Đề tài Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005

Hiện nay, ở nước ta ngành Dệt may đang được coi là một trong những ngành mũi nhọn. Ngoài giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, ngành còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp lớn cho xuất khẩu, từ đó góp phần tích lũy cho nền kinh tế trong quá trình CNH- HĐH đất nước. Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ ngày nay, ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức bên cạnh những cơ hội lớn khi tiếp cận với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, muốn nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thì ngành Dệt may phải phát huy vai trò động lực của khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Muốn làm được điều đó thì ngành phải thực hiện đổi mới công nghệ một cách hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu đó, em quyết định chọn đề tài : “Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005”. Đề tài gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.s Đinh Đào Ánh Thủy đã tận tình hướng dẫn em để em hoàn thành đề tài.

doc44 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, ở nước ta ngành Dệt may đang được coi là một trong những ngành mũi nhọn. Ngoài giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, ngành còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp lớn cho xuất khẩu, từ đó góp phần tích lũy cho nền kinh tế trong quá trình CNH- HĐH đất nước. Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ ngày nay, ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức bên cạnh những cơ hội lớn khi tiếp cận với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, muốn nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thì ngành Dệt may phải phát huy vai trò động lực của khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Muốn làm được điều đó thì ngành phải thực hiện đổi mới công nghệ một cách hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu đó, em quyết định chọn đề tài : “Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005”. Đề tài gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.s Đinh Đào Ánh Thủy đã tận tình hướng dẫn em để em hoàn thành đề tài. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1. Khái niệm công nghệ Theo Ngân hàng Thế giới (1985): Công nghệ là phương pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: (1) Thông tin về phương pháp; (2) Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa; (3) Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao". Theo UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc): Công nghệ là việc áp dụng khoa học công nghệ vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách chính xác, có hệ thống và có phương pháp". Theo Luật Khoa học Công nghệ Việt Nam (2000): Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm". 1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới công nghệ đã có (trong và ngoài nước), góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất chi phối nền kinh tế, nó có tác dụng kích thích sự phát triển của sản xuất, nâng cao năng suất lao động và góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Hoạt động đổi mới công nghệ gồm ba giai đoạn: phát minh, đổi mới và truyền bá. Phát minh là giai đoạn đầu tiên tạo ra tiến bộ công nghệ. Đó là quá trình tìm tòi các ý tưởng mới và biến chúng thành các giải pháp kĩ thuật công nghệ cụ thể nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong sản xuất và đời sống. Kết quả của nó là ý tưởng khoa học, những giải pháp về sản phẩm mới, phương pháp mới để thực hiện một số dịch vụ hoặc sản xuất một sản phẩm. Đổi mới công nghệ và sản phẩm là ứng dụng thương mại đầu tiên của phát minh. Dựa trên các ý tưởng khoa học hoặc các giải pháp kĩ thuật đã có để chế thử các mẫu đầu tiên, phát triển, sản xuất thử và thử nghiệm việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Cuối cùng là giai đoạn truyền bá sản phẩm nghĩa là việc ứng dụng công nghệ được lan truyền từ nơi đầu tiên mà nó được sáng tạo và triển khai sang các nơi khác. Nói tóm lại, đổi mới công nghệ là những tiến bộ về công nghệ, tiến bộ đó dưới dạng máy móc thiết bị hay phương pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật, tổ chức, quản lý hay marketing mà nhờ đó việc sản xuất ra sản phẩm sẽ đạt năng suất cao hơn, chi phí thấp hơn, chất lượng cao hơn. Thực chất của đổi mới công nghệ gồm đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất. Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình hoặc công ty khác. Điều này giúp công ty tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng độ hấp dẫn của sản phẩm. Đổi mới quy trình sản xuất là việc tạo ra một quy trình sản xuất mới hoặc đạt được những tiến bộ đáng kể về mặt công nghiệp đối với quy trình sản xuất. Đổi mới quy trình sản xuất chính là đổi mới máy móc thiết bị. 2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ 2.1. Chỉ tiêu định lượng 2.1.1. Tỷ trọng máy móc thiết bị được hiện đại hóa (Ihd ): Ihd = x 100% DGhd = Ghd1 - Ghd0: mức gia tăng MMTB hiện đại trong kỳ Ghd1: Giá trị MMTB hiện đại kỳ báo cáo Ghd0: Giá trị MMTB hiện đại kỳ gốc Chỉ tiêu này phản ánh giá trị máy móc thiết bị hiện đại gia tăng so với mỗi đồng vốn đầu tư vào đổi mới công nghệ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả đổi mới công nghệ càng lớn. 2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá mức tiết kiệm nguyên vật liệu khi đổi mới công nghệ (Invl): Invl = x 100% Knvl = Gnvl: Giá trị nguyên vật liệu Gsản phẩm: Giá trị sản phẩm Thể hiện khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu do đổi mới công nghệ và được đo bằng tỷ lệ giữa mức gia tăng hệ số chi phí cho nguyên vật liệu bình quân một sản phẩm và một đơn vị vốn đầu tư đổi mới công nghệ trong kì. 2.1.3. Chỉ tiêu gia tăng năng suất lao động (Iw): Iw = x 100% DW = W1 - W0: Mức gia tăng năng suất lao động trong kỳ W1: Năng suất lao động kỳ báo cáo W0: Năng suất lao động kỳ gốc Chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng về năng suất lao động của doanh nghiệp nhờ đổi mới công nghệ. Nó cho biết một đồng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ sẽ làm tăng năng suất lao động lên bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả đổi mới công nghệ càng cao. 2.1.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đổi mới công nghệ tác động đến mức tăng lợi nhuận (Iln): Iln= x 100% DLN: LN1 - LN0: Mức tăng lợi nhuận trong kỳ LN1: Lợi nhuận năm báo cáo LN0: Lợi nhuận năm gốc Ý nghĩa của chỉ tiêu này là với mỗi đồng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ thì lợi nhuận tăng thêm là bao nhiêu. 2.2. Chỉ tiêu định tính: Chỉ tiêu này phản ánh những biến đổi quan trọng về chất đối với xã hội, doanh nghiệp, cơ cấu lao động, trình độ lao động do đổi mới công nghệ mang lại. Các chỉ tiêu thường được sử dụng là: - Tác động tới việc làm của người lao động - Tác động tới trình độ quản lý, cơ cấu sản xuất, phương pháp lao động, điều kiện lao động, kỹ thuật lao động. - Góp phần tăng thị phần do giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm của đổi mới công nghệ. - Đóng góp của đổi mới công nghệ trong việc thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội của doanh nghiệp, của ngành, đất nước. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 1. Đặc trưng công nghệ ngành Dệt may Việt Nam 1.1. Tính đồng bộ về trình độ công nghệ trong ngành Dệt may còn thấp Trong ngành dệt may có rất nhiều công đoạn: kéo sợi, dệt, in, nhuộm, hoàn tất, may, công đoạn phụ. Các công đoạn này mang tính liên tục,sản phẩm của công đoạn trước là đầu vào của công đoạn sau. Vì thế chỉ cần một trong các sản phẩm tồi sẽ dẫn đến sản phẩm cuối là phế phẩm. Điều này đòi hỏi công nghệ ngành Dệt may phải đồng bộ. Nhưng thực tế thì trong lĩnh vực dệt, trang thiết bị còn quá lạc hậu, mới đổi mới 40% số thiết bị, còn lại phần lớn là máy móc thiết bị thuộc những năm 60-70. Trong khi đó, lĩnh vực may đã được đổi mới 90% trang thiết bị, trình độ công nghệ thiết bị khá so với khu vực. Do vậy, khâu dệt không đáp ứng được đầu vào cho khâu may, sản xuất dệt trong nước mới đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước và hàng Dệt may Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự đầu tư theo nhiều