Đề tài Dịch vụ tài chính cá nhân

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa bên có vốn và bên cần vốn.Với thị trường Việt Nam,dù đã xuất hiện từ rất sớm nhưng ngành ngân hàng chỉ mới thực sự bắt đầu nổi lên trong 10 năm trở lại đây và đặc biệt là sau khi gia nhập WTO.Cùng với việc hiện đại hóa công nghệ, thị trường bán lẻ đang được các ngân hàng xem là mục tiêu quan trọng.Và trong đó dịch vụ tài chính cá nhân là phần không thể thiếu trong thị trường này.Không phải ngẫu nhiên khi các ngân hàng nước ngoài đều chọn mảng dịch vụ tài chính cá nhân làm bước đệm đầu tiên trong chiến lược phát triển lâu dài tại Việt Nam mà rõ ràng tiềm năng của dịch vụ tài chính cá nhân trên thị trường Việt Nam còn rất lớn. Với dịch vụ tài chính cá nhân tại các ngân hàng hiện nay, đặc biệt là tại các ngân hàng nước ngoài, đã mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn và thanh toán cá nhân.Ở phần nội dung,chúng tôi sẽ giới thiệu một số sản phẩm tài chính cá nhân cũng như quy trình,điều kiện để được cung cấp các sản phẩm này.

doc52 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ tài chính cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A.LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa bên có vốn và bên cần vốn.Với thị trường Việt Nam,dù đã xuất hiện từ rất sớm nhưng ngành ngân hàng chỉ mới thực sự bắt đầu nổi lên trong 10 năm trở lại đây và đặc biệt là sau khi gia nhập WTO.Cùng với việc hiện đại hóa công nghệ, thị trường bán lẻ đang được các ngân hàng xem là mục tiêu quan trọng.Và trong đó dịch vụ tài chính cá nhân là phần không thể thiếu trong thị trường này.Không phải ngẫu nhiên khi các ngân hàng nước ngoài đều chọn mảng dịch vụ tài chính cá nhân làm bước đệm đầu tiên trong chiến lược phát triển lâu dài tại Việt Nam mà rõ ràng tiềm năng của dịch vụ tài chính cá nhân trên thị trường Việt Nam còn rất lớn. Với dịch vụ tài chính cá nhân tại các ngân hàng hiện nay, đặc biệt là tại các ngân hàng nước ngoài, đã mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn và thanh toán cá nhân.Ở phần nội dung,chúng tôi sẽ giới thiệu một số sản phẩm tài chính cá nhân cũng như quy trình,điều kiện để được cung cấp các sản phẩm này. B.NỘI DUNG I.Cơ sở lý thuyết 1.Khái niệm dịch vụ tài chính cá nhân: Dịch vụ tài chính cá nhân là các dịch vụ nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, thay vì nhóm khách hàng doanh nghiệp. Các dịch vụ chủ yếu là tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, cho vay sinh hoạt tiêu cùng, cho vay mua ô tô… Đặc điểm dịch vụ tài chính cá nhân: + Đối tượng khách hàng rộng lớn + Quy mô tài chính trên 1 sản phẩm nhỏ hơn đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp + Nhu cầu khách hàng là đa dạng và phong phú +Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, hồ sơ đơn giản. + Sản phẩm linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tài chính cá của từng khách hàng  Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng, góp phần tăng doanh thu và sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển tăng lên và tăng khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. 