơn cho nhà đầu tư, liệu quyền lợi nhà đầu tư có bị ảnh hưởng không, chắc chắn là vấn đề còn cần phải bàn đến. Tuy nhiên, đó vẫn là câu chuyện của tương lai. Còn trong phạm vi khuôn khổ chật hẹp của khóa luận này - nghiên cứu về những hiệu ứng của luật chứng khoán, chúng tôi không thể và không có điều kiện phân tích sâu hơn, ngoài việc đề cập đến như một đặc điểm cần lưu ý của đầu tư chứng khoán. 1.1.3. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư với tổ chức phát hành chứng khoán Không thể phủ nhận rằng việc xác định bản chất của đầu tư chứng khoán luôn gắn liền với việc làm rõ mối quan hệ giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành chứng khoán. Làm rõ bản chất của mối quan hệ giữa nhà đầu tư với tổ chức phát hành chính là làm rõ bản chất của đầu tư chứng khoán, bao gồm việc xác định các chủ thể tham gia vào quan hệ đầu tư và xác định nội dung cơ bản của quan hệ đầu tư chứng khoán. 1.1.3.1. Các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư chứng khoán Quan hệ đầu tư chứng khoán có thể phát sinh giữa các nhà đầu tư với nhau hoặc giữa các nhà đầu tư với các tổ chức phát hành chứng khoán. Nhà đầu tư là những người có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán bằng cách mua các chứng khoán đã hoặc đang được phát hành trên thị trường chứng khoán nhằm thu lãi và hưởng các quyền lợi khác phát sinh từ việc sở hữu chứng khoán. Nhà đầu tư có hai loại, bao gồm nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư. Nhà đầu tư cá nhân được hiểu là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài sử dụng thu nhập của mình để mua chứng khoán cho chính mình sở hữu. Đây là chủ thể có khả năng cung ứng một khối lượng tiền tệ rất lớn cho thị trường chứng khoán. Khi có vốn nhàn rỗi tạm thời, họ mua chứng khoán với mục đích đầu tư kiếm lời, còn khi có nhu cầu thu hồi vốn hoặc khi nhận thấy chứng khoán tăng, giảm giá họ đem bán lại các chứng khoán đó để tránh rủi ro hoặc để hưởng chênh lệnh giá. Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư cá nhân thường có những quyết định nhanh chóng trong đầu tư chứng khoán và ít khi theo đuổi những chính sách đầu tư dài hạn. Theo quy định của Luật chứng khoán Việt Nam hiện hành, do không có quy định cụ thể nào về điều kiện của nhà đầu tư cá nhân nên về nguyên tắc, nhà đầu tư cá nhân chỉ cần thỏa mãn các điều kiện tiến hành giao dịch dân sự theo quy định của bộ luật dân sự là đủ. Việc xác định tư cách chủ thể của nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trước pháp luật. Ngoài ra phải kể đến một số trường hợp các cá nhân không được tự do đầu tư trên thị trường chứng khoán, như trường hợp quy định của pháp luật về cổ đông sáng lập, trong vòng 3 năm đầu, không được bán cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán; trường hợp không được đồng thời góp vốn vào 2 hoặc nhiều công ty chứng khoán với tỷ lệ nắm giữ trên 5% cổ phần; trường hợp các cá nhân có liên quan đến tổ chức phát hành, có thể tiếp cận những thông tin nội bộ… Các tổ chức đầu tư là những pháp nhân Việt Nam hoặc nước ngoài thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường, với tư cách là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Các chủ thể này có vai trò quan trọng trong điều tiết mức độ hoạt động của thị trường vì chính họ là những nhà đầu tư lớn nhất và hành vi của họ có ảnh hưởng lớn nhất đến giá cả chứng khoán được giao dịch hàng ngày trên thị trường. Theo quy định hiện hành, các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán… Các công ty bảo hiểm sử dụng nguồn phí bảo hiểm thu được từ người tham gia bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các tài sản tài chính có khả năng sinh lợi và có tính thanh khoản cao như chứng khoán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư…Thông thường, các công ty bảo hiểm đầu tư vào chứng khoán khoảng 35% đến 40% tổng số vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán ít hay nhiều phụ thuộc vào mô hình ngân hàng đa năng hay ngân hàng chuyên doanh ở mỗi nước. Ở Việt Nam, các ngân hàng có mô hình đa năng một phần, muốn tham gia đầu tư chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập để tiến hành các hoạt động đầu tư chứng khoán. Các công ty chứng khoán hoạt động chủ yếu dưới loại hình công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Trên thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán thực hiện rất nhiều nghiệp vụ khác nhau như môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, trong đó có vai trò là nhà đầu tư trong hoạt động tự doanh chứng khoán. Tuy nhiên, với phạm vi hoạt động rộng như vậy, có nhiều trường hợp lợi ích của công ty có mâu thuẫn với lợi ích của khách hàng, vì thế việc đưa ra những điều kiện pháp lý và kiểm soát hoạt động của công ty chứng khoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thị trường nói chung và với các nhà đầu tư khác nói riêng. Các quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập nhằm thu hút vốn của nhà đầu tư cá nhân để đầu tư chứng khoán, hoặc một số dạng tài sản khác. Có cùng bản chất với nó là các công ty đầu tư chứng khoán, với cách thức và mục đích hoạt động tương đối giống nhau, chỉ khác nhau về mô hình quản lý và điều hành. Các tổ chức khác như các tổ chức tín dụng, các quỹ hưu trí, quỹ trợ cấp… cũng được xem là những chủ thể có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán, mức độ tham gia của các chủ thể đầu tư là khác nhau và mối quan hệ giữa họ với các thành phần chủ thể khác của thị trường cũng không giống nhau. Vì thế, việc quy định tư cách pháp lý của từng loại chủ thể để kiểm soát khả năng tham gia đầu tư của họ trên thị trường là điều cần thiết. Tổ chức phát hành chứng khoán là những pháp nhân huy động vốn cho mình bằng cách phát hành chứng khoán cho các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp. Theo thông lệ, tổ chức phát hành chứng khoán bao gồm Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp. Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương phát hành chứng khoán là trái phiếu Nhà nước để huy động vốn nhằm cân đối thu chi hoặc bù đắp các thâm hụt ngân sách nhà nước hàng năm. Các loại trái phiếu Nhà nước hiện nay đã và đang trở thành nguồn hàng hoá quan trọng và có chất lượng cao được giao dịch trên thị trường ch