Thế kỉ XX đã trôi qua, cả nhân loại đang bước vào thế kỉ mới. Một
trong những đặc điểm cơ bản của thế kỉ này là cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật đang phát triển như vũ bão, thời đại của nền “kinh tế tri thức” đã và đang
dẫn đến sự bùng nổ thông tin.
Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát triển chung của thế
giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với nền giáo dục
nước ta là: phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy
học. Mục đích cuối cùng là để từng cá nhân, mỗi cá thể, mỗi công dân tự
mình có ý thức tạo được một cuộc cách mạng học tập trong bản thân mỗi con
người.
Nhà trường phải giúp cho từng HS thay đổi triệt để quan niệm và phương
pháp học tập phù hợp với yêu cầu của thời đại - thời đại mà mỗi người phải học
tập suốt đời. Để học tập không ngừng, học tập cả đời, mỗi người phải biết cách
tự học, biết phát huy cao độ tiềm năng của bản thân. Vì vậy, tự h ọc là một vấn
đề cốt lõi thuộc mục tiêu của giáo dục hiện đại.
Tiến hành một cuộc cách mạng học tập trong nhà trường và trong bản
thân mỗi người phải là một chiến lược cấp bách của thế kỉ XXI. Trong cuộc
cách mạng ấy, chiến lược cốt lõi là cuộc cách mạng về phương pháp. Hiện nay,
sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phương pháp đào
tạo ở trường sư phạm chưa có sự rõ rệt, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các
kiến thức có sẵn, cách học thụ động.
Mặc dù trong những năm gần đây đã có nhiều sự chuyển biến về phương
pháp, nhiều GV đã tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức
mới. Nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trước sự thay đổi, sự tiến bộ của xã hội như vậy thì việc dạy và học một cách
thụ động sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự thách thức đòi hỏi phải thay đổi về
phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn
đề đang được quan tâm trên mọi quốc gia trong việc phát triển nguồn lực con
người phục vụ các mục tiêu kinh tế – xã hội
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát tr iển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỤC LỤC
Phần mở đầu....................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................5
2.1. Tự học trong nhà trường nói chung............................................................5
2.2. Tự học trong môn Ngữ văn........................................................................7
2.3. Tự học đối với bài học văn học sử............................................................8
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................10
7. Bố cục luận văn...........................................................................................11
Phần nội dung................................................................................................12
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành năng lực tự học
cho HS trong giảng dạy văn học sử ở THPT...............................................12
1.1. Cơ sở lí luận..............................................................................................12
1.1.1. Khái niệm tự học...................................................................................12
1.1.2. Khái niệm năng lực tự học............................................................ .......14
1.1.2.1. Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học.......................................18
1.1.2.2. Điều kiện để tự học có hiệu quả.........................................................22
1.1.3. Tự học đối với các bài học về văn học sử trong SGK...........................26
1.1.3.1. Mục tiêu của bài học văn học sử........................................................26
1.1.3.2. Nội dung của bài học văn học sử........................................................26
1.1.3.3. Hình thức của bài học văn học sử.......................................................26
1.1.3.4. Hình thành năng lực tự học cho HS theo các kiểu bài văn học sử.....26
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................28
1.2.1. Tình hình tự học các bài học về văn học sử của HS THPT...................28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
1.2.1.1. Về tinh thần tự học các bài học văn học sử của HS THPT................28
1.2.1.2. Về hoạt động tự học bài học văn học sử của HS THPT.....................29
1.2.2. Thực trạng về dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học
cho HS......................................................................................................30
1.2.2.1. Đối với GV.........................................................................................30
1.2.2.2. Đối với HS..........................................................................................31
Chương II: Những biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học qua
các bài học văn học sử............................................................................32
2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK
Ngữ văn 10......................................................................................................33
2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện ghi nhớ các nhận định của SGK
về lịch sử văn học...................................................................................37
2.3. Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng làm các bài tập nâng cao về văn học sử
trong SGK Ngữ văn 10....................................................................................43
2.4. Biện pháp 4: Đổi mới giờ học văn học sử theo hướng tổ chức HS trình bày
kết quả tự học............................................................................................51
Chương III: Một số thiết kế bài học văn học sử theo hướng dạy cách tự
học...................................................................................................................58
3.1.Thiết kế bài học “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”........................58
3.2. Thiết kế bài học “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
XIX”................................................................................................................62
3.3. Thiết kế bài học “Nguyễn Du”.................................................................73
Phần Kết luận................................................................................................78
Tài liệu tham khảo.........................................................................................81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1 - Lý do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XX đã trôi qua, cả nhân loại đang bước vào thế kỉ mới. Một
trong những đặc điểm cơ bản của thế kỉ này là cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật đang phát triển như vũ bão, thời đại của nền “kinh tế tri thức” đã và đang
dẫn đến sự bùng nổ thông tin.
Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát triển chung của thế
giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với nền giáo dục
nước ta là: phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy
học. Mục đích cuối cùng là để từng cá nhân, mỗi cá thể, mỗi công dân tự
mình có ý thức tạo được một cuộc cách mạng học tập trong bản thân mỗi con
người.
Nhà trường phải giúp cho từng HS thay đổi triệt để quan niệm và phương
pháp học tập phù hợp với yêu cầu của thời đại - thời đại mà mỗi người phải học
tập suốt đời. Để học tập không ngừng, học tập cả đời, mỗi người phải biết cách
tự học, biết phát huy cao độ tiềm năng của bản thân. Vì vậy, tự học là một vấn
đề cốt lõi thuộc mục tiêu của giáo dục hiện đại.
Tiến hành một cuộc cách mạng học tập trong nhà trường và trong bản
thân mỗi người phải là một chiến lược cấp bách của thế kỉ XXI. Trong cuộc
cách mạng ấy, chiến lược cốt lõi là cuộc cách mạng về phương pháp. Hiện nay,
sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phương pháp đào
tạo ở trường sư phạm chưa có sự rõ rệt, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các
kiến thức có sẵn, cách học thụ động.
Mặc dù trong những năm gần đây đã có nhiều sự chuyển biến về phương
pháp, nhiều GV đã tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức
mới. Nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Trước sự thay đổi, sự tiến bộ của xã hội như vậy thì việc dạy và học một cách
thụ động sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự thách thức đòi hỏi phải thay đổi về
phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn
đề đang được quan tâm trên mọi quốc gia trong việc phát triển nguồn lực con
người phục vụ các mục tiêu kinh tế – xã hội.
1.2. Cuộc cách mạng về phương pháp đã và đang diễn ra liên tục và
mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, đổi mới phương pháp trong những năm gần
đây đang trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trong nhà trường. Phương
pháp dạy – học văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Làm sao tạo được
bước chuyển mang lại hiệu quả mạnh mẽ, toàn diện trong dạy – học văn
đang là nỗi lo, nỗi trăn trở của các nhà phương pháp. Thực tế việc dạy văn
nói chung, việc dạy văn học sử (VHS) nói riêng vẫn còn nằm trong cách dạy,
cách học cũ không phát huy được năng lực của học sinh. Cách dạy văn hiện
nay vẫn là lối dạy thuyết trình, kết quả đánh giá tùy thuộc vào khả năng tái
hiện lượng kiến thức nhiều hay ít theo lời thầy giảng hoặc theo sách giáo
khoa. Do đó, khả năng độc lập, tìm tòi sáng tạo của HS không có cơ hội phát
triển.
