Hơn hai nghìn năm trước Trang Tử đã có một triết lí rất hay về biển cả: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều ra đi từ đó, nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Văn học cũng như những nguồn nước đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Và hàng ngày, tiếng sóng thuỷ triều vẫn âm vang chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng, chở gió cuộc đời và tưới mát muôn cây. Ngô Tất Tố cũng như bao người nghệ sĩ khác, tâm hồn ông, nỗi đau, niềm vui sướng khổ của ông luôn gắn chặt với mỗi cảnh đời, mỗi con người để từ đó kết tinh lại thành những trang văn tài hoa, nhức nhối.
Người Nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng mỗi khi đặt bút để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đều hi vọng gửi gắm vào “đứa con tinh thần” của mình những xúc cảm suy ngẫm về cuộc đời, về con người mỗi một điểm nhìn của tác giả ở mỗi một phương diện khác nhau đều hướng tới cái đích chung đó. Song không phải các tác phẩm được các tác giả sáng tác trong thời điểm giống nhau đều có điểm nhìn như nhau. Điều đó đã làm nên phong cách riêng của mỗi một nhà văn.
44 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn”
LỜI NÓI ĐẦU
Hơn hai nghìn năm trước Trang Tử đã có một triết lí rất hay về biển cả: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều ra đi từ đó, nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Văn học cũng như những nguồn nước đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Và hàng ngày, tiếng sóng thuỷ triều vẫn âm vang chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng, chở gió cuộc đời và tưới mát muôn cây. Ngô Tất Tố cũng như bao người nghệ sĩ khác, tâm hồn ông, nỗi đau, niềm vui sướng khổ của ông luôn gắn chặt với mỗi cảnh đời, mỗi con người để từ đó kết tinh lại thành những trang văn tài hoa, nhức nhối.
Người Nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng mỗi khi đặt bút để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đều hi vọng gửi gắm vào “đứa con tinh thần” của mình những xúc cảm suy ngẫm về cuộc đời, về con người mỗi một điểm nhìn của tác giả ở mỗi một phương diện khác nhau đều hướng tới cái đích chung đó. Song không phải các tác phẩm được các tác giả sáng tác trong thời điểm giống nhau đều có điểm nhìn như nhau. Điều đó đã làm nên phong cách riêng của mỗi một nhà văn.
Với Ngô Tất Tố, hoàn cảnh xuất thân và điều kiện xã hội đã giúp ông tái tạo lại bức tranh hiện thực của xã hội thực dân phong kiến một cách trung thực nhất. Đọc “Tắt đèn” của ông, chúng ta như đau những nỗi đau của nhân vật. Điều quan trọng hơn là trong điểm nhìn của Ngô Tất Tố độc giả đã thấy sức sống của con người Việt Nam trong xã hội cũ, không chịu khuất phục trước thế lực phong kiến tàn tạo. Với ý nghĩa đó chúng tôi xin chọn tác phẩm “Tắt đèn” để khảo sát cho đề tài này với nội dung “Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn””.
Bố cục bài viết gồm:
Chương 1: Điểm nhìn và ý nghĩa của nó ở phương diện lý thuyết.
Chương 2: Tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”.
Chương 3: Điểm nhìn của Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn”
CHƯƠNG I
ĐIỂM NHÌN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỀ PHƯƠNG DIỆN
LÝ THUYẾT
1. Tên gọi và quan niệm
Cụm từ “le point de vue” (Tiếng pháp) “the point of view”, “the out look” (tiếng Anh) và “quan điểm” được dùng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, có nghĩa là điểm hay chỗ đứng để xem xét, bình giá một sự vật, một sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hay xã hội. Cũng có lúc được mở rộng tương đương với “quan điểm” (quan điểm về thế giới, về nhân sinh v.v…) khá phổ biến trong triết học, chính trị và nghệ thuật như là thuật ngữ khoa học.
