Trong một vài năm gần đây, giá của sản phẩm nông sản trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm nhu cầu về sản phẩm nông sản không có sự đột biến lớn và đang chững lại. Tình hình này tạo ra bất lợi đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản. Tuy nhiên các quốc gia trong khu vực Châu á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, Inđônêxia sau thời kỳ khủng hoảng đã phát triển trở lại với tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong thời gian tới để phục vụ cho hoạt động sản xuất các quốc gia này có khả năng nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu và các sản phẩm nông sản. Do đó trong thời gian tới Trạm vẫn tiếp tục duy trì xuất khẩu nông sản sang các thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và tiến hành thăm dò một số thị trường triển vọng.
15 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn sang Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn sang Hàn Quốc
Chương III. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn sang Hàn Quốc.
I. Dự báo tiềm năng thị trường xuất khẩu nông sản và định hướng xuất khẩu của Trạm kinh doanh XNK Tiên Sơn.
1. Dự báo tiềm năng xuất khẩu mặt hàng nông sản của trạm sang thị trường Hàn Quốc.
Trong một vài năm gần đây, giá của sản phẩm nông sản trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm nhu cầu về sản phẩm nông sản không có sự đột biến lớn và đang chững lại. Tình hình này tạo ra bất lợi đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản. Tuy nhiên các quốc gia trong khu vực Châu á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, Inđônêxia… sau thời kỳ khủng hoảng đã phát triển trở lại với tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong thời gian tới để phục vụ cho hoạt động sản xuất các quốc gia này có khả năng nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu và các sản phẩm nông sản. Do đó trong thời gian tới Trạm vẫn tiếp tục duy trì xuất khẩu nông sản sang các thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… và tiến hành thăm dò một số thị trường triển vọng.
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm trong thời gian tới.
* Phương hướng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản của Trạm trong thời gian tới.
Trong thời gian tới Trạm phải chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường trong đó chủ yếu là nghiên cứu khách hàng, coi khách hàng là vị trí trung tâm trong mọi hoạt động của trạm. Ngoài ra gắn công tác khoa học kỹ thuật với sản xuất, nắm bắt về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để tập trung nghiên cứu sản xuất những mặt hàng nông sản mà khách hàng ưa dùng, lắng nghe những đóng góp của khách hàng. Tổ chức hạch toán kinh tế triệt để và toàn diện. Qua hạch toán từ phân tích lỗ lãi mà biết được thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của Trạm. Kịp thời điều chỉnh những sai sót nảy sinh trong quá trình hoạt động của Trạm đặc biệt trong lĩnh vực phát triển và bảo toàn vốn. Từ đó đầu tư thêm và sử dụng tốt các trang thiết bị, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt lao động, cải thiện điều kiện lao động cho các cán bộ công nhân viên sử dụng chính sách tiền thưởng, tiền lương một cách hợp lý, khuyến khích lợi Ých vật chất cho người lao động. Từ đó tạo nên sức mạnh cho Trạm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng phù hợp nhu cầu đáp ứng phù hợp nhu cầu thị trường, làm tăng uy tín của Trạm để tạo thêm sức cạnh tranh.
Sản phẩm nông sản là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được đối với đời sống con người. Nhưng ở các giai đoạn khác nhau t hì nhu cầu đòi hỏi cũng khác nhau. Nhu cầu thay đổi theo từng vùng, tập quán, thị hiếu của từng dân tộc, mức thu nhập khác nhau thì nhu cầu về nông sản cũng khác nhau. Xã hội càng phát triển càng văn minh thì nhu cầu về nông sản đòi hỏi ngày càng cao. Do đó sản phẩm nông sản cần phải đa dạng cả về kích cỡ, màu sắc kiểu dáng, chất lượng, an toàn vệ sinh.
