Đề tài Điều hành chính sách tỷ giá của trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Chính sách tỷ giá là một bộ phận trong chính sách tiền tệ của mỗi Quốc gia, nó có vai trò đặc biệt quan trọng quá trình phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi xu thế toàn cầu hoá ngày càng rõ nét và có tác động sâu rộng tới tất cả các Quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, Trung Quốc đã vượt mặt 3 trụ cột kinh tế là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu về tốc độ tăng trưởng. Vai trò của Trung Quốc trên thế giới ngày càng quan trọng, đặc biệt trong thương mại quốc tế. Có được điều đó là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế hợp lí và đồng bộ của Trung Quốc, trong đó đặc biệt quan trọng là chính sách tỷ giá. Chính chính sách tỷ giá đã góp phần quan trọng nâng tầm nền kinh tế của Trung Quốc trên trường Quốc tế. Bên cạnh đó thì trong thời gian gần đây vấn đề điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đang bộc lộ những mặt yếu kém về mặt chính sách và cơ chế quản lý. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt với lạm phát cao, tăng trưởng thấp; sự kém hiệu quả trong hoạt động của thị trường tín dụng và thị trường ngoại tệ và thâm hụt cán cân thương mại đang trở thành những vấn đề được mọi người quan tâm. Trong đó, chính sách điều hành tỷ giá được xem như là một công cụ hữu hiệu và cần thiết để Chính phủ thực hiện tốt công tác điều hành chính sách tiền tệ, tạo hiệu ứng tích cực đến nền kinh tế. Nghiên cứu vấn đề về “ Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về khía cạnh những phương pháp điều hành tỷ giá Trung Quốc, hiệu quả của các chính sách đó ra sao, nó có tác động gì tới nền kinh tế của Trung Quốc và trên thế giới. Từ đó sẽ cho ta cái nhìn khách quan hơn để liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam và những bài học mà Việt Nam cần rút ra từ kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc.

doc21 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều hành chính sách tỷ giá của trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngày 29 tháng 9 năm 2011 MỤC LỤC I - NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ – CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Khái niệm tỷ giá. Chế độ tỷ giá. Chính sách tỷ giá. II- ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC Sơ lược về đồng Nhân dân tệ. Quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước năm 1979: Cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1979- 1993: Thời kì chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang thả nổi có điều tiết. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1994-1997: Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất 2 tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1997 tới nay: Chính sách duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và giảm những cú số từ bên ngoài. Tác động của chính sách đồng Nhân dân tệ yếu tới kinh tế Trung Quốc và thương mại toàn cầu. 3.1 Tác động tới nền kinh tế Trung Quốc 3.2 Tác động tới thương mại toàn cầu -Tác động đối với Mỹ -Tác động đối với khu vực EU -Tác động đối với khu vực ASIAN -Tác động đối với Việt Nam IV, MỐI LIÊN HỆ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Vấn đề phá giá nội tệ và cán cân thương mại đối với Việt Nam Những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc đối với điều hành chính sách tỷ giá ở VN hiện nay LỜI NÓI ĐẦU Chính sách tỷ giá là một bộ phận trong chính sách tiền tệ của mỗi Quốc gia, nó có vai trò đặc biệt quan trọng quá trình phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi xu thế toàn cầu hoá ngày càng rõ nét và có tác động sâu rộng tới tất cả các Quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, Trung Quốc đã vượt mặt 3 trụ cột kinh tế là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu về tốc độ tăng trưởng. Vai trò của Trung Quốc trên thế giới ngày càng quan trọng, đặc biệt trong thương mại quốc tế. Có được điều đó là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế hợp lí và đồng bộ của Trung Quốc, trong đó đặc biệt quan trọng là chính sách tỷ giá. Chính chính sách tỷ giá đã góp phần quan trọng nâng tầm nền kinh tế của Trung Quốc trên trường Quốc tế. Bên cạnh đó thì trong thời gian gần đây vấn đề điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đang bộc lộ những mặt yếu kém về mặt chính sách và cơ chế quản lý. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt với lạm phát cao, tăng trưởng thấp; sự kém hiệu quả trong hoạt động của thị trường tín dụng và thị trường ngoại tệ và thâm hụt cán cân thương mại đang trở thành những vấn đề được mọi người quan tâm. Trong đó, chính sách điều hành tỷ giá được xem như là một công cụ hữu hiệu và cần thiết để Chính phủ thực hiện tốt công tác điều hành chính sách tiền tệ, tạo hiệu ứng tích cực đến nền kinh tế. Nghiên cứu vấn đề về “ Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về khía cạnh những phương pháp điều hành tỷ giá Trung Quốc, hiệu quả của các chính sách đó ra sao, nó có tác động gì tới nền kinh tế của Trung Quốc và trên thế giới. Từ đó sẽ cho ta cái nhìn khách quan hơn để liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam và những bài học mà Việt Nam cần rút ra từ kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc. NỘI DUNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ – CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 1. Khái niệm tỷ giá Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị của một đồng tiền khác. 2. Chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá là tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia. 2.1 Chế độ tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá, trong đó , NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì tỷ giá cố định(gọi là tỷ giá trung tâm – Central Rate) trong một biên độ hẹp đã được xác định trước. Đặc điểm: tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (thường từ 2%-5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với đồng tiền khác. Vai trò của NHTW: trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn sàng nguồn dự trữ ngoại hối nhất định 2.2 Chế độ tỷ giá thả nổi. Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ tỷ giá , trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trương ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Đặc điểm: Trong chế độ tỷ giá thả nổi, sự biến động của tỷ giá không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Vai trò của NHTW: NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích can thiệp lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá. 2.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ tỷ giá, trong đó, NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định. Đặc điểm: NHTW không cam kết duy trì cố định tỷ giá hay một biên độ giao động hẹp xung quanh tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi. Vai trò của NHTW: tích cực và chủ động can thiệp nên tỷ giá. 3. Chính sách tỷ giá 3.1 Khái niệm về chính sách tỷ giá Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia. 3.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá. Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách kinh tế, nên mục tiêu của chính sách tỷ giá theo nghĩa rộng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách kinh tế. Tùy theo mỗi quốc gia, mà mục tiêu chính sách kinh tế có thể khác nhau nhưng nhìn chung nó bao gồm: Ổn định giá cả Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm Cân bằng cán cân vãng lai Về mục tiêu ổn định giá cả: Với các yếu tố khác không thay đổi, khi phá giá nội tệ, làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Ngược lại, khi nâng giá nội tệ, làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát. Chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ ; muốn kích thích lạm phát gia tăng NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá đồng nội tệ; muốn duy trì giá cả ổn định, NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng. Về mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm: Khi các yếu tố khác không đổi, thì với chính sách phá giá đồng nội tệ sẽ làm cho: Kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tạo công ăn việc làm. Phá giá đồng nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với các hàng hóa nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới. Ngược lại, khi các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá đồng nội tệ, sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp. Chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Với các yếu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ. Về mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai: Chính sách tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân vãng lai: Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư. Với chính sách tỷ giá định giá cao đồng nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, giúp điều chính cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư về trạng thái cân bằng hay thâm hụt Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng làm cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng. 3.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá Nhóm các công cụ trực tiếp: Thông thường, đó là hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi). Để tiến hành can thiệp, buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Ngoài ra, thuộc nhóm công cụ trực tiếp còn phải kể đến các biện pháp can thiệp hành chính của chính phủ có thể áp dụng là: Biện pháp kết hối: là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời gian nhất định cho các tổ chức được kinh doanh ngoại hối. Mục đích của biện pháp này là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ. Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định số lượng mua bán ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định. Nhóm các công cụ gián tiếp: Bao gồm các công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả…. Trong số các công cụ gián tiếp thì công cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất và tỏ ra hiệu quả nhất. Lãi suất tái chiết khấu: với các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi suất thị trương thay tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược chiều. Thuế quan:thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm; kết quả là làm cho nội tệ lên giá. Khi thế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại. Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp. Giá cả: thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM:khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vôn huy động bằng ngoại tệ của NHTM, làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng; để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho người sở hữu ngoại tệ phải bán ngoại tệ đi để lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ Quy định trạng thái ngoại tệ đối với NHTM ngoài mục đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối. II- ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 1, Sơ lược về đồng Nhân dân tệ Nhân dân tệ (viết tắt theo quy ước quốc tế là RMB) là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (nhưng không sử dụng chính thức ở Hongkong và Macau). Trên mặt tờ tiền được in chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông . Theo tiêu chuẩn ISO-4217, viết tắt chính thức của Nhân dân tệ là CNY, tuy nhiên thường được ký hiệu là RMB, biểu tượng là ¥ Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa phát hành. Năm 1948, một năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa , nhân dân tệ đã được phát hành chính thức. Tuy nhiên, đến năm 1955, loạt mới được phát hành thay cho loạt thứ nhất. Năm 1962, loạt thứ hai lại được thay thế bằng loạt mới. Loạt thứ tư được phát hành trong thời gian từ năm 1987 đến năm 1997. Loạt đang dùng hiện nay là loạt thứ năm phát hành từ năm 1999, bao gồm các loại 1 phân, 2 phân, 5 phân, 1 giác, 5 giác, 1 nguyên, 5 nguyên, 10 nguyên, 20 nguyên, 50 nguyên và 100 nguyên. 2, Quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc Kể từ năm 1949 tới nay là cả một quá trình nền kinh tế Trung Quốc trải qua các chuyển biến lớn về cơ cấu kinh tế, chính trị-xã hội; bên cạnh đó Trung Quốc còn chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Vì vậy, chính sách tỷ giá đối với đồng Nhân dân tệ cũng đã nhiều lần được chính phủ TQ thay đổi nhằm đáp ứng điều kiện kinh tế từng thời kì, tiến tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế; giảm các cú sốc từ bên ngoài. Dựa trên cơ sở những biến động đặc trưng của từng giai đoạn ta có thể tiếp cận vấn đề tỷ giá của Trung Quốc theo 4 thời kì đặc trưng sau: 2.1, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước năm 1979: Cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Trước năm 1979 nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mang tính bao cấp; chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng nhân dân Trung quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. Việc thực hiện cơ chế tỷ giá cố định đã làm cho giá trị đồng NDT luôn được gán cao hơn giá trị thực. Điều này làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, gây mất cân đối trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước hàng năm phải bù lỗ cho sản xuất và tiêu dùng, năm 1979 mức bù lỗ là 76,3 tỷ NDT tương đương với 29% thu nhập tài chính. Vào lúc này con số nợ của TQ lên tới 47 tỷ USD trong khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt, lạm phát tăng cao. Mặt khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái , khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, từ năm 1979 Trung Quốc đã thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế. 2.2, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1979- 1993: Thời kì chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang thả nổi có điều tiết. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT trên thị trường. Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22 NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Đến năm 1990 Trung Quốc chính thức công bố áp dụng tỷ giá thả nổi có điều tiết và duy trì chế độ 2 tỷ giá. Trong giai đoạn này đồng NDT thường xuyên dao động và hầu như là hạ giá. Sau khi tỷ giá được điều chỉnh sát với biến đổi của thị trường và sức mua thực tế của đồng NDT thì tỷ giá NDT/USD dao động ở mức tương đối ổn định từ 5,2- 5,8 NDT/USD. Việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định lại làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Duy trì chế độ 2 tỷ giá: Bên cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng nhân dân Trung quốc công bố, sử dụng để hạch toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung quốc còn cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái giữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng. Trong thời gian này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư nắm giữ, Trung quốc gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ. 2.3, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1994-1997: Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất 2 tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi. Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%. Đồng thời đưa tỷ giá chính thức ngang bằng với tỷ giá thị thường, thống nhất 2 tỷ giá về một tỷ giá. Mục tiêu nhằm kiềm chế lạm phát, kích thích xuất khẩu, khôi phục sản xuất trong nước; khắc phục tình trạng 2 tỷ giá chênh lệch quá lớn, hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, thao túng tỷ giá làm cho thị trường ngoại hối bất ổn. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc cũng đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt. Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện “chính sách kết hối ngoại tệ” bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. “Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền. Đối với các công ty nước ngoài yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang đồng NDT”. Đồng thời, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng. Riêng các giao dịch phi thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng. Trung quốc cho phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm chính tại Thượng Hải và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các giao dịch giao ngay trên thị trường. Cho đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Năm 1994 1995 1996 1997 Lạm phát(%) 24,2 16,9 8,3 8,3 FDI (tỷ USD) 33,79 35,84 40,18 44,23 Cán cân XNK (tỷ USD) +5,3 +19,7 +12,3 +40,7 Số liệu nền KT Trung Quốc từ 1994 – 1997 (Nguồn: imf.org) 2.4, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ n
Tài liệu liên quan