Nhìn chung nông thôn Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, giàu giá trị văn hoá và môi trường trong lành. Tuy nhiên, hiện tại nông thôn Việt Nam đang chịu tác động sâu sắc của quá trình hướng tới xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra ở nước ta. Nhiều tác động diễn ra hàng ngày làm thay đổi tận gốc cách làm ăn, cách nghĩ của con người cũng như môi trường sống của họ.
Ngày nay, nông thôn đã có những thay đổi to lớn về kinh tế xã hội, phần lớn ở khu vực đồng bằng đều có điện, có trường học, 100% số xã có trạm y tế, có nhà trẻ. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của nước ta được Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX Đảng cộng sản Việt Nam thông qua năm 2001 đã xác định quan điểm là: “phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” (Văn kiện Đại hội. NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, trang 162).
Chất lượng cuộc sống của con người nay không chỉ là những điều kiện về ăn, mặc, ở mà còn về chất lượng không khí hít thở hằng ngày, chất lượng nước để uống, tắm rửa Vì vậy, các bộ ngành các chính quyền địa phương trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải nhìn từ góc độ tổng quan về môi trường để có quyết định phát triển ở địa phương mình.
“Nước ta là một nước nông nghiệp với 75% dân số và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, với hơn 3 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê (1998-2002), nông thôn tạo ra khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ trọng công nghiệp mới chiếm 13,8%, dịch vụ 14,7%, nông nghiệp 71,45% trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của nông dân giữa thành thị và nông thôn là 2 lần và có khả năng tăng lên. Hơn 90% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn” (Nguyễn Ngọc Nông, 2006) [8].
Do đặc diểm khác nhau về điều kiện kinh tế và thiên nhiên về kinh tế xã hội, cho nên các vùng nông thôn Việt Nam có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự biến đổi khác nhau. Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, xã Quảng An là xã thuần nông thuộc huyện Đầm Hà, nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi số hộ được sử dụng nướ sạch còn thấp. Việc thu gom, xử lý rác thải từ trước tới nay do từng hộ nông dân xử lý, xã chưa có lực lượng thu gom. Vì vậy tình trạng rác thải vứt bừa bãi, hôi thối gây ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đời sống của các hộ nông dân trong xã mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan chung của huyện. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác thải trong quá trình chăn nuôi và sinh hoạt lại chưa cao, xác súc vật chết đều đổ ra khe, suối gần nhà và quanh vườn; Nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh đây là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trên địa bàn xã thời gian qua, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng, phá huỷ cân bằng môi trường.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ Trần Thị Phả, em tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh”.
58 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nhìn chung nông thôn Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, giàu giá trị văn hoá và môi trường trong lành. Tuy nhiên, hiện tại nông thôn Việt Nam đang chịu tác động sâu sắc của quá trình hướng tới xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra ở nước ta. Nhiều tác động diễn ra hàng ngày làm thay đổi tận gốc cách làm ăn, cách nghĩ của con người cũng như môi trường sống của họ.
Ngày nay, nông thôn đã có những thay đổi to lớn về kinh tế xã hội, phần lớn ở khu vực đồng bằng đều có điện, có trường học, 100% số xã có trạm y tế, có nhà trẻ. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của nước ta được Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX Đảng cộng sản Việt Nam thông qua năm 2001 đã xác định quan điểm là: “phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” (Văn kiện Đại hội. NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, trang 162).
Chất lượng cuộc sống của con người nay không chỉ là những điều kiện về ăn, mặc, ở…mà còn về chất lượng không khí hít thở hằng ngày, chất lượng nước để uống, tắm rửa…Vì vậy, các bộ ngành các chính quyền địa phương trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải nhìn từ góc độ tổng quan về môi trường để có quyết định phát triển ở địa phương mình.
