Đề tài Điều tra, đánh giá các nguồn thải công nghiệp trên lưu vưc hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp BVMT phù hợp

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, giáp với Campuchia ở phía Bắc và Tây Bắc, tỉnh có địa phận liền kề với Đăk Nông ở phía Đông Bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía Đông, phía Nam giáp Tây Ninh và Bình Dương. Tỉnh Bình Phước có dân số là 874.961 người (năm 2009). Bình Phước có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 03 thị xã và 07 huyện. Hiện tỉnh Bình Phước đã qui hoạch 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 2.100 ha, một số khu công nghiệp đã có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và có nhà máy đã và đang đi vào hoạt động như khu công nghiệp: Chơn Thành, Minh Hưng, Tân Khai và Tân Thành. Tỉnh Bình Phước có mạng lưới sông suối khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông chính là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với tổng lượng dòng chảy trung bình khoảng 26 tỷ m3/năm. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình Phước thuộc loại tương đối với mật độ 0,7 – 0,8 km/km2. Tuy nhiên, sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy, khả năng khai thác nguồn nước này cấp cho sản xuất nông nghiệp cần lượng vốn đầu tư rất cao. Trong đó nguồn nước mặt từ sông Sài Gòn - Đồng Nai và sông Bé có vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu và các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thủy điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3), đập thủy điện Cần Đơn, đập thủy điện Sork phú miêng, Tốc độ phát triển kinh tế liên tục cao qua hơn 10 năm (bình quân trên 10%) cùng với chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nên đến nay toàn tỉnh đã có hơn 2.000 Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều này đã chứng tỏ cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, Bình Phước đã trở thành địa điểm đầu tư tin cậy của các Doanh nghiệp và Nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều vấn đề về môi trường trên địa bàn tỉnh đã nảy sinh. Các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh là nơi tiếp nhận các nguồn thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm. Do đó vấn đề quản lý lưu vực sông nói chung và Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) nói riêng với yêu cầu rất cao về lưu trữ, quản lý dữ liệu, nên việc “Điều tra, đánh giá các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp” được thực hiện là cấp thiết, sẽ góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý trong tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.

doc159 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá các nguồn thải công nghiệp trên lưu vưc hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp BVMT phù hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Đức Cửu - Phó Chi Cục Trưởng, Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt, luôn theo sát và chỉ dẫn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này, nhờ có thầy mà từ những kiến thức lý thuyết tôi có thể chuyển thành những kinh nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Lòng biết ơn chân thành xin gửi đến các thầy cô trong khoa Môi trường và Công nghệ sinh học - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ đã tận tình hướng dẫn, bồi đắp kiến thức cho tôi suốt gần hai năm qua. Lòng cảm ơn trân trọng gửi đến Ban Lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp ở Bình Phước đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tài liệu ở địa phương, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học. Cuối cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và tất cả các bạn bè đã động viên ủng hộ tôi trong mọi chuyện, luôn giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của mọi người đối với tôi! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010 Nguyễn Thị Hương ThủyMỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CLMT : Chất lượng môi trường CNH : Công nghiệp hoá CNPT : Công nghiệp phát triển COD : Nhu cầu ô xy hóa học CTR : Chất thải rắn BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa BQL : Ban quản lý BVMT : Bảo vệ Môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế - Xã hội KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam HĐH : Hiện đại hoá LVHTSĐN : Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ONMT : Ô nhiễm môi trường TĐMT : Tác động môi trường TW : Trung ương TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UBND : Uỷ ban nhân dân SXSH : Sản xuất sạch hơn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Bảng kết quả đo chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn bên trong và bên ngoài KCN Chơn Thành 14 Bảng 1. 2. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường vi khí hậu bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc 16 Bảng 1. 3. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc 17 Bảng 1. 4. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại KCN Chơn Thành và Tân Thành đợt 1 (tháng 4/2009) và đợt 2 tháng (9/2009) 18 Bảng 1. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc đợt 1 (tháng 6/2009) và đợt 2 tháng (10/2009) 19 Bảng 1. 