Đề tài Dây chuyền công nghệ chiết nạp lpg trong công ty gas gia định

Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo thuộc bộ môn Công Nghệ Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu-Khoa Hoá Trường Đại Học BKHN đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền đã liên hệ, giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp, đợt thực tập có ý nghĩa rất quan trọng đối với một sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường. Em xin bầy tỏ lòng cảm ơn tới chú Định giám đốc, Anh Hiếu cùng toàn thể anh chị em nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện dễ dàng, giúp chúng em hoàn thành tốt công việc được giao. Qua đợt thực tập này, chúng em đã tiếp thu được những kiến thức vô cùng qúy báu, cụ thể là: -Củng cố vững chắc kiến thức lý thuyết lĩnh hội được trong suốt 5 năm giảng đường đại học -Những số liệu thu được trong đợt thực tập vừa qua có ý nghĩa quan trọng, giúp ích rất nhiều cho công việc làm đồ án tốt nghiệp xắp tới. -Quen với tác phong làm việc của một người làm công ăn lương, cách đối sử giữa con người với con người -Mặc dù quy mô chiết nạp của công ty còn nhỏ nhưng qua đó giúp nâng cao được tầm nhìn của một sinh viên năm cuối, nắm được kỹ năng, kiến thức cần phải có của một người kỹ sư trong tương lai, qua đó tiếp tục trau dồi kiến thức còn hổng để sau này khi tốt nghiệp ra trường, có được tự tin cần thiết trong công việc chuyên môn và hoàn thành một cách tốt đẹp. -Ngoài những công việc mang tính chất chuyên môn, em còn được biết, được học những kiến thức về hoạt động kinh doanh như: tiếp thị, quảng cáo đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, cách hay chỉ tiêu tuyển dụng một nhân viên qua đó giúp em hiểu rõ hơn chức năng của từng phòng ban.

doc69 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dây chuyền công nghệ chiết nạp lpg trong công ty gas gia định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CHIẾT NẠP LPG TRONG CÔNG TY GAS GIA ĐỊNH MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 PHẦN I 3 Giới thiệu chung về LPG 3 Một số tính chất hóa lý cơ bản của LPG 4 Các ứng dụng của LPG 10 PHẦN II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CHIẾT NẠP LPG TRONG CÔNG TY GAS GIA ĐỊNH. 11 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Gas Gia Định 11 Dây chuyền công nghệ nhà máy chiết nạp LPG Gia Định 12 Các thiết bị trong dây truyền công nghệ nhà máy chiết nạp Gia Định 13 Bồn chứa LPG 15 Đặc tính của hệ thống van khí 17 Hệ thống bơm 21 Hệ thống ống dẫn khí áp suất cao 24 Kiểm tra độ kín của toàn hệ thống 28 Chiết nạp LPG vào bình. 28 Hệ thống kiểm tra và thử độ bền của bình chứa LPG. 30 Công nghệ đo đếm LPG. 32 Các thiết bị phụ trợ 34 Bảo quản và tồn chứa LPG 35 Nhập LPG từ xe bồn vào bồn chứa 36 Các quy định về an toàn lao động trong xí nghiệp, an toàn chống cháy nổ và làm việc với LPG. Các biện pháp sử lý khi có sự cố 38 PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 41 LỜI NÓI ĐẦU Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo thuộc bộ môn Công Nghệ Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu-Khoa Hoá Trường Đại Học BKHN đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền