Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định thực hiện nhất quán : “ Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” ( Tr. 19, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội 2001). Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế của Đảng và Nhà nước. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng. Từ đó du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế Bản thân hoạt động kinh doanh du lịch phải phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường được nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày. Hình thức liên doanh, liên kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phương thức kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hoạt động kinh doanh du lịch với lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó lại kích thích đầu tư nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng về các ngành dịch vụ đã mở ra một cơ hội phát triển thuận lợi cho ngành du lịch đất nước. Do là một ngành khá nhạy cảm đối với những sự biến động của môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường vĩ mô nên bất cứ một động thái nào trong yếu tố vĩ mô đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của du lịch. Việc hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam, một mặt là do chính bản chất của ngành – lĩnh vực kinh tế Quốc tế đòi hỏi. Mặt khác, là do đường lối phát triển xã hội của Việt Nam quyết định. Bởi du lịch vốn là một ngành kinh tế dịch vụ đặc biệt, mang chuẩn mực quốc tế cao, tạo cảm giác thoải mái cho du khách nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh - những yếu tố đem đến tâm lý thoải mái và dễ chịu như: chính trị ổn định, môi trường trong sạch, cơ sở vật chất hấp dẫn, chính sách nhập cảnh đơn giản, thuận lợi .
59 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định thực hiện nhất quán : “ Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” ( Tr. 19, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội 2001). Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế của Đảng và Nhà nước. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng. Từ đó du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế…Bản thân hoạt động kinh doanh du lịch phải phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường được nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày. Hình thức liên doanh, liên kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phương thức kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hoạt động kinh doanh du lịch với lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó lại kích thích đầu tư nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng về các ngành dịch vụ đã mở ra một cơ hội phát triển thuận lợi cho ngành du lịch đất nước. Do là một ngành khá nhạy cảm đối với những sự biến động của môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường vĩ mô nên bất cứ một động thái nào trong yếu tố vĩ mô đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của du lịch. Việc hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam, một mặt là do chính bản chất của ngành – lĩnh vực kinh tế Quốc tế đòi hỏi. Mặt khác, là do đường lối phát triển xã hội của Việt Nam quyết định. Bởi du lịch vốn là một ngành kinh tế dịch vụ đặc biệt, mang chuẩn mực quốc tế cao, tạo cảm giác thoải mái cho du khách nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh - những yếu tố đem đến tâm lý thoải mái và dễ chịu như: chính trị ổn định, môi trường trong sạch, cơ sở vật chất hấp dẫn, chính sách nhập cảnh đơn giản, thuận lợi….
Trong những năm qua, hội nhập Quốc tế của du lịch Việt Nam đã có nhiều thành công góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh ngành du lịch, góp phần tích cực trong quá trình đàm phán của Việt Nam vào WTO. Tuy nhiên khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì yêu cầu đặt ra đối với hội nhập Quốc tế lại càng quan trọng hơn. Một mặt, hội nhập Quốc tế tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên cả 3 cấp độ : Quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Mặt khác, phải giữ nguyên tắc hội nhập của Đảng và Nhà nước Việt Nam là : Hội nhập nhưng phải giữ độc lập tự chủ, tự lực tự cường, bảo đảm an ninh quốc gia, ổn định chính trị -xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, nhóm sinh viên ngành Quản trị du lịch K46 chúng em mạnh dạn chọn đề tài : “Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO” làm công trình nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2007.
2. Đối tượng nghiên cứu : Hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu quá trình hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : Tìm ra các bài học kinh nghiệm của Du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập các dữ liệu thứ cấp về các sự kiện hội nhập kinh tế Quốc tế của ngành du lich Việt Nam, phân tích các kết quả hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của ngành du lịch.
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Không kể mở đầu, kết luận công trình khoa học này được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1. Cơ sở khoa học về hội nhập Quốc tế trong du lịch.
Chương 2. Khái quát về thực trạng hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học chúng em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Mạnh, Hội đồng khoa học Khoa, Ban chấp hành Liên chi đoàn khoa Du lịch và Khách sạn đã gợi ý, tạo điều kiện và tận tính hướng dẫn cho nhóm sinh viên chúng em hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học đầu tay này.
