Đề tài Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005 - Đoàn Thị Thu Trang

Năm 2006, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Đảng và nhà nước đã có những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế xã hội. Đồng hành với những cơ hội khi tiếp cận với thị trường thế giới, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Để đáp ứng được nhu cầu đó, nước ta đã chú trọng ưu tiên một số ngành trong đó có ngành Dệt may. Vì vậy, để giữ vững vai trò là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước thì ngoài sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô cần phải có sự thay đổi từ chính các doanh nghiệp trong ngành mà quan trọng nhất là tăng cường đầu tư cho đổi mới công nghệ.

docx46 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005 - Đoàn Thị Thu Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Năm 2006, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Đảng và nhà nước đã có những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế xã hội. Đồng hành với những cơ hội khi tiếp cận với thị trường thế giới, Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Để đáp ứng được nhu cầu đó, nước ta đã chú trọng ưu tiên một số ngành trong đó có ngành Dệt may. Vì vậy, để giữ vững vai trò là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước thì ngoài sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô cần phải có sự thay đổi từ chính các doanh nghiệp trong ngành mà quan trọng nhất là tăng cường đầu tư cho đổi mới công nghệ. Xuất phát từ nhu cầu đó, em quyết định chọn đề tài : “Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000- 2005”. Đề tài gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may Việt Nam Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.s Đinh Đào Ánh Thủy đã tận tình hướng dẫn em để em hoàn thành đề tài. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1. Khái niệm công nghệ Theo Ngân hàng Thế giới (1985): “Công nghệ là phương pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: (1) Thông tin về phương pháp; (2) Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa; (3) Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao”. Theo UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc): “Công nghệ là việc áp dụng khoa học công nghệ vào công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách chính xác, có hệ thống và có phương pháp”. Theo Luật Khoa học công nghệ Việt Nam (2000): “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. 1.2. Khái niệm Đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới công nghệ đã có (trong và ngoài nước), góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất chi phối nền kinh tế, nó có tác dụng kích thích sự phát triển của sản xuất, nâng cao năng suất lao động và góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Đổi mới công nghệ gồm ba giai đoạn: phát minh, đổi mới và truyền bá. Phát minh là giai đoạn đầu tiên tạo ra những tiến bộ công nghệ. Đây là quá trình tìm tòi, nghiên cứu các ý tưởng mới, biến chúng thành các giải pháp kĩ thuật công nghệ cụ thể phục vụ cho sản xuất và đời sống. Kết quả của nó là ý tưởng khoa học, những giải pháp về sản phẩm mới, phương pháp mới để thực hiện một số dịch vụ hoặc sản xuất một sản phẩm. Sau khi phát minh ra các ý tưởng, giải pháp mới đó thì việc tiếp theo là phải biến các ý tưởng đó thành ứng dụng thực tiễn. Dựa trên các ý tưởng khoa học hoặc các giải pháp kĩ thuật đã có để chế thử các mẫu đầu tiên, phát triển, sản xuất thử và thử nghiệm việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Cuối cùng là giai đoạn truyền bá sản phẩm nghĩa là phải đem sản phẩm đi các nơi khác và quảng bá để nó được ứng dụng rộng rãi phục vụ đời sống và sản xuất. Nói tóm lại, đổi mới công nghệ là những tiến bộ về công nghệ dưới dạng máy móc thiết bị hay phương pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật, tổ chức, quản lý hay marketing mà nhờ đó việc sản xuất ra sản phẩm sẽ đạt năng suất cao hơn, chi phí thấp hơn, chất lượng cao hơn. Như vậy có thể thấy , Đổi mới công nghệ là hoạt động bao gồm đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất. Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới hoặc cải tiến các sản phẩm đã có của công ty mình hoặc công ty khác. Điều này giúp công ty tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng độ hấp dẫn của sản phẩm. Đổi mới quy trình sản xuất là việc tạo ra một quy trình sản xuất mới hoặc đạt được những tiến bộ đáng kể về mặt công nghiệp đối với quy trình sản xuất. Đổi mới quy trình sản xuất chính là đổi mới máy móc thiết bị. 2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ 2.1. Chỉ tiêu định lượng 2.1.1. Tỷ trọng máy móc thiết bị được hiện đại hóa (Ihd ): Ihd = x 100% DGhd = Ghd1 - Ghd0 : mức gia tăng MMTB Ghd1: Giá trị MMTB hiện đại kỳ báo cáo Ghd0: Giá trị MMTB hiện đại kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu này phản ánh giá trị máy móc thiết bị hiện đại gia tăng so với mỗi đồng vốn đầu tư vào đổi mới công nghệ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả đổi mới công nghệ càng lớn. 2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá mức tiết kiệm nguyên vật liệu khi đổi mới công nghệ (Invl): Invl = x 100% Knvl = Gnvl: Giá trị nguyên vật liệu Gsp: Giá trị sản phẩm Thể hiện khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu do đổi mới công nghệ và được đo bằng tỷ lệ giữa mức gia tăng hệ số chi phí cho nguyên vật liệu bình quân một sản phẩm và một đơn vị vốn đầu tư đổi mới công nghệ trong kì. 2.1.3. Chỉ tiêu gia tăng năng suất lao động (Iw): Iw = x 100% DW = W1 - W0: Mức gia tăng năng suất lao động Chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng về năng suất lao động của doanh nghiệp nhờ đổi mới công nghệ. Nó cho biết một đồng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ sẽ làm tăng năng suất lao động lên bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả đổi mới công nghệ càng cao. 2.1.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đổi mới công nghệ tác động đến mức tăng lợi nhuận (Iln): Iln= x 100% DLN = LN1 - LN0 LN1: Lợi nhuận kỳ báo cáo LN0: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu Ý nghĩa của chỉ tiêu này là mỗi đồng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm. 2.2. Chỉ tiêu định tính: Chỉ tiêu này phản ánh những biến đổi quan trọng về chất đối với xã hội, doanh nghiệp, cơ cấu lao động, trình độ lao động do đổi mới công nghệ mang lại. Các chỉ tiêu thường được sử dụng là: - Tác động tới việc làm của người lao động - Tác động tới trình độ quản lý, cơ cấu sản xuất, phương pháp lao động, điều kiện lao động, kỹ thuật lao động. - Góp phần tăng thị phần do giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm của đổi mới công nghệ. - Đóng góp của đổi mới công nghệ trong việc thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội của doanh nghiệp, của ngành, đất nước. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 1. Đặc trưng công nghệ ngành Dệt may Việt Nam 1.1. Tính đồng bộ về trình độ công nghệ trong ngành Dệt may còn thấp Trong ngành Dệt may có rất nhiều công đoạn: kéo sợi, dệt, in, nhuộm, hoàn tất, may, công đoạn phụ. Các công đoạn này mang tính liên tục, sản phẩm của công đoạn trước là đầu vào của công đoạn sau. Vì thế, nếu như có một sản phẩm tồi sẽ dẫn đến sản phẩm cuối là phế phẩm. Điều này đòi hỏi công nghệ ngành Dệt may phải đồng bộ. Nhưng thực tế thì trong lĩnh vực dệt, trang thiết bị còn quá lạc hậu, mới đổi mới 40% số thiết bị, còn lại phần lớn là máy móc thiết bị thuộc những năm 60-70. Trong khi đó, lĩnh vực may đã được đổi mới 90% trang thiết bị, trình độ công nghệ thiết bị khá so với khu vực. Do vậy, khâu dệt không đáp ứng được đầu vào cho khâu may, sản xuất dệt trong nước mới đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêu dùng trong nước và hàng Dệt may Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự đầu tư theo nhiều giai đoạn, theo nhiều loại công nghệ và công nghệ của nhiều nước khác nhau dẫn tới hiệu quả sản xuất toàn ngành không cao. 1.2. Trình độ công nghệ lạc hậu Ngành Dệt may là một trong những ngành công nghiệp ra đời sớm nhất nước ta và có nhu cầu về lao động rất lớn. Một kết quả thống kê cho thấy, ở miền Bắc vẫn còn nhiều cơ sở Dệt may