đã liên hệ, giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp, đợt thực tập có ý nghĩa rất quan trọng đối với một sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường. Em xin bầy tỏ lòng cảm ơn tới chú Định giám đốc, Anh Hiếu cùng toàn thể anh chị em nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện dễ dàng, giúp chúng em hoàn thành tốt công việc được giao. Qua đợt thực tập này, chúng em đã tiếp thu được những kiến thức vô cùng qúy báu, cụ thể là: -Củng cố vững chắc kiến thức lý thuyết lĩnh hội được trong suốt 5 năm giảng đường đại học -Những số liệu thu được trong đợt thực tập vừa qua có ý nghĩa quan trọng, giúp ích rất nhiều cho công việc làm đồ án tốt nghiệp xắp tới. -Quen với tác phong làm việc của một người làm công ăn lương, cách đối sử giữa con người với con người -Mặc dù quy mô chiết nạp của công ty còn nhỏ nhưng qua đó giúp nâng cao được tầm nhìn của một sinh viên năm cuối, nắm được kỹ năng, kiến thức cần phải có của một người kỹ sư trong tương lai, qua đó tiếp tục trau dồi kiến thức còn hổng để sau này khi tốt nghiệp ra trường, có được tự tin cần thiết trong công việc chuyên môn và hoàn thành một cách tốt đẹp. -Ngoài những công việc mang tính chất chuyên môn, em còn được biết, được học những kiến thức về hoạt động kinh doanh như: tiếp thị, quảng cáo đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, cách hay chỉ tiêu tuyển dụng một nhân viên…qua đó giúp em hiểu rõ hơn chức năng của từng phòng ban. PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LPG. Lịch sử và phát triển của khí dầu mỏ hóa lỏng thường được viết tắt LPG (liquified petroleum gas) gắn liền với ngành công nghiệp dầu mỏ. Một trong những vấn đề trước đây gặp phải trong việc sản xuất xăng là sự có mặt của phân đoạn bay hơi mạnh. Các phân đoạn này bay hơi ở áp suất khí quyển và không thể giữ ở trạng thái lỏng. Do dễ bén lửa và bốc cháy nên chúng không có ứng dụng trong thực tế và được đốt bỏ để tránh ô nhiễm môi trường. Những kinh nghiệm và nghiên cứu sau này chỉ ra rằng các khí này có thể chuyển sang trạng thái lỏng tại khi nén dưới một áp suất nào đó và chuyển laị trạng thái hơi khi giảm áp. Do vậy, một loại nhiên liệu mới ra đời, chúng có thể vận chuyển được ở trạng thái lỏng và khi cháy ở thể hơi. Như vậy từ một khí thải, vô ích qua chế biến, áp dụng khoa học kỹ thuật chúng đã trở thành một sản phẩm có ích và đem lại nhiều lợi nhuận. LPG có đây đủ các ưu điểm của khí tự nhiên thêm vào đó chúng dễ dàng vận chuyển. Cước vận chuyển LPG rẻ hơn nhiều so với vận chuyển các loại khí khác vì khi ngưng tụ một thể tích lỏng LPG tương đương với 270 thể tích của hơi. Khí dầu mỏ hóa lỏng (Propan, butan) là sản phẩm khí được hình thành trong lòng đất. Chúng được tìm thấy cùng với dầu thô và các hydrocacbon khác trong các giếng dầu và trong mỏ khí tự nhiên. Hỗn hợp gồm dầu thô, LPG và khí tự nhiên được chưng tách sau khi chúng được khai thác từ các giếng. Trong quá trình lọc dầu ta thu được LPG. Sơ đồ dưới đây mô tả công nghệ tách riêng hỗn hợp LPG, khí tự nhiên và dầu thô khai thác được từ một mỏ khí tự nhiên Khí hòa tan thóat ra khỏi dầu mỏ và được dẫn đến nhà máy chế