Văn học có vị trí quan trọng đặc thù trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành
nhân cách học sinh. Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người
hướng tới chân - thiện - mỹ. Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người
ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ,
bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày,
trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống
trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, văn học bồi đắp cho học sinh
lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ. Thời nào
cũng vậy, tác phẩm văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn
con người, làm người “gần người hơn”.
Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thời
đại của nền kinh tế thị trường nhu cầu nhân lực, do tâm lí thực dụng của học sinh
hiện nay trong việc chọn ngành, nghề cho mình có thu nhập cao, nên hiện nay
đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn. Các em
coi các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, Tin học là những hành trang bước vào
thế kỷ. Với thực tế trên đã khiến cho nhiều học sinh vốn đã không thích học môn
Ngữ văn, đặc biệt là những học sinh thi các khối thi có các môn khoa học tự
nhiên, càng có “cớ” để lạnh nhạt, hờ hững với môn học này nhất là khi học các
tác phẩm khó như các tác phẩm thơ trung đại. Vì vậy, chất lượng môn Văn ngày
càng đi xuống ở tình trạng báo động. Học sinh rất chán học văn, giáo viên không
còn tâm huyết để dạy, đặc biệt là trong những giờ học tác phẩm văn học trung
đại. Xét về lịch sử phát triển văn học, giai đoạn văn học trung đại Việt Nam là
một giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình vận động của nền văn
học nước nhà. Những nền móng vững chắc của văn học dân tộc được xây dựng và
và gìn giữ ngót mười thế kỉ là một tài sản hết sức quý báu đối với các thời kì phát
triển tiếp sau của kiến trúc thượng tầng xã hội. Và trong nhà trường trung học phổ
thông văn học trung đại chiếm một dung lượng khá lớn.
105 trang |
Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn........................................................................................................ i
MỤC LỤC........................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 7
1.1. Một số vấn đề thi pháp học ...................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về Thi pháp học..................................................................... 7
1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học ..... 8
1.2. Thi pháp văn học trung đại .... 12
1.2.1. Tính ước lệ .... 13
1.2.2. Tính quy phạm ... ... 14
1.2.3. Tính phi ngã ... 14
1.2.4. Thiên nhiên trong thơ văn trung đại ...... 14
1.2.5. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn
học trung đạị..... 15
1.2.6 Con người trong văn thơ trung đại ..... 16
1.3 Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ
Tú Xương ... 18
1.3.1. Một số vấn đề về thi pháp Nguyễn Khuyến... 18
1.3.2. Một số vấn đề về thi pháp Tú Xương ............................... . 26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG
NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI
MỚI TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP.. 39
2.1 Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường phổ thông hiện nay. 39
2.1.1. Thực trạng học thơ trung đại nói chung trong nhà trường
phổ thông hiện nay... 39
2.1.2. Thực trạng dạy học “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và
5
“Thương vợ” của Tú Xương... . 41
2.2. Những định hướng đổi mới khi giảng dạy hai bài thơ “Thu điếu”
của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương từ hướng tiếp
cận thi pháp.. 43
2.2.1.Dạy bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của
Tú Xương từ hướng tiếp cận thi pháp thơ trung đại.. 43
2.2.2.Dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của
Tú Xương theo đặc điểm thi pháp tác giả. 45
2.2.3. Kết hợp một cách hợp lí với các phưong pháp dạy học các
tác phẩm văn chương. 66
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI “THU ĐIẾU” (NGUYỄN
KHUYẾN) VÀ “THƢƠNG VỢ” (TÚ XƢƠNG) TỪ HƢỚNG TIẾP
CẬN THI PHÁP... 72
3.1 Mục đích thực nghiệm.. 72
3.2 Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy “Thu điếu” của Nguyễn
Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp 72
3.2.1 Khó khăn.. 72
3.2.2 Thuận lợi . 75
3.3 Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài “Thu điếu” củaNguyễn
Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương .. 76
3.3.1 Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến. 76
3.3.2. Bài “Thương vợ” của Tú Xương . 87
3.4. Tổ chức thực nghiệm...... 96
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm.. 96
3.4.2. Dạy thực nghiệm ... 96
3.5. Kết quả thực nghiệm .... 97
3.5.1 Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo
sát là giáo viên ..... 97
3.5.2. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo
6
sát là học sinh.. 98
3.5.3. Đánh giá kết quả....... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 103
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học có vị trí quan trọng đặc thù trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành
nhân cách học sinh. Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người
hướng tới chân - thiện - mỹ. Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người
ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ,
bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày,
trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống
trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, văn học bồi đắp cho học sinh
lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ... Thời nào
cũng vậy, tác phẩm văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn
con người, làm người “gần người hơn”.
Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thời
đại của nền kinh tế thị trường nhu cầu nhân lực, do tâm lí thực dụng của học sinh
hiện nay trong việc chọn ngành, nghề cho mình có thu nhập cao, nên hiện nay
đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn. Các em
coi các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, Tin học là những hành trang bước vào
thế kỷ. Với thực tế trên đã khiến cho nhiều học sinh vốn đã không thích học môn
Ngữ văn, đặc biệt là những học sinh thi các khối thi có các môn khoa học tự
nhiên, càng có “cớ” để lạnh nhạt, hờ hững với môn học này nhất là khi học các
tác phẩm khó như các tác phẩm thơ trung đại. Vì vậy, chất lượng môn Văn ngày
càng đi xuống ở tình trạng báo động. Học sinh rất chán học văn, giáo viên không
còn tâm huyết để dạy, đặc biệt là trong những giờ học tác phẩm văn học trung
đại. Xét về lịch sử phát triển văn học, giai đoạn văn học trung đại Việt Nam là
một giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình vận động của nền văn
học nước nhà. Những nền móng vững chắc của văn học dân tộc được xây dựng và
và gìn giữ ngót mười thế kỉ là một tài sản hết sức quý báu đối với các thời kì phát
triển tiếp sau của kiến trúc thượng tầng xã hội. Và trong nhà trường trung học phổ
thông văn học trung đại chiếm một dung lượng khá lớn. Dù vậy, vẫn còn không ít
8
những khía cạnh của văn học trung đại cho đến ngày nay không khỏi làm cho
chúng ta băn khoăn, trăn trở. Để góp phần rút ngắn con đường khám phá giá trị
của văn học trung đại, theo xu hướng chung hiện nay là tiếp cận theo hướng thi
pháp học.
Hiện nay, trong các nhà trường phổ thông đang tiến hành đổi mới phương
pháp dạy học một cách tích cực trong đó việc dạy học văn từ hướng tiếp cận thi
pháp đang diễn ra sâu rộng. Dạy văn theo hướng tiếp cận thi pháp học đang thấm
vào từng tiết học và bước đầu đã có những kết quả. Việc vận dụng phương pháp
này vào dạy văn ở nước ta hiện nay có nhiều điều kiện tốt để thực hiện. Việc phổ
biến tri thức thi pháp học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm. Từ
những vấn đề trên, kết hợp khát khao muốn khám phá cái hay, cái đẹp trong văn
học trung đại qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương – là hai cây
đại thụ lớn của văn học trung đại, sáng tác của hai ông đã kết tinh nhiều giá trị
thời đại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn
Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp. Với đề
tài này, chúng tôi muốn tìm đến một cách dạy thích hợp, mang tính khoa học và
nghệ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy văn chương, hình
thành khả năng cảm thụ văn chương một cách toàn diện, từ đó bồi dưỡng cho học
sinh tình yêu đời với môn học này, chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần
nhỏ vào quá trình hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài “Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học
phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp” được chúng tôi xem xét và nghiên cứu
lịch sử vấn đề theo hai hướng chính sau:
Thứ nhất: tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu liên quan đến thi pháp học.
Thứ hai: tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu liên quan đến con người và sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
9
2.1. Thi pháp học
Một số tác giả nghiên cứu phương pháp giảng văn theo quan điểm tiếp cận
thi pháp thể loại, thể tài của tác phẩm. Có thể kể đến các công trình: Vấn đề giảng
dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Trần Thanh Đạm - Chủ biên), Mấy vấn đề
phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu), Mấy
vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam (Nguyễn Sĩ Cẩn), Tác phẩm trữ
tình và phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng), Phân tích tác phẩm văn
học từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh),... Nhìn bao quát, những công
trình này đều chủ yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại, thể tài
vào phân tích hình tượng, kết cấu, ngôn ngữ để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề và
giá trị nghệ thuật của tác phẩm trong khi giảng văn. Các tác giả nêu lên những
phương pháp, biện pháp giảng dạy cụ thể như: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra
các khâu, các bước trong quá trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể
loại nhất định, còn cách thức trình bày trước học sinh chưa được nói đến. Cũng có
một vài tác giả cũng có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp
tác phẩm nhưng chỉ như là gợi ra một hướng mở.
