Thế kỷ 20 đã chứng kiến những đổi thay kỳ diệu trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại : Từ những bước đi dài trong công cuộc chinh phục vũ trụ, những thành tựu khoa học rực rỡ áp dụng vào thực tế đem lại những lợi ích to lớn đến sự phát triển kinh tế vượt bậc của nhiều Quốc gia. Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của Đảng và nhà nước ta những năm vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu nói riêng cơ hội to lớn để phát triển mạnh mẽ.
50 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề thực tập cuối khóa
Đề tài: “Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp”.
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Bão
Sinh viên thực hiện : Lê Hồng Nhung
Lớp : Thương mại 48D
Mã SV : CQ482101
Lời mở đầu
Thế kỷ 20 đã chứng kiến những đổi thay kỳ diệu trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại : Từ những bước đi dài trong công cuộc chinh phục vũ trụ, những thành tựu khoa học rực rỡ áp dụng vào thực tế đem lại những lợi ích to lớn…đến sự phát triển kinh tế vượt bậc của nhiều Quốc gia. Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của Đảng và nhà nước ta những năm vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu nói riêng cơ hội to lớn để phát triển mạnh mẽ. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu than- TKV thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc không những về chủng loại, chất lượng sản phẩm mà cả về năng lực kinh doanh xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Từ khi việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc. Các hoạt động kinh tế diễn ra năng động hơn bao giờ hết. Cùng với đó thì sự cạnh tranh trên thị trường cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Vì vậy mà sự thay đổi trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than- TKV theo hướng nhanh, gọn, chính xác, tích cực phù hợp với quốc tế là cần thiết. Tuy vậy thì ngành Than ở nước ta vẫn còn là một ngành độc quyền nên hoạt động xuất khẩu nó em sẽ không tìm hiểu trong bài chuyên đề này, mà em sẽ đi vào tìm hiểu hoạt động nhập khẩu của Công ty, sâu hơn đó là quy trình nhập khẩu vật tư – thiết bị của Công ty . Chính vì vậy, Em đã thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu vật tư – thiết bị tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than – TKV”.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện trong quy trình nhập khẩu tại Công ty từ đó em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm góp phần nhỏ bé của mình trong việc đưa doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chuyên đề em viết gồm 3 phần chính:
Chương 1: Khái quát chung về công ty V – Coalimex
Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu vật tư thiết bị tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – TKV
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty V – Coalimex.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới :
Thầy giáo TS. Trần Văn Bão, thầy đã hướng dẫn cho em thực hiện chuyên đề này.
Anh Nguyễn Duy Long – Chuyên viên phòng Xuất nhập khẩu 4,cùng các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 4 của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than – TKV.
Đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2010
Sinh viên: Lê Hồng Nhung
Chương 1: Khái quát chung về công ty V-Coalimex
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN - TKV
Giấy đăng kí kinh doanh số 0103006588 ngày 25 tháng 1 năm 2005
47 Quang Trung – Hà Nội
Phone: 04339423166
Fax: 39422350
Vốn điều lệ: 48.275,6 Tr.đồng
Công ty cổ phần XNK than Việt Nam-Coalimex, mà tiền thân là Công ty XNK than và cung ứng vật tư, được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1982(trực thuộc Bộ Mỏ và Than, sau đó trực thuộc Bộ Năng Lượng nay là Bộ Công Thương),với nhiệm vụ là: xuất khẩu Than; nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị, gia công đặt hang trong nước; cung ứng hóa chất mỏ.
Sau khi Tổng Công ty Than được thành lập ngày 10/10/1994 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Ngày 01/4/1995, Bộ Năng Lượng ra quyết định số 137NL/TCCB chuyển Công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư về trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam; Ngày 25/12/1996 Công ty được đổi tên là Công ty Xuất Nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế, tên giao dịch quốc tế viết tắt “COALIMEX” được giữ nguyên. Trong thời kỳ này nghề chính của Công ty vẫn được duy trì, tuy nhiên theo cơ cấu tổ chức mới Công ty giảm nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp nhưng được bổ sung nhiệm vụ Xuất khẩu lao động.
Thời kỳ chuyển đổi hình thức sở hữu vốn cử Công ty. Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 149/QĐ-BCN ngày 01/12/2004 của Bộ Công nghiệp, Nhà nước(đại diện là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản việt Nam) giữ cổ phần chi phối 59%. Với tên gọi là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, tên giao dịch quốc tế viết tắt “COALIMEX” được giữ nguyên.
Ngày 14/01/2005 Công ty đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, bầu Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của Công ty, thông qua phương án kinh doanh của Công ty cổ phần; Ngày 25/01/2005 Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh lần đầu cho công ty số 0103006588.