biến khí. Dầu mỏ được chuyển đến các thùng chứa, tại đó lắng tách nước khỏi dầu, sau đó đưa sang ổn định tách các cấu tử nhẹ: etan, propan, butan, và một phần pentan. Dầu đã ổn định được dẫn đến nhà máy chế biến dầu, còn khí tách ra từ công đoạn ổn định được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khí. Tại các nhà máy chế biến khí, các phân đoạn khí được tách riêng nhờ các phương pháp ngưng tụ nhiệt độ thấp, hấp thụ nhiệt độ thấp hay chưng cất nhiệt độ thấp sau đó được đem đi sử dụng vào các mục đích khác nhau. Thông thường, LPG thương mại bao gồm ít nhất một thành phần dưới đây: Propan thương mại: sản phẩm này chứa chủ yếu là propan còn lại là butan hoặc buten với tỷ lệ thấp và cũng có thể xuất hiện etan và/hoặc etylen. Butan thương mại: Chủ yếu gồm hydrocacbon C4, thông thường thành phần lớn nhất là n-butan và/hoặc butylen-1. Cũng có thể xuất hiện propan và/hoặc propylen với nồng độ không đáng kể vùng với vết pentan. Hỗn hợp propan-butan: hỗn hợp này được đưa ra trong một số khu vực nhất định. Các thành phần đều do nhà sản xuất và kinh doanh địa phương quyết định và phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Tỷ lệ propan/butan có thể thay đổi từ 30/70 đến 50/50 về thể tích tuỳ theo mục đích sử dụng và điều kiện khí hậu. LPG thương mại được dùng để đốt cung cấp nhiệt cho dân dụng và trong công nghiệp. MỘT SỐ TÍNH CHẤT HOÁ LÍ CƠ BẢN CỦA LPG. Thành phần LPG chủ yếu bao gồm các hydrocacbon parafin, có công thức chung CnH2n+2. Ngoài còn một lượng nhỏ olefin (tùy thuộc vào phương pháp chế biến) và chỉ có loại hydrocacbon gồm 3 hoặc 4 nguyên tử cacbon trong phân tử (propan, propylen, butan, butylen) là dễ hóa lỏng bằng cách nén ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, vẫn có khả năng xuất hiện dấu vết của etan (C2H6), etylen (C2H4), pentan trong LPG thương mại. Butadien – 1,3 (C4H6) có thể xuất, nhưng không đạt tới tỷ lệ đọ được. Cấu trúc các thành phần Trạng thái tồn tại Do chứa chủ yếu là các hydrocacbon dạng khí C[4 nên tại nhiệt độ thường áp suất thường LPG ở thể hơi. Để thuận tiện và kinh tế trong tồn chứa vận chuyển và bảo quản, LPG được hoá lỏng vì một đơn vị thể tích lỏng tạo ra 250 đơn vị thể tích khí. LPG được hóa lỏng theo hai phương pháp: +Nén khí tại áp suất cao sao cho lớn hơn áp suất hơi bão hoà của khí +Làm lạnh khí tới nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp khí Thông thường LPG được tồn chứa tại bồn chịu áp suất tại nhiệt độ thường hoặc được chứa trong bồn lạnh tại áp suất thấp. Đặc trưng của LPG là chúng được tồn chứa tại trạng thái bão hoà tức là tồn tại ở cả dạng lỏng và hơi nên với thành phần không đổi áp suất bão hoà trong bình chứa không phụ thuộc vào lượng LPG có trong bồn mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Khi chuyển pha từ pha lỏng sang pha hơi, LPG thu nhiệt. Năng lượng này được lấy từ bản thân LPG và từ môi trường xung quanh, vì vậy nhiệt độ LPG và nhiệt độ bình chứa giảm xuống. Đặc biệt khi quá trình hoá hơi xảy ra dữ dội do giảm áp suất đến áp suất khí quyển thì LPG sẽ làm lạnh không khí và bình chứa gây nên hiện tượng tạo tuyết và đóng băng. Ngược lại khi LPG chuyển từ pha hơi ngưng