Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường biển và đới ven bờ đã và đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm. Môi trường của các vùng đất ngập mặn là một phần không thể thiếu thuộc đới ven bờ của mọi quốc gia có biển. Vùng đất ngập mặn được coi là nơi rất nhạy cảm về môi trường hiện nay bởi lẽ ở đó có tương tác trực tiếp giữa đất liền và biển. Mọi biến động về môi trường cả phía đất liền cũng như biển đều lưu lại dấu tích trong vùng đất đó. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tổng thể hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý các vùng đất ngập mặn ven biển nước ta hiện nay là một yêu cầu thời sự và cấp bách.
Huyện Kim Sơn được thành lập năm 1892 và là huyện ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Do vị trí nằm kẹp giữa sông Đáy ở phía đông và sông Càn ở phía tây, nên phần lớn đất đai của huyện được hình thành bởi quá trình bồi tụ của hai con sông này tạo nên. Lịch sử phát triển huyện Kim Sơn gắn liền với 9 lần quai đê lấn biển. Cho đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.747 ha, trong đó vùng bãi bồi Kim Sơn có diện tích khoảng 6.660 ha và chia ra 4 khu vực như sau:
- Khu vực Bình Minh 1: Khu vực trong đê Bình Minh 1 thuộc Nông trường Bình Minh.
- Khu vực Bình Minh 2: từ đê Bình Minh 1 đến đê Bình Minh 2.
- Khu vực Bình Minh 3: từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3.
- Khu vực Bình Minh 4: từ ngoài đê Bình Minh 3 đến mép triều kiệt.
Trong đó, hai khu vực Bình Minh 3 và Bình Minh 4 là khu vực đất ngập mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều lên xuống hàng ngày do đê Bình Minh 3 chưa được khép kín.
Bãi bồi Kim Sơn là vùng đất mở. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, mỗi năm mảnh đất này có tốc độ lấn ra biển trung bình từ 80 - 100m. Đây là khu vực có tốc độ bồi tụ hàng năm thuộc loại lớn nhất ở vùng ven biển nước ta. Trước đây, việc khai thác bãi bồi hầu như chỉ theo một mục đích duy nhất là tạo thêm đất nông nghiệp và nơi ở cho một bộ phận dân cư không có đất đai canh tác. Do vậy, hiệu quả kinh tế khai thác bãi bồi không được xem là vấn đề quan trọng mà an sinh xã hội mới là vấn đề đặt lên hàng đầu.
Bãi bồi Kim Sơn là mảnh đất luôn biến động do ảnh hưởng của hai tác nhân chủ yếu là các điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người. Vì vậy, đánh giá đúng, chính xác các điều kiện tự nhiên và xu thế biến động của chúng, đồng thời điều chỉnh hoạt động của con người sao cho phù hợp trong vấn đề khai thác sử dụng bãi bồi đảm bảo sự PTBV cả về kinh tế và môi trường là nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học với tiêu đề: “Đề xuất quy hoạch môi trường vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình”. Mục tiêu của đề tài là đánh giá tổng thể hiện trạng môi trường sinh thái, tạo cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương hoạch định chính sách quản lý và BVMT cũng như phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý bễn vững và có hiệu quả vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nói riêng và các vùng đất ngập mặn ven biển nói chung.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: hiện trạng môi trường đất, nước.
Nghiên cứu các nguyên nhân gây biến động môi trường và dự báo xu hướng biến động môi trường vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.
Đưa ra các định hướng và các giải pháp quy hoạch nhằm sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên khu vực bãi bồi. Thành lập bản đồ định hướng quy hoạch môi trường khu vực.
82 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất quy hoạch môi trường vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường biển và đới ven bờ đã và đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm. Môi trường của các vùng đất ngập mặn là một phần không thể thiếu thuộc đới ven bờ của mọi quốc gia có biển. Vùng đất ngập mặn được coi là nơi rất nhạy cảm về môi trường hiện nay bởi lẽ ở đó có tương tác trực tiếp giữa đất liền và biển. Mọi biến động về môi trường cả phía đất liền cũng như biển đều lưu lại dấu tích trong vùng đất đó. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tổng thể hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý các vùng đất ngập mặn ven biển nước ta hiện nay là một yêu cầu thời sự và cấp bách.
