Trong quá trình đổi mớiđất nước, đường lối đúng đắn của Đảng về
phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của
nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng. Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã xác định trong
thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải “Đặc biệt
coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”). Đ ến
Đại hội IX khẳng định: “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực
cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn”.Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã
ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ 2001-2010”.Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định “Đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Và tại Hội nghị
lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ra Nghị quyết về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với các mục tiêu phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn đến năm 2010, 2020 tương ứng với thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011) và Chiến lược phát
triển kinh tế -xã hội 2011 –2020, tiếp tục xác định: phát triển nông nghiệp
toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệtđớigắn với giải quyết tốt các vấn đề
nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất
2
khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Trong những năm qua, từ vai trò, sự cần thiết của việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra những tiền đề,
những điều kiện phát triển kinh tế –xã hội để thực hiện thắng lợi chiến lược
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 25năm thực hiện đường lối đổi mới, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn Tây Ninh đã đạt được thành tựu khá toàn diện.
Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện và từng bước nâng
lên, nhất là nông dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số và nông dân ở vùng tôn
giáo .
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng nông thôn Tây Ninh
vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chếcần khắc phục:
Sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng nhưng kém bền vững, phân tán,
manh mún, phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, giá cả, thiên tai, dịch bệnh.
Mức độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, mang tính tự
phát, không ổn định. Hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn yếu kém, việc ứng dụng
máy móc, khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn thấp.
Ngành nghề nông thôn thiếu đầu tư nên phát triển chậm; ngành nghề
truyền thống chưa được chú trọng, phát huy và đang dần mai một, dẫn đến
tình trạng lao động dư thừa tăng, đời sống nông dân còn thấp.Các ngành phục
vụ nông nghiệp chậm đổi mới, thiếu liên kết.
Trình độ dân trí thấp, lao động thủ công là chính, thiếu cán bộ có năng
lực và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang
diễn ra chậm so với yêu cầu phát triển. Để phát huy những tiềm năng, những
lợi thế, đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chếđã nêu trên, một mặt
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,
mặt khác thúc đẩy nhanh các ngành nghề công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, để từng bước nâng cao
3
đời sống nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn ở một tỉnh như Tây Ninh
có hơn 80% là nông dân. Việcnghiên cứunhằm tìm ra giải pháp đẩy nhanh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2011 -2020 góp phần đưa Tây Ninh đến năm 2020 cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp là việc làm cần thiết, có ý nghĩa vừa cấp bách vừa lâu dài và
mang tầm chiến lược cho địa phương Tây Ninh.
111 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 -2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÊ TRUNG KIÊN
ĐẨY NHANH CÔNG NGHIIỆP HOÁ,, HIIỆN ĐẠII HOÁ
NÔNG NGHIỆP,, NÔNG THÔN TỈỈNH TÂY NINH
(giiaii đoạn 2011 – 2020)
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60.31.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÊ TRUNG KIÊN
ĐẨY NHANH CÔNG NGHIIỆP HOÁ,, HIIỆN ĐẠII HOÁ
NÔNG NGHIIỆP,, NÔNG THÔN TỈỈNH TÂY NIINH
(giai đoạn 2011 – 2020)
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60.31.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ TRẦN VĂN NHƯNG
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các tư liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ
ràng, không sao chép các công trình nghiên cứu khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Trung Kiên
Học viên Cao học Kinh tế chính trị K20
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Mở đầu........................................................................................................... 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn...................................................................................... 6
1.1. Khái niệm, vai trò và sự cần thiết khách quan đẩy nhanh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ........................................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 6
1.1.2. Vai trò đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn .......................... 9
1.1.3. Sự cần thiết khách quan đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn Tây Ninh........................................................................................ 11
1.2. Những quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học, chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ................................................................ 12
1.2.1. Quan điểm của các nhà kinh tế học..................................................................12
1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin............................................... 14
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh ....................................................................... 17
1.2.4. Quan điểm của Đảng ta....................................................................... 18
1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn..................................................................................................23
1.3.1. Nguồn vốn.........................................................................................................23
1.3.2. Nguồn nhân lực................................................................................... 24
1.3.3. Khoa học – công nghệ......................................................................... 25
1.3.4. Thị trường nông nghiệp, nông thôn..................................................... 26
1.4. Kinh nghiệm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và bài học rút ra cho Tây Ninh .............................................. 27
1.4.1. Kinh nghiệm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn............. 27
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tây Ninh trong quá trình đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.......................... 35
Chương 2: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Tây Ninh..................................................... 37
2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh ............................... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 37
2.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội .................................................................. 39