tụ thành pha lỏng, nó sẽ toả nhiệt dẫn đến làm tăng nhiệt độ của LPG và thiết bị dẫn đến tăng áp suất trong LPG. Nhiệt độ sôi Ở áp suất khí quyển butan sôi ở – 0,5oC và propan sôi ở –42oC, vì vậy tại nhiệt độ và áp suất thường LPG hoá hơi rất mạnh. Tỷ trọng Tỷ trọng ở thể lỏng. Tại điều kiện 15oC, 760mmHg tỷ trọng của butan lỏng bằng 0,575 và của propan lỏng bằng 0,51. Như vậy ở thể lỏng tỷ trọng của LPG xấp xỷ bằng nửa tỷ trọng của nước. Tỷ trọng ở thể hơi. Tại điều kiện 15oC, 760mmHg tỷ trọng của butan hơi bằng 2,01 và của propan hơi bằng 1,52. Như vậy ở thể hơi tỷ trọng của LPG xấp xỷ bằng hai lần tỷ trọng của không khí. Do đó khi bị rò ra ngoài LPG sẽ chìm xuống sát mặt đất và điều này rất nguy hiểm. Áp suất hơi bão hoà LPG có áp suất hơi bão hoà khá cao. Nó phụ thuộc rất mạnh vào nhiệt độ môi trường và tỷ lệ thành phần propan và butan. Với điều kiện thành phần hỗn hợp không đổi, khi nhiệt độ tăng áp suất hơi bão hoà sẽ tăng. Ngược lại khi nhiệt độ không đổi thì áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp. LPG có thành phần là 70% butan và 30% propan có áp suất hơi bão hoà là 6kg/cm2. Tính giãn nở nhiệt Tính giãn nở nhiệt của LPG lỏng rất lớn, gấp 15¸20 lần so với nước và lớn hơn rất nhiều so với các loại sản phẩm dầu mỏ khác. Do đó các bồn chứa, bình chứa LPG không bao giờ được nạp đầy. Chúng được quy định chỉ chứa từ 80¸85% dung tích toàn bình để có không gian cho LPG lỏng giãn nở khi nhiệt độ tăng. Khi chuyển sang pha hơi một thể tích lỏng tạo ra 250 lần thể tích hơi. Điều này mang một ý nghĩa kinh tế rất lớn khi ta tồn chứa và vận chuyển chúng. Giới hạn cháy nổ Giới hạn cháy nổ của hơi gas trong hỗn hợp không khí – gas hay trong hỗn hợp ôxy-gas là phần trăm thể tích hơi gas để tự bắt cháy nổ. Giới hạn cháy nổ của hơi LPG trong không khí rất hẹp, từ 1,5¸10%. Chính vì thế LPG khá an toàn cháy nổ so với các nhiên liệu khác. Giới hạn cháy nổ của hỗn hợp không khí-gas được trình bày trong bảng 1. Các giá trị trong bảng chỉ là giá trị đặc trưng cho các sản phẩm thương mại. Trong bảng 1 còn đưa ra một số giá trị giới hạn cháy nổ của các nhiên liệu khác để so sánh. Bảng 1: Giới hạn cháy của LPG và một số nhiên liệu Stt Nhiên liệu Giới hạn cháy dưới (%V) Giới hạn cháy trên (%V) 1 Propan 2,2 10 2 Butan 1,8 9,0 3 Khí than 4,0 29,0 4 Khí than ướt 5,0 46,0 5 Hydro 4,0 75,0 6 Axetylen 2,5 80,0 7 Xăng 0,5 7,0 Nhiệt trị LPG có nhiệt trị khá cao, mặt khác do hoá hơi nhanh nên LPG có nhiệt lượng có ích khá lớn. Bảng 2 đưa ra nhiệt trị của LPG và một số loại nhiên liệu. Bảng 2: Nhiệt trị của LPG và một số nhiên liệu Stt Nhiên liệu Nhiệt lượng có ích (Kcal/kg) Nhiệt lượng toàn phần (Kcal/kg) 1 Propan 11 000 11 900 2 Butan 10 900 10 800 3 Axetylen 11 530 11 950 4 Hydro 28 800 34 000 5 Dầu FO 9 880 10 500 6 Dầu DO 10 250 10 900 7 Dầu hoả 10 400 11 100 8 Xăng 10 500 11 300 9 Than củi 7 900 8 050 10 Than 4 200 8 100 4 400 8 300 11 Than cốc 5 800 5 850 12 Củi 1 800 2 200 13 Điện năng 860 Kcal/KW.h Trong đó: -Nhiệt độ toàn phần: Tổng nhiệt lượng sinh ra trong quá trình cháy hoàn toàn -Nhiệt lượng có ích = Nhiệt lượng toàn phần – Nhiệt lượng phải cung cấp để hóa hơi sản phẩm phụ của phản