2.So sánh giữa dịch vụ tài chính cá nhân và dịch vụ tài chính doanh nghiệp: Dịch vụ tài chính cá nhân Dịch vụ tài chính doanh nghiệp + Đối tượng là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung vào các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng,... +Giá trị của một hợp đồng thường thấp hơn so với doanh nghiệp +Có nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm đáp nhu cầu của khách hàng +Số lượng tài khoản và số hồ sơ giao dịch lớn nhưng doanh số giao dịch lại thấp +Hồ sơ không phức tạp, không cần phân tích đánh giá báo cáo tài chính,thời gian duyệt hồ sơ ngắn, thủ tục nhanh và đơn giản. + Chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp. +Giá trị của một hợp đồng cao +Chỉ tập trung cung cấp một vài sản phẩm đặc trưng +Số lượng sản phẩm không lớn nhưng giá trị của từng sản phẩm là rất lớn +Hồ sơ phức tạp,cần xem xét phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp,thời gian xử lý hồ sơ dài, thủ tục - hồ sơ phức tạp. II.Tổng quan về thị trường dịch vụ tài chính cá nhân và thị trường tài chính cá nhân ở Việt Nam hiện nay: 1.Nhìn lại thị trường những năm vừa qua: Dịch vụ tài chính cá nhân đã có từ những ngày đầu thành lập ngân hàng với những hoạt động đơn giản như gửi tiền tiết kiệm và vay tiền.Qua thời gian dài thì thị trường dịch vụ tài chính cá nhân mới trở nên sôi động trong những năm gần đây.Hiện nay có hơn 100 ngân hàng,tổ chức tín dụng tại Việt Nam đang cung cấp nhiều dịch vụ tài chính cá nhân như: cho vay đối với cá nhân, chuyển tiền, vay tiền du học, xác nhận số dư tiền gửi, thẻ thanh toán....Có thể nói thị trường dịch vụ tài chính cá nhân chỉ thực sự sôi động khi Việt Nam gia nhập WTO,với những cam kết về dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính,đã tạo điều kiện cho các ngân hàng liên doanh,ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành lập,và tham gia vào hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng,đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ ngân hàng nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, thay vì nhóm khách hàng doanh nghiệp. Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng bán lẻ là tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.Sau đây chúng ta cùng điểm lại thị trường dịch vụ tài chính cá nhân trong vài năm gần đây. a)Giai đoạn 2006-2007: Giai đoạn 2006-2007,ngân hàng khối ngoại tăng cường tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực bán lẻ - dịch vụ cho khách hàng cá nhân, bên cạnh hoạt động đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần của các ngân hàng nội địa.Năm 2007,lần đầu tiên ở Standard Chartered Việt Nam xuất hiện chức giám đốc phụ trách bán lẻ cá nhân để đẩy mạnh việc giới thiệu những sản phẩm cá nhân mang tầm quốc tế tại Việt Nam. HSBC cũng nới lỏng chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân. Thay đổi mạnh nhất là quy định về thu nhập của khách hàng, từ chỗ mức lương tối thiểu khoảng 8-10 triệu đồng đã được hạ xuống còn 3 triệu đồng. Lúc đầu HSBC còn giằng co giữa mức lương tối thiểu 5 triệu và 3 triệu. Sau đó, mức 3 triệu được quyết định, với lý do là HSBC không muốn bỏ qua lượng khách này. Đi trước một bước, ANZ là ngân hàng đầu tiên lắp đặt máy ATM và giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được phép lắp đặt các máy ATM tại các địa điểm khác, ngoài chi nhánh của mình. Ngân hàng này đã cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng cá nhân. Có các sản phẩm như: chứng chỉ tiền gửi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như đôla Mỹ, đôla Austraylia, Euro, bảng Anh. Sản phẩm thẻ ANZ Visa Debit đáp ứng nhu cầu về an toàn, thuận tiện trong các hoạt động mua sắm, du lịch xa và các sinh viên Việt Nam du học. Đối với các ngân hàng nội địa thì trong giai đoạn này,các ngân hàng thương mại cổ phần chạy không ngừng nghỉ trong cuộc đua chinh phục khách hàng cá nhân - mảng dịch vụ mà nhiều ngân hàng chọn làm mảng chính. Điểm nổi bật là ngân hàng rầm rộ mở chi nhánh khắp hang cùng ngõ hẻm trên các thành phố và tỉnh thành, sở hữu một kênh phân phối mà ngân hàng nước ngoài thèm muốn. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đa dạng các sản phẩm tín dụng và chú trọng đến chất lượng dịch vụ, như trung tâm dịch vụ 24h, sản phẩm cho vay nhanh 24h của ACB; các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân đa dạng trải từ mua nhà, xe, đám cưới, sản xuất kinh doanh, cho vay mua chứng từ... Quan trọng nhất, các ngân hàng đã nâng cao năng lực vốn, tạo cho người dân cái nhìn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng thương mại Trong khi ngân hàng trong nước sải những bước đến gần người dân hơn thì một số người lại muốn thử dịch vụ ngân hàng nước ngoài. Lợi thế của ngân hàng nước ngoài là một phần do không phải chịu chi phí vốn cao nên lãi suất cho vay thấp, thu hút người dân.Và một trong những việc ngân hàng trong nước hơn ngân hàng nước ngoài là hiểu thói quen, tập tục người dân hơn. Nhưng một khi nhân viên của ngân hàng nước ngoài cũng là người Việt, thì tầm am hiểu người Việt của họ vì thế cũng không hề thua kém. Nếu trước đây, khách hàng những ANZ, HSBC, SC, UOB... là các đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ… thì bây giờ, họ đang dần mở rộng phạm vi khách hàng dần dần thông qua hợp tác với ngân hàng trong nước trong lĩnh vực bán lẻ, cùng phối hợp phát triển mạng lưới. b) Giai đoạn 2008-2010: Tiếp nối giai đoạn 2006-2007 ,giai đoạn này các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mảng dịch vụ tài chính cá nhân. Từ năm 2008 đến nay, những nền tảng đầu tiên của mô hình ngân hàng bán lẻ đã bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là sự phát triển liên tục của sản phẩm ngân hàng điện tử (internet banking). Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nếu năm 2004 chỉ có 3 ngân hàng triển khai dịch vụ internet banking thì đến năm 2008 con số này đã là 25, với các dịch vụ chủ yếu là cung cấp thông tin, thanh toán hóa đơn định kỳ, chuyển tiền trong hệ thống. Tiếp đến là sự lên ngôi của dịch vụ thẻ và cho vay tiêu dùng.Tính tới thời điểm năm 2010 hệ thống ngân hàng có khoảng 10.200 máy ATM, 37.000 máy quẹt thẻ POS, 47 ngân hàng phát hành 23 triệu thẻ thanh toán tăng mạnh so với năm 2008 với 15 triệu tài khoản cá nhân;13,4 triệu thẻ thanh toán,7051 máy ATM,24760 máy quẹt thẻ POS.Tuy nhiên,tuy số lượng thẻ thanh toán lớn nhưng tỷ lệ thanh toán qua thẻ vẫn còn rất thấp.Thẻ chủ yếu được dùng để rút tiền mặt dùng cho việc thanh toán nên dù số lượng thẻ tăng nhanh nhưng dịch vụ thanh toán qua thẻ vẫn chưa phát triển. Từ năm 2010 ,cuộc đua trong mảng dịch vụ cá nhân giữa các ngân hàng thật sự trở nên căng thẳng.Có thể nói năm 2010 là năm bùng nổ dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Theo đánh giá từ giới chuyên gia tài chính, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh. Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Cùng với sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng, những dịch vụ tài chính thông qua các kênh ngân hàng điện tử như: SMS Banking, Internet Banking… đang ngày càng được nhiều khách hàng sử dụng thông qua các ưu điểm nổi bật là tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tính năng bảo mật được bảo đảm. Hầu hết các ngân hàng sau giai đoạn đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử với các dịch vụ phi tài chính cơ bản như truy vấn số dư tài khoản, sao kê tài khoản, thông báo biến động số dư đều mở rộng sang các dịch vụ về tài chính như chuyển khoản, chuyển đổi tài khoản (từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm)… Với màng cho vay cá nhân thì trong giai đoạn này cũng là sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng,đặc biệt là trong năm 2010.Trong khi các doanh nghiệp ngại lãi suất cho vay tiền đồng cao, các ngân hàng quay qua đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân với những chương trình khác nhau.Tại các ngân hàng nội địa đã xuất hiện nhiều chương trình khuyến mãi khuyến khích cá nhân vay tiền.Nhiều nhất vẫn là hạ lãi suất cho vay trực tiếp hoặc thông qua các chương trình quà tặng.Tương tự đối với các ngân hàng thuộc khối ngoại.Ví dụ như ngân hàng Standard Chartered đẩy mạnh khoản cho vay tiêu dùng cá nhân bằng việc cho phép khách hàng tiếp cận khoản vay trong vòng 24 giờ, giảm thiểu tối đa mọi thủ tục giấy tờ với phương thức khấu trừ tiền lương thông qua công ty, hoặc khấu trừ vào tài khoản lương của ngân hàng. Như vậy,ta thấy trong năm 2010, cho vay cá nhân hiện được nhiều ngân hàng đánh giá là sản phẩm chủ đạo. Chính sách lãi suất thỏa thuận đối với mảng tín dụng thực sự là chất xúc tác đẩy mạnh các hoạt động cho vay của các ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm vay mua sắm, tiêu dùng. Tuy nhiên,trong giai đoạn ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ tài chính cá nhân,ngoài việc lãi suất cạnh tranh, hạn mức không ngừng tăng cao, thủ tục tiến hành nhanh gọn; song kèm theo những ràng buộc khiến người vay đành bỏ cuộc.Ví dụ như đối với sản phẩm vay tín chấp,một số ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài khoản tại ngân hàng đó và tài khoản này sẽ bị khóa lại, khi có nhu cầu mua sắm khách hàng phải viết giấy ủy nhiệm chi để ngân hàng chuyển tiền đến nơi bán hàng. Điều kiện ràng buộc như vậy khiến khách hàng cảm thấy bị bó buộc, không thoải mái.Thực sự, cho vay tiêu dùng là sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, ngân hàng phải áp dụng những điều kiện ràng buộc và cân nhắc mức lãi suất sao cho có thể bù đắp chi phí, hạn chế một phần rủi ro. c)Giai đoạn từ đầu năm 2011 đến nay: Nếu như trong các giai đoạn trước các ngân hàng thương mại quảng cáo rầm rộ, tung chiêu thu hút khách hàng vay tiêu dùng thì hiện nay kênh tín dụng này hầu như đã bị đóng cửa. Phải khẳng định rằng, cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận khá cao cho các ngân hàng thương mại và cũng rất tiện lợi với khách hàng. Song đó là việc xảy ra trong thời điểm kinh tế vĩ mô ổn định.Trong bối cảnh lạm phát tăng cao,ngân hàng Nhà Nước quy định các ngân hàng thương mại phải thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16% nên các ngân hàng hầu như đã đóng cửa cho vay tiêu dùng. Hiện nay các ngân hàng rất hạn chế cho vay tiêu dùng và nếu khách hàng nào may mắn được duyệt cũng phải chịu mức lãi suất từ 23 - 25%/năm tùy từng đối tượng. Vay được mức lãi suất 23 hay 25%/năm còn phụ thuộc vào đánh giá tín nhiệm khách hàng. Để đưa ra được mức xếp hạng tín nhiệm khách hàng ngân hàng thường dựa vào hai chỉ tiêu: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Chẳng hạn xem xét kỹ hồ sơ và thẩm định xem trước đây khách hàng đã vay ngân hàng nào chưa, có nợ quá hạn không, mức lương bao nhiêu, thế chấp lương hay bất động sản, xe ô