Chương I:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH
1.1 Các khái niệm cơ bản về hội nhập quốc tế
Hội nhập là gì ?
Nhiều định nghĩa, thường gắn với các trường phái lý thuyết chức năng (Trường phái thể chế): “ Hội nhập là một quá trình hướng tới và là sản phẩm cuối cùng của sự thống nhất về chính trị giữa các quốc gia riêng rẽ ”. Cho đến nay có ba cách tiếp cận tiêu biểu về hội nhập quốc tế . Cách tiếp cận thứ nhất: cho rằng hội nhập là sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình; sản phẩm đó là sự hình thành một nhà nước liên bang kiểu Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Cách tiếp cận thứ hai cho rằng hội nhập là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu thương mại, thông tin, du lịch, di trú…từ đó hình thành dần các cộng đồng (vừa là quá trình vừa là sản phẩm). Cách tiếp cận thứ ba cho rằng hội nhập vừa là quá trình vừa là sản phẩm cuối cùng, nhưng nhấn mạnh hội nhập là sự hợp tác trong hoạch định chính sách và thái độ của tầng lớp tinh tuý.
Cách tiếp cận hội nhập ở Việt Nam
Hội nhập là cách nói gọn của cụm từ hội nhập kinh tế quốc tế, nên cần hiểu là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.. Như vậy hội nhập (hay hội nhập kinh tế quốc tế) thực chất cũng là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá. Nguyên tắc hội nhập của Việt Nam là: Hội nhập nhưng phải giữ độc lập tự chủ, tự lực tự cường , bảo đảm an ninh quốc gia, ổn định chính trị -xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của hội nhập
- Với bên ngoài: ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế; cùng các thành viên đàm phán, xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, cam kết đối với thành viên của các định chế tổ chức đó.
- Bên trong: Tiến hành các công việc cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu của quá trình hội nhập cũng như thực hiện các quy định, cam kết về hội nhập (Điều chỉnh chính sách; Điều chỉnh cơ cấu kinh tế; Cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực).
Toàn cầu hoá hoá
Theo quan niệm rộng:, toàn cầu hóa là hiện tượng hay qúa trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt của đời sống xã hội (kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh, môi trường…) giữa các quốc gia. Hiện tượng đa phương diện trong nhiều hình thức hoạt động xã hội đa dạng, vừa mang tính tích cực vừa có tác động tiêu cực.
Theo quan niệm hẹp: (khái niệm kinh tế), toàn cầu hóa là hiện tượng hay quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.
Theo TS.Nguyễn Văn Lưu, toàn cầu hóa là một sự liên kết, theo đó những gì diễn ra trong một lĩnh vực ở một phần thế giới đều tác động đến lĩnh vực và phần còn lại của thế giới.
Theo cách nói của Bill Clinton- cựu Tổng thống Hoa Kỳ, toàn cầu hoá là một thuật ngữ kinh tế tương đương với sức mạnh của tự nhiên, như gió hay nước. Có thể lợi dụng sức gió để thổi căng những cánh buồm. Có thể lợi dụng sức nước để tạo ra năng lượng. Chúng ta có thể nỗ lực bảo vệ con người và tài sản khỏi gió bão và lũ lụt. Nhưng, không có lý do gì để phủ định sự tồn tại của gió và nước, cũng như không có cớ gì để phải huỷ diệt chúng. Điều này cũng đúng với quá trình toàn cầu hoá. Có thể tối đa hoá những lợi ích của nó và giảm thiểu những rủi ro mà nó đem lại, nhưng không thể bỏ qua nó và chắc chắn là nó sẽ chẳng ra đi.
Xu hướng của quá trình toàn cầu hoá
Có thể nói, ngày nay xu thế toàn cầu hoá đã và đang trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Xu thế này khiến cho những rào cản kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần dần được dỡ bỏ, một thị trường toàn cầu với nguyên tắc luật lệ thống nhất đang được hình thành cùng với nó là sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học công nghệ càng làm tăng thêm độ “nóng bỏng” cho nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, không phải ngẫu nhiên mà toàn cầu hoá lại là xu thế phát triển chung của thế giới. Sự hội tụ đầy đủ các yếu tố như: tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế, sự mở rộng liên kết của các công ty đa quốc gia và các vấn đề về môi trường đã cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng hội nhập trên tất cả các lĩnh vực. Những nguyên nhân này có thể là do chủ quan hay cũng có thể là do khách quan mang lại song chúng đều là những yếu tố mang tính quy luật không sớm thì muộn sẽ xuất hiện và tác động vào nền kinh tế thế giới như một cú huých quan trọng làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của kinh tế toàn cầu.
Xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện từ lâu. Có thể nói “ con đường tơ lụa” từ Á sang Âu đã biểu hiện sơ khai của xu thế này. Tới thế kỷ VI, với những đại phát kiến về địa lý và đặc biệt là từ thế kỷ XVIII, khi loài người chuyển từ thời đại nông nghiệp sang thời đại công nghiệp thì nền kinh tế dần dần mang tính chất toàn cầu hoá với những xu hướng sau:
- Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế
Xu hướng hoà bình, hợp tác và phát triển kinh tế
Xu hướng phát triển dân số thế giới
Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ
Hai mặt của quá trình toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá phá bỏ hoặc ít ra giảm bớt những rào cản ngăn cách, mở rộng thị trường, kích thích sản xuất, đồng thời cũng làm cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Trình độ toàn cầu hoá cao gia tăng chưa từng thấy tính tuỳ thuộc lẫn nhau C.Mác và Ph. Ăng-ghen gọi là “sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”. Nền sản xuất của nhiều quốc gia được đưa vào dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu; một khâu trong dây chuyền ấy trục trặc có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của toàn bộ hệ thống. Điều đó làm cho nền kinh tế của mỗi nước bị cột chặt vào nền kinh tế chung, đồng thời cũng củng cố vị thế của các nước nếu biết giành vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế. Những hiện tượng mới như hệ thống thông tin, truyền hình vượt biên giới quốc gia mang tính toàn cầu; hàng rào thuế quan được dỡ bỏ hoặc hạ thấp; sự chuyển dịch hàng hoá, tiền tệ, dịch vụ, lao động thông thoáng, thậm chí ở một khu vực rộng lớn, công dân qua lại không cần hộ chiếu, thị thực đòi hỏi cách đề cập hoàn toàn mới trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Sự giao lưu về văn hoá tư tưởng cũng khác hẳn trước; nhờ thông tin hiện đại cái hay lan truyền rất nhanh, cái độc hại cũng được phổ biến trong chớp nhoáng; một sự kiện xảy ra ở bất cứ đâu khó bề giữ kín và chịu phản ứng tức thì.
Toàn bộ tình hình trên đặt ra sự lựa chọn thật không dễ dàng: không quan tâm tới tính toàn cầu hoá cao, co cụm, khép kín thì không phát triển được, thậm chí có muốn cũng khó bề thực hiện được; nắm bắt và lựa cách tận dụng xu thế mới thì có cơ phát triển song cũng phải gánh chịu những tác động không đơn giản của những làn gió từ bên ngoài lùa vào. Xu hướng chung trên thế giới là chọn cách thứ hai; vấn đề là khôn khéo khai thác những tác động thuận chiều, hạn chế ảnh hưởng không thuận chiều hướng đó.
Đi đôi với xu thế toàn cầu hoá, gần đây chúng ta được chứng kiến sự phát triển rất mạnh mẽ của xu thế khu vực hoá.
Khu vực hoá
Theo nghĩa rộng, khu vực hóa là hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc liên kết giữa các nước và hình thành các nhóm hoặc tổ chức, khu vực hoạt động trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, khu vực hóa là một hiện tượng trong quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế giữa một số nước tập hợp thành những nhóm khu vực có mức độ liên kết kinh tế khác nhau.