ứng cháy (nước) Ta có thể so sánh một cách tương đối: Nhiệt lượng do 1 Kg LPG cung cấp bằng 14 KWh điệng năng, bằng 1,5 lít dầu hoả… Nhiệt độ tự bắt cháy Nhiệt độ tự bắt cháy là nhiệt độ mà ở đó phản ứng cháy tự xảy ra đối với ỗn hợp không khí-nhiên liệu (hoặc oxy-nhiên liệu). Nhiệt độ bắt cháy tối thiểu phụ thuộc vào thiết bị thử, phụ thuộc vào tỷ lệ không khí/ nhiên liệu và áp suất của hỗn hợp. Giá trị nhiệt độ tự bắt cháy của LPG và một số nhiên liệu được trình bầy ở Bảng 3. Bảng 3: Nhiệt độ tự bắt cháy của một số nhiên liệu tại áp suất khí quyển Stt Nhiên liệu Nhiệt độ bắt cháy tối thiểu (oC) Trong không khí Trong oxy 1 Propan 400¸580 470¸575 2 Butan 410¸550 280¸550 3 Axetylen 305¸500 295¸440 4 Hydro 550¸590 560 5 Dầu DO 250¸340 >240 6 Xăng 280¸430 >240 7 Dầu hoả >250 >240 8 Than 370¸500 >240 9 Than cốc 425¸650 >240 10 Metan 630¸750 >240 Nhiệt độ ngọn lửa Nhiệt độ ngọn lửa của nhiên liệu cháy trong không khí hoặc oxy được xác định bằng phương pháp đo hoặc tính toán. Nhiệt độ ngọn lửa của LPG và một số loại nhiên liệu khác được trình bầy trong Bảng 4. Bảng 4: Nhiệt độ ngọn lửa của một số nhiên liệu Stt Nhiên liệu Nhiệt độ ngọn lửa tối đa (oC) Trong không khí Trong oxy Tính toán đo Tính toán đo 1 Propan 2000 1930 2850 2740 2 Butan 2000 1900 2850 3 Axetylen 2325 3200 3150 4 Hydro 1960 2045 2980 2660 5 Metan 1990 1925 2800 2720 Vận tốc ngọn lửa Vận tốc ngọn lửa hay tốc độ bắt cháy là tốc độ ngọn lửa lan truyền trong một đơn vị thời gian được thử trong đường ống có kích thước nhất định ở nhiệt độ và áp suất khí quyển. Vận tốc ngọn lửa phụ thuộc vào phương pháp đo và điều kiện thử. Bảng 5 giới thiệu một số vận tốc ngọn lửa tối đa của hỗn hợp không khí nhiên liệu ở áp suất và nhiệt độ khí quyển trong ống dẫn có đường kính khác nhau. Bảng 5: Vận tốc ngọn lửa của một số loại nhiên liệu Stt Nhiên liệu Đường kính ống thử (cm) Vận tốc ngọn lửa tối đa (cm/s) 1 Propan 1,27 2,54 30,48 44,0 82,2 216 2 n-butan 2,54 30,48 82,2 210 3 Axetylen 2,54 8,89 286 342 Trị số octan LPG có trị số octan rất cao và không bị thay đổi trong thời gian dài. Do vậy đã có rất nhiều thực nghiệm sử dụng LPG làm nhiên liệu động cơ. Tại một số nước phát triển LPG đã được đưa vào thay thế một phần xăng. Với những ưu điểm nổi bật LPG sẽ trở thành một nhiên liệu sạch trong tương lai. Bảng 6 : Trị số octan của propan và butan Thành phần LPG Trị số octan theo ASTM MON (D-375) RON (D-908) Propan 99,5 111,4 Butan 89,1 94,0 Độ nhớt LPG có độ nhớt rất thấp, ở 20oC độ nhớt của LPG là 0,3 cSt. Vì thế LPG có tính linh động rất cao, có thể rò rỉ, thẩm thấu tại những chỗ mà nước, xăng cũng không rò rỉ được do vậy nó có thể làm hỏng đầu mỡ bôi trơn tại những vị trí được làm kín không tốt và thoát ra ngoài môi trường. Tính độc LPG hoàn toàn không gây độc cho người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do hơi gas nặng hơn không khí nên khi rò rỉ trong môi trường kín, nó sẽ chiếm chỗ của không khí và gây ngạt. LPG còn là nhiên liệu sạch, hàm lượng lưu huỳnh thấp (<0,02%), khi cháy chỉ tạo ra khí CO2 và hơi nước, lượng khí độc (SO2, H2S, CO, NOx) tạo ra rất nhỏ không gây ảnh hưởng tới môi trường. Màu sắc- mùi vị LPG ở thể