Đối với các bài học VHS, do đặc thù của bài nên nhiều GV chưa có sự
đầu tư đúng mức để HS thực sự quan tâm. Phương pháp tái hiện kiến thức,
thuyết trình vẫn chiếm đa số trong các bài dạy. Vì vậy, dẫn tới tình trạng HS
thờ ơ với bài giảng, thụ động, ngại tư duy. Từ đó, vô hình chung đã làm mất đi
khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS. Quá trình dạy – học văn trong nhà
trường nói chung và dạy các bài VHS nói riêng đang đổi mới cơ bản về nội
dung và phương pháp dạy học, để từng bước khắc phục tình trạng HS thụ động
trong lĩnh hội tri thức, khẳng định vai trò HS là trung tâm, của quá trình dạy –
học, HS là bạn đọc sáng tạo. Vậy làm như thế nào để tiếp cận được mục đích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
giáo dục? Làm thế nào để phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của người
học? Đó là những vấn đề cụ thể đang cần tìm được lời giải đáp của các nhà sư
phạm chúng ta.
Đối với các bài VHS, làm thế nào để HS không thờ ơ với bài giảng,
hứng thú say mê tìm hiểu? Làm thế nào để HS rèn luyện được những thói
quen tốt trong học tập? Làm thế nào để HS hiểu rõ hơn về nền văn học Việt
Nam?
Vì vậy, đặt vấn đề hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua các bài
VHS là một việc làm cần thiết, sát thực, đúng với xu thế đổi mới phương pháp,
phù hợp với chiến lược “phát huy nội lực của người học”, đáp ứng mục tiêu của
giáo dục, như nghị quyết II của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã ghi:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện hình thành nếp tư duy sáng tạo của người học, phát triển
mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn
dân...”
Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử văn học
trong nhà trường là hình thành năng lực tự học cho HS qua từng bài học. Đó là
lí do khiến chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu..
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tự học trong nhà trường nói chung.
Vấn đề tự học của HS – SV đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan
tâm ở nhiều góc độ khác nhau.
Ở nước ngoài, trong sách “Học tập hợp lí” (Cộng hòa dân chủ Đức trước
đây) do R.Retzke chủ biên, các tác giả đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng năng lực
tự nghiên cứu cho HS mới vào trường. Năm 1984, NXB Thanh niên giới thiệu
cuốn “Nghiên cứu học tập như thế nào” của Hebơc Smitman (Cộng hoà dân
chủ Đức). Với cuốn sách này, tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề về phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
pháp nghiên cứu và tự học như thế nào cho khoa học và đạt kết quả cao. Cuốn
“Tự học như thế nào” của Rubakin, dịch giả là Nguyễn Đình Côi, xuất bản
1982 đã giúp bạn đọc biết tự học tập, nâng cao kiến thức toàn diện của mình.
Cuốn “Phương pháp dạy và học hiệu quả” – Cark Rogers – một nhà giáo dục
học, nhà tâm lý học người Mĩ do Cao Đình Quát dịch đã giải đáp cho HS câu
hỏi học cái gì và học như thế nào? Câu hỏi dạy cái gì và dạy như thế nào cũng
được giải đáp. Ngoài ra, còn khá nhiều cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề tự
học.