2.2. Nguyễn Khuyến và Tú Xương
Là hai tác gia trào phúng xuất sắc, con người và sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn
học, phê bình văn học và lí luận văn học. Qua quá trình phân tích, tổng hợp,
chúng tôi có thể kể đến những công trình nghiên cứu về con người cũng như sự
nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến và Tú Xương như sau:
2.2.1. Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến được biết đến với tư cách là một nhà thơ từ rất sớm, ngay
từ những năm đầu của thế kỷ XX. Thơ nôm của ông đã được giới thiệu trên tạp
chí Nam Phong và cuốn sách: Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm xuất
bản 1925 cũng đã giới thiệu 7 bài thơ nôm của Nguyễn Khuyến. Từ đó trở đi
Nguyễn Khuyến luôn là một nhà thơ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Tiếp sau Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm thì trong cuốn sách nổi
10
tiếng Việt Nam Văn học sử yếu (Nha học chính Đông Pháp xuất bản . H. 1943) đã
xếp Nguyễn Khuyến vào hàng ngũ các nhà thơ trào phúng nổi tiếng của văn học
dân tộc. Hay trong cuốn Văn thơ Nguyễn Khuyến (Bộ Giáo dục xuất bản. H.
1957) còn phong cho ông là một nhà thơ trào phúng Việt Nam có tiếng cười độc
đáo. Bộ sách Văn học sử quan trọng nhất của văn học cổ trung đại Lược thảo lịch
sử văn học Việt Nam (gồm 3 tập của nhóm Lê Quý Đôn, Xây dựng xuất bản. H.
1957) đã dành 20 trang để nghiên cứu về Nguyễn Khuyến với tư cách là một nhà
thơ trào phúng lớn. Bài viết của Nguyễn Huệ Chi cũng có những nhận xét về con
người Tam Nguyên Yên Đổ: con người đó cũng không quên nhìn lại mình tự vấn
mình như một kẻ sỹ chân chính thầm để những giọt nước mắt chảy vào trong và
đành cười nhạo thân phận lơ láo tỉnh say, say tỉnh của mình. Sự đa dạng và thống
nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình
của tư duy thơ dân tộc. Bài Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX của tác giả Trần Quốc Vượng ( Theo thi hào
Nguyễn Khuyến đời và thơ) cho thấy sau khi chán ngán quan trường, Nguyễn
Khuyến cáo quan về quê làm một cụ nghè sống cuộc đời như “phỗng đá”, “anh
giả điếc”, “mù loà”, “mẹ mốc”, “gái goá”. Sống như vậy dường như nhà thơ
muốn chạy trốn cuộc đời, chạy trốn giai cấp mà ông đã phục vụ quá nửa đời
mình. Riêng về mảnh đất thi pháp học về tác giả, Trần Đình Sử cũng đã có bài
nghiên cứu về nhà thơ Tam nguyên Yên Đỗ đăng trong tập sách “Thế giới nghệ
thuật thơ” của ông. Bài viết của giáo sư Trần Đình Sử có tính chất khoa học sâu
sắc và có ý nghĩa như là bước định hướng về việc nghiên cứu sâu rộng hơn tác giả
Nguyễn Khuyến đối với những ai quan tâm đến tác gia văn học trung đại này. Bài
viết “Thơ Nguyễn Khuyến, từ quan niệm nghệ thuật về con người đến không –
thời gian nghệ thuật” của tác giả Hoàng Dục cũng tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến từ
thi pháp.
2.2.2. Tú Xương
Những công trình, bài nghiên cứu chuyên luận về tiểu sử, sự nghiệp của Tú
Xương như: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX của
11
Nguyễn Lộc (phần viết về Tú Xương), Tú Xương – tác phẩm và giai thoại của Đỗ
Huy Vinh, Thơ Tú Xương của Phạm Vĩnh, Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm
của Nguyễn Văn Sỹ, Những công trình, bài viết đánh giá, bình luận về nội
dung, nghệ thuật qua các sáng tác của Tú Xương, nổi lên như: Thơ văn Trần Tế
Xương – tác phẩm và lời bình của Tuấn Thành, Anh Vũ, các bài viết chuyên luận
“Thơ văn Tú Xương” của Đỗ Đức Hiểu, “Nghệ thuật Tú Xương” của Trần Thanh
Mai – Trần Tuấn Lộ, “Hiện thực và trữ tình trong thơ Tú Xương” của Nguyễn
Tuân Riêng về thi pháp học, tác giả Hồ Giang Long với cuốn sách Thi pháp
thơ Tú Xương. Trong cuốn sách này, tác giả Hồ Giang Long đã đưa ra các phạm
trù về thi pháp như quan niệm về con người, không gian nghệ thuật, giọng điệu
trong thơ Tú Xương.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu cũng như chuyên luận đều mang tính
khoa học cao và góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung hiện
thực, trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Ở đó con người và tác
phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương được khẳng định và phân tích. Các công
trình, bài viết nghiên cứu đã giúp tôi có định hướng để tiếp tục nghiên cứu đề tài
nhằm hoàn thành đề tài có chất lượng hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung
học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp nhằm góp phần đổi mới phương pháp
dạy học Ngữ Văn, nâng cao hiệu quả giảng dạy qua đó bồi dưỡng năng lực nhận
thức và tình yêu đối với văn học của học sinh, luận văn xin đề xuất phương pháp
dạy hai bài thơ cụ thể: Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Thương vợ (Tú Xương)
trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định đề tài có
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
12
- Giải quyết một số vấn đề lý luận về thi pháp học, thi pháp thơ trung đại, thi pháp
thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học tác phẩm thơ trung đại
- Đề xuất phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp.