sử dụng thiết bị từ thập kỷ 60-70 , còn ở miền Nam cũng còn nhiều nơi sử dụng máy móc của thập kỷ 70 . Thậm chí vẫn còn máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 30-40. Mặc dù vậy, trên thực tế có một khó khăn rất lớn là hầu hết các công ty đều có vốn nhỏ, hạn hẹp. Điều này là trở ngại lớn cho việc đầu tư thay thế máy móc thiết bị. 2. Sự cần thiết phải đầu tư đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt may Việt Nam nay là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2010: “Hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, đồng thời chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong nước với những sản phẩm phù hợp, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước”. Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra, Tập đoàn Dệt may nói riêng và các doanh nghiệp Dệt may nói chung cần phải đề ra các giải pháp thích hợp để từng bước vươn lên đáp ứng yêu cầu hội nhập mà quan trọng nhất là đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường. 2.1. Đổi mới công nghệ nhằm phát huy vai trò của ngành Dệt may Việt Nam với sự phát triển kinh tế xã hội 2.1.1. Góp phần tăng tích luỹ vốn cho quá trình CNH-HĐH đất nước Trong giai đoạn hiện nay, giá trị sản xuất của ngành Dệt may chiếm 9% giá trị toàn ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu 12-15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai (sau xuất khẩu dầu thô) với tổng giá trị xuất khẩu là 4,4 tỷ USD (2004); 5,2 tỷ USD (2005). Vì vậy ngành đã đóng góp một lượng ngoại tệ đáng kể cho ngân sách quốc gia. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam qua các năm Chỉ số 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 1,892 1,975 2,732 3,687 4,4 5,2 Tăng trưởng (%) 4 38 35 19 17,4 Nguồn: Niên giám thống kê 2005 2.1.2. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư đổi mới công nghệ ngành Dệt may sẽ làm cho ngành phát triển hơn, từ đó không những làm biến đổi cơ cấu cây trồng ở vùng trồng nguyên liệu (như cây đay, cây bông, cây dâu…) mà còn thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng phá vỡ thế độc canh khi chỉ trồng cây lương thực, hoa màu sang trồng cây công nghiệp. Mặt khác, ngành Dệt may phát triển còn kéo theo sự phát triển các ngành nghề sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may, ngành hoá chất cung cấp thuốc nhuộm cho ngành Dệt may, ngành cơ khí cung cấp máy móc thiết bị. Ngoài ra còn tác động đến sự phát triển những ngành sử dụng sản phẩm của ngành Dệt may như: giày da, nội thất… từ đó làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. 2.1.3. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mặt hàng Dệt may của nước ngoài nên sản phẩm của nước ta phải cạnh tranh gay gắt với hàng Dệt may các nước đặc biệt là Trung Quốc và Đài Loan. Sự cạnh tranh này sẽ càng khốc liệt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO bởi sự tràn vào ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài. Trước đây, vải sản xuất trong nước tiêu thụ chậm, ở thành phố lớn hàng sản xuất trong nước không được ưa chuộng, ở nông thôn tiêu thụ chậm vì chất lượng thua kém, giá cao hơn hàng Trung Quốc, mẫu mã kém phong phú hơn. Trong vài năm trở lại đây, do nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng nên ngành Dệt may đã có nhiều đổi mới. Hàng Dệt may Việt Nam đang dần khẳng định vị trí trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhiều sản phẩm của các công ty Dệt may như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, May Đức Giang… đang ngày càng trở nên quen thuộc với người dân và thoả mãn về số lượng cũng như chất lượng, được nhiều người ưa thích và đoạt được giải thưởng tại Hội chợ thời trang tháng 12/2005 tổ chức tại Hà Nội. 2.2. Đáp ứng nhu cầu công nghệ của ngành Với tình trạng công nghệ hiện nay thì nhu cầu công nghệ của ngành là rất lớn và rất cấp thiết. Để ngành Dệt may tiếp tục giữ vững vai trò của mình thì việc đáp ứng nhu cầu về công nghệ là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp đều nhận ra tầm quan trọng của đầu tư đổi mới công nghệ để đứng vững trên thị trường. Điều này thể hiện trong điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW ở 65 doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. Bảng 2: Mức độ cần thiết tiến hành đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam Các hoạt động Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá là rất cần thiết (%) Điểm số trung bình Cải tiến các dây chuyền công nghệ hiện đại 49 2,4 Đầu tư mới DCCN, MMTB 45 2,3 Nghiên cứu thiết kế và sản xuất sản phẩm mới 55 2,5 Nâng cao nguồn nhân lực công nghệ 38 2,3 Bố trí lại tổ chức sản xuất 38 2,3 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đầu tư đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. Đổi mới công nghệ là xu hướng tất yếu của ngành Dệt may Việt Nam để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nhìn vào kết quả điều tra trên có thể thấy rằng các doanh nghiệp đã đánh giá cao vai trò của việc đầu tư đổi mới công nghệ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng hứa hẹn việc đầu tư trong tương lai sẽ được các doanh nghiệp xúc tiến. Từ những lý do trên, chúng ta đã thấy được sự cần thiết của việc đầu tư đổi mới công nghệ nhưng trên thực tế thì ở nước ta, tình hình đầu tư diễn ra như thế nào? Chúng ta đi vào phân tích thực trạng của đầu tư đổi mới công nghệ. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ I. KHỐI LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1. Khối lượng vốn đầu tư Khối lượng vốn đầu tư toàn ngành trong những năm qua có xu hướng tăng và vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, thường là 40-60%. Theo kết quả thống kê cho bảng sau: Bảng 3: Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Tổng công ty Dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-2005 Năm Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Vốn đầu tư đổi mới công nghệ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2000 2.066,8 1.126,0 54,48 2001 3.157,0 1.774,0 56,19 2002 2.111,8 1.036,0 48,89 2003 1.245,3 598,0 48,02 2004 1.514,6 709,6 46,85 2005 1.863,4 808,9 43,41 Tổng 11.948,9 6.052,5 TB:50,65 Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) Tuy vốn đầu tư giai đoạn 2000-2005 có tăng so với giai đoạn trước nhưng xét về tỷ trọng vốn đầu tư dành cho đổi mới công nghệ thì có giảm. Nếu tỷ trọng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ giai đoạn 1996-2000 là 81,1 % thì sang đến giai đoạn này chỉ còn trên 50% trên tổng vốn đầu tư. Có sự giảm tỷ trọng như trên là do giai đoạn 1996-2000 có sự tập trung đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất nhằm tạo ra bước nhảy vọt trong toàn ngành. Chính vì vậy từ năm 2000 đến nay ngành không phải đầu tư nhiều cho công nghệ nữa mà chủ yếu tập trung đầu tư theo chiều rộng. Trung bình mỗi doanh nghiệp Dệt may giành 2,9% doanh thu để đầu tư để cho đổi mới công nghệ. Giai đoạn 2006-2010, Vinatex dự kiến triển khai 24 dự án đầu tư trọng điểm cho ngành với tổng vốn đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng. Lĩnh vực tập trung nhiều nhất là ngành dệt với mục tiêu đến năm 2010 sẽ sản xuất 302 triệu m2 vải dệt thoi và 106 triệu m2 vải dệt kim. Dự án sản xuất xơ sợi tổng hợp có công suất 140.000 tấn/năm, đầu tư 300.000 cọc sợi cao cấp tại các khu công nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. 2. Nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ Nếu với các nước phát triển trên thế giới thì kênh huy động vốn hiệu quả là thị trường chứng khoán thì ở Việt Nam, do thị trường chứng khoán chưa phát triển nên chủ yếu chúng ta huy động thông qua nguồn tích lũy trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy cần xem xét các kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp Dệt may bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước gồm có vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tự có và khấu hao của doanh nghiệp. Nguồn vốn nước ngoài gồm có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. 