Đề tài Địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Đất đai cung cấp cho con người tài nguyên và đồng thời cũng làm chức năng chứa đựng những phếthải sản sinh ra trong quá trình sinh sống và phát triển của con người. Nhưng khi sốlượng phếthải này vượt quá một mức độnhất định thì việc chứa đựng chúng trởthành một vấn đềphức tạp. Đặc biệt là khi nền kinh tếcàng phát triển, tốc độ đô thịhoá nhanh thì diện tích đất đai của các đô thịdành cho các mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp càng nhiều, vậy “nhà của rác” sẽ ở đâu? Vấn đềtìm vịtrí chôn lấp rác cũng là một trong những nhiệm vụquan trọng của quy hoạch sửdụng đất. 1 triệu 600 nghìn tấn là con số ước tính vềlượng rác của Hà Nội năm 2010 do SởKhoa học và Công nghệThành phố đưa ra. Nếu chúng ta không có biện pháp xửlý thì khối lượng rác thải khổng lồnêu trên sẽtrởthành một thảm hoạcủa đô thị. Chôn lấp rác là biện pháp xửlý chất thải rắn sửdụng nhiều nhất và phổbiến ởnước ta. Lâu nay, các bãi rác thường được hình thành một cách tựphát, làm mất mỹquan đô thị, lãng phí sửdụng đất và ô nhiễm môi trường. Trong công tác quy hoạch sửdụng đất, việc chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải là rất cần thiết vì sựlựa chọn đúng giúp chúng ta bảo vệmôi trường và giảm thiểu chi phí xây dựng, cũng nhưgiải quyết các vấn đềxã hội khác. Chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn là một bài toán phân tích không gian phức tạp nhằm phục vụcho mục đích quy hoạch sửdụng đất, quy hoạch đô thị. Nó đòi hỏi phải đánh giá rất nhiều các tiêu chí khác nhau vềtựnhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Đểgiải quyết vấn đềnày thì vềphương pháp luận, phân tích đa chỉtiêu là một cách tiếp cận thích hợp nhất, và hệthông tin địa lý (GIS) là công cụhỗtrợ quyết định hiệu quả. GIS cho phép chúng ta phân tích, xửlý dữliệu không gian, tính toán đến nhiều chỉtiêu và tích hợp các lớp thông tin phục vụcho việc xác định vịtrí bãi chôn lấp. Huyện Đông Anh, thành phốHà Nội là một huyện có tốc độphát triển tương 1 đối nhanh và có nhiều khu công nghiệp được xây dựng trong thời gian gần đây. Bộ mặt của huyện đang dần khởi sắc nhưng bên cạnh đó thì vấn đềrác thải đang là nỗi lo trong công tác quản lý đất đai và môi trường. Trong những năm qua, thực hiện chủtrương xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xửlý rác thải, huyện Đông Anh đã thành lập các tổthu gom rác và bãi chôn lấp tại 156 thôn làng của huyện. Tuy nhiên, hầu hết các bãi chôn lấp rác tại chỗcủa các thôn làng là tận dụng những hốhay hồao, bãi tha ma. Thực trạng chôn lấp rác không đúng quy định tại một số bãi rác ởcác thôn làng không chỉgây khó khăn cho công tác quản lý đất đai mà còn đểlại nhiều nguy cơtiềm ẩn vềô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí. Vì thế mà biện pháp lâu dài là cần phải quy hoạch xác định vịtrí một bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô phù hợp và đáp ứng các yêu cầu vềmôi trường. Đây cũng là một trong những nhiệm vụcấp bách của quản lý đất đai.

pdf84 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai cung cấp cho con người tài nguyên và đồng thời cũng làm chức năng chứa đựng những phế thải sản sinh ra trong quá trình sinh sống và phát triển của con người. Nhưng khi số lượng phế thải này vượt quá một mức độ nhất định thì việc chứa đựng chúng trở thành một vấn đề phức tạp. Đặc biệt là khi nền kinh tế càng phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh thì diện tích đất đai của các đô thị dành cho các mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp càng nhiều, vậy “nhà của rác” sẽ ở đâu? Vấn đề tìm vị trí chôn lấp rác cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch sử dụng đất. 1 triệu 600 nghìn tấn là con số ước tính về lượng rác của Hà Nội năm 2010 do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố đưa ra. Nếu chúng ta không có biện pháp xử lý thì khối lượng rác thải khổng lồ nêu trên sẽ trở thành một thảm hoạ của đô thị. Chôn lấp rác là biện pháp xử lý chất thải rắn sử dụng nhiều nhất và phổ biến ở nước ta. Lâu nay, các bãi rác thường được hình thành một cách tự phát, làm mất mỹ quan đô thị, lãng phí sử dụng đất và ô nhiễm môi trường. Trong công tác quy hoạch sử dụng đất, việc chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải là rất cần thiết vì sự lựa chọn đúng giúp chúng ta bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí xây dựng, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác. Chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn là một bài toán phân tích không gian phức tạp nhằm phục vụ cho mục đích quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị. Nó đòi hỏi phải đánh giá rất nhiều các tiêu chí khác nhau về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Để giải quyết vấn đề này thì về phương pháp luận, phân tích đa chỉ tiêu là một cách tiếp cận thích hợp nhất, và hệ thông tin địa lý (GIS) là công cụ hỗ trợ quyết định hiệu quả. GIS cho phép chúng ta phân tích, xử lý dữ liệu không gian, tính toán đến nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thông tin phục vụ cho việc xác định vị trí bãi chôn lấp. Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là một huyện có tốc độ phát triển tương 1 đối nhanh và có nhiều khu công nghiệp được xây dựng trong thời gian gần đây. Bộ mặt của huyện đang dần khởi sắc nhưng bên cạnh đó thì vấn đề rác thải đang là nỗi lo trong công tác quản lý đất đai và môi trường. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, huyện Đông Anh đã thành lập các tổ thu gom rác và bãi chôn lấp tại 156 thôn làng của huyện. Tuy nhiên, hầu hết các bãi chôn lấp rác tại chỗ của các thôn làng là tận dụng những hố hay hồ ao, bãi tha ma. Thực trạng chôn lấp rác không đúng quy định tại một số bãi rác ở các thôn làng không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai mà còn để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí. Vì thế mà biện pháp lâu dài là cần phải quy hoạch xác định vị trí một bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô phù hợp và đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách của quản lý đất đai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng phương pháp lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu. Thử nghiệm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn. - Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong việc tìm địa điểm bố trí bãi chôn lấp hợp lý. - Ứng dụng quy trình trên để xác định vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. So sánh kết quả của đề tài với phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp từ tài liệu: các nguồn tài liệu thu thập được bao gồm giáo trình, sách tham khảo, báo chí, mạng Internet, các bài viết, báo cáo trong và ngoài nước,…sẽ được nghiên cứu, phân tích, và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài. 2 - Phương pháp điều tra thực địa: để biết được thực tế của khu vực nghiên cứu và thu thập thêm nguồn dữ liệu cho đề tài. - Phương pháp đánh giá định lượng để đưa ra những số liệu có tính khách quan cao phục vụ trợ giúp quyết định. - Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá. - Phương pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm hợp lý cho bãi chôn lấp chất thải rắn. - Phương pháp chuyên gia để đánh giá vai trò của các yếu tố ảnh hưởng. - Phương pháp thử nghiệm thực tế để kiểm chứng kết quả nghiên cứu. 5. Kết quả đạt được - Quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn dựa trên một số chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. - Phương án bố trí vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội. 6. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài là đã đưa ra được quy trình lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp định lượng trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đã xác lập cơ sở khoa học và đề xuất phương án bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM BỐ TRÍ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 1.1.1. Định nghĩa Có nhiều định nghĩa về chất thải được đưa ra của các tác giả trong nước và trên thế giới nhưng xét một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu “Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường. Trong quá trình tiêu hoá, con người thải ra các chất cặn bã. Thiên nhiên và cả cây cỏ, động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác các động vật. Con người tác động vào môi trường để thực hiện quá trình sản xuất đã thải vào môi trường vô số các loại chất thải” [7]. Tuỳ theo mục đích mà có thể phân chia chất thải theo các tiêu chí khác nhau: - Theo tính chất vật lý có: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. - Theo nguồn gốc phát sinh có: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải có nguồn