Huyện Kim Sơn được thành lập năm 1892 và là huyện ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Do vị trí nằm kẹp giữa sông Đáy ở phía đông và sông Càn ở phía tây, nên phần lớn đất đai của huyện được hình thành bởi quá trình bồi tụ của hai con sông này tạo nên. Lịch sử phát triển huyện Kim Sơn gắn liền với 9 lần quai đê lấn biển. Cho đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.747 ha, trong đó vùng bãi bồi Kim Sơn có diện tích khoảng 6.660 ha và chia ra 4 khu vực như sau:
- Khu vực Bình Minh 1: Khu vực trong đê Bình Minh 1 thuộc Nông trường Bình Minh.
- Khu vực Bình Minh 2: từ đê Bình Minh 1 đến đê Bình Minh 2.
- Khu vực Bình Minh 3: từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3.
- Khu vực Bình Minh 4: từ ngoài đê Bình Minh 3 đến mép triều kiệt.
Trong đó, hai khu vực Bình Minh 3 và Bình Minh 4 là khu vực đất ngập mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều lên xuống hàng ngày do đê Bình Minh 3 chưa được khép kín.
Bãi bồi Kim Sơn là vùng đất mở. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, mỗi năm mảnh đất này có tốc độ lấn ra biển trung bình từ 80 - 100m. Đây là khu vực có tốc độ bồi tụ hàng năm thuộc loại lớn nhất ở vùng ven biển nước ta. Trước đây, việc khai thác bãi bồi hầu như chỉ theo một mục đích duy nhất là tạo thêm đất nông nghiệp và nơi ở cho một bộ phận dân cư không có đất đai canh tác. Do vậy, hiệu quả kinh tế khai thác bãi bồi không được xem là vấn đề quan trọng mà an sinh xã hội mới là vấn đề đặt lên hàng đầu.
Bãi bồi Kim Sơn là mảnh đất luôn biến động do ảnh hưởng của hai tác nhân chủ yếu là các điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người. Vì vậy, đánh giá đúng, chính xác các điều kiện tự nhiên và xu thế biến động của chúng, đồng thời điều chỉnh hoạt động của con người sao cho phù hợp trong vấn đề khai thác sử dụng bãi bồi đảm bảo sự PTBV cả về kinh tế và môi trường là nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học với tiêu đề: “Đề xuất quy hoạch môi trường vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình”. Mục tiêu của đề tài là đánh giá tổng thể hiện trạng môi trường sinh thái, tạo cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương hoạch định chính sách quản lý và BVMT cũng như phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý bễn vững và có hiệu quả vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nói riêng và các vùng đất ngập mặn ven biển nói chung.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: hiện trạng môi trường đất, nước.
Nghiên cứu các nguyên nhân gây biến động môi trường và dự báo xu hướng biến động môi trường vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.
Đưa ra các định hướng và các giải pháp quy hoạch nhằm sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên khu vực bãi bồi. Thành lập bản đồ định hướng quy hoạch môi trường khu vực.
CHƯƠNG 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch môi trường
Trong tài liệu hướng dẫn về Phương pháp luận quy hoạch môi trường do Cục môi trường thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành (tháng 12/1998) đã đưa ra khái niệm về QHMT như sau: “QHMT là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Thực chất của công tác QHMT là việc tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng các thành phần môi trường phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên trong vùng quy hoạch. Mặt khác, không gian lãnh thổ đều được sử dụng cho các hoạt động KT - XH của con người. Vì vậy QHMT cũng có thể ngoài quy hoạch mới về chức năng môi trường không gian còn có thể là việc điều chỉnh không gian và các thành phần môi trường đã có làm sao để việc khai thác sử dụng chúng phù hợp với chức năng môi trường của mình. Như vậy thực chất của công tác QHMT lãnh thổ là điều hoà sự phát triển của hệ thống KT - XH. Môi trường đang tồn tại ở đó. Mục tiêu của sự điều hoà này là đảm bảo một cách bền vững sự phát triển KT-XH mà không vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên.
1.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung cơ bản của quy hoạch môi trường
1.1.2.1. QHMT phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trường (có 4 chức năng môi trường cơ bản là cung cấp tài nguyên, tổ chức sản xuất, tổ chức dân cư và chứa đựng chất thải).
- Điều chỉnh các hoạt động phát triển và quản lý chất thải nhằm đảm bảo môi trường sống trong sạch cho con người.
- Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên.
- Tổ chức quản lý môi trường theo khu vực hoặc theo vùng quy hoạch.