lỏng và hơi đều không màu và không mùi. Vì lí do an toàn nên LPG được pha thêm chất tạo mùi để dễ phát hiện khi rò rỉ. Theo các tiêu chuẩn an toàn, chất tạo mùi và nồng độ pha chế cần phải thích hợp để khi hơi LPG rò rỉ ra với một nồng độ cho phép, các thiết bị đo có thể phát hiện và báo động (khoảng 1/5 giới hạn cháy nổ dưới). LPG thương mại thường được pha thêm chất tạo mùi etylmercaptan và khí này có mùi đặc trưng, hoà tan tốt trong LPG. Không độc, không ăn mòn và có tốc độ bay hơi gần với LPG nên có nồng độ trong LPG không đổi khi bình chứa được sử dụng cho đến hết. CÁC ỨNG DỤNG CỦA LPG LPG được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống Sử dụng LPG trong dân dụng: Trong đời sống hàng ngày LPG được sử dụng rất rộng rãi: Sử dụng trong nấu nướng: sử dụng trong các bếp gas dân dụng, lò nướng… Sử dụng LPG thay thế điện trong các bình đun nước nóng: Trên thế giới, việc sử dụng bình đun nước nóng phát triển rất rộng rãi còn ở Việt Nam lượng khách hành sử dụng loại bình đun nước dạng này còn rất khiêm tốn. Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng LPG trong các hệ thống sưởi ấm nhà ở, chiêu sáng, giặt là,… Sử dụng LPG trong thương mại: Việc sử dụng LPG trong thương mại cũng tương tự như trong dân dụng nhưng ở quy mô lớn hơn -Sử dụng LPG trong các nhà hàng: sử dụng cho các bếp công nghiệp, là nướng, đun nước nóng... -Sử dụng LPG cho các lò nướng công nghiệp với công suất lớn -Sử dụng LPG cho công nghiệp chế biến thực phẩm: nướng thịt, thịt hun khói, chế biến khoai tây… -Sử dụng LPG cho các bình nước nóng trung tâm Sử dụng LPG trong công nghiệp: LPG được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp: gia công kim loại, hàn cắt thép, nấu và gia công thủy tinh, lò nung sản phẩm silicát, khử trùng đồ hộp, lò đốt rác, sấy màng sơn, bản cực áp quy, đốt mặt sợi vải… Sử dụng LPG trong nông nghiệp: sử dụng sấy nông sản ngũ cốc, thuốc lá, sấy chè, sấy cà phê, lò ấp trứng, đốt cỏ, sưởi ấm nhà kính… Sử dụng LPG trong giao thông: LPG là một nhiên liệu lý tưởng thay xăng cho động cơ đốt trong vì trị số octan cao, giá thành rẻ, ít gây ô nhiễm môi trường, đơn giản hóa cấu tạo động cơ Phần II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CHIẾT NẠP LPG TRONG CÔNG TY GAS GIA ĐỊNH. I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Gas Gia Định Công ty Gas Gia Định là một công ty cổ phần thương mại và dịch vụ chuyên cung cấp và phân phối sản phẩm LPG ra thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng LPG làm nhiên liệu đốt. Được thành lập từ năm 2000, nhưng với những hướng đi đúng hiện nay công ty Gas Gia Định đang đứng thứ 3 trong các công ty kinh doanh sản phẩm LPG về doanh thu và lợi nhuận trên khu vực miền Bắc. Hiện nay trên thị trường, công ty Gas Gia Định chủ yếu cung cấp LPG cho dân dụng và một phần cho các hộ công nghiệp nhỏ sản xuất sành sứ, gốm tại làng nghề Bát Tràng. Về dân dụng sản phẩm của công ty Gas Gia Định đang được cung cấp cho một phần tại thị trường Hà Nội, toàn bộ tỉnh Hà Tây, một số tỉnh phụ cận như Hưng Yên, Thái Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc...Với một đội ngũ cán bộ và công nhân viên trẻ khoẻ, nhiệt