gốc khác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. - Theo tính chất, mức độ độc hại có: chất thải nguy hại, chất thải thông thường. Như vậy, chất thải rắn sinh hoạt được hiểu là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động ở các khu dân cư, hoạt động thương mại, dịch vụ đô thị. Nó bao gồm những chất hữu cơ (giấy, đồ nhựa, thức ăn thừa, cao su,…), vô cơ (thuỷ tinh, kim loại,…) và chất thải đặc biệt có nguồn gốc ở các hộ gia đình, các trung tâm thương mại, cơ quan, dịch vụ công cộng. Trong thuật ngữ tiếng Việt, chất thải còn được gọi là rác. 1.1.2. Các luồng chất thải rắn sinh hoạt Chất thải phát sinh từ một nguồn nhất định được gọi là một luồng chất thải [7]. Cũng như ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam, phần lớn (80%) chất thải phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt, chủ yếu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại và từ dân cư đô thị, nông thôn. Theo ước tính của chuyên gia và 4 các nhà quản lý môi trường Việt Nam thì trung bình ở Việt Nam lượng chất thải rắn tính trên đầu người thải ra mỗi ngày khoảng 1kg, trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị chiếm hơn 80%, chất thải rắn công nghiệp khoảng 17%, còn lại 1% là chất thải rắn nguy hại (gồm chất thải rắn công nghiệp nguy hại, chất thải rắn y tế và các loại thuốc trừ sâu). Hiện nay, chúng ta đang đứng trước nguy cơ chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng ở cả đô thị lẫn nông thôn. Đặc biệt là khi quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ thì càng gây nên những vấn đề về lượng rác thải, ô nhiễm môi trường. Ta có thể phân tích một số luồng phát sinh như sau: Thứ nhất: đối với những khu vực dân cư ở đô thị lớn thì do dân số ngày càng tăng, trong khi đó diện tích đất ở đô thị thì không đáp ứng kịp nên lượng rác thải từ các hoạt động ăn, ở, giải trí,…của con người ngày càng quá tải so với sức chứa của đô thị. Thứ hai, ở các đô thị mới mở rộng ra các vùng ven và ngoại ô có những sự thay đổi lớn từ kiểu cấu trúc làng xã ngoại ô thành các nhà ở theo lối đô thị. Cấu trúc không gian cũng như cấu trúc quản lý xã hội, quản lý môi trường cũng bị đảo lộn. Có thể họ vẫn quen theo kiểu sinh hoạt cũ: rác vứt bừa bãi, lấp đầy hồ ao, cống rãnh,… nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cũng có thể dân cư ngày càng đông với các thành phần khác nhau nên rất khó vận động, thuyết phục làm theo quy định (cụ thể như ở các “xóm liều”). Thứ ba, ở các khu đô thị mới do Nhà nước hay tư nhân đầu tư xây dựng hoàn chỉnh rồi bán cho người dân hoặc chia đất cho cán bộ. Kiểu đô thị hoá này có ưu điểm là khi xây dựng người ta đã quy hoạch khá đầy đủ hệ thống cấp thoát nước, các hố rác thải, xử lý rác thải,… Tuy nhiên, ở những khu vực này nếu không có những quy định nghiêm ngặt thì nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm rác thải cũng dễ xảy ra và rất nguy hại. Thứ tư là khu vực ở của các trung tâm công nghiệp tập trung. Trong quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì nhiều khu công nghiệp mới xuất hiện. Đi cùng với những nơi này là những vùng cơ trú mới được hình thành. Một là các khu 5 nhà tạm, lán trại cho công nhân xây dựng. Đây là những loại nhà được xây dựng không kiên cố và cuộc sống của cư dân trong các khu này thường là tạm bợ. Vì thế và việc xả rác và thu gom rác là không có tổ chức. Hai là các khu nhà rẻ tiền cho công nhân từ các tỉnh xa ở lại. Trong các khu vực này, phần đông là dân tứ xứ họp lại và làm việc nên việc quản lý rác thải cũng gặp khó khăn. Thứ năm là rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nơi nghỉ ngơi, tham quan du lịch và dịch vụ giải trí. Đi liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa là sự phát triển của các khu dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí mới mọc lên hoặc mở rộng trên cơ sở các khu nghỉ ngơi, vui chơi sẵn có. Thực tế, thời gian qua cho thấy, trong nhiều khu du lịch giải trí, đặc biệt là vùng bờ biển, nơi có hoạt động lễ hội tập trung đông người… hầu như chưa tổ chức thu gom rác và hướng dẫn thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng một cách chặt chẽ và hiệu quả. Như vậy, ta có thể thấy rằng rác thải rắn sinh hoạt tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị. Ở nông thôn thì lượng phát sinh chất thải sinh hoạt ít hơn và phần lớn là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ. Chúng ta cần nắm được các nguồn phát sinh để chủ động đưa ra những giải pháp thích hợp và hữu hiệu nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan chung của đô thị. 1.1.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt a. Tái sử dụng, tái chế - Tái sử dụng (re-use) là đem các vật thải còn có giá trị sử dụng trở lại thị trường. Các cửa hàng bán đồ cũ, các trạm thu mua, bán đồ dùng và vật liệu cũ đều nhằm mục đích tái sử dụng. Biện pháp này có ưu điểm [2]: + Tiết kiệm năng lượng; + Tiết kiệm diện tích bãi thải; + Tạo công ăn việc làm cho một số người thất nghiệp; + Cung cấp đồ dùng cho người nghèo với giá rẻ; + Giảm bớt ô nhiễm do sản xuất. Tuy nhiên không phải vật liệu nào cũng có thể đưa vào tái sử dụng. Các vật liệu có thể tái sử dụng trực tiếp là: đồ gỗ, tủ, bàn ghế cũ, chai đựng nước uống,… 6 - Tái chế (recycling) là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Ví dụ thuỷ tinh được cho vào lò nấu lại, kim loại được nung chảy trở lại. Tái chế không tiết kiệm bằng tái sử dụng nhưng rất có lợi vì: + Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế vật liệu gốc; + Tiết kiệm diện tích chôn lấp; + Có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế. Tuy nhiên tái chế rác thải đòi hỏi sự hợp tác của toàn dân trong phân loại rác thải trước khi đổ vào hệ thống chung. Sơ đồ tóm tắt quá trình thu hồi tài nguyên, sản phẩm, năng lượng được biểu thị ở hình 1.1. Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý và thu hồi tài nguyên, sản phẩm – năng lượng [7] b. Tiếp cận đầu vào Việc giảm bớt rác thải còn được thực hiện theo hướng tiếp cận đầu vào (Input approach). Tiếp cận này dựa trên ba phương pháp sau [2]: - Kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hoá. Hàng hoá chất lượng tốt, có độ bền cao sẽ có thời hạn sử dụng dài, giảm bớt lượng phế thải; 7 - Giảm bớt khối lượng vật liệu trong chế tạo hàng hoá. Việc chạy đua theo các hình thức hấp dẫn trong thị trường gây nên lãng phí trong chế tạo hàng hoá. Tại các nước công nghiệp phát triển, 40% sản lượng giấy, 14% sản lượng nhôm, 8% sản lượng thép được dùng cho bao bì hàng hoá, 40% lượng rác thải rắn là bao bì; - Giảm bớt sự tiêu thụ: Kinh tế thị trường tạo ra những nhu cầu tiêu dùng mới nhiều khi không cần thiết, thậm chí có hại cho từng cá nhân và xã hội. Có nhiều khả năng giảm bớt tiêu thụ để tiết kiệm vật liệu, năng lượng trong bối cảnh tài nguyên và môi trường có nhiều khó khăn trên toàn thế giới hiện nay. c. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải. Những chất không thu lại để tái chế được thì sẽ được chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện rác với tỷ số nén cao. Các kiện rác đã ép được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp các vùng đất trũng rồi phủ lớp đất cát lên. Trên diện tích này, người ta có thể sử dụng làm mặt bằng để xây dựng công viên, vườn hay các công trình xây dựng nhỏ. Sơ đồ quy trình công nghệ như hình 1.2. Hình 1.2. Quy trình công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện [7] d. Phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học (compost) được hiểu là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. 8 Quá trình ủ được áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó trở nên xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hoá sinh học các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ như lignin, xenlulô, sợi. Chất thải hữu cơ này được phân giải yếm khí bằng các vi sinh vật được nén lại thành các bánh phân hữu cơ. Phân này có tác dụng tăng độ phì nhiêu của đất, làm cho đất thêm tơi xốp, thấm nước nhiều hơn, hạn chế xói mòn mặt đất. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm là gây mùi hôi thối, có thể gây dịch bệnh, việc phân loại rác thải hữu cơ khi rác thải chung cũng tốn công sức, tiền của. Chủ yếu sản phẩm là phân hữu cơ tinh, muốn có phân hữu cơ cao cấp phải bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng N, P, K và một số nguyên tố hoá học vi lượng hoặc một số phụ gia kích thích sinh trưởng. e. Phương pháp đốt - Đốt có không khí: Đốt có không khí là giai đoạn cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định khi không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí (hình 1.3 là quy trình công nghệ đốt chất thải rắn quy mô công nghiệp). Công nghệ đốt có những ưu điểm [7]: + Giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng; + Xử lý toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác; + Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Nhược điểm của phương pháp này là: + Khi đốt rác sẽ sinh ra khói độc và dễ sinh điôxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt; + Vận hành dây chuyền phức tạp và giá thành đầu tư rất lớn. 9 Hình 1.3. Quy trình công nghệ đốt chất thải rắn quy mô công nghiệp [7] - Đốt không có không khí (nhiệt giải): Đây là phương pháp phân giải các rác thải hữu cơ trong điều kiện yếm khí ở nhiệt độ cao. Phương pháp này là một công nghệ sạch, nhưng cũng như phương pháp đốt có không khí, nó có giá thành cao hơn các phương pháp khác. f. Phương pháp chôn lấp Phương pháp chôn lấp là một hướng tiếp cận xả thải trong việc quản lý chất thải. Tức là đem rác thải tới nơi xa đô thị để tránh các tác động xấu và giảm bớt lượng rác thải. Theo tiếp cận này, tại hàng loạt các đô thị, người ta đã chuyển các bãi thải tự nhiên, lộ thiên thành bãi thải hợp vệ sinh có lấp đất. Đó là những bãi sử dụng một khoảng đất thấp tự nhiên (thung lũng, ao hồ đã cạn) hoặc nhân tạo, làm bãi rác. Hàng ngày, rác thải được tập trung về đó, san ủi, lấp trên một lớp đất mỏng với phương tiện cơ giới. Quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các công việc quy hoạch, thiết kế, vận hành, đóng bãi và kiểm soát sau khi đóng bãi. Hình 1.4 là sơ đồ thể hiện các quy trình khái quát về quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn. 10 - Chuẩn bị mặt bằng để xây dựng bãi rác. - Nơi chôn lấp rác cần thoả mãn những tiêu chí quy định về quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường Quy hoạch Hình 1.4. Quy trình quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn [7] Trong các bước trên thì quy hoạch hay lựa chọn địa điểm là bước đầu tiên và rất quan trọng, quyết định đến thành công của cả dự án. Lý do là một vị trí phù hợp sẽ giúp giảm thiểu đáng kể những tác động môi trường tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình vận hành BCL CTR, qua đó giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và giảm thiểu sự phản đối của cộng đồng trong quá trình vận hành. Một vị trí thích hợp cũng giúp giảm chi phí đầu tư xây dựng bãi. Phương pháp này có ưu điểm: + Chi phí thấp nhất so với các phương pháp khác; + Sau một thời gian 5 – 10 năm, lúc đất đã lấp đầy có thể xây dựng các công trình lên trên đó. Nhược điểm của phương pháp là [2]: + Đòi hỏi diện tích đất nhiều hơn so với phương pháp khác; + Có thể gây ô nhiễm nước ngầm; + Khí rác không được kiểm soát thoát ra khỏi bãi gây mùi hôi. Sản sinh ra khí metan từ quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ. Khí này có thể thoát ra và Thiết kế Vận hành Đóng bãi Kiểm soát Đào hố chôn lấp và chuẩn bị các kỹ thuật đáy bãi cũng như trên bề mặt - Quan trắc môi trường - Bảo trì bề mặt bãi rác - Đổ rác, ban rác thành lớp mỏng, nén chặt rác. - Xử lý khí rác và nước rác - Khi bãi rác đạt đến chiều cao quy định thì sẽ tiến hành phủ lên trên một lớp đất mỏng. Có thể trồng cây và 1 lớp thảm thực vật bên trên lớp phủ - Lắp đặt các ống lấy khí rác theo phương thẳng đứng 11 gây nổ; + Nhân dân địa phương có thể phản đối việc chọn bãi rác nơi gần chỗ ở của họ. Kinh nghiệm cho thấy chôn lấp là biện pháp kinh tế trong xử lý chất thải rắn. Ngày nay, có nhiều công nghệ tiên tiến đã được sử dụng để nhằm hạn chế tối đa các nhược điểm của phương pháp này như [2]: + Hút rác bằng chân không kết hợp với phân loại rác để tái chế để giảm bớt diện tích bãi chứa rác. Biện pháp này thường được áp dụng ở các khu chung cư; + Cách ly BCL CTR với các dòng nước ngầm, khoan các giếng quanh bãi chứa để theo dõi động thái của các chất độc hại từ rác thấm ra ngoài. Nếu có nước thải độc hại thì sẽ kịp thời xử lý; + Đặt các ống thoát khí metan ra khí quyển, hoặc thu gom làm nhiên liệu cho các nhà ở gần. Ở Việt Nam, một số phương pháp xử lý chất thải rắn hay được sử dụng là: - Phương pháp thu gom vật liệu thải để tái sử dụng, tái chế. Đây là phương pháp tất yếu trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, mức thu nhập của người dân còn thấp. Hầu hết các gia đình ở Việt Nam đều cố gắng tận dụng tối đa nhiều loại vật dụng hoặc bán lại hay đem cho người khác và hệ thống thu mua đồ cũ khá phát triển ở Việt Nam. Ngoài ra còn kể đến đội ngũ sửa chữa đồ gia dụng hỏng (tivi, tủ lạnh,…).
Tài liệu liên quan