Xuất phát từ những đánh giá khả năng thực tế của Trạm và những kinh nghiệm có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Trạm đã đề ra được phương hướng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản của Trạm. Trong thời gian tới trạm mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu một cách có hiệu quả hơn. Đẩy mạnh xuất khẩu đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu, tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Chất lượng hàng hoá phải luôn được đảm bảo. Trạm kiên quyết chỉ xuất khẩu những mặt hàng đảm bảo chất lượng và các chỉ tiêu đặt ra. Phương châm kinh doanh của Trạm là hiệu quả và sự an toàn về vốn, tài sản được đặt lên hàng đầu. Thực hiện vòng quay vốn nhanh, tăng nhanh chu kỳ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh chóng nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Với phương hướng đó của Trạm thì trong thời gian tới đòi hỏi trạm phải ngày càng không ngừng tăng sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm. Trạm phải năng động sáng tạo, nhạy bén trong kinh doanh. Không ngõng khai thác thông tin để mở rộng (thông tin xuất khẩu) thị trường xuất khẩu truyền thống như: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…
II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của trạm kinh doanh xuất khẩu nhập Tiên Sơn sang thị trường Hàn Quốc.
1. Đề xuất về mục tiêu và chính sách kênh phân phối xuất khẩu
Nhiệm vụ của Trạm là những việc mà Trạm thực hiện và có thể làm để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Các nhiệm vụ này được phát triển dưới một hình thức ngắn gọn và tổng quát. Mục tiêu là sự cụ thể hoá nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Trạm thường hướng tới những mục tiêu đó.
Mục tiêu phân phối luôn gắn liền với mục tiêu Marketing, trạm phải xác định mục tiêu cụ thể và hợp lý cho chính sách phân phối và vận động hàng hoá. Xây dựng được mục tiêu này trước hết trạm phải hiểu rõ đặc điểm kinh doanh của mình tính chất của đặc điểm hàng hoá kinh doanh bởi đây là những yếu tố sẽ tác động đến chiến lược phân phối của trạm. Thực tế cho thấy trong tương lai Trạm cần đạt được các mục tiêu sau:
+ Xác định phần t hị trường mặt hàng của trạm cần chiếm giữ (thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng).
+ Khối lượng tiêu thụ mặt hàng cần đạt được (theo bảng dự báo kế hoạch). Khối lượng hàng hoá tiêu thụ ngày càng tăng.
+ Chi phí kinh doanh tối thiểu
+ Khả năng khai thác thị trường và sử dụng các kênh có sẵn có hiệu quả cao, xây dựng kênh mới tốt hơn kênh cũ.
+ Xâm nhập được nhiều vùng thị trường mới.
Xét cho cùng thì chính sách phân phối là nhằm định hướng vào người tiêu dùng, nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thông qua các kênh phân phối phù hợp với từng loại thị trường. Các mục tiêu cần đạt được thể hiện sự thống nhất giữa hệ thống phân phối ở tầm vĩ mô và vi mô nghĩa là một mặt chính sách phân phối phải thoả mãn của quá trình lưu thông trên một diện rộng, mặt khác phải phù hợp với đặc điểm của trạm, điều kiện thị trường. Để tăng cường khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh khách hàng của thị trường.
2. Đề xuất về các hạn chế hay ràng buộc đối với kênh xuất khẩu.
Phân phối là khâu trung gian quan trọng nối kết người tiêu dùng với công ty thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất. Nó là một trong bèn giai đoạn của quá trình sản xuất xã hội: Sản xuất - tiêu dùng - trao đổi - phân phối - tiêu dùng. Khi thiết lập kênh phân phối trạm cần phải phân tích nhu cầu của người tiêu dùng xem họ cần gì? ở đâu? … và phải trả lời được các câu hỏi:
+ Ai là người điều khiển tổ chức kênh?
+ Có bao nhiêu kênh phân phối được áp dụng vào trạm?
+ Các loại trung gian trong kênh?