Khu vực hoá thể hiện trên ba cấp. Thứ nhất, cấp “đại khu vực”, mở rộng Liên minh Châu Âu (EU), mở ra triển vọng biến toàn bộ Châu Âu thành một thực thể. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Hội nghị hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) họp ở Bôgo (Indonexia) vừa quyết định hình thành khu vực mậu dịch tự do. Ở Châu Mỹ, Hội nghị cấp cao họp ở Maiami (Mỹ) cũng quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ (FTAA). Thứ hai, “tiểu khu vực”, các khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự do Nam Mỹ (MERCOSỦ)…ra đời. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực như: Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Tổ chức hợp tác kinh tế của Tây Á (ECO), Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF)… Thứ ba, cấp tầm liên quốc gia gần đây xuất hiện nhiều tam- tứ giác phát triển, nhất là ở Đông Nam Á; tam giác phát triển phía nam bao gồm Singapore, bang Giôho của Malayxia và đảo Baatm phía nam Thái Lan, các bang phía Bắc Malayxia và tỉnh Xumatowra của Indonexia; tam giác phát triển phía đông bao gồm đảo Minđanao của Philippin, Xulavêxi của Indonexia và miền đông Malayxia; tứ giác vàng bao gồm Thái lan, Mianma, Lào và Vân Nam (Trung Quốc); ở Đông Bắc Á có tam giác sông Chumen bao gồm các khu vực biên giới của Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc, Nga..
Xu thế này phản ánh lợi ích của các nước mở rộng thị trường, phối hợp nguồn nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng, tài nguyên để cùng nhau phát triển. Xu hướng khu vực hoá đồng thời cũng là một sự “phản ứng” đối với xu thế toàn cầu hoá, một sự tập hợp lực lượng để đối khó với sự cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ. Một số nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, muốn thông qua việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do để giành thị trường và phát huy ảnh hưởng, xác định vai trò của mình. Khác với trước đây, xu hướng khu vực hoá diễn ra đồng thời với xu hướng toàn cầu hoá, các tổ chức khu vực bao gồm các nước có chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển khác nhau, đều có xu hướng mở chứ không khép kín. Tuy nhiên, nếu không khéo xử lý thì hai xu hướng ấy có thể trở thành đối lập nhau. Các tổ chức khu vực sẽ biến thành các khối khép kín. Khu vực hoá tăng khả năng phát triển của các quốc gia song không phải là thang thuốc vạn năng nếu như bản thân mỗi nước không gia tăng nội lực của mình; ngược lại sẽ gánh chịu sự cạnh tranh chèn ép mãnh liệt.
Nhìn chung lại, hai xu thế lớn là toàn cầu hoá và khu vực hoá có nguồn gốc sâu xa, đang phát triển mạnh mẽ, có tác động sâu sắc về nhiều mặt tới quan hệ quốc tế, chính sách của các quốc gia, đời sống các dân tộc. Tiến hành chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá cả về quan hệ chính trị lẫn quan hệ kinh tế, chúng ta không thể không nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc, nội dung, hình thức biểu hiện và những tác động của chúng để tìm cách thích nghi, ứng phó.
Các biểu hiện cụ thể của nền kinh tế du lịch toàn cầu:
Sự hình thành của các khối kinh tế khu vực, trong đó du lịch-dịch vụ đóng vai trò quan trọng: EU, khối Bắc Mỹ, ASEAN…
Sự hình thành của nhiều tổ chức toàn cầu, khu vực, tiểu khu vực, trực thuộc hoặc không trực thuộc liên hợp quốc đang tham gia trực tiếp hoặc giántiếp điều tiết hoạt động du lịch thế giới: các tổ chức như: GO, NGOs.
Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, một dạng ban đầu của tổ chức kinh tế tương lai của nền kinh tế du lịch toàn cầu đang phát triển và chi phối quan hệ kinh tế du lịch quốc tế: các liên minh, hiệp hội lữ hành, khách sạn, hàng không…
Các tổ chức hội nhập quốc tế tiêu biểu trong du lịch
Tổ chức quốc tế mang tính chính phủ về du lịch
Tổ chức du lịch thế giới (United Nations Word Tourism Organization_UNWTO)
Ngày thành lập: 02-01-1975 do việc cải tổ Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch Quốc gia. Đây là một tổ chức có tính chất liên chính phủ của Liên hiệp quốc. Để phân biệt với tổ chức Thương mại Thế giới (WORD TRADE ORGANIZATION-WTO) cũng có tên viết tắt như Tổ chức Du lịch Thế giới WORD TOURISMS RGANIZATION-WTO) tháng 11 năm 2005 Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) được đổi tên theo tiếng Anh là UNITED NATIONS WORDL TOURISM ORGANIZATION và viết tắt là UNWTO.UNWTO có khoảng 500 thành viên gồm 3 loại: Thành viên độc lập, thành viên liên kết, thành viên chi nhánh. Trụ sở chính đặt tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha. Mục đích của UNWTO là khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch quốc tế nhằm phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và chung sống hoà bình giữa các dân tộc.