1.1.2.2. QHMT ở bất kỳ cấp nào đều phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Sự phù hợp của cấu trúc và bố trí cơ cấu phát triển KT - XH với luật bảo vệ môi trường và các luật về sử dụng hợp lý từng dạng tài nguyên thiên nhiên về chất lượng môi trường nhằm PTBV.
- Phối hợp, lồng ghép với QHPTKTXH, quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên, sử dụng đất.
- Kết hợp giữa các nhà khoa học và thực tiễn sẵn có phục vụ cho công tác quản lý môi trường. Hoạt động QHMT được tiến hành trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ liên ngành ở trình độ tiên tiến.
- Sẵn sàng thực hiện kiểm soát toàn bộ chất gây ô nhiễm ở mức độ phân chia chức năng khác nhau, trong đó tổng lượng chất ô nhiễm thải ra không vượt quá giới hạn quy định.
1.1.2.3. Các nội dung chính của QHMT bao gồm:
- Quy hoạch và quản lý tài nguyên (nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, các khu bảo tồn)
- Quy hoạch sinh thái cảnh quan (chức năng tự nhiên của cảnh quan, các hệ sinh thái, các khu hệ động thực vật, đa dạng sinh học, các lưu vực và mạng lưới sông ngòi).
- Quy hoạch sinh thái đô thị (sử dụng các nhiên liệu hoá thạch liên quan đến khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm khác, chất thải sản xuất và sinh hoạt, sinh thái cảnh quan đô thị).
Các bước nghiên cứu trong QHMT được thể hiện trong Hình 1.
1.1.3. Các hoạt động triển khai về quy hoạch môi trường trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.3.1. Quy hoạch môi trường trên Thế giới
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 19 đã xuất hiện quan niệm QHMT rộng rãi trong công chúng. Lý thuyết về QHMT đã được phát triển liên tục từ nhà xã hội học Nga Pháp, Le Play, đến nhà quy hoạch Scotlen, Sir Patrick Geddes, và sau đó là người học trò người Mỹ của ông, Lewis Mumford, và sau này là Ian McHarg tác giả của Thiết kế cùng tự nhiên (Design with Nature). QHMT đã thực sự được quan tâm từ khi xuất hiện Phong trào môi trường (Environmental Movement) ở Mỹ vào những năm 60, khi mà các quốc gia phát triển trên thế giới quan tâm một cách nghiêm túc tới các thông số môi trường trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển.
Kinh nghiệm về lý thuyết và thực hành quy hoạch vùng ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á khác nhau rất nhiều. Ngay tại Mỹ nhiều lúc, các nhà quy hoạch vùng đã từng bị coi là không thực tế và vai trò của khoa học môi trường đối với các nhà quy hoạch ít gây được chú ý của công chúng. Ở Úc, các yếu tố môi trường được đem vào quy hoạch vùng ngay từ năm 1941.
Ở châu Á, quy hoạch phát triển vùng phát triển nhất tại Nhật Bản. Khởi đầu từ năm 1957, quy hoạch phát triển cho các vùng nông thôn kém phát triển nhằm đạt được việc sử dụng hiệu quả đất và các nguồn tài nguyên thông qua quy hoạch hoàn chỉnh, sự đầu tư của công chúng vào cơ sở hạ tầng, tạo môi trường sống trong lành, và thông qua các biện pháp bảo tồn thiên nhiên.
Quy hoạch vùng ở châu Á tập trung vào cả vùng nông thôn và thành thị. Quy hoạch vùng nông thôn thường bao gồm định cư, phát triển tài nguyên nước. Giai đoạn nhận thức môi trường ở châu Á và các nước phát triển khác là từ khi xảy ra hàng loạt vụ khủng hoảng môi trường những năm 50, 60 đã nổi lên do nhiễm độc thuỷ ngân ở Minamata, Nhật Bản, những ảnh hưởng liên quan đến thuốc trừ sâu, tràn dầu và nhiều sự cố môi trường mà ảnh hưởng của chúng đã tác động lên một vùng rộng lớn gây sự chú ý của công chúng. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sau Hội nghị môi trường Liên Hợp Quốc tại Stockholm, cuộc họp liên quốc gia tại Bankok năm 1973 đã thông qua Kế hoạch hành động châu Á về môi trường.