Ngày 22/12/2006 tại Quyết định số 245/QĐ-CLM Đại hội đồng cổ đông đã đổi tên Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than – TKV, với tên giao dịch quốc tế viết tắt đổi thành “V-COALIMEX”. Tiếp tục truyền thống, Công ty mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, liên kết đầu tư xây dựng các công trình, văn phòng cho thuê, xuất khẩu một số các sản phẩm khác ngoài than….
Ngày 26/12/2008 Công ty hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 20.000.000.000 lên 48.275.600.000; Theo đó tỷ lệ vốn của Nhà nước tại Công ty thay đổi từ 50% thành 55% vốn điều lệ.
Lịch sử gần 30 năm công ty Coalimex được chia làm nhiều thời kỳ và nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi thời kỳ lại đánh dấu từng bước xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của công ty, phù hợp với sự thay đổi của đất nước và sự phát triển của ngành công nghiệp than Việt Nam. Công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và thích ứng với cơ chế hoạt động mới, tiếp tục chủ động vươn lên và phát triển mạnh mẽ, ổn định. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hàng năm đều tăng bình quân từ 8-10% trở lên, việc làm, đời sống vật chất cũng như tinh thần của CNVC-LĐ được cải thiện và năng cao năm sau cao hơn năm trước.
1.2 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ chính của công ty
1.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty gồm: (Hình 1)
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty giữa hai kỳ đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc công ty: quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là ông Phạm Hồng Khanh.
Ban kiểm soát: kiểm soát mọi hoạt động của công ty
3 phòng quản lý:
Phòng Tổ chức hành chính.
Phòng kế toán tài chính.
Phòng Kế hoạch đầu tư.
6 phòng kinh doanh:
Phòng Xuất nhập khẩu 1.
Phòng Xuất nhập khẩu 2.
Phòng Xuất nhập khẩu 3.
Phòng Xuất nhập khẩu 4.
Phòng Xuất nhập khẩu 5.
Phòng Xuất nhập khẩu Than.
3 chi nhánh:
Chi nhánh tại Hà Nội.
Chi nhánh tại Quảng Ninh.
Chi nhánh tại TP. Hồ chí Minh.
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của công ty
Phòng
XNK I
Phòng XNK II
Phòng XNK III
Phòng XNK IV
Phòng XNK V
Phòng XNK Than
Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại Quảng Ninh
Chi nhánh tại Hà Nội
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của công ty
- Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hang được giao, kế hoạch cung ứng vật tư kĩ thuật được Bộ duyệt và theo đúng sự phân cấp quy định.
- Nghiên cứu tình hình thị trường và giá cả quốc tế, nắm vững yêu cầu khả năng của thị trường nước ngoài đối với những mặt hang do công ty do công ty được phép kinh doanh xuất nhập khẩu để phối hợp tác động cùng với các cơ sở sản xuất trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng nhập khẩu sao cho có hiệu quả nhất.
- Trực tiếp giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán, kinh doanh, cung ứng với các tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài theo đúng các chế độ Nhà nước và phân cấp quy định của Bộ.
- Được đặt đại diện ở nước ngoài.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu một số mặt hàng vật tư thiết bị theo quy định của nhà nước.
1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty
1.3.1 Các lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của công ty
Hiện nay, Công ty đang thực hiện kinh doanh trên 6 lĩnh vực, đó là:
Xuất khẩu than Anthracite.
Nhập khẩu vật tư - thiết bị.
Xuất khẩu lao động.
Kinh doanh địa ốc và văn phòng.
Đầu tư và hợp tác quốc tế.
Chế biến than.
Vì vậy mà mặt hàng kinh doanh của Công ty khá đa dạng:
Than cục và than cám. Than cám lại gồm các loại như: than cám Hòn Gai số 6, 7, 8, 9, 10, 11. Trong số các loại than cục có than cục Vàng Danh, cục Hòn Gai 3, 4, 5. Trong xuất khẩu than, Công ty chỉ xuất khẩu hai dạng than đó là Ngoài ra con xuất bán một số loại than khác với phương châm: “ Không phải ta chỉ bán những loại than ta có, mà ta bán những loại than khách hàng cần”.
Trong nhập khẩu vật tư thiết bị: Công ty nhập khẩu nhiều loại thiết bị và máy móc phục vụ nghành khai thác than và cả những ngành khác. Công ty nhập khẩu các loại xe Belaz, phụ tùng khoan, xúc gạt, thép chống lò, thiết bị hầm lò nhỏ lẻ thuộc thị trường Nga và SNG, xe tải lớn Volvo Thụy Điển, thiết bị cơ khí hóa đào lò của Áo và Ba Lan, cột chống thủy lực của Trung Quốc, cung ứng vật liệu nổ cho các ngành kinh tế và các địa phương trong cả nước.
Trong kinh doanh địa ốc và văn phòng, đầu tư và hợp tác quốc tế: công ty đã triển khai xây dựng 02 công trình lớn: Công trình Coalimex Building tại 33 Tràng thi – Hà nội, liên doanh với công ty Than Nội Địa; Công trình Coalimex Building 29-31 Đinh Bộ Lĩnh – Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh để kinh doanh cho thuê văn phòng.
1.3.2 Thị trường tiêu thụ và nhập khẩu
Thị trường tiêu thụ
Thị trường xuất khẩu than của Công ty trong những năm qua chủ yếu là thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, thị trường các nước XHCN, thị trường Trung Quốc và một số thị trường nhỏ lẻ khác. Trong đó thì thị trường Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu than Anthracite lớn nhất thế giới và bạn hàng lớn nhất ở Hàn Quốc của Công ty hiện nay là Công ty Daeshin; thị trường Nhật Bản lại là thị trường truyền thống nhập khẩu than của công ty từ nhiều năm.
Công tác xuất khẩu lao động của Công ty được hình thành từ tháng 10 năm 1992. Ngay từ đầu Lãnh đạo Công ty đã xác định đây là một nghề rất khó khăn và cũng rất nhạy cảm, nhưng vẫn phải quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ này. Cho đến nay, Công ty đã xây dựng được những thị trường xuất khẩu lao động lâu bền của mình, đó là : thị trường Hàn Quốc, thị trường Nhật Bản, thị trường DuBai (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập), thị trường Đài Loan, thị trường Malaysia.
Về lĩnh vực nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị, thị trường tiêu thụ chính của Công ty chính là các Công ty khai thác Than trong ngành như Công ty than Núi Béo, Công ty than Đèo Nai, Công ty than Na Dương…. phục vụ cho mỏ. Ngoài ra Công ty cũng nhập khẩu thiết bị vật tư cho khách hàng ngoài ngành than, nhưng cũng liên quan đến các loại thiết bị phục vu khai thác mỏ. Vật liệu nổ cũng được cung ứng chủ yếu cho nghành mỏ để nổ mìn, phá đá, khai thác tài nguyên. Lượng vật liệu nổ mà ngành than sử dụng chiếm tới 60-70% tổng lượng hóa chất vật liệu nổ công nghiệp được sử dụng trong cả nước, chính vì vậy mà nghành than liên tục được Nhà nước giao cho nhiệm vụ cung ứng vật liệu nổ công nghiệp và vật liệu nổ cho các nghành kinh tế và các địa phương. Do đó mà thị trường tiêu thụ của mặt hàng nay rất lớn.
Thị trường nhập khẩu
Do kỹ thuật trong nước còn hạn chế nên Công ty đa số phải nhập khẩu máy móc từ các nước ngoài, thiết bị nhập khẩu đa số là những thiết bị lớn, đồi hỏi về kỹ thuật và chất lượng cao. Công ty thường nhập khẩu trực tiếp từ các nước tư bản, thi trường SNG và Đông Âu, các nước XHCN. Với 5 phòng nhập khẩu, năng lực và kinh nghiệm gần 30 năm, cùng mối quan hệ than thiết, truyền thống lâu đời với bạn bè quốc tế, V-COALIMEX là Nhà phân phối chính thức tại Việt Nam của các Tập đoàn lớn và uy tín thế giới như: CATERPILAR, VOLVO, SANDVIK, BRIDGESTONE, YOKOHAMA, KOMATSU, KAWASAKI, BELAZ, SIBKABEL, KAMKABEL, REMAG, FASER, SHANTUI….V-COALIMEX luôn đi đầu trong việc phối hợp với người sử dụng lựa chọn, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới các nước công nghiệp và công nghiệp mỏ phát triển như: Mỹ, Nga,Nhật Bản, Ba Lan, Trung Quốc, Thụy Điển.
Ngoài công tác nhập khẩu đơn thuần, V-COALIMEX còn thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước và Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam vầ nội địa hóa thiết bị. V – COALIMEX đã kết hợp với Nhà sản xuất Ba Lan, Nga, Tiệp Khắc và các đơn vị cơ khí trong nước sản xuất nội địa hóa thành công một số thiết bị quan trọng như máy đào lò AM-50z, máy xúc EK G-5, EK G-10, giàn chống tự hành, đèn thợ mỏ…
1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty
Trong những năm qua mặc dù môi trường sản xuất kinh doanh trong nước và quốc tế có nhiều biến động nhưng với sự ủng hộ, tạo điều kiện của Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam, sự nỗ lực của HĐQT, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc, các cán bộ chủ chốt cũng như tập thể người lao động, công ty đã hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của mình và đạt được nhiều thành công mới. Đặc biệt trong 2 năm 2008 và 2009, công ty đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh do đại hội đồng cô đông thường niên thông qua và HĐQT công ty điều chỉnh cuối năm 2008 và 2009.
Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than – TKV
STT
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm thống kê
2006
2007
2008
2009
1
Xuất khẩu
than
Tấn
5.238.432
5.262.000
4.493.343
5.191.868
2
Tổng kim nghạch XNK
USD
170.000.000
231.126.000
406.046.127
356.831.448
-Xuất khẩu than
USD
120.000.000
196.118.000
343.791.811
265.436.009
-Nhập khẩu
USD
50.000.000
35.008.000
62.254.316
91.395.439
3
Tổng doanh thu
Triệu
VND
587.000
300.474
445.780
1.268.821
4
Giá trị sản
xuất
Triệu
VND
50.169
68.256
80.000
80.000
5
Lợi nhuận
Triệu
VND
15.000
19.152
31.020
31.199
6
Tiền lương bình quân
Triệu
VND
5.410.000
7.780.000
9.677.182
10.543
7
Tỷ lệ cổ tức
%
14
18
20
(Nguồn: phòng kế toán tài chính)
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta nhận thấy tình hình hoạt động của công ty như sau:
Chỉ tiêu xuất nhập khẩu than năm 2007 so với năm 2006 tăng 23.568 tấn, điều này có thể giải thích do nhu cầu tiêu thụ than và giá than trên thị trường thế giới vẫn giữ ổn định, được sự hỗ trợ của Tập đoàn về thị trường và nguồn than, nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ làm công tác xuất nhập khẩu trong công ty. Tuy nhiên số lượng than xuất khẩu trong năm 2008 lại giảm so với năm 2007( giảm 768.657 tấn) việc sản lượng than xuất khẩu giảm nhiều trong 2008 là do sự suy giảm kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phá sản. Trung Quốc và Hàn Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của công ty, xong lượng than mà những nước này nhập khẩu lại khá khiêm tốn, giảm nhiều so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng than xuất khẩu lại tăng lên nhưng vẫn chưa khôi phục được như năm 2007, tuy vậy thì cũng đã dần qua được giai đoạn suy giảm của năm 2008.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 so với năm 2006 tăng 61.126.000 USD. Tuy nhiên năm 2008 tăng khá mạnh so với năm 2007 đạt chênh lệch 174.920.127 USD, cao hơn nhiều so với chênh lêch năm 2007. Tuy vậy năm 2009 tổng kim nghạch lại giảm do xuất khẩu than giảm, do giá than tăng dần, tuy vậy nhập khẩu lại tăng các mặt hàng truyền thống vẫn được duy trì và phát triển nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn ở giá trị cao.
Tổng doanh thu của công ty năm 2007 giảm mạnh so với năm 2006, giảm 286.526 triệu đồng. Mặc dù sản lượng xuất khẩu có tăng nhưng do giá cả sản lượng than xuất khẩu lại giảm mạnh nên cũng đã ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Tuy nhiên, doanh thu năm 2008 so với năm 2007 lại tăng 145.306 triệu đồng do giá than năm 2008 cao hơn nhiều với các năm trước, do vậy mặc dù sản lượng thấp nhưng vẫn đạt về giá trị doanh thu. Mặt khác năm 2008 công ty bán phát mại và than chế biến bằng con đường xuất khẩu nên hiệu quả tốt. Đặc biệt hơn là năm 2009, tổng doanh thu tăng vọt gần gấp 3 năm 2008, đạt mức 1.268.821 triệu đồng do giá tha xuất khẩu tăng dần vào giữa và cuối năm 2009, và tiến bộ nổi bật trong năm 2009 là công tác nhập khẩu đạt kim nghạch trên 91 triêu USD,bằng 183% so với kế hoạch và tăng 147% so với năm 2008.
Lợi nhuận của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 4.150 triệu đồng, năm 2008 tăng 11.868 triệu đồng, năm 2009 lại tăng 179 triệu đồng điều này chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là khá hiệu quả, năm sau tăng cao hơn năm trước. Công ty nên phát huy kết quả kinh doanh như vây, điều này cũng được thể hiện qua mức lương bình quân liên tục tăng cao trong 4 năm 2006-2009, từ hơn 5 triệu năm 2006 nay đã lên hơn 10 triệu năm 2009.