2.2. Thực trạng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn giai đoạn 2001 - 2010 .................................................................... 42
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn........................... 42
2.2.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn . 49
2.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ................................................... 51
2.2.4. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp ................................................... 53
2.2.5. Nguồn nhân lực .................................................................................. 56
2.2.6. Giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe ...................................................... 57
2.2.7. Xây dựng đời sống văn hóa - xã hội ................................................... 58
2.2.8. Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân thành tựu, hạn chế ........... 59
2.2.9. Bài học kinh nghiệm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh.......................................................... 65
2.2.10. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ..................................................... 66
Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy nhanh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh đến năm 2020 ...... 68
3.1. Quan điểm ............................................................................................. 68
3.2. Phương hướng ....................................................................................... 69
3.2.1. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh tế nông
nghiệp, nông thôn .................................................................................. 69
3.2.2. Đẩy nhanh đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội . 74
3.2.3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ......................................... 74
3.2.4. Nâng cao hiệu quả của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội ......................................................................... 75
3.2.5. Quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường bền vững........................... 76
3.2.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo và đào tạo lại, giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo........................................................................ 76
3.2.7. Phát triển mạnh sự nghiệp văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khỏe nhân dân ........................................................................... 77
3.3. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn .78
3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, phát triển nhanh kết cấu
hạ tầng KT-XH và xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại ...... 78
3.3.2. Đẩy nhanh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phù hợp ở
từng vùng để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển ................... 82
3.3.3. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của
quá trình phát triển nhanh và bền vững .................................................. 83
3.3.4. Đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.................................................................................... 85
3.3.5. Huy động, sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư phát
triển ....................................................................................................... 86
3.3.6. Phát triển thương mại – dịch vụ .......................................................... 87
3.3.7. Thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội ...................................... 88
3.4. Kiến nghị............................................................................................... 90
Kết luận....................................................................................................... 91
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH.TW : Ban Chấp hành Trung ương
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HA : Hecta
HTX : Hợp tác xã
KHCN : Khoa học công nghệ
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
WTO : (Word Trade Organisation) Tổ chức thương mại thế giới
USD : Đô la Mỹ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tây Ninh.......................39
Bảng 2: Cơ cấu GDP theo ngành.................................................................42
Bảng 3: Cơ cấu GDP theo ngành nông nghiệp............................................. 44
Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.................................................54
1
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
Trong quá trình đổi mới đất nước, đường lối đúng đắn của Đảng về
phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của
nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng. Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã xác định trong
thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải “Đặc biệt
coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”). Đến
Đại hội IX khẳng định: “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực
cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn”. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã
ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định “Đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Và tại Hội nghị
lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ra Nghị quyết về
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với các mục tiêu phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn đến năm 2010, 2020 tương ứng với thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011) và Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, tiếp tục xác định: phát triển nông nghiệp
toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề
nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất
2
khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Trong những năm qua, từ vai trò, sự cần thiết của việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra những tiền đề,
những điều kiện phát triển kinh tế – xã hội để thực hiện thắng lợi chiến lược
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn Tây Ninh đã đạt được thành tựu khá toàn diện.
Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện và từng bước nâng
lên, nhất là nông dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số và nông dân ở vùng tôn
giáo….
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng nông thôn Tây Ninh
vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục:
Sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng nhưng kém bền vững, phân tán,
manh mún, phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, giá cả, thiên tai, dịch bệnh...
Mức độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, mang tính tự
phát, không ổn định. Hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn yếu kém, việc ứng dụng
máy móc, khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn thấp.
Ngành nghề nông thôn thiếu đầu tư nên phát triển chậm; ngành nghề
truyền thống chưa được chú trọng, phát huy và đang dần mai một, dẫn đến
tình trạng lao động dư thừa tăng, đời sống nông dân còn thấp. Các ngành phục
vụ nông nghiệp chậm đổi mới, thiếu liên kết.