Ở nước ta, trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết về
tự học. Tác giả Vũ Quốc Anh có bài viết: “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của
HS THPT”. GS. Phan Trọng Luận với bài: “Dạy văn để HS tự học văn”. Tại Hà
Nội năm 1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề “Nghiên cứu tự học – tự
đào tạo” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều GS
đầu ngành. Trong cuộc hội thảo này, nội dung các bài viết, các bài phát biểu
đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và yêu cầu các cấp ngành phải chăm
lo xây dựng phong trào tự học toàn dân. Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo
Nguyễn Thị Bình nói: “Năng lực tự học – tự đào tạo đều tiềm ẩn trong mỗi con
người. Nếu biết kết hợp quá trình đào tạo ở trường, lớp với quan tâm tự học –
tự đào tạo thì đó là con đường ngắn nhất để tạo ra “nội lực” cần thiết cho sự
phát triển một con người và cho đất nước”. Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 2
năm 1998 đã đặc biệt quan tâm đăng tải một số bài viết tiêu biểu trong hội thảo:
“Tự học – chìa khoá vàng của giáo dục” của GS. Phan Trọng Luận, “Vì năng
lực tự học sáng tạo của HS” của Nguyễn Nghĩa Dân. Tiếp theo đó, tạp chí
Nghiên cứu giáo dục đã có rất nhiều các bài viết khác như bài của Thạc sĩ Thái
Văn Long (Cà Mau) “Khơi dậy và phát huy năng lực tự học sáng tạo của người
học trong Giáo dục - đào tạo”, hay “Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình
dạy học, giáo dục và đào tạo” của GS. Trần Bá Hoành, “Hồ Chí Minh với vấn
đề tự học” của GS. Đặng Quốc Bảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Bên cạnh đó, một số cuốn sách cũng được xuất hiện như “Tôi tự học” –
Nguyễn Duy Cần, “Tự học là một nhu cầu của thời đại” – Nguyễn Hiến Lê,
“Luận bàn và kinh nghiệm tự học” – GS. Nguyễn Cảnh Toàn... Những cuốn
sách này chủ yếu đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tự học
của một số tác giả. Đặc biệt, trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học còn cho
ra mắt bạn đọc tạp chí “Tự học”. Tập chí này đã thu hút sự quan tâm chú ý và
sự tham gia luận bàn về vấn đề tự học của nhiều nhà khoa học, giáo sư, nhà
giáo... Các tác giả đã cung cấp lý thuyết dạy tự học như thế nào, bên cạnh đó có
thể hiện thiết kế bài học một số môn. Tuy vậy, các cuốn sách hầu như mới chỉ
dừng lại ở phần lý thuyết chung nhất cho mọi môn học mà chưa đi vào các biện
pháp cụ thể đối với từng môn học.
Cuốn “Học và dạy cách học” do GS. Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên, NXB
ĐHSP, xuất bản 2002 là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết
một cách có hệ thống về việc “học” và “dạy cách học”. Cuốn sách này đã thực
sự là tài liệu bổ ích giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Việt Nam,
đặc biệt là quá trình dạy tự học.
2.2. Tự học trong môn Ngữ văn.
Ngữ văn là một môn học có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi người đọc
phải có sự liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Nên trong việc thay đổi phương
pháp giảng dạy thì giảng dạy môn Ngữ văn cũng là một vấn đề được quan tâm.
Cuốn “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn văn học” do nhóm tác giả
GS Trần Bá Hoành, TS Nguyễn Trí, PGS TSKH Cao Đức Tiến, TS Nguyễn
Trọng Hoàn biên soạn do NXBĐHSP Hà Nội xuất bản đã nói đến một trong
những đặc trưng của phương pháp tích cực đó là tự học. Các tác giả cũng nhấn
mạnh đến nội dung dạy và học tập trung vào HS. ở đó, các tác giả không chỉ
quan tâm đến kiến thức, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Cuốn “Văn học giáo dục thế kỉ XXI” của GS Phan Trọng Luận,
NXBĐHQG Hà Nội, 2002 có một số bài đề cập đến vấn đề đổi mới phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
pháp và vấn đề tự học. Với bài “Tự học – chuyện cũ mà mới”, tác giả đã đề cập
đến bí mật và bí quyết của tự học. Hay bài “Dạy cho sinh viên tự học và học
sáng tạo”, tác giả nhấn mạnh đến vấn đề: muốn cho sinh viên tự học và học
sáng tạo thì phải cải tiến lại nội dung bài giảng ở Đại học, nâng cao hơn nữa
chất lượng bài giảng.
Như vậy, đã có rất nhiều những bài viết, những công trình đề cập đến vấn
đề tự học nói chung và tự học môn Ngữ văn nói riêng. Các bài viết đã chỉ ra
được mục tiêu, cách thức, biện pháp để dạy tự học. Tuy nhiên, các bài viết còn
thiên về mặt lí thuyết mà chưa cụ thể hoá đối với từng môn học, phân môn của
nhà trường PT.