Ngoài ra công tác kinh doanh văn phòng tai 29-31 Đinh Bộ Lĩnh vẫn ổn định và có hiệu quả, tỷ lệ mặt sàn cho thuê vẫn đạt 95%. Xuất khẩu lao động chỉ đạt 87% so với kế hoạch giao năm 2009 và bằng 80% so với năm 2008.
Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu vật tư thiết bị tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – TKV
2.1 Khái quát hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty V-Coalimex
2.1.1 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Trong cơ chế thị trường mở cửa và toàn cầu hóa nền kinh tế, việc kinh doanh ngày càng khó khăn và thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các mặt hàng kinh doanh phải đa dạng. Hơn thế, việc khai thác và xây dựng đòi hỏi công ty phải cung cấp nhiều loại vật tư thiết bị.
Các thiết bị vật tư do công ty V-COALIMEX nhập khẩu đang hoạt động ở nước ta hiện nay:
Máy gạt Komatsu
Thiết bị vật tư cho hệ thống băng tải, đèn lò
Xe gạt nhập từ Nhật và Trung Quốc.
Máy nổ mìn, máy xạc
Xe tải Caterpillar 773E và máy xúc lật bánh lốp
Máy đo địa chấn
Xe tải Belaz 7555B
Máy gạt Cartipillar và máy xúc đào DGR
Máy xúc gầu thuận chạy điện bánh xích(EKG-5A)
Máy đào lò liên hợp AM 45-EX nhập khẩu cho công ty than Uông Bí
Thép chống lò
Máy khoan, thiết bị hầm lò
Sản phẩm sắt thép
Cáp mỏ
Ngoài ra các thiết bị vật tư tiêu biểu đang phát huy hiệu quả trong khai thác mỏ ở Việt Nam như: Máy combain đào lò tự hành AM-50z, AM-45, máy xúc EKG-5, EKG-10, máy xúc lật hông, máy khoan xúc tự hành TAMROCK, xe tải khung động VOLVO, xe tải siêu trọng CATEPILAR, KOMATSU, lốp đặc chủng các loại, dàn chống, băng tải dốc đều do V-COALIMEX nhập về.
Nói chung cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty rất đa dạng, và thường xuyên được bổ sung thêm.
2.1.2 Thị trường nhập khẩu
Sau gần 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty V-COALIMEX cũng đã có cho mình một thị trường nhập khẩu lâu bền và ổn định, một vị thế nhất đinh trên thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài, tạo quan hệ tốt với nhiều bạn hàng trong va ngoài nước.
Công ty đã tạo được mối quan hệ với nhiều hãng và nhiều nước trên thế giới như:
- Các nhà sản xuất:
+Xe tải, thiết bị khai thác và xây dựng: BELAZ (Belarut);
CATERPILLAR, INGERSOLL-RAND ( Mỹ), KOMATSU, HITACHI, KAWASAKI, KOBELCO (Nhật Bản), VOLVO (Thụy Điển), SHANDONG, HOANGHA (Trung Quốc),..v..v..
+Máy gạt và máy khoan: OMZ, RUDGORMASH (Nga), TAMROCK (Phần Lan)
+Thiết bị hầm lò : REMAG, VOEST – ALPINE MINING AND TUNNELLING LTD (Ba Lan).
+Động cơ: CUMMINS (Mỹ), YAROSLAVSKY MOTOR ZAVOD (Nga), DEURZ AG (Đức).
+Sản phẩm thép: KMK, MMK, ZAPSIB, AMURMETAL (Nga), ALCHEVSK TRON & STEEL WORKS (Ucraina), NIPPON STEEL ( Nhật Bản).
+Lốp: BRIDGESTONE (Nhật Bản)
+Cáp mỏ: KAMKABEL, SIBKABEL (Nga),…
- Các công ty thương mại như: V-TRAC, CICA, MITSUBISHI, SUMITOMO, MARUBENI, SHIN-ETSU, KANEMATSU, TATOONG, SOJITS, OPEN ASIA, JCB, DIETHELM & CO., SAMSUNG, HUYNDAI, DAEWOO, DUFERCO EAST METALS S.A.,NORCMECO,…
Nói chung, thị trường nhập khẩu của công ty chủ yếu là từ các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật Bản, thị trường Đông Âu và một số nước XHCN. Mỗi thị trường của công ty đều gắn với một số sản phẩm, do vậy mà đối tác của công ty là khá đa dạng, điều này tạo điều kiện cho công ty trong việc lựa chọn bạn hàng và sản phẩm có chất lượn