Đề tài Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới nhất là từ năm 1992 đến nay nền kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển biến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức cao; phát triển toàn diện nền kinh tế cũng như ở từng ngành cụ thể; việc huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt nhiều kết quả tốt và đảm bảo.

docx80 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Bé M¤N KINH TÕ §ÇU T¦ ---------*--------- chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Ò tµi: ®ÇU T¦ X¢Y DùNG C¥ Së H¹ TÇNG Kü THUËT §Ó PH¸T TRIÓN KINH TÕ X· HéI TØNH vÜnh phóc. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Gi¸o viªn h­íng dÉn : TS. Tõ quang ph­¬ng Sinh viªn thùc hiÖn : ®¹i thÞ thu hµ Hµ Néi, N¡M 2007 tr­êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Bé M¤N KINH TÕ §ÇU T¦ ---------*--------- chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Ò tµi: ®ÇU T¦ X¢Y DùNG C¥ Së H¹ TÇNG Kü THUËT §Ó PH¸T TRIÓN KINH TÕ X· HéI TØNH vÜnh phóc. Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p Gi¸o viªn h­íng dÉn : TS. Tõ quang ph­¬ng Sinh viªn thùc hiÖn : ®¹i thÞ thu hµ Chuyªn ngµnh : kinh tÕ ®Çu t­ Líp : ®ÇU T¦ b Khãa : 45 HÖ: : CHÝNH QUY Hµ Néi, N¡M 2007 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới nhất là từ năm 1992 đến nay nền kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển biến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức cao; phát triển toàn diện nền kinh tế cũng như ở từng ngành cụ thể; việc huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt nhiều kết quả tốt và đảm bảo. Những thành tựu đó đã làm cho thế và lực của Vĩnh Phúc mạnh lên rất nhiều. Năm 2003 Vĩnh Phúc đã được Chính Phủ phê duyệt nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đối với công nghiệp được nằm trong vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc – đây là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển hơn nữa. Để xác định hướng phát triển tiếp theo, đưa Vĩnh Phúc hoà nhịp với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước cần thiết phải đánh giá đúng, nhận dạng đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và từng tỉnh nói riêng. Những năm qua đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư hàng đầu, năm 2005 còn được lấy là “năm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật”. Tuy nhiên hiện nay trước yêu cầu của tình hình mới hoạt động đầu tư xây xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn cần được khắc phục và tiếp tục hoàn thiện. Việc xem xét đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đưa ra được các giải pháp là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc tôi đã chọn đề tài “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu, góp phần phân tích, đánh giá và đưa ra một cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; các cơ sở lý luận về đầu tư và hoạt động đầu tư và sử dụng tổng hợp các quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ;các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các giai đoạn và các lĩnh vực...Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp...từ nguồn số liệu của Uỷ ban nhân dân, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Điện lực, Sở Bưu chính viễn thông... Kết cấu của đề tài gồm có 2 phần chính : Chương 1 : Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 2 : Một số giải pháp nhằm đầy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn kinh tế đầu tư đặc biệt là Tiến Sĩ Từ Quang Phương và các cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này! CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC 1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Vĩnh Phúc * Vị trí địa lý Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, khu vực chuyển tiếp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và xa hơn là với Trung Quốc, nằm trong khoảng 21,34’ vĩ độ Bắc, từ 105,19’ đến 105,47’ kinh Đông. Vĩnh Phúc tiếp giáp với 5 tỉnh đó là: Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Diện tích tự nhiên của Vĩnh phúc là 1.371,4 km2, trong đó đất nông nghiệp là 962,99km2, đất phi nông nghiệp là 374,01 km2, đất chưa sử dụng là 34,4 km2. * Hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc được chia ra 9 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 134 xã, 12 phường, 6 thị trấn, trong đó có 2 huyện miền núi (có 39 xã miền núi). Tổng dân số là 1,169 triệu người trong đó dân số thành thị: 0,165 triệu người chiếm 16%, dân số nông thôn: 1,004 triệu người. Tốc độ phát triển dân số là 1,24%. Mật độ dân số trung bình là 852 người/km2 nhưng không đều giữa các vùng: huyện Tam Đảo 287 người/km2 trong khi đó Thành Phố Vĩnh Yên lên tới 1.605 người/km2. * Địa hình: tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc với đỉnh núi Dao Trù cao 1.435m, phía Tây và Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, độ dốc nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia thành 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi. Nếu xét theo địa hình thì Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, miền núi. Vùng núi cao có diện tích tự nhiên 63.599 ha bằng 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là vùng địa hình phức tạp, các điều kiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông còn nhiều khó khăn và là nơi có nhiều người dân tộc sinh sống. Vùng Trung du với diện tích tự nhiên 24.823 ha, quỹ đất đồi của vùng này có lợi thế để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, phát triển cây công nghiệp cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Vùng đồng bằng có diện tích tự nhiên 48.726 ha, có địa hình bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp và thuận lợi cho xây dựng kết cấu hạ tầng. * Khí hậu thời tiết Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với khí hậu trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong năm khoảng 23,20C, riêng vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng 18,20C. Độ ẩm trung bình và lượng mưa trung bình đều ở mức cao. Độ ẩm tương đối trung bình các năm dao động từ 84 – 86%; lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 – 1.700 mm. Vùng tiểu khí hậu Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng hoang sơ, nhiều tiềm năng phát triển du lịch. * Thuỷ Văn Hệ thống sông suối ao hồ trên địa bàn tỉnh khá phong phú. Một số con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và một số hệ thống sông phụ khác tạo nên nguồn cung cấp nước dồi dào ở diện rộng và tương đối đồng đều. Một số hồ đầm lớn vừa có giá trị về mặt thuỷ lợi vừa có giá trị du lịch như: hồ Đại Lải, Hồ Xạ hương, Đầm Vạc, hồ Vân Trục…Dung tích tổng cộng lên đến hàng triệu m3, có tác dụng điều tiết nguồn nước rất lớn. Nguồn nước ngầm trữ lượng không lớn, theo số liệu điều tra chỉ có thể cung cấp cho nước sinh hoạt hoặc sản xuất quy mô nhỏ. * Tài nguyên Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, lại ít khoáng sản, chỉ có một số lượng quý hiếm nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán nên chưa đạt tiêu chuẩn để khai thác. một số loại khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là các mỏ cao lanh giàu nhôm, cát sỏi, đá xây dựng…Riêng đất sét làm gạch có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác bị hạn chế vì nằm trong vùng đất canh tác. Hiện tại mới đầu tư khai thác đá vôi, đá xây dựng ở Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh; cát sỏi ở ven sông Hồng, sông Lô; Mica ở Lập Thạch. Diện tích rừng tự nhiên không lớn: 10.600ha. Quỹ đất lâm nghiệp tuy chiếm 20% diện tích tự nhiên nhưng giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm 4-5% giá trị sản xuất của ngành Nông Lâm Thuỷ sản. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế – xã hội của Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khá cao. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 15,5%/năm, trong đó: Nông nghiệp 6,3%, Công nghiệp-xây dựng: 22,6%, Dịch vụ-thương mại: 13,7%. Trong cơ cấu kinh tế năm 2005 của tỉnh công nghiệp đã giữ vai trò chủ đạo với 52,3% đóng góp vào GDP tính theo giá hiện hành, tiếp đến là thương mại-dịch vụ: 26,5%, nông nghiệp 21,2%. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 8,2 triệu đồng theo giá hiện hành. Đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,98%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng 57,0%; dịch vụ 25,7% ; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 17,3%. Quy mô sản xuất được mở rộng. Nhiều dự án đầu tư hoàn thành đi vào sản xuất, riêng khu vực FDI có 53 dự án trong lĩnh vực công nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định, điển hình là công ty Honda Việt Nam chính thức đi vào sản xuất ô tô Honda Civic. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2006 (giá CĐ 1994) đạt 20.414,4 tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2005 và tăng 1,1% so với kế hoạch. Trong đó: giá trị sản xuất Công nghiệp đạt 19.444,1 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2005 và tăng 0,7% so với kế hoạch; Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 970,2 tỷ đồng tăng 10,1% so với năm 2005 và đạt 107,8% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành Dịch vụ (giá 1994) ước thực hiện cả năm đạt 2.686,6 tỷ đồng tăng 19,4% so với năm 2005, đạt 106,7% kế hoạch. Do có nhiều biến động nên năm 2006, giá trị sản xuất Nông Lâm Thuỷ sản (theo giá 1994) đạt 2.240,6 tỷ đồng, tuy tăng 2,71% so với năm 2005 nhưng chỉ đạt 97,9% kế hoạch, trong đó ngành nông nghiệp tăng 3,27%; ngành lâm nghiệp giảm 0,4% và ngành thuỷ sản giảm 7,7%. Năm 2006 thành lập mới 340 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 1.030 tỷ đồng, tăng 12,2% về số luợng và tăng 12,9% về vốn đăng ký so với năm 2005 đưa tổng số doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn là 1.740 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký khoảng 4.850 tỷ đồng. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: các doanh nghiệp dân doanh đóng góp vào ngân sách nhà nước 120 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2005, giải quyết việc làm cho 9.000 lao động, xuất khẩu đạt 57,892 triệu USD. Vĩnh Phúc tiếp tục đạt mức thu ngân sách cao trong các năm và trở thành tỉnh có mức thu ngân sách lớn thứ 4 trong vùng KTTĐ Bắc bộ chỉ sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Thu ngân sách tỉnh tăng từ 289,51 tỷ đồng năm 1997 lên 1001,2 tỷ đồng năm 2000. Tỷ lệ thu từ nguồn trợ cấp trung ương giảm mạnh. Đến năm 2004 ngân sách địa phương đã tự cân đối và đóng góp cho ngân sách trung ương 14%. Nhìn chung, tình hình kinh tế – xã hội của Vĩnh Phúc trong thời gian qua tương đối ổn định và có những bước phát triển đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế giai đoạn tới. 1.1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đến đầu tư phát triển tại tỉnh Vĩnh Phúc Thứ nhất : Vị trí địa lý của tỉnh khá thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế xã hội, nằm sát thủ đô Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trên trục quốc lộ 2 và đường sắt Hà Nội – Lào Cai, liền kề sân bay quốc tế Nội Bài (đang được nâng cấp và mở rộng lên quy mô 9 triệu hành khách và 10 vạn tấn hàng hoá vào năm 2010), nằm ở điểm đầu trục giao thông đường sắt và đường bộ Đông – Tây từ trung tâm miền Bắc thông ra cảng Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân. Vị trí này rất tiện lợi về giao thông với Thủ đô Hà Nội và từ đó có nhiều tuyến giao thông toả đi khắp mọi miền của đất nước, tạo điều kiện rất thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển kinh tế. Thứ hai : Vĩnh Phúc có điều kiện thu hút các dự án đầu tư của tỉnh thành phố khác đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài, có điều kiện tiếp nhận thông tin, tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học và công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá của tỉnh. Thứ ba : Một số khu công nghiệp tập trung của Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn và khu Đông Bắc Hà Nội giáp với huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc sẽ tạo ra mối liên kết, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thứ tư : Các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng có sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu dồi dào ngay tại địa phương: hoa quả hộp, thịt hộp, tơ tằm, đá xây dựng nên có điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển cũng như thu hút đầu tư. Thứ năm : do địa bàn tỉnh trải rộng với cả 3 vùng địa hình: đồng bằng, trung du, miền núi khá phức tạp nên đòi hỏi sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi. Hơn nữa Vĩnh Phúc là tỉnh mới tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú mới được 10 năm, địa giới hành chính cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp tình hình mới, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn ở xuất phát điểm thấp, nhu cầu cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới tăng đột biến đặt ra cho công tác đầu tư phát triển những thách thức lớn. Nhu cầu vốn đầu tư tăng mạnh, đòi hỏi phải huy động được khối lượng vốn đầu tư lớn từ nhiều nguồn khác nhau trong khoảng thời gian ngắn trong khi nguồn tích luỹ của tỉnh còn hạn chế. Đây quả thật là một bài toán khó. Tuy nhiên những năm gần đây Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội đáng khích lệ, Bên cạnh đó công tác quy hoạch và công tác quản lý đầu tư xây dựng cũng đặt ra yêu cầu cao. 1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tỉnh Vĩnh Phúc hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư nhằm thu hút mạnh các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây tỉnh đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đưa lên hàng đầu và Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Vĩnh Phúc đã lấy năm 2005 là năm “ Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật”. 1.2.1. Hệ thống giao thông vận tải Cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông phát triển sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hành đầu tư. Sự thiếu hụt, yếu kém về giao thông đường bộ sẽ làm cản trở khả năng các doanh nghiệp khai thác cơ hội đầu tư. Chúng còn là nguyên nhân cơ bản làm tăng thêm các chi phí và do đó làm tăng các rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Nhận thức được điều này trong thời gian qua bằng nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như vay vốn ưu đãi ODA, nhiều công trình giao thông đã được khôi phục, nâng cấp. Các tuyến giao thông huyết mạch được chú trọng đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vĩnh phúc có được lợi thế rất thuận lợi đó là tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và gần sân bay quốc tế Nội Bài, từ Vĩnh Phúc có thể dễ dàng đi Quảng Ninh, Lạng Sơn bằng đường QL1A, QL18 mới được xây dựng, mạng lưới giao thông khá phát triển cả về đường bộ, đường sắt và đường sông. * Đường bộ: Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông đường bộ nhìn chung được phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài là 4.373Km, trong đó: Có 04 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 129km: QL2A (Hà Nội – Hà Giang), QL2B (Vĩnh Yên- Tam Đảo), QL2C (Vĩnh Tường- Vĩnh Yên- Tam Dương –Tuyên Quang), QL23 (Hà Nội –Đô thị mới Mê Linh). Hiện nay một tuyến đường cao tốc mới từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua Vĩnh Phúc đang được Chính phủ đầu tư xây dựng, đây là tuyến đường đi thẳng Cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) rất thuận lợi cho vận chuyền hàng hoá đến mọi đất nước, đến các sân bay , bến cảng trên thế giới. Các tuyến quốc lộ 2A, 2B, 23 với mặt cắt tương ứng 9m, 5.5m và 4.5m là những tuyến đường chính vào các khu công nghiệp hiện có hoặc các khu công nghiệp trong quy hoạch. Hiện bề mặt đường chưa được đảm bảo an toàn và thuận lợi cho giao thông. Tỉnh hiện đang khai thác và bảo dưỡng 3 tuyến Quốc lộ 2B, 2C, 23. Quốc lộ 2A đang được nâng cấp (tổng cộng 8 làn xe trong đó mở rộng từ 2 làn xe lên 6 làn được đầu tư theo phương thức BOT và 2 làn dành cho xe máy và xe ô tô do ngân sách của tỉnh thực hiện, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2007. Dự án này khi hoàn thành sẽ góp phần rất lớn cho việc cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Có 19 tuyến đường Tỉnh lộ chính với tổng chiều dài là 302Km. Hầu hết đều nối với các tuyến quốc lộ. Vĩnh Phúc đang xây dựng một số tuyến đường tỉnh lộ với quy mô mặt cắt từ 36m trở lên đến tất cả các trung tâm Khu công nghiệp và đô thị. Đường đô thị toàn tỉnh có tổng chiều dài 48,2Km đã được trải nhựa/bê tông 87,07%; Đường huyện 96 tuyến dài 452,8Km, mặt đường rộng 3.5m đến 5.5m và 44,4% đã được trải nhựa/bê tông; Đường xã, thôn xóm, đường ra đồng, lên đồi dài 3.409,5Km mới được trải nhựa/bê tông/lát gạch 41,3%. Trong thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên thì đường được rải nhựa/bê tông xi măng và được bảo dưỡng tốt. Đến năm 2006 mạng lưới giao thông đã được phân bố phù hợp, đường ô tô đã đến được toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Bảng 1: Chiều dài tuyến và điều kiện bề mặt đường trên địa bàn tỉnh Loại đường Chiều dài (km) Đường nhựa/BTXM (km) Tỷ lệ % Đường cấp phối (km) Tỷ lệ % Đường tỉnh lộ 302 192,7 63,81 109,3 36,19 Đường nội thị 48,2 42 87,07 6,2 12,93 Đường huyện 452,8 201 44,40 251,8 55,60 Đường xã… 3409,5 1374,1 40,30 2035,4 59,7 Tổng cộng 4212,5 1809,8 42,96 2402,7 57,04 Nguồn: Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc * Mạng lưới đường sắt: trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt liên vận đi qua đó là tuyến Hà Nội – Lào Cai chạy qua 9 huyện, thị của tỉnh Vĩnh Phúc với tổng chiều dài 41Km và 6 nhà ga. Quy mô đường đơn, khổ đường 1.000m. Các nhà ga đều đã xây dựng từ lâu. Khối lượng vận chuyển hàng hoá 1 triệu tấn/năm, hành khách 3000 người/ngày với 8 chuyến. Tuyến đường sắt này rất quan trọng, nối Hà Nội và các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc và tỉnh Vân Nam-Trung Quốc. Hiện nay các ga tàu đang xuống cấp và cần được nâng cấp. * Đường thuỷ: với hệ thống sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và một số hệ thống sông phụ khác nên đường thuỷ của Vĩnh Phúc khá thuận lợi với tổng chiều dài 105Km, hai hệ thống sông chính là sông Lô (đoạn qua tỉnh là 35km) và sông Hồng (đoạn qua tỉnh 50km). Trước mặt đã đảm bảo được các phương tiện vận tải vận chuyển dưới 30 tấn. Có 03 cảng là Chu Phan, Vĩnh Thịnh (trên sông Hồng) và cảng Như Thuỵ (trên sông Lô). Những năm qua bên cạnh phát triển mạng lưới đường bộ và đường sắt thì đường thuỷ cũng được tỉnh chú trọng đầu tư. Một số cảng quan trọng được đầu tư nâng cấp và xây dựng lại các cảng như: cảng Chu Phan, Vĩnh Thịnh, Như Thuỵ, Phà qua sông Hồng nối Vĩnh Thịnh với Sơn Tây, giúp cho Vĩnh Phúc có thể mở rộng giao lưu buôn bán với các địa phương khác như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ…. Phương tiện vận tải đường bộ hiện tại chạy trên địa bàn tỉnh đối với vận tải hàng hoá chủ yếu là của tư nhân. Loại phương tiện vận tải đa dạng, từ xe tự chế loại động cơ 01 máy trọng tải 1.5 – 5 tấn đến xe tải nặng trọng tải 15 – 20 tấn. Tuổi xe khai thác cũng đã rất lớn, 15 – 20 năm đối với các loại xe thuộc các nước XHCN cũ như xe IFA, KAMAZ…, 5 – 10 năm đối với các loại xe thuộc các nước đang phát triển như xe HUYNDAI…Phương tiện vận tải hành khách thuộc sở hữu của Nhà nước, tập thể và tư nhân (Công ty cổ phần vận tải ô tô và HTX vận tải), sức chở từ 4 chỗ đến trên 40 chỗ, loại xe đa dạng từ xe hoán cải (IFA) đến xe đời mới (HUYNDAI). Tuổi xe khách trung bình cũng đã cao 10 – 15 năm, lượng xe tuổi dưới 5 – 10 năm chỉ chiếm 5 – 7%. Mặc dù đã tiến hành đầu tư nâng cấp cũng như xây dựng mới nhiều tuyến giao thông quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc nhưng hệ thống giao thông hiện nay vẫn còn kém chất lượng, trong quá trình phát triển đã nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt khi tốc độ công nghiệp hoá của tỉnh đang giữ ở mức cao, nhu cầu đầu tư là rất lớn. 1.2.2. Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải * Hệ thống cấp nước: Dịch vụ cung cấp nước của tỉnh Vĩnh Phúc hiện tại do 2 công ty cấp nước quản lý đó là công ty cấp thoát nước và môi trường số 1, số 2 (viết tắt là WSSEC1 và WSSEC2) với tổng công suất cấp nước sạch là 36.000m3/ngày đêm. WSSEC1 hoạt động chủ yếu tại Thành phố Vĩnh Yên và khu vực lân cận, diện tích cung cấp
Tài liệu liên quan