Ở Âu Mĩ, theo K.Waless, trong nghiên cứu văn học và thi pháp học “điểm nhìn” là một trong số những thuật ngữ được bàn cãi nhiều nhất trong thế kỷ XX với nhiều cách hiểu khác nhau với những tên gọi khác nhau: “phối cảnh” (perspective) hay “góc nhìn” (angle of vision) trong lí thuyết hội hoa, điện ảnh, tương đương “aspect” (thể, diện) (T.Todorov (1988)), “tiêu điểm tự sự” (Brooks & Warren (1993).
2. Điểm nhìn của lời trong giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện
2.1. Điểm nhìn của lời trong giao tiếp
Ngữ dụng học quan tâm đến hành động ngôn ngữ, miểu tả thao tác định vị chủ thể giao tiếp, định vị không gian và định vị thời gian trong hành vi ngôn ngữ, xác định toạ độ của chủ thể nói năng trong tình huống giao tiếp cụ thể thông qua các hành vi ngôn ngữ đại từ và từ chỉ xuất (Đỗ Hữu Châu - 1993).
Theo sự khảo sát của chúng tôi, bất cứ một hành động nói năng nào trong giao tiếp, đều thể hiện vị thế giáo tiếp trong một tình huống cụ thể (thời gian, không gian), được phân biệt bằng thao tác suy ý về một hay một số quan hệ. Chẳng hạn: lời chào hàng ngày;
- Chào Anh!
- Chào anh ạ!
- Em chào anh ạ!
(So với lời chào tiếng Anh, tiếng Pháp, định vị thời gian được nhấn mạnh thể hiện điểm nhìn chia cắt thời gian khác người Việt).
Mỗi biểu đạt thể hiện một điểm nhìn: Vị thế được xá định với người nói, thái độ của bản thân với người nghe v.v… Ngoài ra phải tính đến ngữ điệu, và một số yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm như ánh mắt, vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ v.v… để suy ra thái độ chân thật hay giả dối, nghiêm túc hay giễu cợt v.v… Từ tiêu điểm thông tin và tiêu điểm biểu cảm gắn với chủ thể giao tiếp, người nhận qua thao tác suy ý, nhận ra điểm nhìn của lời nói cụ thể trong tình huống cụ thể.
Như vậy, điểm nhìn của lời nói giao tiếp là toạ độ của hai trục: lời nói hiển nghô và hành vi giao tiếp và do thao tác suy ý người nhận có thể tiếp nhận được.
Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp có gì khác với điểm nhìn trong một văn bản tự sự (truyện ngắng, tiểu thuyết) v.v…
2.2. Điểm nhìn trong truyện
Điểm nhìn hay gọi đầy đủ hơn là “điểm nhìn nghệ thuật” trong truyện có điểm giống với điểm nhìn trong lời nói giao tiếp. Bởi vì, bất cứ một hành động ngôn ngữ nào, dù nói một câu hay viết hàng trăm nghìn cầu đều là những hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ và mỗi hành động giao tiếp đều chứa đựng một hay một số điểm nhìn nhất định.
Những điểm khác nhau cơ bản giữa lời nói tự nhiên trong giao tiếp với lời nói trong văn bản là chức năng và câu trúc của chúng.
Chức năng của lời nói giao tiếp là giao tiếp hội thoại, giao tiếp trực tiếp, gắn với một tình huống hội thoại cụ thể với một đối tượng cụ thể. Vì vậy, nó phải phục tùng các quy tắc, các phương châm hội thoai, trong khi lời nói trong văn bản phải phục tùng các qui tắc cấu tạo văn bản, nó phải đặt trong tổ chức văn bản bảo đảm tính mục đích, tính mạc lạc, tính hệ thống toàn vẹn của văn bản. Do đó, mọi lời nói trong văn bản đều phải được cấu trúc lại, hệ thống hoá theo một mục đích nhất định.
Đói với văn bản nghệ thuật (thơ, truyện, kĩ) thì một mặt, tổ chức văn bản được sáng tạo tự do và sử dụng tự do những lời nói hồn nhiên nhưng mặt khác lại đòi hỏi rất cao về mặt nghệ thuật biểu đạt, nghệ thuật xử lí ngôn từ nhằm mục đích thẩm mĩ. Vì vậy, điểm nhìn nghệ thuật tuy tiềm ẩn trong văn bản nhưng cần phải chú ý phân tích và điều này không còn là mới đối với các nhà phê bình, nghiên cứu văn học. Tuy vậy, các khái niệm “điểm nhìn nghệ thuật”, “quan điểm phản ánh” v.v. chưa phải lúc nào cũng được phân biệt rõ ràng như viện sĩ M.Khrapchenko đã thừa nhận.
Trong thi pháp học, những quan niệm về điểm nhìn khác nhau với những tên gọi khác nhau là lẽ tất nhiên. Cho nên, cần làm rõ các khái niệm điểm nhìn với “cái nhìn”, “góc nhìn” (nghệ thuật), “thể” (hay diện), (T.todorov), “tiêu điểm” và “tiêu cự” (G.Genette) v.v.
3. Điểm nhìn của văn bản
Do chỉ có ý nghĩa trong trường hợp có phản đề, một thủ pháp kết cấu bất kỳ sẽ thành thủ pháp phân bịêt nghĩa riêng nếu như nó được kết nối vào sự đối lập với một hệ thống tươg phản. Ở nơi nào mà toàn bộ văn bản được hàm chứa và chỉ trong một bình diện, thì cái gọi là bình diện nói chung không cảm thấy được. Chẳng hạn không thấy được nó trong những trần thuật sử thi. “Những bước chuyển mau lẹ” (Pushkin) của các truyện lãng mạn chủ nghĩa chỉ có nghĩa khi phối hợp với các đoạn trần thuật chậm rãi. Cũng như vậy “cái nhìn” sẽ trở thành yếu tố nhận thấy được của cấu trúc nghệ thuật khi xuất hiện khả năng thay đổi của nó trong phạm vi sự trần thuật (hoặc chiếu một văn bản trên một văn bản khác với cách nhìn khác.
Khái niệm “điểm nhìn” tương tự như khái niệm góc nhìn trog hội hoạ và điện ảnh.
Khái niệm “điểm nhìn nghệ thuật” thể hiện ra với tư cách là quan hệ của hệ thống đối với chủ thể của mình (“hệ thốg” trong văn cảnh này có thể là hệ thốg ngôn ngữ, hoặc ở những cấp độ khác cao hơn). Bằng khái niệm “chủ thể của hệ thống” (hệ thống tư tưởng, phong cách…), chúng tôi nhằm nói đến cái ý thức vốn có khả năng sinh ra cấu trúc đồng dạng và do đó có thể cải tạo lại được trong khi tiếp nhận văn bản.
Hệ thống nghệ thuật được tạo nên như là sự phân tầng của các quan hệ. Chính khái niệm “có nghĩa” muốn nói đến sự tồn tại của một mối liên hệ tin tức, tức là một sự kiện có tính khuynh hướng xác định. Do chỗ mô hình nghệ thuật trong hình thức chung nhất của nó tái tạo hình ảnh thé giới theo một ý thức nhất định, tức là mô hình hoá quan hệ của cá nhân và thế giới (trường hợp cá biệt - quan hệ của cá nhân nhận thức và thế giới được nhận thức) cho nên sự định hướng sẽ mang tính chất chủ thể - khách thể.