tô. Ngoài ra còn xem xét ở góc độ phi tài chính: người vay đã đóng bảo hiểm xã hội chưa, tình trạng sức khỏe của người vay vốn. Thậm chí cán bộ tín dụng còn phải dùng cả cảm tính để đánh giá phong thái, đạo đức của người vay. Nhìn vào các tiêu chí trên thì rõ ràng thủ tục cho vay tiêu dùng khá chặt chẽ. Nếu như trong bối cảnh thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô ổn định thì có thể khách hàng còn được ngân hàng châm chước cho một vài tiêu chí. Còn hiện nay, vượt qua được các tiêu chí trên là cả một khó khăn. Như vậy trong tình tình hiện nay,với mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% vào cuối năm nay, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa,thì có thể nói mảng dịch vụ tài chính cá nhân trong năm nay mang một gam màu xám. Trên đây là sơ lược thị trường dịch vụ tài chính cá nhân trong những năm gần đây.Nhìn chung, đây vẫn là mảng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, tuy có thời điểm ngân hàng siết chặt vì tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn nhưng rõ ràng dịch vụ tài chính cá nhân vẫn là mảng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu các ngân hàng hạn chế mạnh cho vay tiêu dùng thì tín dụng lĩnh vực sản xuất cũng khó tăng trưởng vì nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, các doanh nghiệp sản xuất không tiêu thụ được hàng. Mặc dù đã có bước phát triển mạnh mẽ, song các chuyên gia cho rằng, hoạt động ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại hiện vẫn còn yếu, tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ chưa cao. Nguyên nhân là do mỗi hệ thống ngân hàng phát triển một chiến lược hiện đại hóa khác nhau, ít có sự gắn kết, trong khi các ngân hàng “ngoại” lại xâm nhập vào lĩnh vực này dưới nhiều hình thức, như: thâm nhập với tư cách là cổ đông chiến lược của một số ngân hàng cổ phần trong nước. Điều này có thế thấy rõ qua chiến lược của ANZ, HSBC, Standard Chartered, UOB, SMBC, Deutsche Bank... Do đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần đa dạng hơn các sản phẩm này không chỉ danh mục chung mà còn là các sản phẩm cụ thể; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ rộng rãi, không chỉ trong một hệ thống ngân hàng thương mại mà còn phải kết nối giữa các ngân hàng, trong những dịch vụ ngân hàng đòi hỏi có sự liên kết; lựa chọn các sản phẩm “lõi” của từng ngân hàng để tạo ra sự khác biệt trong thương hiệu. 2. Các dịch vụ đang được cung cấp hiện nay: Một số dịch vụ đang được cung cấp trên thị trường hiện nay là cho vay du học, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (STK), cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý, cho vay cán bộ công nhân viên,cho vay cán bộ quản lý điều hành,thấu chi tài khoản cá nhân,vay mua nhà,vay tiêu dùng….Để có cái nhìn rõ hơn,ta tìm hiểu sâu hơn về một số dịch vụ. Vay mua nhà : hiện đây là một dịch vụ rất phổ biến, giúp khách hàng mua được căn nhà và đất để ở như mong muốn. Hầu như ngân hàng nào cũng có cung cấp dịch vụ này kể cả khối nội lẫn khối ngoại ( Techcombank, Vietin Bank, Agribank, ACB, Eximbank, An Bình Bank, HSBC,….)Trong đó có những ngân hàng thường được nhắc đến với thế mạnh ở dịch vụ này như: HSBC: Với sản phẩm này thì HSBC đưa ra một số điều kiện chủ yếu như sau: - Khoản vay lên đến 70% giá trị căn nhà thế chấp - Thời hạn vay dài lên đến 25 năm - Thu nhập tối thiểu 10.000.000 VNĐ mỗi tháng - Giá trị nhà theo định giá tối thiểu 800.000.000 VND Một điểm đặc biệt ở HSBC