Các hoạt động chính của UNWTO: Tổng kết kinh tế du lịch thế giới, thống kê du lịch, tổ chức các hội nghị, hội thảo, hoạt động nghiên cứu về du lịch toàn cầu, hoạt động marketing du lịch, tổ chức quản lý du lịch, bảo vệ môi trường, thông qua các văn kiện quan trọng như Hiến chương du lịch, bộ luật du lịch, các tuyên bố về du lịch khuyến cáo Liên hợp quốc và các chính phủ, các nhà nước có các những giải pháp phát triển du lịch phù hợp.
Ngôn ngữ sử dụng chính: ANH, PHÁP, TÂY BAN NHA.
Tài liệu phát hành: Tạp chí Du lịch Thế giới, Thống kê Du lịch, Tổng kết Du lịch Thế giới, địa chỉ website: http: //www.world-tourism.org
Việt Nam tham gia UNWTO năm 1981. Năm 1987, Việt Nam được bầu là Phó chủ tịch Uỷ ban Đông Á-Thái Bình Dương, tích cực tham gia đại hội thường niên, đại hội khu vực, tranh thủ sự hỗ trợ của UNWTO về thông tin, đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật.
Tổ chức phi chính phủ ( Non - govermental Organization, gọi tắt là NGOs)
Đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới với nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc từ xa xưa của NGOs vốn là những nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của họ là hoạt động nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và người nghèo, không phân biệt chính kiến và địa dư. Cho tới nay trên thế giới các nước có quan điểm khác nhau về phân loại và định nghĩa về NGOs.
* Một số nước coi tất cả các tổ chức không phải của chính phủ là các NGOs.
* Theo luật pháp một số nước, các tổ chức NGOs nước ngoài bao gồm các tổ thể có tư cách pháp nhân là các Viện, các tổ chức tư nhân hay công cộng hoặc các quỹ, là những tổ chức không có chính phủ. Các NGOs đó là các tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo luật và quy đinh của nước đó không theo đuổi mục đích chính trị.
* Theo định nghĩa của tổ chức Liên hợp quốc, NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tế nào đựơc lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng NGOs đó có thể bao gồm các tổ chức có các thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện tư cách thành viên không cho phép thành viên đó tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó.
Có thể rút ra đặc điểm chung của loại hình tổ chức này là nó đựơc thành lập một cách tự nguyện và hợp pháp, không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận.
Liên đoàn hiệp hội các hãng lữ hành (Universal Federation ò Travel agent Association UFTTA
Thành lập: tháng 11 năm 1966 tại Roma.
Trụ sở chính hiện nay:Thủ đô Brussel, Vương quốc Bỉ.
Tính chất: Tổ chức liên kết quốc tế phi chính phủ về du lịch.
Thành viên có khoảng 900. Bao gồm các thành phần doanh nghiệp độc lập, hiệp hội lữ hành, thành viên đại diện cho quốc gia.Phạm vi hoạt động ở 10 khu vực trên phạm vi toàn thế giới, mỗi khu vực có một giám đốc điều hành. Mục đích của các tổ chức này chứng minh cho các chính phủ thấy được sự đóng góp to lớn của lữ hành cho sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Các hoạt động chính là bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp của các thành viên, tiêu chuẩn hoá chức danh nghề nghiệp, phổ biến các văn bản pháp luật quốc tế về du lịch đến các thành viên, khuyến nghị các biện pháp nhằm giảm thủ tục hành chính đỡ gây phiền hà cho khách, do an ninh an toàn, tổ chức hội thảo hội nghị trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp.
Ngôn ngữ sử dụnh chính: ANH, PHÁP, TÂY BAN NHA.
Tài liệu phát hành ấn phẩm hàng tháng UFTTA WORLD MAGAZINE
Địa chỉ Website: http: //www.uftta.org
Hiệp hội thế giới các