Một yếu tố cấu trúc nghệ thuật tồn tại như một khả năng trong cấu trúc ngôn ngữ, và rộng hơn, trong ý thức cấu trúc con người. Do vậy có thể mô tả lịch sử tiến triển nghệ thuật của nhân loại căn cứ theo một trong số những yếu tố đó, chẳng hạn lịch sử ẩn dụ, lịch sử nhịp điuêụ hoặc lịch sử thể loại này hay khác. Nếu chúng ta nắm được đầy đủ những mô tả kiểu như vậy thì khi quy chung về các chùm quan hệ, chúng ta có thể có được bức tranh phát triển của nghệ thuật. Thế nhưng hiếm có yếu tố nào lại liên quan trực tiếp đến việc xây dựng bức tranh thế giới như “điểm nhìn nghệ thuật”. Nó liên quan trực tiếp đến các vấn đề trong những hệ thốg mô hìh hoá thứ cấp như vị thế của người sáng tạo văn bản, vấn đề tính chân thực, vấn đề cá tính.
“Điểm nhìn” cấp cho văn bản sự định hướng nhất định về chủ thể của nó (điều này đặc biệt rõ ràng trong lời nói trực tiếp). Nhưng mỗi văn bản lại thuộc về một cấu trúc ngoại văn bản mà cấp độ trừu tượng hoá cao nhất của nó có thể xác định như “loại hình thế giới quan” “bức tranh thế giới” hoặc “mô hìh văn hoá” (ranh giới rạch ròi giữa cái khái niệm đó trong trường hợp này không quan trọng).
Nhưng ở mỗi một mô hình văn học lại có sự định hướng của nó biểu hiện trong một thang bậc nhất định những giá trị: chân thực và giả tạo, cao quý và thấp kém. Nếu hình dung “bức tranh thế giới” của một nền văn hoá cụ thể như là một văn bản nhất định ở cấp độ trừu tượng, thì tính định hướng này ở trog điểm nhìn của văn bản ấy. Vậy là xuất hiện vấn đề về các quan hệ khả thể của điểm nhìn văn bản văn hoá và điểm nhìn của các văn bản cụ thể này hay khác (thuộc cấp độ biểu hiện bằng ngôn ngữ hay những ký hiệu khác của cấp độ này, chẳng hạn hình vẽ).
Ngoài ra, quan hệ “điểm nhìn - văn bản” luôn luôn là quan hệ “người sáng tạo - sản phẩm sáng tạo”. Đối với văn bản văn học thì đây là vấn đề vị thế của tác giả, của “nhân vật trữ tình”… Còn đối với mô hình văn hoá đây là hợp thể của những vấn đề triết học tổng quát, liên quan đến sự ra đời của thế giới và tính có ý thức của nó. Bởivì quan hệ giữa tính định hướng của văn bản văn hoá và những điểm nhìn của các văn bản cụ thể ở trong nó được xem như quan hệ của tính chân thực hay giả mạo, nên ngay lập tức hiện ra hai quan hệ có tính khẳnông nghiệp: sự đồng nhất trọn vẹn và sự đối lập hoàn toàn.
Vấn đề cái nhìn đưa đến cho văn bản yêu tố năng động: mỗi cái nhìn trong văn bản đều có đạt đến tính chân lý và mong muốn khẳng định mình trong cuộc đấu tranh với những cái nhìn đối lập. Nhưng nếu đưa chiến thắng này đến việc thủ tiêu hệ thống đối lập, thì nó cũng thủ tiêu luôn mình một cách nghệ thuật. Với sự biến mất của chủ nghĩa lãng mạn thì sự luận chiến với nó cũng chết về phương diện nghệ thuật. Do vậy khi đẩutanh với những hệ thống đối lập, điểm nhìn không chỉ thủ tiêu mà còn phục hồi chúng, và nâng cao tính tích cực. Vậy là cấu trúc “đa giọng điệu” phức tạp của những cái nhìn đã ra đời, làm cơ sở cho nghệ thuật trần thuật hiện đại.
4. Người kể chuyện và các điểm nhìn
Mở đầu bài viết Tiểu thuyết như sự tìm tòi ra mắt lần đầu năm 1955, sau được tập hợp trong Luận về tiểu thuyết (1964). Michel Butor đưa ra định nghĩa: “Tiểu thuyết là một hình thức đặc biệt của trần thuật”.
Đến một tiểu luận khác, nhan đề Những tìm tòi về kỹ thuật tiểu thuyết cũng in trong tập sách trên, ông dành hẳn một mục để xác định “Khái niệm trần thuật và vai trò tiểu thuyết trong tư duy hiện đại”. Theo ông, “thế giới phần lớn chỉ hiện ra với chúg ta qua sự trung gian của những điều người ta kể với ta về nó: trò chuyện, bà học, sách báo v.v…”, đơn vị cơ bản của truyện kể ấy có thể gọi là một “thông báo” hay một “tin tức”… Nhưng sự hiểu biết của chúng ta về thế giới thườg sai lệch vì tin tức tam sao thất bản và đủ thứ nguyên nhân khác, kể cả trí nhớ hạn hẹp của mỗi người, khiến nỗi “có biết bao nhiêu ảo ảnh giữa chúng ta và thế giới, giữa chúng ta và những người khác, giữa chúng ta và bản thân chúng ta!”. Các ảo ảnh ấy chẳng bao giờ hết. Chẳng bao giờ có thể vạch ra ranh giới dứt khoát giữa cái thực và cái tưởng tượng. Cách duy nhất để nói sự thật, để đi tìm sự thật là “đối chiếu không mệt mỏi, một cách có phương pháp những gì chúng ta thường kể với những gì chúng ta thấy, chúng ta nghe, với những thông tin chúng ta nhận được, nghĩa là làm việc trên truyện kể”, và “tiểu thuyết là nơi tốt nhất cho một công việc như thế”.
Tiểu thuyết là một hình thức đặc biệt của truyện kể, điều đó cũng dễ thấy. Trong tiểu thuyết có ai kể , kể về ai và kể cho ai, vì dù nói gì thì nói, con người vẫn chiếm vị trí trung tâm của tiểu thuyết, và tiểu thuyết viết ra là để cho người khác đọc; trên đai thế tạo thành cái thế tam giác; người kể chuyện - nhân vật - độc giả. Nói đến người kể chuyện, là nói tới điểm nhìn được xác định trong hệ đa phương, không gian, thời gian, tâm lý, tạo thành góc nhìn. Người kể chuyện là ai, kể chuyện người khác hay kể chuyện chính bản thân mình, khoảng cách về không gian từ nơi sự việc xảy ra đến chỗ đứng của người kể chuyện cũng như độ lệch thời gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc được kể lại vẫn thường được các nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâu.
Một dạng phổ biến của tiểu thuyết truyền thống là người kể chuyện giấu mặt (người trần thuật), coi như đứng ở một vị trí nào đấy trong không gian, thời gian,bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra trọng vẹn và thuật lại với chúng ta. Chuyện được kể ở ngôi thứ ba số ít. Dù nhân vật người kể chuyện không xuất hiện, ta không biết tên tuổi, mặt mũi, tư cách ra sao, nhưng ngầm hiểu trước sau vẫn một người ấy. Đó là loại tiểu thuyết một điểm nhìn.
Trong tiểu thuyết không thiếu gì những lúc các nhân vật đối thoại với nhau, ngôn từ gián tiếp thay thế bằng ngôn từ trực tiếp, nhưng do cách viết sử dụng đối thoại như “những lời trích dẫn” thông qua khâu chọn lựa của nhà văn, nên các đối thoại ấy thường thiếu tư cách độc lập như ta đã có dịp nói đến, và không thoát ra được vùng ảnh hưởng của điểm nhìn duy nhất.
Một dạng phổ biến khác của tiểu thuyết trước kia là lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất với người kể chuyện xưng “tôi”. Câu chuyện gây cảm giác đáng tin cậy hơn, vì người kể không phải ai đó xa lạ, đứng ở tận đâu đâu, trên cao, ngoài xa phóng tầm con mắt quan sát mọi chuyện mà hoà mình trực tiếp tham gia vào các biến cố, nhất là khi người kể chuyện đóng vai nhân vật chính. Tuy nhiên, dù nhân vật xưng “tôi” kể chuyện người khác hay kể chuyện mình thì tình hình cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu vì vẫn là loại tiểu thuyết một điểm nhìn.
Với loại tiểu thuyết nhiều điểm nhìn. Câu chuyện sẽ hiện ra sinh động với nhiều bình diện, từ nhiều góc nhìn của nhiều chủ thể kể chuyện khác nhau, tuy có hơi khó theo dõi một chút đối với những ai quen đọc loại tiểu thuyết cũ. Song nói như thế hoàn toàn không có nghĩa đem so sánh các tiểu thuyết ấy với hội hoạ của trườg phái lập thể.
CHƯƠNG II
TÁC GIẢ NGÔ TẤT TỐ VÀ TIỂU THUYẾT “TẮT ĐÈN”
1. Khái quát về tác giả
Mỗi nhà văn chúng ta đến với văn học, đến với cách mạng bằng một con đường riêng. Ngô Tất Tố thuộc thế hệ những nhà nho cuối mùa như Nguyễn Trọng Thuật, Mai Đăng Đệ, Phạm Quế Lâm, Nguyễn Khắc Hiếu … Những người đã từng chứng kiến cảnh chợ chiều của các nhà nho cũng như cảnh tiều tuỵ sa sút của một nền Hán học đã hơn nghìn năm rực rỡ. Thật là kì lạ khi ta thấy từ điểm xuất phát đó, nhà nho nghèo yêu nước Ngô Tất Tố đã phấn đấu để trở thành một nhà văn bạn đường của giai cấp công nhân trong thời kì Mặt trận dân chủ và về sau một đảng viên cộng sản. Có thể nói trong quá trình “đổi mới tư duy”, Ngô Tất Tố đã nêu một tấm gương sáng cho thế hệ của mình. Tất nhiên quá trình diễn biến tư tưởng của Ngô Tất Tố có lúc đã in dấu vết của những tư tưởng Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Hồ Thích, đã chịu ảnh hưởng của Lư Thoa (Rou sseau), Mạnh - Đức - Tư - Cưu (Montes quieu) . Nhưng điều cần chú ý là ông đã thẳng thắn chỉ trích phong trào “Âu hoá, vui vẻ trẻ trung cũng như đã vạch mặt trái cái kiểu “đánh bại Tây” bịp bợm của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh.
Trong không khí của thời kỳ mặt trận dân tộc, ông đã tìm đọc tác phẩm của Lỗ Tấn, Qúch Mạt Nhược, Gorki và cuối cùng ông đã tìm đến những sách báo của Đảng, của Chủ nghĩa Mác-Lênin - Trong những môn đệ của Khổng Mạnh, nhiều người ngơ ngác tụt lại phía sau nhưng Ngô Tất Tố đã phấn đấu vượt lên phía trước, đuổ kịp thế hệ trẻ và trở thành một trong những người tiến bộ nhất của lớp nhà nho cuối mùa.
Ngô Tất Tố sinh 1893 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, nay là huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Ông mất ngày 20-04-1954 tại Yên Thế Bắc Giang chỉ ít tuần lễ trước khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi. Sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố khởi đầu bằng tác phẩm dịch Cẩm Hương Đình (1923) và khép lại với vở chèo 10 cảnh Nữ chiến sĩ Bùi Thị Thác (1951). Ba mươi năm cầm bút miệt mài, say mê bằng tài năng và tâm huyết trên nhiều tư cách: Nhà tiểu thuyết, phóng sự, nhà báo, nhà khảo cứu, dịch thuật… Ngô Tất Tố đã kể lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và đa dạng từ tiểu thuyết, phóng sự truyện ký lịch sử đến khảo luận nghiên cứu, những công trình dịch thuật và hàng trăm bài tiểu phẩm báo chí.