tình, hăng hái, hiện nay công ty đang phát triển rất nhanh và ngày càng có vai trò quan trọng trên thị trường Gas toàn miền Bắc. Do nhu cầu thị trường, bình quân một tháng công suất công ty đạt từ 500¸600 tấn LPG cung cấp cho công nghiệp và dân dụng. Sắp tới con số này sẽ còn cao hơn do công ty Gas Gia Định đang lắp đặt thêm các thiết bị để đạt đúng theo công suất thiết kế, bao gồm hai bồn chứa LPG 20 tấn, bộ cần nạp và các thiết bị phụ trợ khác. Trong tương lai công ty Gas Gia Định, đang có kế hoạch mở rộng thị phần sản phẩm của mình tại Hà Nội và tại các tỉnh lân cận. Và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong tương lai công ty sẽ mở thêm một xưởng chiết nạp có công suất lớn hơn với tổng diện tích mặt bằng khoảng 1000m2. Là một công ty cổ phần nhưng công ty Gas Gia Định luôn luôn có những chính sách ưu đãi với các công nhân viên theo quy định của luật lao động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp cho công ty luôn có năng suất lao động cao nhất. Sơ đồ tổ chức tại công ty như sau: Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng bảo vệ Phân xưởng đóng nạp gas Tổ vận tải và phân phối Cơ chế làm việc và hoạt động trong công ty Gas Gia Định: Mọi công việc điều hành và quản lí đều do giám đốc quyết định và chịu trách nhiệm. Phòng kinh doanh phụ trách các vấn đề kinh doanh, mua bán tiếp thị phân phối, chính sách giá cả. Hiện nay sản phẩm của công ty Gas Gia Định có giá cả rẻ hơn so với các công ty khác. Phòng kế toán phụ trách vấn đề thống kê, tính toán các số liệu, các hoá đơn giao nhận, biên bản giao hàng. Phòng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho công ty, kiểm kê hàng nhập và hàng xuất, đảm bảo về vấn đề an toàn chống cháy nổ. Tổ vận tải tại công ty Gas Gia Định gồm 4 xe tải, làm nhiệm vụ phân phối sản phẩm tới các đại lý của công ty. Xưởng đóng nạp gas làm nhiệm vụ chiết nạp gas từ bồn tới các chai gas 12 kg và 48 kg. Tất cả các công việc, hoạt động trong công ty Gas Gia Định phân công hợp lí tới từng nhân viên nên mọi việc hoạt động rất nhịp nhàng, không chồng chéo, do vậy công ty Gas Gia Định luôn đạt được hiệu quả cao nhất. II. Dây chuyền công nghệ nhà máy chiết nạp LPG Gia Định Công ty Gas Gia Định Hệ thống chứa, vận chuyển LPG Hệ thống cứa hoả Hệ thống báo động Hệ thống khí nén Hệ thống đóng bình Có thể coi công ty Gas Gia Định là một trạm chiết, có sức chứa và công suất thấp nên dây chuyền công nghệ của xưởng chiết nạp tương đối đơn giản, ta có thể tóm tắt sơ đồ dây chuyền như sau: Sơ đồ công nghệ chính của phân xưởng được cho trong hình ở trang sau. Thuyết minh dây chuyền công nghệ trong nhà máy chiết nạp gas Gia Định: Hệ thống chứa, vận chuyển LPG bao gồm bồn chứa, hệ thống đường ống dẫn, bơm, hệ thống van... Hệ thống đóng bình gồm các cần nạp. Hệ thống máy nén khí cung cấp khí nén cho quá trình chiết nạp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Hệ thống báo động làm nhiệm vụ báo động khi có sự cố xảy ra. Gồm các thiết bị báo rò gas. Hệ thống cứu hoả có nhiệm vụ chữa cháy khi sự cố hoả hoạn xảy ra, nó gồm các thiết bị bình cứu hoả, máy bơm nước, ống dẫn nước... Dây chuyền công nghệ tại công
Tài liệu liên quan