- Thiết kế thể nghiệm giáo án bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ
của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp học, thi pháp văn
học trung đại, thi pháp Nguyễn Khuyến và thi pháp Tú Xương.
+ Định hướng đổi mới dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú
Xương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp.
+ Vận dụng vào dạy Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, thống kê, phân tích.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm .
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường trung học phổ
thông hiện nay và định hướng đổi mới từ hướng tiếp cận thi pháp
Chương 3: Thực nghiệm dạy bài “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến) và “Thương vợ”
(Tú Xương) từ hướng tiếp cận thi pháp
13
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề về thi pháp học
1.1.1. Khái niệm về thi pháp học
Từ việc hiểu thi pháp theo nhiều cách khác nhau nên hiện nay cũng có rất
nhiều cách hiểu về thi pháp học. Có ý kiến cho rằng thi pháp học là khoa học
nghiên cứu thi pháp. Có ý kiến lại cho rằng thi pháp học nghiên cứu hình thức
nghệ thuật của văn học và từ hình thức chỉ ra nội dung văn học. Hay thi pháp học
là khoa học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật. Hay "Thi pháp học là khoa
học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật." (V. Girmunxki).
Todorop trong công trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là những quy
tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm văn học cụ thể.
Vinogradop xác định “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức,
các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ,
các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt không chỉ là các hiện
tượng của ngôn từ văn học, mà còn là bản thân các phương diện hình tượng
khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian”(
Phong cách học, Lí luận ngôn từ văn học, Thi pháp học M.,1963). Trần Đình Sử
đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học như sau : “Thi pháp học là bộ môn nghiên
cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương
tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng”
[16; 8 ]. Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi) định nghĩa “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống
các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ
thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống
hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ
thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”.[6; 304]
Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể thống nhất cách hiểu về thi pháp
học như sau: thi pháp học là một bộ môn khoa học đặc thù nghiên cứu thi pháp,
14
tức nghiên cứu các phương tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
trong sự thống nhất toàn vẹn của nó.
1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học
Từ cách hiểu về thi pháp học như trên, vậy dạy một tác phẩm văn học theo
hướng thi pháp học cần chú ý 6 bình diện thi pháp trong sáng tạo văn học:
1.1.2.1. Thi pháp nhân vật
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân
vật ở ba khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ
thuật tả nhân vật.
+ Nhân vật và sự miêu tả nhân vật: con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của
văn học trong các phương thức trữ tình, tự sự và kịch dù trực tiếp hay gián tiếp.
Nhân vật có tên Kiều hoặc Kim Trọng hoặc không có tên như mụ dì ghẻ, tiểu
đồng, ông quán. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư
tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộc đời, lên án
nhân vật là phê phán đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời. Tìm hiểu nhân vật là
tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả đối với
con người.
Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước
cuộc sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngôn ngữ của mình.
Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí) nhân vật là con người được kể, tả ra bằng lời
của nhà văn.
Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng
ngôn từ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự
việc gọi chung là hình thức của văn học.
Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ
cần đạt sự chính xác, khách quan. Ở đây miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra hiện
tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả. Từ đó nhà
văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.
15
+ Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận thẩm mĩ khi xây
dựng nhân vật. Quan niệm đó chi phối nhà văn khi miêu tả nhân vật và các bộ
phận khác của tác phẩm (kể cả lời dẫn truyện.v.v..). Đây là kiểu thi pháp cơ bản
nhất của văn học nghệ thuật. Thực tế có hai quan niệm về con người: một là con
người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức xã hội; hai là con người như
một phạm trù thẩm mĩ. Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của văn nghệ sĩ.
Nàng Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú nhưng nàng chỉ biết nhớ người thân
trong hiện tại, không ưa sống trong hồi tưởng và sống với quá khứ như các nhân
vật tiểu thuyết hiện đại sau này. Đó là do quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Du chưa đạt tới như thời hiện đại.
Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với công việc phân tích nhân vật. Phân
tích nhân vật là chỉ ra các nội dung đựơc thể hiện trong nhân vật như tính cách,
ngoại hình, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn, lí tưởng Trái lại khi nghiên cứu thi
pháp nhân vật, ta phải khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân
vật. Tất nhiên, khi ta đã tìm hiểu thi pháp nhân vật thì việc phân tích nhân vật sẽ
sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
1.1.2.2. Thi pháp không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở