Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến lớn. Việt Nam đã có những bước đi phù hợp, đúng đắn để tồn tại, phát triển, từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Song, bên cạnh đó, chính sách đổi mới cũng đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách lớn để thích nghi với môi trường mới - môi trường cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thế giới và trong khu vực.
53 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trên phạm vi đa quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến lớn. Việt Nam đã có những bước đi phù hợp, đúng đắn để tồn tại, phát triển, từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Song, bên cạnh đó, chính sách đổi mới cũng đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách lớn để thích nghi với môi trường mới - môi trường cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thế giới và trong khu vực.
Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán hàng hoá dịch vụ giữa các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm thu được lợi nhuận. Mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối đa hoá hoặc ổn định lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chi phí đầu tư, thực hiện giảm chi phí đầu tư theo qui mô và tìm kiếm lợi thế từ nước ngoài... Nhờ phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản xuất đã đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bán ra khắp toàn cầu... Cho phép doanh nghiệp có thêm một số chiến lược cạnh tranh với phạm vi đa quốc gia. Hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp chủ yếu thông qua xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Đề tài được chia làm 3 chương với các nội dung sau:
Chương I: Khái quát về công ty TNHH Sơn Mài Mới
Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý bổ sung của thầy cô và bạn bè. Em chân thành cảm ơn T.S Trần Văn Bão cùng toàn thể cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh mỹ nghệ của công ty TNHH Sơn Mài Mới đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Chương I
khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn sơn mài mới
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh Sơn Mài Mới
1. Tên công ty, quyết định thành lập
Công ty TNHH Sơn Mài Mới (Có tên giao dịch là The Lacquer Factory Co.Ltd) có trụ sở tại 467 Hà Huy Tập, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 05/ GP - KCN - HN ngày 28/04/1998.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng.
The Lacquer Factory Co.Ltd kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trang trí. Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ của công ty nhằm khai thác có hiệu quả nguồn vốn, vật tư, nhân lực và tài nguyên của đất nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Công ty có những chức năng sau:
Tổ chức, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ được phép xuất khẩu.
Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm do liên doanh, liên kết tạo ra.
Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phương tiện vận tải và sản xuất kinh doanh.
Được uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng được Nhà nước cho phép. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản ở Ngân hàng Ngoại Thương và được sử dụng con dấu theo mẫu.
2.2. Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của công ty gồm:
Thực hiện các chức năng kinh tế đối ngoại.
Nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra thị trường trong nước để xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm và dài hạn đáp ứng yêu cầu công nghiệp nhẹ cũng như nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Quản lý tập trung quỹ ngoại tệ của toàn công ty để tính toán và sử dụng có hiệu quả theo kế hoạch.
Tuân theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước
Thực hiện cam kết trong hợp tác quốc tế qua hợp đồng thương mại.
II. Mô hình tổ chức của công ty
1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty The Lacquer Factory Co.Ltd được chia làm hai khối dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc đó là: Khối quản lý và khối kinh doanh.
Khối quản lí bao gồm các phòng hành chính và phòng kế toán tài vụ.
Khối kinh doanh bao gồm các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, các phân xưởng sản xuất
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của The Lacquer Factory Co.Ltd
Giám Đốc
Khối Quản lý
Khối kinh doanh
P.
dép
P.
Cói
Văn
phòng
P.
Thêu
P. XNK 4
P.
Thị
trường
P.
TCKT
P.
Tổ
chức
Phòng
XNK
2
Phòng
XNK
3
P
XNK
9
P
TCMN
Phòng
Gốm
X -
Thêu
P.
XNK
5
Phòng XNK
6
2. Chức năng các phòng ban
2.1 Ban giám đốc:
Bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách tài chính, Phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ. đứng đầu công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước pháp luật. Giám đốc công ty có trách nhiệm sắp xếp, bố trí, chỉ đạo chung toàn bộ công ty, lấy ý kiến tham mưu của các phòng ban để lập ra kế hoạch và phát triển của toàn công ty. Bên cạnh đó, hai phó Giám đốc ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình còn giúp Giám đốc chỉ đạo hoạt động của công ty và đại diện cho công ty khi Giám đốc đi vắng.
2.2 Văn phòng:
Số cán bộ nhân viên của văn phòng gồm 12 người, chịu trách nhiệm quản lí tài sản chung của công ty và của các đơn vị, theo dõi tình hình sử dụng tài sản, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu thuộc phạm vi chi tiêu của văn phòng.
2.3 Phòng tổ chức cán bộ:
Gồm có 7 cán bộ nhân viên và họ có nhiệm vụ là:
Giúp các đơn vị tổ chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của công ty.
Làm quy hoạch đào tạo tuyển dụng lao động theo mục đích của sản xuất kinh doanh, giải quyết và khiếu nại, tố cáo về quyền lợi của người lao động, bảo vệ chính trị nội bộ, phòng ban, bảo mật.
2.4. Phòng kế toán tài chính:
Phòng gồm 11 người với chức năng giám đốc đồng tiền thông qua việc kiểm soát, quản lý tiền vốn và tài sản của công ty. Phòng này có nhiệm vụ là:
Hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh về nghiệp vụ mở sổ sách, theo dõi hoạt động của đơn vị, giúp cho họ làm thống kê báo cáo định kì, hạch toán nội bộ theo quy định của công ty và hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
Kiểm soát, kiểm tra các phương án kinh doanh đã được Giám đốc duyệt, thường xuyên đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hạch toán chính xác, góp ý kiến và chịu trách nhiệm về những kiến nghị và những góp ý của mình với từng phương án kinh doanh cụ thể, xác định được lỗ lãi để tính trả lương cho các đơn vị.
Xây dựng phương thức, qui chế, hình thức cho vay của công ty và bảo lãnh của Ngân hàng, nắm chắc chu trình luân chuyển của vốn, của từng hợp đồng, phương án nhằm ngăn chặn nguy cơ đọng, hụt hoặc mất vốn, không để tình trạng này xảy ra vì buông lỏng quản lý, sao nhãng nguyên tắc quản lý tài chính tiền tệ.
Lập quĩ dự phòng để giải quyết kịp thời các phát sinh bất lợi trong sản xuất kinh doanh, có nguồn vốn dự trữ cho các hợp đồng mới, chủ động xử lý khi có thay đổi về tổ chức, nhân sự, lao động có liên quan đến tiền...
2.5 Phòng thị trường hàng hoá:
Tìm hiểu khách hàng và thực hiện các biện pháp giữ khách.
Tìm hiểu và tìm kiếm các đối tác để hợp tác kinh doanh với các công ty .
Tìm hiểu các nhu cầu thị trường làm công tác tham mưu cho các phòng kinh doanh.
2.6 Các phòng nghiệp vụ xuất khẩu :
Bao gồm phòng trực tiếp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo các kế hoạch phương án đã được giám đốc duyệt.
Để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, công ty đã ban hành chế độ khoán kinh doanh theo đó các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu được phép vay vốn của công ty, tự tiến hành các hoạt động kinh doanh nếu tìm được các nguồn hàng và thị trường thích hợp, như vậy quyền hạn của các phòng kinh doanh được mở rộng hơn trước đồng thời cũng chịu trách nhiệm nhiều hơn trước.
Với qui chế hoạt động tự bản thân của các phòng kinh doanh được chủ động hơn trong hoạt động, phát huy được tính năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm của từng bộ phận, nhân viên trong phòng. Như vậy các phòng xuất nhập khẩu của công ty được mở rộng phạm vi kinh doanh có thể xuất nhập khẩu hoặc liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân khác nếu có khả năng. Tuy nhiên, từng phòng vẫn giữ các mặt hàng truyền thống và thị trường truyền thống trước kia.
III. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
1. Nguồn vốn của Công ty
Vốn là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nếu không có vốn thì doanh nghiệp không thể tiến hành dược các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào ngay từ khi thành lập cũng phải có một lượng vốn nhất định.
Nguồn vốn của The Lacquer Factory Co.Ltd do công ty tự huy động và liên doanh với các nhà đầu tư khác.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường, mục tiêu của công ty dề ra là duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh về cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Để thực hiện được mục tiêu này, công ty cần phải có tiềm năng về tài sản cũng như về nguồn vốn và lượng vốn này cần phải lớn thì mới đảm bảo được nhiệm vụ của công ty. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1 : Nguồn vốn kinh doanh của The Lacquer Factory Co.Ltd
(Đơn vị : Triệu VNĐ)
Tài sản/ năm
2003
2004
2005
2006
TSCĐ
9980
11302
10420
11203
TSLĐ
25670
34383
43036
47598
Tổng VKD
35650
45685
53457
58801
(Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty ).
Mặc dù ta thấy nguồn vốn của công ty tăng lên qua mỗi năm nhưng với sự trượt giá ngoại tệ mạnh cũng như các đồng tiền dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu thì mức tăng này vẫn chưa đáng kể. Tuy vậy ta thấy việc sử dụng vốn của công ty cũng đã dần dần từng bước được bố trí lại để thực hiện có hiệu quả số tài sản cũng như lượng vốn của công ty. Điều đó được thể hiện qua bố trí cơ cấu vốn của công ty qua các năm như sau:
Bảng 2: Cơ cấu vốn của The Lacquer Factory Co.Ltd
( Đơn vị :%)
Năm/
cơ cấu vốn
2003
2004
2005
2006
TSCĐ/TTS
29,0
28,1
19,5
19,1
TSLĐ/TTS
71,0
71,9
80,5
80,9
Tổng
100
100
100
100
(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty )
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ tài sản trên tổng số tài sản có giảm dần qua các năm và tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản tăng dần qua các năm. điều đó chứng tỏ rằng việc sử dụng và quản lý vốn của công ty là tương đối hợp lý, có hiệu quả và đáp ứng được với những yêu cầu của cơ chế thị trường đó là phải đảm bảo vốn đưa vào kinh doanh cao nhất và có hiệu quả nhất. Do đó công ty không ngừng tăng doanh số bán hàng qua từng năm đồng thời giảm chi phí ở mức thấp nhất có thể được. Từ đó tăng được lợi nhuận trên từng đơn vị sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1. Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Là mặt hàng truyền thống của dân tộc được làm chủ yếu bằng tay với nguyên liệu tre, nứa, gỗ, đất sét...Với các loại nguyên liệu đó kết hợp với bàn tay khéo léo của người Việt Nam, nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm như hàng gốm sứ, sơn mài, mây tre đan...
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là loại sản phẩm rất độc đáo ở Việt Nam, cái độc đáo không phải chỉ vì giá trị thực của sản phẩm mà nó còn mang đậm bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam - một dân tộc đã có bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Đây là điểm khác biệt giữa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nước trên thế giới. Từ những hình ảnh rất thực tế ở các vùng quê Việt Nam như hình ảnh một cậu bé đang chăn trâu, thổi sáo...Đến những hình tượng trong dân gian, các nghệ nhân với con mắt tinh tế, sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, tài ba của mình đã biến hình ảnh trong đời thường trở thành tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Trong những tác phẩm đó không chỉ chứa đựng công sức của người làm ra nó mà còn chứa đựng cả một nền văn hoá Việt Nam.
Trải qua thời gian, nghề thủ công mỹ nghệ đã có lúc bị mai một đi nhưng đến nay khi Đảng và Nhà nước ta có chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu đối ngoại, giao lưu văn hoá và chú trọng đến việc mở rộng mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống thì nghề thủ công mỹ nghệ lại bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, dưới bàn tay tài ba của các nghệ nhân, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa được kế thừa các kinh nghiệm truyền thống, vừa mang phong cách thẩm mỹ hiện đại. Sự kết hợp nhuần nhuyễn này tạo nên giá trị nghệ thuật cao của sản phẩm mà vẫn giữ được bản sắc nghệ thuật dân tộc. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ ngày càng được phát triển cả về chủng loại mẫu mã, đường nét tinh sảo và mang phong cách hiện đại kết hợp với giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam.
2.2. Đặc điểm thị trường - khách hàng
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ phần lớn được dùng để trình bày, trang trí, rất ít loại đưa vào giá trị sử dụng. Do vậy, lượng cầu không lớn nhưng đa dạng, phong phú về chủng loại và chi phí cao. Những sản phẩm này mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói riêng và các nước Phương Đông nói chung nên sản phẩm có giá trị cao song lại phụ thuộc vào nhu cầu của khách nước ngoài.
Do đặc điểm của sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên vấn đề tiêu thụ là vấn đề được đặc biệt quan tâm, mặt khác việc tiêu thụ sản phẩm cũng rất khác so với các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu bởi khách nước ngoài mà sản phẩm thủ công mỹ nghệ lại chủ yếu được tiêu thụ bởi khách nước ngoài. Do đó giá trị sử dụng của sản phẩm là rất thấp, chỉ có giá trị văn hoá, giá trị tinh thần là cao. Giá trị của nó được đánh giá không tuân theo quy luật chi phí mà nó tuân theo quy luật cảm nhận giá trị. Do vậy giá trị của sản phẩm cao không phải vì giá đắt hay rẻ, nhỏ hay lớn... mà giá trị của nó được cảm nhận qua giá trị phi vật chất. Điều này rất quan trọng đối với người làm quản lý là phải biết đưa sản phẩm đến đúng nơi có nhu cầu và đưa ra mức giá phù hợp với giá trị cảm nhận của khách hàng đồng thời nhấn mạnh những khía cạnh cuả sản phẩm mà khách hàng ưa chuộng từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, phát triển thị trường.
Sở dĩ sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty nhận được sự đánh giá cao của khách hàng chủ yếu do nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao, kết hợp được những thành quả văn hoá truyền thống của Việt Nam, kết hợp với chức năng thẩm mỹ hiện đại do đó giá trị nghệ thuật của sản phẩm ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa đối với khách hàng “Tư bản chủ nghĩa” những nước có trình độ khoa học phát triển, tự động hoá cao thì sản phẩm của họ đều dược làm bằng máy móc, dây chuyền hiện đại do đó sản phẩm của họ là sản phẩm công nghệ cao. Vì những sản phẩm hiện đại không có những nét nghệ thuật của những đôi bàn tay khéo léo như là sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Do vậy, họ quý giá trị của những tác phẩm thủ công nhất là những tác phẩm mang tính nghệ thuật.
Chương II
Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trách nhiệm hữu hạn sơn mài mới
I. Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty
1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty
Hoà cùng với xu thế phát triển của đất nước, công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ cũng ngày một lớn mạnh, công ty đã có cái nhìn khách quan và đúng đắn về xu thế biến động của thị trường ngày nay, kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty mà phạm vi kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó công ty cũng đã xác định cho mình một hướng đi đúng đắn và thích hợp đó là hoạt động kinh doanh theo cơ chế khoán quản tức là chia các bộ phận kinh doanh trong công ty thành các phòng nghiệp vụ kinh doanh hoạt động gần như độc lập với nhau như mỗi phòng tự làm các nghiệp vụ marketing, tìm kiếm và quan hệ với khách hàng…Qua đó công ty tận dụng khai thác được tối đa năng lực của các trưởng phòng và cán bộ công nhân viên trong phòng. Từ đó làm cho hoạt động kinh doanh của The Lacquer Factory Co.Ltd ngày càng phát triển.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
Tổng KNXNK
USD
23285000
24986000
25000000
25500000
Kế hoach xuất khẩu
USD
12000000
10200000
10500000
10500000
KNXK hoàn thành
USD
12096999
10404128
11254701
10448556
Tỷ trọng KNXK/Tổng KNXNK
%
51,95
41,64
45,02
40,97
Hoàn thành/kế hoạch
%
100,81
102
107,19
99,5
(Nguồn: báo cáo thực hiện xuất khẩu)
Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty biến động qua các năm tương đối ổn định. Năm 2004 so với năm 2003 kim ngạch xuất khẩu giảm 1692871 USD tức giảm 0,86 lần. Năm 2005 so với năm 2004 kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên 850573 USD gấp 1,08 lần, nhưng đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu lại giảm 804145 USD giảm 0,93 lần so với năm 2005. Sở dĩ có sự tăng giảm như vậy là do có sự thay đổi trong tiêu thụ sản phẩm của công ty với thị trường của nước bạn. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của công ty cao hơn các năm về sau vì số ngoại tệ công ty thu về không phải hoàn toàn là do tiêu thụ sản phẩm mà trong những năm 2003 trở về trước công ty còn thu về một khoản gọi là “thu hồi nợ của Chính phủ” đối với các nước Đông Âu ( Nga), mà số tiền này là khá lớn. Từ năm 2004 trở đi khi “thu hồi nợ của Chính phủ” đã hết thì kim ngạch xuất khẩu của công ty đã giảm đi, nhưng không chỉ do có nguyên nhân đó mà còn một nguyên nhân khách quan trọng hơn đó là sự cạnh tranh về mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các nước bạn trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Do nước bạn có nền khoa học công nghệ hiện đại, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm ra ngày càng đẹp hơn và giá thành cũng rẻ hơn của ta, vì thế khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn của ta dẫn đến các hợp đồng được ký kết có vẻ giảm đi và ta không có đủ khả năng cạnh tranh với thị trường trên thế giới.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có xu thế giảm đi nhưng công ty vẫn không ngừng cố gắng, thể hiện là việc hoàn thành kim ngạch xuất khẩu vẫn vượt quá chỉ tiêu mà công ty đề ra, không những thu về lượng ngoại tệ kế hoạch công ty đề ra mà còn thu về lớn hơn. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù có sự cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới nhưng toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không nản lòng mà đã có một sự cố gắng, nỗ lực tuyệt vời để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả đó, công lớn phải thuộc về sự chỉ đạo sáng suốt của đội ngũ lãnh đạo công ty sự năng động của các trưởng phòng kinh doanh cùng với lòng hăng say nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nên các mặt hàng xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng, chiếm được niềm tin của khách hàng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên qua mỗi năm.
2. Kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường của The Lacquer Factory Co.Ltd
2.1 Thị trường châu á Thái Bình Dương.
Đối với thị trường này thì các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan.... Đặc biệt là Đài Loan và Trung Quốc, trong những năm gần đây đã nhập một số lượng tương đối lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ của The Lacquer Factory, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó The Lacquer Factory Co.Ltd cũng gặp một số khó khăn, đó là sự cạnh tranh gay gắt của một số sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan.... Do đó, phần nào cũng làm giảm đáng kể kim nghạch xuất khẩu của công ty .
Qua bảng số liệu 4, ta thấy rằng thị trường của The Lacquer Factory Co.Ltd tại khu vực châu á Thái Bình Dương là tương đối lớn. Ngoài các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Trung quốc là thị trường khá vững chắc và ổn định, thì các nước như Indonexia, Philippin, Triều Tiên hai năm gần đây hầu như không nhập sản phẩm của The Lacquer Factory Co.Ltd nữa, công ty mất đi một vùng thị trường, làm giảm kim nghạch xuất khẩu của công ty.
Ngoài ra, công ty cũng không ngừng tìm kiếm thị trường mới ở khu vực này, ví dụ như Hàn Quốc, những năm trước hầu như không nhập sản phẩm của The Lacquer Factory Co.Ltd nhưng 2 năm gần đây đã nhập 1 số lượng sản phẩm khá lớn làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty . Mặt khác còn có thị trường trong nước và các khu chế xuất và có thị trường Nam Phi.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ sang
thị trường châu á - Thái Bình Dương
(Đơn vị: USD)
Năm
2003
2004
2005
2006
KCX-Thủ Đức
0
16039
0
0
Thái Lan
276748
276817
117948
165717