chính là trang web của ngân hàng có hỗ trợ ước tính số tiền được vay dựa trên thu nhập và chi tiêu hằng tháng giúp khách hàng có thể ước lượng được khoản vay của mình trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.Do đó,thời gian giải quyết hợp đồng vay của ngân hàng rất nhanh. An Bình Bank: - Thời gian vay: Tối đa 240 tháng - Thời gian ân hạn: Tối đa 36 tháng - Mức cho vay: Tối đa 90% tổng nhu cầu vốn nhưng không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. - Tài sản đảm bảo: bất động sản hoặc chính căn nhà, đất dư định mua Navibank: - Nếu chỉ thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay: Tối đa 80% giá mua (nếu mua trực tiếp từ chủ đầu tư) hoặc tối đa 70% giá trị do Ngân hàng định giá (nếu không phải mua trực tiếp từ chủ đầu tư). - Nếu có thêm tài sản bảo đảm khác đủ giá trị theo Quy định về bảo đảm tiền vay thì mức vay tối đa là 100% giá mua. - Thời hạn vay: Tối đa 20 năm. Với dịch vụ vay mua nhà của các ngân hàng trong nước thì các điều kiện đưa ra đối với khách hàng là tương tự nhau.Tuy nhiên trong mảng này thì các ngân hàng nước ngoài lại mạnh hơn các ngân hàng nội địa. Một điểm khác biệt giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài trong cho vay mua nhà hiện nay, là thời hạn vay lâu hơn, và không quy định lãi phạt trong trường hợp người vay muốn trả gốc trước thời hạn. Phạt lãi suất là một thói xấu mà đa số các ngân hàng trong nước vẫn còn áp dụng (trừ một số ngân hàng, trong đó có Đông Á). Theo nhóm nghiên cứu Vietnam Report, khi trả lời câu hỏi khâu nào trong quá trình cấp vốn vay mua nhà đang gây khó dễ cho người tiêu dùng, khó khăn nhất là chứng minh nguồn thu nhập trả nợ, nếu một công chức nhà nước với mức thu nhập không chính thức rất cao cũng sẽ bị từ chối cho vay. Xem xét các nguyên nhân mà các cá nhân không được vay vốn ngân hàng để mua nhà, đa số các ngân hàng cho rằng chủ yếu là không có tài sản thế chấp phù hợp (44,4%), tiếp đến là không chứng minh được thu nhập (33,3%), vấn đề lãi suất và phương án sử dụng vốn vay chỉ chiếm 11%. Trong mẫu điều tra, số lượng người không vay vốn ngân hàng mua nhà đa số đều cho rằng do lãi suất cao và thủ tục phức tạp là nguyên nhân chính khiến họ quyết định không vay (53%), một số nguyên nhân khác được chỉ ra là chưa đủ khả năng chi trả (13%), không có tài sản thế chấp (11%), giấy tờ và điều kiện chưa đủ (9%) và mối quan ngại về lãi suất tiếp tục tăng trong tương lai (13%). Như vậy, lãi suất vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi quyết định có vay ngân hàng hay không. Vay tiêu dùng : đây cũng là một dịch vụ được các ngân hàng xem trọng trong mảng dịch vụ tài chính cá nhân. Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi... và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Hiện nay được cung cấp bởi nhiều ngân hàng: Techcombank, ACB, HSBC, Navibank, …Lấy 2 ví dụ về đặc điểm cho vay tiêu dùng tại 2 ngân hàng HSBC: - Giải ngân nhanh trong vòng 48 giờ - Khoản vay lên đến 250 triệu VND - Thời hạn vay linh hoạt từ 12 đến 48 tháng - Thủ tục đơn giản, nhanh gọn - Không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh công ty - Lãi suất tính trên dư nợ giảm dần Navibank: - Mức vay: Theo nhu cầu chi tiêu thực tế, tối đa 200 triệu đồng (mức vay so với giá trị tài sản bảo đảm thực hiện theo Quy định về bảo đảm tiền vay). - Thời hạn vay: Tối đa 05 năm. Đặc điểm chung của các khoản vay tiêu dùng là thời hạn ngắn(thường không quá 5 năm) và mức vay
Tài liệu liên quan