Trình độ dân trí thấp, lao động thủ công là chính, thiếu cán bộ có năng
lực và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang
diễn ra chậm so với yêu cầu phát triển. Để phát huy những tiềm năng, những
lợi thế, đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế đã nêu trên, một mặt
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,
mặt khác thúc đẩy nhanh các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để từng bước nâng cao
3
đời sống nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn ở một tỉnh như Tây Ninh
có hơn 80% là nông dân. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp đẩy nhanh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2011 - 2020 góp phần đưa Tây Ninh đến năm 2020 cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp là việc làm cần thiết, có ý nghĩa vừa cấp bách vừa lâu dài và
mang tầm chiến lược cho địa phương Tây Ninh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, Nghị quyết từ Đại hội Đảng khóa III (năm 1960) đến Đại
hội khóa XI (01/2011) đều quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và
cũng có nhiều Nghị quyết chuyên đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Và
Nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung cũng đã có
nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí góp phần
cung cấp lý luận về phát triển nông nghiệp, nông thôn như:
- PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (1991), Thực trạng nông nghiệp, nông
thôn và nông dân Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội;
- GS.TS Đào Thế Tuấn (1986), Chiến lược phát triển nông nghiệp, Nxb
Nông nghiệp;
- PGS.TS Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế
trang trại gia đình trên thế giới và châu Á, Nxb Thống kê, Hà Nội;
- PGS.TS Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội
nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- GS.TS Hồ Văn Vĩnh, Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
trong tình hình mới, Tạp chí cộng sản số 786, 4/2008;
- PGS.TS Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nxb
Phương Đông;…
Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong việc
cung cấp lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu trên với nội dung nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, do đó,
việc vận dụng vào thực tiễn ở Tây Ninh hết sức khó khăn.
4
Năm 1998 ở Tây Ninh, Viện kinh tế nông nghiệp đã phối hợp với các
cơ quan chức năng Tây Ninh xây dựng Đề án “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn Tây Ninh giai đoạn 1998 – 2010”. Đề án bước đầu
cũng đã đóng góp nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế - xã hội của Tây
Ninh ở từng thời điểm nhất định, có nhiều vấn đề mới đặt ra mà Đề án chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển như: cơ sở lý luận, công tác quy hoạch, cơ cấu
kinh tế,…
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2020” làm luận
văn tốt nghiệp là đề tài mới, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về một số vấn đề lý luận chung, thực trạng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Tây Ninh từ
năm 2001 – 2010 và giải pháp cho giai đoạn 2011 - 2020.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn về
những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển.
Nhằm đưa ra phương hướng, các giải pháp cơ bản đẩy nhanh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 -
2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: Phương pháp
duy vật biện chứng, trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, phân tích
hệ thống, so sánh, thống kê, chuyên gia.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Tây Ninh nhằm rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
5
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về
đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh
có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng như Tây Ninh và làm tư liệu giảng
dạy và nghiên cứu môn học Kinh tế chính trị.
7. Kết cấu nội dung của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được bố cục làm 3 chương.
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Chương 2: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Tây Ninh.
- Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh đến năm 2020.
6
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1. Khái niệm, vai trò và sự cần thiết khách quan đẩy nhanh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.1.1. Một số khái niệm
- Nông nghiệp: được hiểu theo các góc độ khác nhau:
+ Dưới góc độ hoạt động kinh tế, nông nghiệp là tập hợp các hoạt động
lao động của con người trong môi trường khí hậu, đất và sinh học cụ thể,
trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhằm tạo ra những sản phẩm động thực
vật để làm thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu… cho tiêu
dùng, sản xuất của xã hội.
+ Dưới góc độ ngành kinh tế kỹ thuật, nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất của nền kinh tế quốc dân. Đó là hệ thống các cơ quan quản lý, các đơn
vị, tổ chức thực hiện chức năng sản xuất và tổ chức, quản lý quá trình sản
xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người dựa vào quy luật sinh học của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm
lương thực…; Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả ba ngành nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản).
Như vậy, nông nghiệp là tổ hợp các ngành kinh tế sinh học trong lĩnh
vực nông, lâm, ngư nghiệp và là một ngành kinh tế trong khu vực nông thôn
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa, bức xạ mặt trời...
- Nông thôn: là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất
nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn.
Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn (ấp)…,
trong tâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề
7
trồng trọt, chăn nuôi cổ truyền từ bao đời nay của người Việt. Làng - xã là
một cộng đồng dân cư sinh sống có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính
xác định. Do vậy, nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách
khác, làng là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam.
- Kinh tế nông thôn: là một khu vực của nền kinh tế quốc dân gắn liền
với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung
của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh
tế… vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều
ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ… trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành
kinh tế chủ yếu.
Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao