Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp

Đối với sự tăng trưởng & phát triển của mỗi quốc gia, vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào quan trọng, không thể thiếu. Và nó đóng vai trò đặc biệt quan trong đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Là quốc gia đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư là rất cần thiết, trong khi đó nguồn vốn đầu tư trong nước không đáp ứng đủ, do vậy rất cần những nguồn vốn đầu tư từ nươc ngoài- trong đó có sự đóng góp lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế- WTO, đièu này tạo nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào các tỉnh, thành, khu vực trong cả nước nói riêng. Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, với nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, đang thực sự là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong những năm vừa qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưỏng, phát triển kinh tế- xã hội tại Thanh Hoá.

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỞ ĐẦU Đối với sự tăng trưởng & phát triển của mỗi quốc gia, vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào quan trọng, không thể thiếu. Và nó đóng vai trò đặc biệt quan trong đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Là quốc gia đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư là rất cần thiết, trong khi đó nguồn vốn đầu tư trong nước không đáp ứng đủ, do vậy rất cần những nguồn vốn đầu tư từ nươc ngoài- trong đó có sự đóng góp lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế- WTO, đièu này tạo nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vào các tỉnh, thành, khu vực trong cả nước nói riêng. Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, với nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, đang thực sự là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong những năm vừa qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưỏng, phát triển kinh tế- xã hội tại Thanh Hoá. Chính vì tầm quan trọng của hoạt động FDI đối với nền kinh tế, nên em quyết định chọn đề tài : “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hoá: Thực trạng và giải pháp.” làm đề tài Nghiên cứu Khoa học. Đề tài sẽ đi sâu vào thực trạng thu hút FDI vào Thanh Hoá những năm gần đây, những mặt hạn chế tồn tại và những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào Thanh Hoá trong những năm tới. Do thời gian và kinh nghiệm làm đề tài còn khá ít, nên đề tài này sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn sinh viên thông cảm và góp ý để em có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên, thạc sỹ: Trần Mai Hoa đã giúp em hoàn thành đề tài Nghiên cứu Khoa học của mình. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI I. Lịch sử hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hình thành tư khá lâu, hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều có sự hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội mỗi quốc gia. Trên thế giới, có nhiều quan điểm nhằm lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chủ yếu là hai quan điểm: quan điểm của các nhà kinh tế học Tư bản và quan điểm của các nhà kinh tế xã hội chủ nghĩa ( Quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản: Đại diện cho trường phái kinh tế này là: Adam Smith, Thomas Malthus, David Ricardo, Vernon, Kojima, Hymer, Dunning….cho rằng hoạt động FDI được hình thành và phát triển là do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, xuất phát từ học thuyết về phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh và thương mại quốc tế, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng khởi nguyên của quan hệ kinh tế giữa các quốc gia bắt nguồn từ hoạt động thương mại quốc tế. Adam Smith, David Ricardo với học thuyết “ Lợi thế so sánh” của mình, cho rằng mỗi quốc gia trên thế giới đều chuyên môn hoá sản xuất một và một vài sản phẩm nào đó mà chi phí sản xuất thấp hơn quốc gia ká, do đó sẽ tiến hành hoath động xuất khẩu, và sẽ nhập khẩu sản phảm mà chi phí sản xuất ở quốc gia khác thấp hơn là tự sản xuất tại nước mình. Lợi thế so sánh chính là nguyên nhân hình thành phát triển quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia.Và như vậy, thương mại quốc tế là quan hệ đầu tiên, cơ bản và làm phát sinh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia sau này. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế đã hình thành và phát triển quan hệ đầu tư giữa các quốc gia. Tại các nước công nghiệp phát triển với môi trường cạnh tranh rất gay găt dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuát tại đó sẽ thấp. Do vậy, các doanh nghiệp này thường có xu hướng cuyển vốn, công nghệ ra những nước có môi trường cạnh tranh thấp hơn với chi phí sản xuất rẻ hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tại các nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đát nước thường phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn, thiếu công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý. Nhu cầu này đã tạo diêu kiện cho việc di chuyểnn vốn, công nghệ và trình dộ quản lý từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển. ( Quan điểm của các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa: đại diện cho trường phái này là Lênin. Ông cho rằng sự phát triển của hoạt động FDI là do xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản là một nhu cầu tất yếu khách quan. Tại một số nước phát triển đã tíh luỹ được một khối lượng tư bản khá lớn và một phần dã trở thành “ tư bản thừa” do không tìm được nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong quốc gia của mình. Do đó, họ muốn xuất khẩu tư bản để tranh thủ lao động, nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên rẻ.. ở các nước kém phát triển, thiếu tư bản. Có hai hình thức xuất khẩu tư bản xét theo khía cạnh đầu tư: xuất khẩu tư bản gián tiếp và xuất khẩu tư bản trực tiếp. Trong đó, xuất khẩu tư bản trực tiếp là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thong qua việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp tại các nước khác( các nước thuộc địa), có sự quản lý trực tiếp của các nhà tư bản với tài sản được các nhà tư bản đầu tư để xây dựng các nhà máy. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là hình thức đầu tư gián tiếp dưới dạng cho vay, thu lãi thông qua các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng quốc tế hoặc quốc gia mà các nhà tư bản cho các nước khác vay, chủ yếu là các nước thuộc địa để phát triển kinh tế. 2. Lịch sử hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài Dựa vào tiêu chí mức độ phát triển đầu tư quốc tế, chính sách đầu tư quốc tế, tình hình chính trị trên thế giới và căn cứ vào các tài liệu của UNCTAD, Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới có thể tạm được phân chia kỳ lịch sử thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ năm 1870 đến năm 1913 Có thể nói đây là kỷ nguyên vàng của quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. Xuất khẩu không chỉ tăng ở những nước phát triển mà còn tăng ở cả các nước đang phát triển( châu Mỹ La tinh). Di cư lao động quốc tế được tự do, có trên 36 triệu người rời châu Âu và gần 2/3 số này đã đến Hoa Kỳ. Thời kỳ này đã đánh dấu sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp thông qua cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở một số nước ở phương Tây ( cách mạng công nghiệp ở Anh- thế kỷ 17, cách mạng công nghiệp ở Pháp- thế kỷ 19…) Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ này đạt khoảng 14tỷ USD, chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới. Hoạt động FDI chủ yếu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Nước Anh là nước đứng đầu trong số cá nước đi đầu tư, chiếm 45%. Hoa Kỳ là nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất. Do sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật, ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp truyền thống như: dệt may, luyện kim.. đã xuất hiện FDI vào các lĩnh vực mới như: chế tạo, sản xuất thép và hoá học. Giai đoạn 2: Từ năm1914- 1945: Đây là thời kỳ xảy ra 2 cuộc chiến tranh thế giới, do đó những mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia được thiết lập từ trước gần như bị xoá bỏ, hệ thống tài chính thế giới hoạt động không ổn định, dòng vốn đầu tư dài hạn từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước kém phát triển bị gián đoạn và hoạt động thương mại thế giới bị hạn chế nhiều. Tuy vậy, đầu tư nước ngoài là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế giới này so với các lĩnh vực khác. Thời kỳ 1914-1938 vốn FDI tăng gấp đôi, đạt 26 tỷ USD. Trong thời gian này đánh dấu sự thu hút vốn FDI của Hoa Kỳ, lượng vốn FDI vào Hoa Kỳ tăng từ 20% đến trên 28%, ngược lại vốn FDI nước Anh giảm từ 45% xuống 40%. Do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế giới nên di cư lao động và phát triển khoa học, công nghệ trong thời kỳ này cũng bị hạn chế. Giai đoạn 3: từ 1945-1990: Đây là thời kỳ khôi phục hoạt động FDI sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Khoa học- công nghệ thời kỳ này đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là giao thông vận tải và truyền thông. Sự phát triển của khoa học- công nghệ đã góp phần thúc đẩy hoạt động FDI do làm giảm chi phí của các doanh nghiệp. Khác với giai đoạn 1870-1913, F7DI chủ yếu là từ các nứơc tư bản phát triển sang các nước thuộc địa hoặc các nước phát triển thì giai đoạn này luồng đầu tư đã có sự thay đổi. Đã xuất hiện đầu tư giữa các nước tư bản phát triển hoặc giữa các nước đang phát triển với nhau. FDI tăng rất nhanh sau chiến tranh thế giới thứ 2, tăng mạnh trong thập niên giữa năm 1980- 1985. Vốn FDI tăng từ 68 tỷ USD từ năm 1960 đến 2,1 nghìn tỷ USD năm 1990 với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 11%. Trong thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển hàng loạt các công ty đa quốc gia( TNCs), đã có 37 nghìn TNCs vào đầu năm 1940. Đầu tư vào ngành công nghiệp giảm sút từ năm 1970, thay vào đó là đầu tư vào ngành dịch vụ tăng lên. Sự dịch chuyển này đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động FDI, tỷ trọng vốn FDI của lĩnh vực dịch vụ là lớn nhất chiếm 50% tỷ trọng vốn FDI của một nước đi đầu tư. Giai đoạn 4: Từ năm 1991 đến nay. Giai đoạn này nền kinh tế thế giới bắt đầu đi vào quá trình hội nhập sâu rộng. Có nhiều tổ chức kinh tế thế giới và khu vực đã được thành lập như: NAFTA( 1992), WTO( 1995), EU(1996)…đã tạo ra tác động lớn đối với hoạt động FDI. Tự do hoá đầu tư đã đi vào chiều sâu nhằm hỗ trợ hoạt động FDI phát triển. Cụ thể là hiệp định về thương mại dịch vụ( GATS) của WTO, nghị định thư về khu vực đầu tư ASEAN… Thời kỳ này cũng chứng kiến sự bùng nổ về ký kết các hiệp định đầu tư song phương( BITs) hầu hết các BITs được ký kết giữa các nước đanng phát triển với nhau. Đến năm 2002 có 2181 BITs được ký kết trên thế giới. Dòng FDI tăng nhanh, cấu trúc FDI thay đổi theo hướng đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ. II. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1. Khái niệm Có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài do nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới( IMF) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác( nước nhận đầu tư- hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động( nước đi đầu tư source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp” Uỷ ban thương mại và phát triển của liên hợp quốc(UNCTAD), trong báo cáo đầu tư thế giới 1996 đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “ FDI là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân( nhà đầu tư FDI hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác( doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)” Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau : “ FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài ”. Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000, quan điểm về FDI của Việt Nam như sau: “ FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này ”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua các định nghĩa trên về FDI có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau : “ đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi ”. 2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của FDI qua các thời kỳ có thể nhận thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn ( bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài ) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muồn đầu tư khi cho rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặe lợi nhuận của họ. 3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài Với khái niệm và bản chất như trên, FDI mang những đặc điểm sau: - FDI là một dự án mang tính lâu dài, đây là đặc điểm phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp bởi đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua bán chứng khoán. Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu hồi vốn đầu tư khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư. - FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI. - Đi kèm với một dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại( xuất nhập khẩu), chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI. - FDI là hình thức kéo dài “ chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “ chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và “ nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật” - FDI là sự gặp nhau về nhu cầu giữa một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước tiếp nhận đầu tư. III. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò to lớn đối việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thương mại ở cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. 1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư - Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc sử dụng những lợi thế sản xuất của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư. - Xây dựng thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá cả phải chăng. - Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế: thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, mà các nước đi đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào mậu dịch của các nước. - Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia lợi dụng cơ chế quản lý thuế ở các nước khác nhau, mà tổ chức đầu tư ở các nước khác nhau, qua đó thực hiện chuyên giá nhằm trốn thuế, tăng lợi nhuận cho công ty. - Đầu tư vốn ra nước ngoài giúp các chủ đầu tư phân tán được rủi ro do tình hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn với sự phân công lao động khu vực và quốc tế mới. 2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư Hiện nay, dòng chảy FDI vào 2 khu vực: các nước phát triển và các nước đang phát triển. Đối với cả 2 khu vực, FDI đều có vai trò quan trọng đặc biệt ( Đối với các nước phát triển - Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế trong nước như: thất nghiệp, lạm phát.. - Việc mua lại những công ty, xí nghiệp có nguy cơ bị phá sản giúp cải thiện tình hình thanh toán, tạo công ăn việc làm mới cho người lao động - Tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế - Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại - Giúp các nhà doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến ( Đối với các nước đang phát triển - FDI giúp các nước này đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo ra những xí nghiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế - Thu hút thêm lao động giả quyết một phần nạn thất nghiệp - Các dự án FDI góp phần tạo môi trường cạnh tranh là động lực kích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất - Giúp các nước đang phát triển giảm một phần nợ nước ngoài - Có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THANH HÓA THỜI GIAN QUA I. Khái quát về Thanh Hóa 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Thanh Hóa- với diện tích tự nhiên 11106,09 km2, nằm ở phái Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay  quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch 1.2. Đặc điểm địa hình Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:  - Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh,độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc  từ 15 -20o .           - Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.  - Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia) ...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển. 1.3. Khí hậu Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.           - Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao .  - Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông nam.  Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Tài nguyên thiên nhiên 2.1. Tài nguyên đất:  Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. 2.2. Tài nguyên rừng:  Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang
Tài liệu liên quan