2.1. Nguồn vốn trong nước 2.1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho những dự án đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Trong lĩnh vực Dệt may nó bao gồm: -Vốn cấp cho doanh nghiệp nhà nước Dệt may để đầu tư chiều sâu, mở rộng các cơ sở sản xuất -Vốn nhà nước đầu tư mới các cơ sở Dệt may -Vốn nhà nước liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài Tuy nhiên, ở nước ta do nguồn thu cho vốn ngân sách chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu, ngân sách thường xuyên phải đi vay nước ngoài nên đây chưa phải là nguồn chính để giúp các doanh nghiệp Dệt may đầu tư đổi mới công nghệ. Theo Bộ Công Nghiệp thì tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành đến năm 2006 cần 900 nghìn tỷ đồng nhưng huy động ngân sách chỉ chiếm 7%, còn lại phải do các doanh nghiệp tự tìm kiếm. Như vậy, mặc dù Dệt may Việt Nam nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhưng vốn đầu tư từ ngân sách còn rất thiếu thốn. Dù đã có sự gia tăng giữa các năm nhưng xét về mặt tỷ trọng thì tỷ trọng hiện nay không vượt quá 0,6% lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ. 2.1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Đây là hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, được áp dụng cho các dự án trong lĩnh vực ưu tiên của kế hoạch ngân sách nhà nước. Do lãi suất vay thấp và thời gian vay dài nên nguồn vốn này ngày càng tăng và có vị trí quan trọng. Đây được xem là nguồn vốn nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Dệt may đổi mới công nghệ. Thực tế cho thấy nguồn vốn này biến động mạnh và khó dự đoán. Giai đoạn 1991-1997 là 236 tỷ đồng, trung bình là 26,2 tỷ/năm. Giai đoạn 2000-2005, nguồn vốn này đạt cao nhất là vào năm 2002 là 224,0. Nhưng vào năm 2004 lại giảm đột ngột xuống còn 135,4 tỷ đồng. Có thể thấy là qua các năm, nguồn vốn tín dụng này đã tăng lên đáng kể, nếu duy trì được tốc độ như những năm 2001, 2002 thì chắc chắn sẽ đảm bảo được nhu cầu về vốn cho ngành Bảng 4: Vốn trong nước đầu tư đổi mới công nghệ của Vinatex Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tín dụng nhà nước 81,2 224,0 224,5 220,2 135,4 144,6 Ngân sách nhà nước 4,9 9,3 3,9 4,2 4,7 5,0 Nguồn khác 68,1 75,3 70,7 96 73,5 74,6 Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam 2.1.3. Nguồn vốn tự có và khấu hao của doanh nghiệp Nguồn vốn tự có là nguồn do các chủ sở hữu đóng góp hoặc từ lợi nhuận chưa phân phối. Vốn khấu hao là toàn bộ số tiền trích khấu hao được tích lũy lại. Vốn khấu hao không thuộc sản xuất kinh doanh mà là nguồn vốn để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Ở Việt Nam, đối với mỗi doanh nghiệp thì tỷ lệ vốn khấu hao được quy định khác nhau và luôn được đề cao nhằm phát huy đổi mới tính tự chủ của doanh nghiệp trong ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Các doanh nghiệp nhà nước luôn có ưu thế hơn các doanh nghiệp tư nhân vì ngay từ đầu đã được nhà nước hỗ trợ. Để huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cho riêng mình: dựa vào tiềm lực của mình là vốn tự có và khấu hao, vay tín dụng nhà nước hay ngân sách nhà nước. Đây là câu hỏi lớn mà các doanh nghiệp phải tìm ra hướng giải quyết để phù hợp với tiềm lực và tình hình của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể hy vọng vào nguồn khác triển vọng hơn là nguồn vốn từ nước ngoài. 2.2. Nguồn vốn nước ngoài Đây là nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển. Một mặt nó giải quyết tình trạng thiếu vốn cản trở quá trình đổi mới công nghệ, mặt khác nước nhận đầu tư sẽ thu được lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài mà chủ đầu tư trực tiếp quản lý và sử dụng vốn, đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận với ba hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nếu chúng ta kêu gọi và khuyến khích đầu tư FDI đúng hướng sẽ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nước ta, phát huy được lợi thế so sánh của nước ta và tạo điều kiện tiếp thu những công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại của thế giới. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vay lớn của các chính phủ, tổ chức tài chính tiền tệ thế giới. Đây là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau. ODA cho ngành Dệt may thời gian qua chủ yếu là dành cho xây dựng, cải tạo cơ s
Tài liệu liên quan