giai đoạn, theo nhiều loại công nghệ và công nghệ của nhiều nước khác nhau dẫn tới hiệu quả sản xuất toàn ngành không cao. 1.2. Trình độ công nghệ lạc hậu Ngành Dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời nhất nước ta và sử dụng nhiều lao động. Một kết quả thống kê cho thấy, vẫn còn nhiều cơ sở sử dụng thiết bị từ thập kỷ 60-70 ở miền Bắc, thập kỷ 70 ở miền Nam. Thậm chí vẫn còn máy móc thiết bị mang mác từ những năm 30-40. Mặc dù vậy, trên thực tế có một khó khăn rất lớn là hầu hết các công ty đều có vốn nhỏ, hạn hẹp. Điều này là trở ngại lớn cho việc đầu tư thay thế máy móc thiết bị. 2. Sự cần thiết phải đầu tư đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2010: “ Hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, đồng thời chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong nước với những sản phẩm phù hợp, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước”. Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp cho ngành Dệt may là cần thiết và cấp bách để từng bước vươn lên đáp ứng yêu cầu hội nhập trong đó đầu tư đổi mới công nghệ là công tác quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường. 2.1. Đổi mới công nghệ nhằm phát huy vai trò của ngành dệt may Việt Nam với sự phát triển kinh tế xã hội 2.1.1. Góp phần tăng tích luỹ vốn cho quá trình CNH-HĐH đất nước Trong giai đoạn hiện nay, giá trị sản xuất của ngành Dệt may chiếm 9% giá trị toàn ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu 12-15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai (sau xuất khẩu dầu thô) với tổng giá trị xuất khẩu là 4,4 tỷ USD (2004); 5,2 tỷ USD (2005). Vì vậy ngành đã đóng góp một lượng ngoại tệ đáng kể cho ngân sách quốc gia. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam qua các năm Chỉ số 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 1,892 1,975 2,732 3,687 4,4 5,2 Tăng trưởng (%) 4 38 35 19 17,4 Nguồn: Niên giám thống kê 2005 2.1.2. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may sẽ làm cho ngành phát triển hơn, từ đó làm biến đổi cơ cấu cây trồng ở vùng trồng nguyên liệu (như cây đay, cây bông, cây dâu…), khuyến khích nông nghiệp phát triển theo hướng phá vỡ thế độc canh khi chỉ trồng cây lương thực, hoa màu sang trồng cây công nghiệp. Mặt khác, ngành Dệt may phát triển còn kéo theo sự phát triển các ngành nghề sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may, ngành hoá chất cung cấp thuốc nhuộm cho ngành Dệt may, ngành cơ khí cung cấp máy móc thiết bị. Ngoài ra còn tác động đến sự phát triển những ngành sử dụng sản phẩm của ngành Dệt may như: giày da, nội thất…từ đó làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. 2.1.3. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Hiện nay, trên thị trường nước ta có rất nhiều mặt hàng Dệt may của nước ngoài nên sản phẩm của nước ta phải cạnh tranh gay gắt với hàng Dệt may các nước đặc biệt là Trung Quốc và Đài Loan. Trước đây, vải sản xuất trong nước tiêu thụ chậm, hàng dệt của ta sản xuất không tiêu thụ được ở thành phố lớn, ở nông thôn tiêu thụ chậm vì chất lượng thua kém, giá cao hơn hàng Trung Quốc, mẫu mã kém phong phú hơn. Trong vài năm trở lại đây, do nắm bắt nhu cầu người dân nên ngành Dệt may đã có nhiều đổi mới. Hàng dệt may của ta đang dần khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các công ty dệt may như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè,Vinatex… đang ngày càng trở nên quen thuộc với người dân và thoả mãn về số lượng cũng như chất lượng. 2.2. Đáp ứng nhu cầu công nghệ của ngành Với tình trạng công nghệ hiện nay thì nhu cầu công nghệ của ngành là rất lớn và rất cấp thiết. Để ngành Dệt may tiếp tục giữ vững vai trò của mình thì việc đáp ứng nhu cầu về công nghệ là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp đều nhận ra tầm quan trọng của đầu tư đổi mới công nghệ để đứng vững trên thị trường. Điều này thể hiện trong điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW ở 65 doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bảng 2: Mức độ cần thiết tiến hành đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam Các hoạt động Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá là rất cần thiết (%) Điểm số trung bình Cải tiến các dây chuyền công nghệ hiện đại 49 2,4 Đầu tư mới DCCN, MMTB 45 2,3 Nghiên cứu thiết kế và sản xuất sản phẩm mới 55 2.5 Nâng cao nguồn nhân lực công nghệ 38 2,3 Bố trí lại tổ chức sản xuất 38 2,3 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đầu tư đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đổi mới công nghệ là xu hướng tất yếu của ngành Dệt may Việt Nam để tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường trong và ngoài nước.Nhìn vào kết quả điều tra trên có thể thấy rằng các doanh nghiệp đã đánh giá cao vai trò của việc đầu tư đổi mới công nghệ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng hứa hẹn việc đầu tư trong tương lai sẽ được các doanh nghiệp xúc tiến. Từ những lý do trên, chúng ta đã thấy được sự cần thiết của việc đầu tư đổi mới công nghệ nhưng trên thực tế thì ở nước ta, tình hình đầu tư diễn ra như thế nào? Chúng ta đi vào phân tích thực trạng của đầu tư đổi mới công nghệ. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ I. KHỐI LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUÒN VỐN ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1. Khối lượng vốn đầu tư Khối lượng vốn đầu tư toàn ngành trong những năm qua có xu hướng tăng và vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, thường là 40-60%. Theo kết quả thống kê cho bảng sau: Bảng 3: Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-2005 Năm Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Vốn đầu tư đổi mới công nghệ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2000 2.066,8 1.126,0 54,48 2001 3.157,0 1.774,0 56,19 2002 2.111,8 1.036,0 48,89 2003 1.245,3 598,0 48,02 2004 1.514,6 709,6 46,85 2005 1.863,4 808,9 43,41 Tổng 11.948,9 6.052,5 TB:50,65 Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) Tình hình đầu tư ở Tổng công ty Dệt may Việt Nam cũng phản ánh tình hình chung toàn ngành. Tuy vốn đầu tư giai đoạn 2000-2005 có tăng so với giai đoạn trước nhưng xét về tỷ trọng vốn đầu tư dành cho đổi mới công nghệ thì có giảm. Tỷ trọng vốn tư cho đổi mới công nghệ 2000-2005 là trên 50% tổng mức vốn đầu tư trong khi ở giai đoạn 1996-2000 là 81,1%. Sở dĩ có sự giảm tỷ trọng như trên là do giai đoạn 1996-2000 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ với mọi tiềm lực để đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Chính vì vậy từ năm 2000 đến nay ngành không phải đầu tư nhiều cho công nghệ nữa mà chủ yếu tập trung đầu tư theo chiều rộng. Trung bình mỗi doanh nghiệp dệt may giành 2,9% doanh thu để đầu tư để cho đổi mới công nghệ. Có khoảng 12 doanh nghiệp điển hình có tỷ lệ vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ trên tổng doanh thu lớn hơn 5%: Công ty dệt kim Đông Xuân (25%); Công ty Dệt nhuộm vải Phước Thịnh (24,61%); Công ty dệt 8/3 (11,2%); Công ty dệt may Hà Nội (9%). Có thể thấy quy mô vốn đầu tư toàn ngành cũng như từng doanh nghiệp đều tăng lên. 2. Nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ Nếu với các nước phát triển trên thế giới thì kênh huy động vốn hiệu quả là thị trường chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì ở Việt Nam do thị trường chứng khoán chưa phát triển nên chủ yếu chúng ta huy động thông qua nguồn tích lũy trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy cần xem xét các kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp dệt may bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước gồm có vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tự có và khấu hao của doanh nghiệp. Nguồn vốn nước ngoài gồm có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. 