Ví dụ: đổi mới môn văn học mới chỉ tiếp cận về quá trình dạy tự học ở
góc độ giáo dục còn cụ thể với từng loại bài học như giảng văn, văn học sử,
tiếng Việt, tập làm văn... thì chưa có bài viết nào đề cập đến một cách sát thực,
vẫn còn thiếu vắng những chuyên luận vừa mang tính lí luận vừa mang tính
thực tiễn, sát thực với từng phân môn cụ thể của nhà trường THPT.
2.3. Tự học đối với bài học văn học sử.
Trong chương trình Ngữ văn ở THPT, các bài học về văn học sử chiếm
giữ một vị trí quan trọng vì nó cung cấp những tri thức khái quát về văn học
cho HS, nhưng lại chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất ít ỏi và khiêm tốn. “Mấy vấn đề giảng dạy
văn học sử ở trường PT cấp 3” và “Rèn luyện tư duy qua giảng dạy văn học”
của GS Phan Trọng Luận, hay trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học
văn” do GS Phan Trọng Luận chủ biên cũng chỉ dành một chương để nói về
văn học sử, hay một phần không nhiều trong cuốn “Dạy văn dạy cái hay cái
đẹp” của Nguyễn Duy Bình. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
luận văn Thạc sĩ cũng đã khai thác đề tài tự học, tự nghiên cứu như “Những
hình thức tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong giờ học văn học sử ở
trường THTP” của Đào Văn Phán, “Hình thành năng lực nghiên cứu cho HS
THPT qua giờ văn học sử” của Lê Khánh Tùng, “Rèn luyện năng lực tự học
cho HS qua những giờ văn học sử (bài khái quát giai đoạn văn học)” của
Nguyễn Thị Bích Hường, “Hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua bài
học văn học sử (tác gia)” của Vũ Thị Sáu.
Mặc dù dã có một số luận văn nghiên cứu về việc rèn luyện tự học
cho HS, nhưng chúng tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài “Day học văn học sử
theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh
lớp 10”. Chương trình và SGK Ngữ văn 10 đã có sự thay đổi về nhiều mặt.
Chúng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc
tháo gỡ những khó khăn, lúng túng cho GV trong khi thực thi chương trình
và SGK Ngữ văn mới.
3. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn của chúng tôi gồm có hai mục đích:
- Tìm hiểu thực tế giảng dạy các bài văn học sử ở THPT theo chương
trình SGK Ngữ văn 10 được thực thi đại trà trong nhà trường THPT từ năm học
2006 - 2007. Cụ thể là tìm hiểu tiến trình, các phương thức hoạt động của thầy
– trò và hiệu quả trong giờ học văn học sử.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất những biện pháp cụ thể để nhằm hình
thành tự học cho HS khi dạy các bài học về văn học sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để hoàn thành được mục tiêu đề ra, chúng tôi phải hoàn thành những
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lý thuyết (vị trí, mục đích, yêu cầu
của việc giảng dạy văn học sử, nguyên tắc giảng dạy văn học sử, các phương
pháp giảng dạy văn học sử, chương trình SGK Ngữ văn...)
- Nghiên cứu những tiền đề lí luận cần thiết về tự học, về đổi mới
phương pháp.
- Đánh giá có căn cứ thực trạng dạy –học văn học sử ở trường PT theo
hướng rèn luyện năng lực tự học.
- Đề xuất một số biện pháp để hình thành năng lực tự học cho HS qua bài
học văn học sử.
- Thiết kế bài học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu: phương pháp dạy học các bài học về văn học sử
theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: các bài học về văn học sử có trong SGK Ngữ văn
10.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài “Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và
phát triển năng lực tự học ở học sinh lớp 10”, chúng tôi sử dụng cả hai nhóm
phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Nhóm nghiên cứu lý thuyết sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê phân loại.
6.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành năng lực tự học
cho học sinh trong giảng dạy văn học sử ở THPT.
Chương II: Những biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học
qua các bài học văn học sử
Chương III: Một số thiết kế bài học văn học sử theo hướng dạy cách tự
học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học