6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Dinh – KCN Tân Thành 20 Bảng 1. 7. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Tiên (suối Muông) của Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc (đợt 1, 06/2009) 21 Bảng 1. 8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Tiên (suối Muông) của Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc (đợt 2, 10/2009) 21 Bảng 1. 9. Kết quả phân tích nước mặt tại khu vực hồ suối Đá 22 Bảng 1. 10. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại một số nhà máy chế biến hạt điều trên địa ban tỉnh Bình Phước (10/2009) 24 Bảng 1. 11. Chất lượng nước ngầm tại một số nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2009 25 Bảng 1. 12. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại một số nhà máy chế biển mủ cao su trên địa bàn tỉnh năm 2009 26 Bảng 1. 13. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại sông, suối tiếp nhận nước thải 27 Bảng 1. 14. Kết quả đo chất lượng môi trường một số nhà máy chế biến cao su năm 2009 31 Bảng 1. 15. Chất lượng không khí một số nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn tỉnh năm 2009 32 Bảng 1. 16. Một số nhà máy cấp nước tập trung tại các thị xã, thị trấn tỉnh Bình Phước 34 Bảng 1. 17. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại các trung tâm thị 35 Bảng 1. 18. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước đợt 1 (tháng 4/2009) và đợt 2 tháng (9/2009) 38 Bảng 2. 1. Lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt ở các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung của một số tỉnh/TP trên lưu vực. 48 Bảng 3. 1. Thống kê lượng nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp 82 Bảng 3. 2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của một số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước 83 Bảng 3. 3. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của một số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước 85 Bảng 3. 4. Thống kê lượng nước thải của các nhà máy chế biến mủ cao su 88 Bảng 3. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các nhà máy sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước đợt 1 (tháng 4/2009) và đợt 2 tháng (9/2009). 92 Bảng 3. 6. Thống kê lượng nước thải của các nhà máy chế biến tinh bột mì 96 Bảng 3. 7. Kết quả phân tích chất lượng nước thải một số nhà máy tinh bột mì trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2009 98 Bảng 3. 8. Thống kê lượng nước thải của cở sở chăn nuôi heo và lò giết mổ gia súc 100 Bảng 3. 9. Kết quả phân tích nước thải của Trại chăn nuôi heo tập trung 101 Bảng 3. 10. Nhu cầu đất công nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2007 - 2020 102 Bảng 3. 11. Nồng độ trung bình chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN 103 Bảng 3. 12. Ước tính tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải tại các KCN tỉnh Bình Phước đến năm 2015 104 Bảng 3. 13. Ước tính tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải tại các CCN tỉnh Bình Phước đến năm 2015 105 Bảng 3. 14. Ước tính tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải tại các KCN tỉnh Bình Phước đến năm 2020 105 Bảng 3. 15. Ước tính tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải tại các CCN tỉnh Bình Phước đến năm 2020 106 Bảng 3. 16. Dự đoán tải lượng chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi 107 Bảng 3. 17. Tổng hợp dự báo tải lượng các chất ô nhiễm chính đổ vào hệ thống sông, suối và các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 108 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 6 Hình 1. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở TN&MT Bình Phước 40 Hình 2. 1. Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai 44 Hình 2. 2. Vị trí lưu vực sông Đồng Nai 45 Hình 2. 3. Biểu đồ biểu diễn Độ pH trong nước mặt lưu vực sông Bé 52 Hình 2. 4. Biểu đồ biểu diễn Độ SS trong nước mặt lưu vực sông Bé 53 Hình 2. 5. Biểu đồ biểu diễn Độ BOD5 trong nước mặt lưu vực sông Bé 53 Hình 2. 6. Biểu đồ biểu diễn Độ COD trong nước mặt lưu vực sông Bé 54 Hình 2. 7. Biểu đồ biểu diễn Độ Amoni trong nước mặt lưu vực sông Bé 54 Hình 2. 8. Biểu đồ biểu diễn Độ Fe trong nước mặt lưu vực sông Bé 55 Hình 2. 9. Biểu đồ biểu diễn Độ Coliform trong nước mặt lưu vực sông Bé 55 Hình 2. 10. Biểu đồ biểu diễn Độ pH trong nước mặt lưu vực sông Đồng Nai 56 Hình 2. 11. Biểu đồ biểu diễn Độ SS trong nước mặt lưu vực sông Đồng Nai 56 Hình 2. 12. Biểu đồ biểu diễn Độ BOD5 trong nước mặt lưu vực sông Đồng Nai 57 Hình 2. 13. Biểu đồ biểu diễn Độ COD trong nước mặt lưu vực sông Đồng Nai 57 Hình 2. 14. Biểu đồ biểu diễn Độ Amoni trong nước mặt lưu vực sông Đồng Nai 58 Hình 2. 15. Biểu đồ biểu diễn Độ Fe trong nước mặt lưu vực sông Đồng Nai 58 Hình 2. 16. Biểu đồ biểu diễn Độ Coliform trong nước mặt lưu vực sông Đồng Nai 59 Hình 2. 17. Biểu đồ biểu diễn Độ pH trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn 59 Hình 2. 18. Biểu đồ biểu diễn Độ SS trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn 60 Hình 2. 19. Biểu đồ biểu diễn Độ BOD5 trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn 60 Hình 2. 20. Biểu đồ biểu diễn Độ COD trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn 61 Hình 2. 21. Biểu đồ biểu diễn Độ Amoni trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn 61 Hình 2. 22. Biểu đồ biểu diễn Độ Fe trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn 62 Hình 2. 23. Biểu đồ biểu diễn Độ Coliform trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn 62 Hình 2. 24. Biểu đồ biểu diễn Độ pH trong nước mặt các hồ trên lưu vực sông 63 Hình 2. 25. Biểu đồ biểu diễn Độ SS trong nước mặt các hồ trên lưu vực sông 63 Hình 2. 26. Biểu đồ biểu diễn Độ BOD5 trong nước mặt các hồ trên lưu vực sông 64 Hình 2. 27. Biểu đồ biểu diễn Độ COD trong nước mặt các hồ trên lưu vực sông 64 Hình 2. 28. Biểu đồ biểu diễn Độ Amoni trong nước mặt các hồ trên lưu vực sông 65 Hình 2. 29. Biểu đồ biểu diễn Độ Coliform trong nước mặt các hồ trên lưu vực sông 65 Hình 2. 30. Biểu đồ biểu diễn Độ Fe trong nước mặt các hồ trên lưu vực sông 66 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, giáp với Campuchia ở phía Bắc và Tây Bắc, tỉnh có địa phận liền kề với Đăk Nông ở phía Đông Bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía Đông, phía Nam giáp Tây Ninh và Bình Dương. Tỉnh Bình Phước có dân số là 874.961 người (năm 2009). Bình Phước có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 03 thị xã và 07 huyện. Hiện tỉnh Bình Phước đã qui hoạch 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 2.100 ha, một số khu công nghiệp đã có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và có nhà máy đã và đang đi vào hoạt động như khu công nghiệp: Chơn Thành, Minh Hưng, Tân Khai và Tân Thành. Tỉnh Bình Phước có mạng lưới sông suối khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông chính là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với tổng lượng dòng chảy trung bình khoảng 26 tỷ m3/năm. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình Phước thuộc loại tương đối với mật độ 0,7 – 0,8 km/km2. Tuy nhiên, sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy, khả năng khai thác nguồn nước này cấp cho sản xuất nông nghiệp cần lượng vốn đầu tư rất cao. Trong đó nguồn nước mặt từ sông Sài Gòn - Đồng Nai và sông Bé có vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu và các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thủy điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3), đập thủy điện Cần Đơn, đập thủy điện Sork phú miêng,… Tốc độ phát triển kinh tế liên tục cao qua hơn 10 năm (bình quân trên 10%) cùng với chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nên đến nay toàn tỉnh đã có hơn 2.000 Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều này đã chứng tỏ cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, Bình Phước đã trở thành địa điểm đầu tư tin cậy của các Doanh nghiệp và Nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều vấn đề về môi trường trên địa bàn tỉnh đã nảy sinh. Các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh là nơi tiếp nhận các nguồn thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm. Do đó vấn đề quản lý lưu vực sông nói chung và Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) nói riêng với yêu cầu rất cao về lưu trữ, quản lý dữ liệu, nên việc “Điều tra, đánh giá các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp” được thực hiện là cấp thiết, sẽ góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý trong tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Điều tra, đánh giá được các nguồn thải công nghiệp trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước để từ đó có những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phòng chống các sự cố về môi trường có thể xảy ra. Bảo vệ an toàn nguồn nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước (về chất lượng và lưu lượng) là một vấn đề rất cần thiết và hết sức quan trọng nhằm đạt tiêu chuẩn nước sạch tự nhiên, phục vụ cho khai thác bền vững và công bằng trên lưu vực phục vụ lâu dài cho phát triển bền vững KT – XH toàn lưu vực. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Thu thập tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường công nghiệp và môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Điều tra, đánh giá các nguồn thải công ngiệp thải ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với nguồn thải trên lưu vực sông. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Các cơ sở sản xuất công nghiệp riêng lẻ không nằm trong khu công nghiệp; Các trang trại, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu là điều tra, đánh giá các nguồn thải công nghiệp có phát sinh nước thải, thải ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các qui định và các chương trình quy hoạch phát triển công nghiệp tại tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, số liệu về các nguồn thải, kết quả phân tích mẫu của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đồng thời kế thừa nguồn dữ liệu từ những nghiên cứu trước để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài. Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng ô nhiễm do chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học: tổ chức hội thảo chuyên đề để xin ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý về các giải pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường để lựa chọn các giải pháp phù hợp thực tiễn. Phương pháp đánh giá phân tích: tổng hợp các số liệu và dữ liệu thu thập được nhằm phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho hệ thống lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở điều tra, đánh giá về các nguồn thải công nghiệp và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ là cơ sở nhằm hiểu rõ thực trạng xả thải trên địa bàn tỉnh, đây cũng là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông và những nghiên cứu tiếp theo của hệ thống quản lý lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước nói riêng và lưu vực sông Đồng Nai nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc điều tra, khảo sát, đánh giá các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nao trên địa bàn tỉnh góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý trong tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Bình Phước nằm ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 6.874,41 km2 (chiếm khoảng 2,07 diện tích cả nước và bằng khoảng 30 % diện tích vùng Đông Nam Bộ), được giới hạn trong tọa độ từ 11017’đến 12019’ vĩ độ Bắc và 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Là một tỉnh miền nuùi, nối tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia với chiều dài biên giới 240 km, phía Đông giáp tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Nam giaùp tỉnh Bình Dương. Thị xã Đồng Xoài là thủ phủ của tỉnh Bình Phước cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Phước là 6.888,24 km2, được chia thành 10 đơn vị hành chính với 18 phường, thị trấn và 93 xã. Ranh giới hành chính được xác định bởi: - Phía Bắc giáp với Campuchia; - Phía Tây và Tây Bắc giáp với tỉnh Tây Ninh và Campuchia; - Phía Đông giáp tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai; - Phía Nam và Đông Nam gíap tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là tỉnh của đường biên giới với Campuchia daì 240 km nên có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với an ninh Quốc gia. Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 1.1.2. Địa hình Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị phân cách mạnh bởi hệ thống sông, suối khá dày dạng cành cây; dựa vào hình thái có thể phân chia thành các dạng địa hình chính như sau: - Địa hình núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 300-600m, tạo thành chủ yếu từ những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống. Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh. - Địa hình đồi và đồi núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 100-300 m, có bề mặt lượn sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc Đồng Xoài. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải (3 - 50). Đây là kiểu địa hình bóc mòn - tích tụ. - Địa hình bằng trũng: địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng, các vùng bằng phẳng giữa đồi núi và độ cao < 100m và nơi đây vật liệu hình thành đất thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày một thuần thục hơn. - Về độ dốc địa hình: thống kê diện tích đất theo độ dốc địa hình cho thấy, địa hình có độ dốc < 150 (cấp I, II, III), thuận lợi cho sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp chiếm 70% diện tích lãnh thổ, trong đó địa hình rất thuận lợi 50,9%; thuận lợi. Địa hình không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ có khoảng 16,4% diện tích lãnh thổ. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 02 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau: - Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325 mm. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8 và tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường có ít mưa. Mưa gây lũ thường xảy ra vào các tháng 8, 9, 10. - Nhiệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên Bình Phước có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2 0C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 220C. Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,20C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng trong năm không lớn, khoảng 0,7 - 30C. - Nắng: Bình Phước nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng tích ôn bình quân trong năm từ 9.288 - 9.2600C. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.400 - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng 1,2,3,4; thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6,7,8,9. - Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8 - 81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%. - Gió: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 03 hướng gió: chính Đông, Đông - Bắc và Tây - Nam theo 02 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc độ bình quân 3,2 m/s. - Nguồn nước: + Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 - 0,8km/km2, bao gồm sông Sài gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thuỷ điện Thác Mơ dung tích 1,47 tỷ m3), đập thuỷ điện Cần Đơn, đập thuỷ điện Sork phú miêng.v.v.. + Nguồn nước ngầm: vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tầng chứa nước Bazal (QI-II) phân bố trên quy mô hơn 4000km2, lưu lượng nước tương đối khá 0,5 - 16 l/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ khoan khai
Tài liệu liên quan