Để trả lời được các câu hỏi trên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
+ Đặc điểm của khách hàng:
Trong cơ chế thị trường với đầy đủ các chủng loại hàng hoá khác nhau thì nhu cầu của con người càng phong phú và đa dạng. Nhu cầu của con người phụ thuộc vào: thu nhập; trình độ, tập quán; thị hiếu…Do vậy để cho sản phẩm của Trạm có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng Hàn Quốc thì trong thời gian tới trạm phải có kế hoạch đổi mới nội dung nghiên cứu khách hàng ở thị trường Hàn Quốc, cụ thể như:
- Nghiên cứu phân loại kết cấu tập khách hàng tiềm năng: Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường Hàn Quốc, trạm cần có sản phẩm đa dạng và phong phú về chất lượng, kiểu dáng, kích cỡ… phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Để thực hiện được điều này trạm cần phải phân loại kết cấu của tập khách hàng tiềm năng theo những tiêu thức hợp lý nhất.
* Tập khách hàng mua buôn: là tập khách hàng mua sản phẩm về bán lại nên họ thường mua với số lượng lớn.
* Tập khách hàng mua lẻ: là những tập khách hàng mua về tiêu dùng với số lượng nhỏ.
+ Đặc điểm của sản phẩm:
Do đặc tính sản phẩm nông sản của trạm là dễ hư hỏng. Mà thị trường Hàn Quốc lại ở rất xa nước ta cho nên trong thời gian tới, trạm cần phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng.
3. Đề xuất về hệ thống phân phối thế vị.
Khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Hàn Quốc, Trạm đã sử dụng cả hai loại kênh phân phối: phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp. Trước đây, khi công nghệ sản xuất của Trạm chưa được hiện đại, sản xuất vẫn còn mang tính thô sơ là chủ yếu, chất lượng sản phẩm chưa được cao nên khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hàn Quốc trạm sử dụng kênh phân phối trực tiếp là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, nếu trạm không sử dụng kênh phân phối trực tiếp mà sử dụng kênh phân phối tiếp phải qua nhiều khâu trung gian, do đặc tính của sản phẩm nông sản là dễ hư hỏng nếu phải qua nhiều khâu trung gian sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng thì thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ dài hơn và lâu hơn. Do đó sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ không đảm bảo về mặt chất lượng.
Hiện nay, do trang thiết bị máy móc công nghệ sản xuất của trạm đã được đầu tư đổi mới rất nhiều nên vấn đề về chất lượng sản phẩm đã được khắc phúc, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Mặt khác, qua phần phân tích thực trạng phân phối xuất khẩu của trạm ở chương II thì trạm nên sử dụng kênh phân phối xuất khẩu gián tiếp bởi vì sử dụng kênh phân phối này chi phí thấp hơn và hạn chế được rủi ro.
Lời nói đầu
Toàn cầu hoá đã và đang được nhắc đến ở mọi nơi trên thế giới như là một xu hướng tất yếu của đời sống kinh tế quốc tế. Nó diễn ra ngày một sâu rộng mang lại lợi Ých cho nhiều quốc gia.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương mở rộng phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực KDQT. Khi tham gia vào KDQT sự thành công hay thất bại của các công ty phụ thuộc phần lớn vào việc luân chuyển hàng hoá và tiền tệ, tức là công ty phải đảm bảo đầu ra cho hàng hoá liên tục và hiệu quả. Muốn vậy công ty phải lựa chọn cho mình một kênh phân phối thích hợp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Marketing xuất nhập khẩu nói chung cũng như tầm quan trọng của hoạt động phân phối xuất khẩu nói riêng trước những đòi hỏi của thực tế. Do đó em chọn đề tài nghiên cứu: Hoàn thiện qui trình phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Hàn Quốc của trạm kinh doanh XNK Tiên Sơn.
* Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở làm sáng tỏ cơ sở lý luận phân phối xuất khẩu tiến hành phân tích hoạt động phân phối XK mặt hàng nông sản của Trạm kinh doanh XNK Tiên Sơn sang thị trường Hàn Quốc trong thời gian qua và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện qui trình phân phối xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.
* Giới hạn nghiên cứu:
Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên em chỉ nghiên cứu đề tài này trên góc độ tiếp cận môn học Marketing thương mại quốc tế tập trung vào các hoạt động phân phối xuất khẩu.
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp số liệu để tiến hành phân tích.
* Bố cục đề tài: Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận về phân phối xuất khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK.
Chương II: Thực trạng hoạt động phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn sang thị trường Hàn Quốc.
Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của Trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn sang thị trường Hàn Quốc.
Chương I. Cơ sở lý luận về phân phối xuất khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
I. Tổng quan về hoạt động phân phối xuất khẩu.
1. Khái niệm về phân phối xuất khẩu và sự cần thiết của hoạt động phân phối xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1. Khái niệm về phân phối xuất khẩu
* Khái niệm về phân phối
Phân phối là hoạt động có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trên cơ sở tối đa hoá hiệu quả các nguồn lực. Phân phối là đưa đến người tiêu dùng sản phẩm mà họ có nhu cầu ở địa điểm với chất lượng, thời gian và chủng loại mong muốn của họ.
* Khái niệm về phân phối xuất khẩu
Phân phối xuất khẩu là quá trình đưa sản phẩm từ các nhà sản xuất trong nước đến những người tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài với chất lượng, số lượng, màu sắc, hình dáng và kích thước mà họ mong muốn.
1.2. Sự cần thiết của hoạt động phân phối xuất khẩu
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi xã hội phát triển, đời sống của con người được nâng cao, nhu cầu của con người phân tán khắp mọi nơi. Khi đó phân phối đóng vai trò quan trọng và là sự cần thiết của bất kỳ công ty sản xuất kinh doanh nào. Phân phối vận động hàng hoá và dịch vụ được xem xét trên hai mặt: tổ chức lưu chuyển danh nghĩa và phân phối vận động vật lý của chúng tư đầu ra của người sản xuất và cung ứng đến khi tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng, là một bộ phận hữu cơ trọng yếu hợp thành quá trình Marketing tổng thể và chiến lược Marketing.
Các hoạt động phân phối với mục đích nhằm giải quyết vấn đề hàng hoá và dịch vụ phục vụ như thế nào đến người tiêu dùng. Các hoạt động phân phối đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất đến người tiêu dùng, giúp cho nhà sản xuất tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra và thu được lợi nhuận. Đồng thời làm thỏa mãn một số nhu cầu của người tiêu dùng, giúp cho nhà sản xuất xác định được nhu cầu của thị trường và từ đó có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Sự cần thiết của các kênh phân phối trong hoạt động phân phối cũng là một trong những quyết định phức tạp mà ban lãnh đạo phải thông qua. Các kênh công ty lựa chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tất cả các quyết định khác trong Marketing - Mix. Chính sách giá cả tuỳ thuộc vào công ty đã lựa chọn những đại lý bán buôn nhỏ, những đại lý lớn bán buôn có qui mô lớn, vừa hoặc nhỏ. Các quyết định về nhân viên bán hàng của mình phụ thuộc vào qui mô hoạt động thương mại và huấn luyện mà công ty sẽ phải tiếp xúc với các đại lý. Ngoài ra, các quyết định của công ty về kênh phân phối đòi hỏi phải giao trách nhiệm lâu dài cho các công ty khác. Vì vậy, ban lãnh đạo phải chọn các kênh phân phối không chỉ nhằm những mục tiêu trước mắt mà còn phải nghĩ đến mục tiêu lâu dài.
Hiện nay, do môi trường kinh doanh quốc tế rất phức tạp và với tốc độ phát triển như ngày nay khi rất nhiều các loại hàng hoá và dịch vụ được tung ra thị trường thì các nhà sản xuất kinh doanh luôn phải nghĩ làm thế nào để đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất và tốt nhất. Cộng thêm với những điều đã được nhắc tới ở trên ta thấy hoạt động phân phối xuất khẩu rất cần thiết và quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh XNK.