Quy hoạch môi trường
Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường
Dự báo phát triển kinh tế -xã hội (nếu chưa có) và dự báo biến động tài nguyên và môi trường
Phân tích, đánh giá chức năng môi trường
Quản lý môi trường theo phương án QHMT. Các chính sách, quy định, biện pháp, công cụ môi trường thích hợp
Dự báo phát triển kinh tế - xã hội (nếu chưa có)
Dự báo biến động tài nguyên theo các phương án phát triển
Dự báo biến động môi trường theo các phương án phát triển
Không gian sống
Cung cấp tài nguyên
Khu vực công nghiệp
Chất thải, hệ thống đổ thải
Phân vùng chức năng môi trường
Sơ đồ QHMT cho các hành động phát triển
Hình 1: Sơ đồ các bước nghiên cứu trong QHMT
Đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường
Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội
Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường
Hiện nay, vấn đề QHMT đã được quan tâm và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phát hành nhiều tài liệu hướng dẫn và giới thiệu kinh nghiệm về QHMT ở nhiều nước trên thế giới.
1.1.3.2. Quy hoạch môi trường ở Việt Nam
Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhiều vùng kinh tế trọng điểm đã hình thành bao gồm vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Gần đây các địa phương đang đề nghị Chính phủ cho phép thành lập vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay tất cả 8 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước đã có QHPTKTXH đến năm 2010, nhiều ngành cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển. Mặc dù đến nay đã có nhiều đề tài, dự án về BVMT được triển khai trên địa bàn các vùng này, nhưng một vấn đề có tính chất chiến lược nhằm bảo đảm PTBV tại mỗi vùng là QHMT vùng vẫn chưa được đề cập đến.
Ở cấp vĩ mô có nhiều hoạt động đã và đang được triển khai trong thực tế nhằm PTBV đất nước. Nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến QHMT tại Việt Nam cũng đang được thực hiện, bao gồm các chương trình, đề tài cấp Nhà nước đến các đề tài nghiên cứu cấp địa phương.
1.1.4. Các phương pháp và công cụ dùng trong quy hoạch môi trường
1.1.4.1. Các phương pháp
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được dùng trong QHMT, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng riêng. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào thông tin, dữ liệu đầu vào, tính chất và các thành phần của các kịch bản, phương án phát triển cũng như các đối tượng trong QHMT Tuy nhiên, các phương pháp có thể tổ hợp theo các nhóm chính như sau:
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Đánh giá tác động môi trường
- Kinh tế môi trường
- Lựa chọn ưu tiên
Trong mỗi phương pháp trên lại có rất nhiều phương pháp hỗ trợ được sử dụng khác nhau, như các phương pháp danh mục, ma trận, mô hình toán học
QHMT là một lĩnh vực phức tạp, nên nó thường đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà và sử dụng hợp lý từng hệ phương pháp trong từng nội dung cụ thể.
1.1.4.2. Các công cụ
Công cụ QHMT thường bao gồm công cụ thực hiện QHMT và công cụ quản lý QHMT.
Công cụ thực hiện QHMT
Công cụ pháp lý
Công cụ có tính tiên quyết, quyết định mọi nội dung, công việc của QHMT. QHMT được thực hiện luôn phải xuất phát điểm từ các thể chế, chính sách của chính đối tượng được quy hoạch (quốc gia, tỉnh, khu vực). Đó là các văn bản luật môi trường; nghị định, thông tư, các chính sách, chiến lược quản lý môi trường. Tất cả các công cụ này được vận dụng phù hợp trong quá trình quy hoạch.
- Công cụ kỹ thuật
Công cụ kỹ thuật là công cụ chủ đạo quyết định hiệu quả việc thực hiện QHMT. Để lập QHMT trước hết phải có các thông tin dữ liệu nền, thường là:
+ Hiện trạng môi trường (cả tự nhiên và kinh tế - xã hội, xuất phát điểm)
+ Hiện trạng khai thác sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên và nhân lực
+ Các chiến lược BVMT
+ QHPTKTXH
+ Quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên
+ Quy hoạch sử dụng đất đai
+ Các thông số nền
Tiếp đến là các phương tiện, công nghệ thực hiện như: máy móc, trang thiết bị và yếu tố quan trọng là đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ, năng lực cao, am hiểu các lĩnh vực QHMT.
- Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là công cụ có tính đảm bảo cho việc thực hiện QHMT. Khi lập QHMT, ngay từ khâu đầu tiên (chuẩn bị, lập đề cương) phải tính đến: đầu vào của các nguồn tài chính (quỹ). Vì tính chất việc BVMT là một loại hình hoạt động của Chính phủ nên đầu tư BVMT được xếp trong kế hoạch phát triển KT - XH của quốc gia và được thực hiện bởi các cấp chính quyền.