2.1. Nguồn vốn trong nước 2.1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho những dự án đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Trong lĩnh vực dệt may nó bao gồm: -Vốn cấp cho doanh nghiệp nhà nước dệt may để đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở sản xuất -Vốn nhà nước đầu tư mới các cơ sở dệt may -Vốn nhà nước liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài Tuy nhiên ở nước ta do vốn ngân sách còn hạn hẹp mà có rất nhiều khoản phải chi do đó đây chưa phải là nguồn chính để giúp các doanh nghiệp dệt may đầu tư đổi mới công nghệ. Theo Bộ Công Nghiệp thì tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành đến năm 2006 cần 900 nghìn tỷ đồng nhưng huy động ngân sách chỉ chiếm 7%, còn lại phải do các doanh nghiệp tự tìm kiếm. Như vậy, mặc dù dệt may Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhưng vốn đầu tư từ ngân sách còn quá ít ỏi. Dù có tăng theo các năm nhưng xét về mặt tỷ trọng thì tỷ trọng hiện nay không vượt quá 0,6% lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ. 2.1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, nguồn vốn này ngày càng khẳng định vị trí trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chính sách đầu tư của chính phủ. Đây là hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, được áp dụng cho các dự án trong lĩnh vực ưu tiên của kế hoạch ngân sách nhà nước. Do đặc điểm lãi suất thấp, thời gian vay dài nên đây cũng là nguồn vốn nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may đổi mới công nghệ Trên thực tế nguồn vốn này biến động mạnh và không theo chiều hướng nhất định. Giai đoạn 1991-1997 là 236 tỷ đồng, trung bình là 26,2 tỷ/năm. Đến năm 2001 nguồn vốn này tăng đột biến từ 81,2 tỷ đồng lên 224,0 tỷ đồng trong năm 2000 và 2001. Trong hai năm tiếp theo nguồn vốn này chững lại và giảm xuống còn 135,4 tỷ đồng vào năm 2004; 144,6 tỷ đồng vào năm 2005. Bảng 4: Vốn trong nước đầu tư đổi mới công nghệ của Vinatex Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tín dụng nhà nước 81,2 224,0 224,5 220,2 135,4 144,6 Ngân sách nhà nước 4,9 9,3 3,9 4,2 4,7 5,0 Nguồn khác 68,1 75,3 70,7 96 73,5 74,6 Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam 2.1.3. Nguồn vốn tự có và khấu hao của doanh nghiệp Nguồn vốn tự có là nguồn từ tiết kiệm dân cư và tĩch lũy của doanh nghiệp đưa vào sản xuất. Vốn khấu hao là toàn bộ số tiền trích khấu hao được tích lũy lại. Vốn khấu hao không thuộc sản xuất kinh doanh mà là nguồn vốn để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Ở Việt Nam, đối với mỗi doanh nghịêp thì tỷ lệ vốn khấu hao được quy định khác nhau và luôn được đề cao nhằm phát huy đổi mới tính tự chủ của doanh nghiệp trong ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thường thì các doanh nghiệp nhà nước được sự đầu tư ban đầu của nhà nước sẽ có tiềm lực vốn khá hơn doanh nghiệp tư nhân. Để huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cho riêng mình: dựa vào tiềm lực của mình là vốn tự có và khấu hao, vay tín dụng nhà nước hay ngân sách nhà nước. Đây là câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể hy vọng vào nguồn khác triển vọng hơn là nguồn vốn từ nước ngoài. 2.2. Nguồn vốn nước ngoài Đây là nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển. Một mặt nó giải quyết tình trạng thiếu vốn cản trở quá trình đổi mới công nghệ, mặt khác nước nhận đầu tư sẽ thu được lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích nhằm mục đích lợi nhuận với ba hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nếu chúng ta kêu gọi và khuyến khích đầu tư FDI đúng hướng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nước ta, phát huy được lợi thế so sánh của nước ta và tạo điều kiện giúp chúng ta có thể tiếp thu những công nghệ kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại của thế giới. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là khoản viện trợ hoàn lại hoặc vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vay lớn của các chính phủ, tổ chức tài chính tiền tệ thế giới. ODA cho ngành dệt may thời gian qua chủ yếu là dành cho xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng cho ngành và hỗ trợ công tác xuất khẩu. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại là nguồn vốn các doanh nghiệp vay từ các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài lãi suất cao, thời hạn trả nợ nhanh đáp ứng mục tiêu đầu tư ngắn hạn như: hỗ trợ nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu nước ngoài, thâm nhập thị trường, nhập khẩu máy móc thiết bị… Giai đoạn 199
Tài liệu liên quan