Điều đáng quý hơn là Ngô Tất Tố và sự nghiệp văn chương của ông vẫn sống mãi “sống khoẻ mạnh và sắc sảo trong văn học ta”. Như sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân đánh giá về ông. Vượt lên sự phôi pha vốn như một quy luật sàng lọc tự nhiên, sòng phẳng và nghiêm ngặt của thời gian. Khối trước tác khổng lồ, đa dạng của Ngô Tất Tố càng ngày càng hiện hình lừng lững, càng lấp lánh vẻ đẹp của một tài năng, một tấm lòng, một nhân cách lớn, và càng có giá trị tự thân khẳng định vị trí đầy vinh dự của Ngô Tất Tố trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam cũng như vị trí xứng đáng của ông trong nền văn học lịch sử dân tộc.
Năm 1996 Ngô Tất Tố vinh dự được là một trong số ít các nhà văn được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, Nhà xuất bản Văn học cũng đã xuất bản toàn tập Ngô Tất Tố, 5 tập trên 4000 trang in. Khơi trong nguồn mạch hiện thực của đời sống, gắn với quỹ đạo nghệ thuật vị nhân sinh, khơi sâu vào những tầng vỉa giá trị nhân văn sâu xa với ý thức, tấm lòng và tâm huyết của một người cầm bút yêu nước tiến bộ luôn tâm nguyện “phải hoạt động, phải sông pha, phải lặn lội luôn luôn với dân chúng”. Chính nhờ vậy khối chước tác của Ngô Tất Tố đã là khối tài sản vô giá khẳng định một cách thuyết phục sức sống của một tài năng lớn, một sự nghiệp lớn của nhà văn - nhà văn hoá Ngô Tất Tố.
Là một nhà Nho nghèo, Ngô Tất Tố đã từng phải chung chia cái nghèo, cái đói của một gia đình triền miên phải lĩnh thêm ruộng làng để cày cấy và thường xuyên phải oằn lưng chịu những gánh nợ lãi. Cái nghèo, cái đói đã ăn vào, lặn vào thành máu, thành thịt của nhà văn. Lại cũng sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo giữa những cuộc đời khốn khổ luôn bị cột chặt trong vòng vây của đói khát, tù tùng, bóc lột, chà đạp, của những hủ tục quái dị, nặng nề… suốt cuộc đời kể cả khi phải cách xa làng quê, lặn lội viết báo, viết văn kiếm sống, Ngô Tất Tố vẫn thiết tha gắn bó trái tim mình với những con người nghèo khổ cần cù nhân ái vẫn rất gần gũi với cuộc sốg của ông. Hoàn cảnh đó, sợi dây tình cảm đó khiến Ngô Tất Tố dễ dàng cảm thông sâu sắc và luôn tìm mọi cách sẻ chia, bênh vực đến cùng những con người “nhỏ bé”, “mờ xám” đang quằn quại trong khổ đau, bất hạnh đồng thời cũng khiến ông căm ghét và tố cáo đến cùng bọn quan lại thống trị “một phần nguyên nhân trong cảnh thống khổ của dân chúng”. Cảm thông, yêu tương và căm ghét, tố cáo - đó chính là tố chất cơ bản, là linh hồn, là máu thịt của từng trang văn tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân văn sâu xa trong văn nghiệp của Ngô Tất Tố. Cũng chính điều đó lý giải vì sao Vũ Trọng Phụng đã đánh giá rất cao Ngô Tất Tố. Theo Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố hơn bất cứ nhà văn nào cùng thời, là người có “đủ tư cách”, “đủ thẩm quyền” để viết và đã là người viết ra thật cảm động những trang sách “đáng khóc, đáng cười” về cảnh sống cơ cực ở thôn quê và của ngư