Công cụ quản lý QHMT
Để QHMT thực hiện được mục tiêu PTBV thì vấn đề quản lý QHMT đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy, để quản lý tốt cần có các chính sách, quy chế hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực quy hoạch. Các chính sách, quy chế này nhiều khi được hình thành, xuất phát trong quá trình quy hoạch, nên phù hợp và nằm trong phạm vi của các Luật, Nghị định do Nhà nước ban hành nhưng có khi nó đảm bảo tính nghiêm ngặt và khắt khe hơn.
Bên cạnh các chính sách, quy chế, còn phải có một bộ máy tổ chức quản lý, giám sát liên tục và kèm theo là các thiết bị công nghệ để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả.
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG BÃI BỒI VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH
1.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn được hình thành do sự bồi tụ của hai cửa sông chính là sông Đáy ở phía Đông, sông Càn ở phía Tây, với vị trí địa lý khoảng 19056’44’’ - 20000 Vĩ độ Bắc và 10602’05’’ - 106005’20’’ Kinh độ Đông. Vùng bãi bồi Kim Sơn nằm ở điểm đỉnh điểm phía Đông Nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Đông giáp sông Đáy, phía Tây giáp sông Càn, phía Bắc giáp đê Tùng Thiện và đê Cồn Thoi. Vùng bãi bồi Kim Sơn có điều kiện thuận lợi về giao thông đó là lợi thế về con đường số 10 là huyết mạch giao thông giữa các vùng ven biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
1.2.1.2. Đặc điểm khí hậu
Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành trong vùng thay đổi theo tần suất xuất hiện các khối không khí xâm nhập và thay đổi theo mùa. Chế độ gió trong vùng chịu tác động trực tiếp của hai hướng gió thổi chính trong năm là gió đông bắc và gió đông nam. Gió đông bắc thịnh hành vào mùa khô, tốc độ trung bình khoảng 34 m/s, còn gió đông nam thịnh hành vào mùa mưa, tốc độ trung bình khoảng 45 m/s. Trong một ngày gió thường thổi từ đất liền ra biển vào ban ngày và từ biển vào đất liền vào ban đêm.
Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt ở Kim Sơn nằm trong nền nhiệt độ chung của Bắc Việt Nam với sự hoạt động mạnh mẽ của cơ chế gió mùa. Nhìn chung chế độ nhiệt ở Kim Sơn có đặc điểm phân chia theo mùa tương đối rõ rệt và có sự biến động lớn về nhiệt về mùa đông, ổn định về mùa hạ.
Vào mùa đông được đặc trưng bởi sự hoạt động mạnh mẽ của không khí lạnh cực đới làm cho nhiệt độ hạ thấp rõ rệt so với vùng nhiệt đới tiêu chuẩn. Mùa lạnh ở Kim Sơn có thể bắt đầu từ tháng XII đến tháng III với nhiệt độ dao động trong khoảng 15 - 200C. Vào mùa hạ lại đặc trưng bởi các luồng không khí nóng ẩm nên làm tăng nhanh nhiệt độ và ổn định nhanh chóng. Mùa nóng kéo dài từ tháng V đến tháng X với nhiệt độ trung bình ổn định lớn hơn 250C. Giữa hai mùa nóng lạnh là những thời kỳ chuyển tiếp, thời kỳ mùa nóng sang mùa lạnh khoảng một tháng rưỡi (15/X - 30/XI), thời kỳ mùa lạnh sang mùa nóng có ngắn hơn chút ít.
Chế độ mưa
Chế độ mưa ở Kim Sơn phụ thuộc vào sự hoạt động của gió mùa và các nhiễu động. Chế độ mưa có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa tương ứng với mùa nóng (V - X) và mùa ít mưa tương ứng với mùa lạnh (XI - IV).
Lượng mưa trung bình mùa của vùng ven biển là 1.550 - 1.750 mm. Mức độ dao động của lượng mưa trung bình mùa khá lớn: từ 700 – 800 mm những năm ít mưa đến 2.800 - 3.000 mm những năm mưa nhiều. Phân bố lượng mưa trung bình hàng tháng vào mùa mưa không đồng đều mà tăng dần từ tháng V (140 – 150 mm) sang các tháng VI - VII (200 mm) đến các tháng VIII - IX (300 - 400 mm). Đặc biệt vào cuối mùa mưa thường xuất hiện mưa rào và dông xảy ra vào đêm và sáng sớm.