2. Vai trò, chức năng của các thành viên trong phân phối.
2.1. Vai trò của phân phối.
Các hoạt động phân phối có vai trò như là những thước đo tính hiệu quả của sản xuất. Các kế hoạch sản xuất chỉ thực hiện có hiệu quả khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng.
Vai trò của phân phối được thể hiện:
+ Phân phối là chiếc cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng
+ Phân phối giúp tăng cường chuy chuyển hàng hoá
+ Hệ thống phân phối và cấu trúc của nó quyết định phân đoạn thị trường mà công ty có thể tiếp cận.
+ Phân phối là mối liên kết giữa công ty với khách hàng và các trung gian. Tuy nhiên hệ thống phân phối tiêu tốn nhiều thời gian, khó có thể biến đổi và không thể biến đổi nhanh chóng một cách dễ dàng.
2.2. Chức năng của các thành viên trong kênh phân phối.
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu chuyển từ nhà sản xuất qua các kênh phân phối khác nhau đến người tiêu dùng. Nhờ nó mà khắc phục những ngăn cách về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng. Vì vậy mà các thành viên trong kênh phân phối có chức năng vô cùng quan trọng, đó là:
+ Kích thích tiêu thụ
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I. Cơ sở lý luận về phân phối xuất khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
I. Tổng quan về hoạt động phân phối xuất khẩu.
1. Khái niệm về phân phối xuất khẩu và sự cần thiết của hoạt động phân phối đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1. Khái niệm về phân phối xuất khẩu
1.2. Sự cần thiết của hoạt động phân phối xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK.
2. Vai trò của phân phối và chức năng của các thành viên kênh trong phân phối.
2.1. Vai trò của phân phối
2.2. Chức năng của các thành viên kênh trong phân phối.
II. Phân định những nội dung cơ bản của quy trình phân phối xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK.
1. Mục tiêu và chính sách kênh phân phối.
2. Các hạn chế hay ràng buộc đối với kênh xuất khẩu
3. Các hệ thống phân phối thế vị
4. Lựa chọn các thành viên kênh
5. Quản trị các mối quan hệ kênh
III. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động phân phối xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK
1. Tốc độ chu chuyển và bảo toàn vốn
2. Tốc độ chu chuyển hàng hoá
3. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
4. Chỉ tiêu kế hoạch
Chương II. Thực trạng hoạt động phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn sang thị trường Hàn Quốc.
I. Khái quát về tổ chức và hoạt động kinh doanh của trạm kinh doanh XNK Tiên Sơn.
1. Quá trình hình thành và phát triển của trạm
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trạm
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của trạm
4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của trạm
II. Phân tích và đánh giá quy trình phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn sang thị trường Hàn Quốc.
1. Đặc điểm mặt hàng nông sản và thị trường nhập khẩu Hàn Quốc đối với mặt hàng nông sản.
2. Mục tiêu và chính sách kênh phân phối xuất khẩu
3. Các hạn chế hay ràng buộc đối với kênh xuất khẩu
4. Các hệ thống phân phối thế vị
5. Lựa chọn các thành viên kênh
6. Quản trị các mối quan hệ kênh
III. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn.
1. Những thành tích đạt được
2. Những hạn chế
3. Nguyên nhân
3.1. Khách quan
3.2. Chủ quan
Chương III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình phân phối xuất khẩu mặt hàng nông sản của trạm kinh doanh xuất nhập khẩu Tiên Sơn sang thị trường Hàn Quốc.
I. Dự báo tiềm năng thị trường xuất khẩu nông sản và định hướng xuất khẩu của trạmg kinh doanh XNK Tiên Sơn
1. Dự báo tiềm năng xuất khẩu mặt hàng nông sản của trạm sang thị trường Hàn Quốc.
2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của trạm trong thời gian