Tổng lượng mưa mùa ít mưa chỉ chiếm từ 12 - 14% tổng lượng mưa năm, với số ngày mưa từ 47 - 57 ngày. Lượng mưa trung bình của mùa ít mưa khoảng 200 – 230 mm với lượng mưa trung bình tháng thay đổi từ tháng XI (75 – 110 mm) sang các tháng I - II (25 – 35 mm) đến tháng III (58 mm). Thời kỳ các tháng XII - I là thời kỳ hay xảy ra hạn kéo dài, có trường hợp suốt 60 ngày không có mưa hoặc mưa không đáng kể.
Độ ẩm không khí
Do vị trí sát biển nên Kim Sơn là miền khí hậu thường xuyên ẩm ướt, độ ẩm tương đối trung bình năm của các vùng đều có trị số 85 - 86%. Biến thiên độ ẩm tương đối xảy ra theo mùa
- Mùa ít mưa: Vào thời kỳ khô hanh (tháng XII - I) độ ẩm tương đối trung bình có thể thấp hơn 60 - 70%. Vào thời kỳ ẩm (tháng II - IV) trùng với mùa mưa phùn nên là thời kỳ rất ẩm, độ ẩm tương đối trung bình xấp xỉ 90%.
- Mùa mưa: thường xuyên duy trì tình trạng độ ẩm cao, trị số độ ẩm tương đối trung bình mùa đều đạt trên 82%. Tuy nhiên chúng biến thiên theo các tháng khác nhau. Vào các tháng V - VII độ ẩm tương đối có trị số thấp hơn các tháng khác. Vào nửa sau của mùa mưa độ ẩm không khí luôn duy trì từ 85 - 90%.
Điều kiện bức xạ
Là một vùng nằm trong vùng nội chí tuyến, có độ cao mặt trời lớn, thời gian chiếu sáng dài nên vùng ven biển Kim Sơn có được một chế độ bức xạ rất dồi dào với bức xạ thực tế hàng năm đạt tới trị số 120 Kcal/cm2/năm. So với tổng lượng bức xạ lý thuyết thì tổng lượng bức xạ thực tế chỉ chiếm 50 - 60%. Sự phân bố tổng lượng bức xạ thực tế hàng tháng có sự biến thiên và có sự khác biệt giữa sự biến thiên của chúng với sự biến thiên của bức xạ lý thuyết hàng tháng. Trị số bức xạ thực tế cao nhất vào tháng VII (14,64 Kcal/cm2) và thấp nhất vào tháng II (5.50 Kcal/cm2)
Sương mù
Sương mù ở Kim Sơn được hình thành nhiều nhất trong mùa đông, bắt đầu xuất hiện từ tháng X (dạng sương mù bức xạ) nhưng nhiều nhất vẫn là tháng III (chủ yếu dạng sương mù bình lưu). Trung bình tháng có từ 4 - 6 ngày sương mù; một số năm lên đến trên 10 ngày.
Bão
Kim Sơn nằm trong vùng chịu ảnh hưởng thời tiết miền Bắc nên thuộc phạm vi ảnh hưởng của khu vực ảnh hưởng bão từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá. Mùa bão bắt đầu từ tháng VI đến tháng IX. Mỗi năm thường có khoảng 9 - 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, năm nhiều nhất có đến 17 - 18 cơn. 60% cơn bão hình thành ở miền Tây Thái Bình Dương, 40% hình thành ngay trong biển Đông. Tháng có nhiều bão nhất là các tháng VII - IX. Theo số liệu thống kê trong 45 năm (1956 - 2000) thì có 103 cơn bão đổ bộ vào biển Quảng Ninh - Thanh Hoá, năm nhiều nhất có tới 6 cơn; trong đó có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào vùng biển Nam Định - Ninh Bình. Do Kim Sơn nằm sát biển nên khi bão đổ bộ vào chịu ảnh hưởng rất lớn của gió bão, trong vùng đã quan sát được tốc độ gió 45 - 50 m/s. Bên cạnh sức phá hoại mạnh mẽ của gió thì khu vực ven biển còn hứng chịu các cơn sóng biển, nước dâng do bão tàn phá đê biển, nhiễm mặn. Tất cả các cơn bão đều gây nên hiện tượng mưa lớn đến rất lớn với lượng mưa lên đến hàng trăm mm, lượng mưa do bão gây nên không phụ thuộc vào tâm cơn bão có trực tiếp đi qua vùng hay không. Thời