“Nước ta là một nước nông nghiệp với 75% dân số và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, với hơn 3 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê (1998-2002), nông thôn tạo ra khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ trọng công nghiệp mới chiếm 13,8%, dịch vụ 14,7%, nông nghiệp 71,45% trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của nông dân giữa thành thị và nông thôn là 2 lần và có khả năng tăng lên. Hơn 90% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn” (Nguyễn Ngọc Nông, 2006) [8].
Do đặc diểm khác nhau về điều kiện kinh tế và thiên nhiên về kinh tế xã hội, cho nên các vùng nông thôn Việt Nam có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự biến đổi khác nhau. Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, xã Quảng An là xã thuần nông thuộc huyện Đầm Hà, nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi số hộ được sử dụng nướ sạch còn thấp. Việc thu gom, xử lý rác thải từ trước tới nay do từng hộ nông dân xử lý, xã chưa có lực lượng thu gom. Vì vậy tình trạng rác thải vứt bừa bãi, hôi thối gây ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đời sống của các hộ nông dân trong xã mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan chung của huyện. Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác thải trong quá trình chăn nuôi và sinh hoạt lại chưa cao, xác súc vật chết đều đổ ra khe, suối gần nhà và quanh vườn; Nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh…đây là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trên địa bàn xã thời gian qua, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng, phá huỷ cân bằng môi trường.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ Trần Thị Phả, em tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh về các vấn đề:
+ Nước sinh hoạt
+ Nước thải
+ Vệ sinh môi trường
+ Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường
+ Sức khoẻ và môi trường
+ Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường
- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về vấn đề môi trường
- Thông qua nghiên cứu chuyên đề, nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở các ngành nghề khác nhau.
- Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Quảng An
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có tính khả thi cao.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân về việc bảo vệ môi trường.
+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn thuộc tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
- “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngươì, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và sinh vật” (Luật bảo vệ môi trường, 2005) [10].
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp vối tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. [10]
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. [10]
“Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác BVMT. Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối với sự tồn tại, phồn vinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. ở những năm 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề chất lượng môi trường cũng ngày càng được quan tâm. Người ta dần dần ding mức độ tốt xấu của môi trường, để biểu thị mức độ môi trường bị ô nhiễm” (Lê Văn Khoa và cs, 2003) [5].
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế giới và trong nước.
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế giới
Theo Lê Thạc Cán và cs (1995) [2]. Trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình môi trường ở trên Thế giới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nhân tố về chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên, có những đặc điểm sau:
* Tăng trưởng dân số nhanh:
Dân số Thế giới đã lên tới 5,769 tỷ người và tiếp tục tăng tới 8,5 tỷ trong 3 thập kỉ tới. Trong đó, 83,5% là dân số các nước đang phát triển. Sau năm 2025, tốc độ tăng dân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050.
Tốc độ tăng trưởng dân số Thế giới là 1,68% trong thời gian từ năm 1990-1995 đã giảm xuống còn 1,43% trong thời gian từ năm 2000-2005.
Hiện nay mỗi năm trên Trái đất có khoảng 93 triệu trẻ sơ sinh, vào đầu thế kỷ XXI con số này là 92 triệu. Ở Châu á tốc độ tăng trưởng dân số hiện nay là 1,78% và sẽ giảm xuống còn 1,39% trong thời gian từ năm 2000-2005.
Những vấn đề về tài nguyên môi trường mà tăng trưởng dân số đặt ra là:
Lương thực: Trái đất đủ sức nuôi sống hai lần dân số hiện nay không? việc thiếu hụt lương thực cho dù chỉ là 10-20% lượng cần thiết sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Nhà ở và các nhu cầu vệ sinh, sức khoẻ, dịch vụ: xã hội loài người hiện nay có đủ khả năng sản xuất, phân phối cho mỗi con người các điều kiện cần thiết để duy trì cuộc sống tương xứng với văn minh mà con người đã xác định được sau quá trình phát triển trên 1 triệu năm?
Chất lượng môi trường: Có phải lúc dân số tăng lên 2 lần thì các nguồn ô nhiễm cũng tăng lên như vậy hay không?
* Suy giảm tài nguyên đất:
Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với gia tăng dân số và suy giảm tài nguyên đất. Theo số liệu của viện Tài nguyên Thế giới, vào năm 1993 quĩ đất cho toàn nhân loại là 13.041,7 triệu ha, trong đó trồng trọt chiếm khoảng 20,6%, đồng cỏ 69,6%. Diện tích đất bình quân đầu người trên toàn Thế giới là 2.432 ha, ở Châu á là 0,81 ha, ở Châu Âu là 0,91 ha. Phần lớn đất trồng trọt tăng thêm chủ yếu lấy từ đất rừng, gây nên những hậu quả xấu về môi trường.
* Đô thị hoá mạnh mẽ:
Dân số đô thị tăng lên nhanh chóng với tốc độ 3% hàng năm cho toàn Thế giới và 3-5% cho khu vực Châu á - thái Bình Dương. Năm 1995, 45% dân số Thế giới sống ở các đô thị. Dự báo đến năm 2020 tại các nước đang phát triển trong khu vực 50% dân số ở các đô thị và tại các nước phát triển tỷ lệ này là 75%.
* Hình thành các siêu đô thị:
Xu thế đô thị hoá này sẽ dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị với dân số trên 4 triệu người.
Sự hình thành các siêu đô thị tất cả các nước đều gây nên những khó khăn và phức tạp về môi trường sống: Ô nhiễm do công nghiệp, giao thông vận tải, tiêu tốn nhiều vật liệu năng lượng, xử lý rác thải và các vấn đề xã hội. Tại các nước đang phát triển, những vấn đề về môi trường lại càng trở nên phức tạp do sự hình thành các nhóm dân cư nghèp khổ phải sống trong các khu “ổ chute”, thiếu then điều kiện vệ sinh, tiện nghi, đời sống vật chất, văn hoá, xã hội; hoạc nhiều người lớn thất nghiệp, trẻ em lang thang cơ nhỡ hình thành các nhóm dân cư “hè phố” với cuộc sống thiếu thốn, bất định.
* Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn:
Dân số nông thôn Thế giới hiện nay đang tăng rất nhanh với tốc độ 1%. Tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương tốc đọ này là 1-2.5%. Với xu thế này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng. Một mặt lực lượng lao động trẻ sẽ bị thu hút vào đô thị gây thêm những căng thẳng về môi trường; mặt khác, tại nông thôn do thiếu lực lượng lao động trẻ, khoẻ, công tác phục hồi suy thoái vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sự mất cân đối này thường diễn ra qua việc dân nông thôn di cư một cách vô tổ chức tới các đô thị. Viện tài nguyên Thế giới ước lượng rằng, trên Thế giới hàng năm có 70.000 km2 đất nông nghiệp phải bỏ hoang do không còn màu mỡ, khoảng 20.000 km2 năng suất giảm sút rõ rệt. Hàng triệu người nông dân không có đất canh tác, hoạc do lao động nông nghiệp cực nhọc không thể nuôI sống họ nên họ đã phải bỏ làng xóm để đi tìm việc làm tại các đô thị.
* Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều:
Có thể nói rằng trong thập kỷ cuối cùng cùng của thế kỷ XX, tất cả các quốc gia từ các quốc gia đang bị nội chiến tàn phá đều có những cố gắng vượt bậc để phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, sự không đồng đều về kinh tế, thu nhập và mức sống vật chất giữ các quốc gia ngày càng tăng.
Đầu thập kỷ 90, Hoa Kì vẫn là nước có tổng sản phẩm xã hội cao nhất Thế giới=5,6 tỷ USD, tiếp đó là Nhật Bản với tổng sản phẩm xã hội bằng 3,3 tỷ USD.
Trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, vùng có tăng trưởng kinh tế cao với tốc đọ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trên 6% trong những năm đầu thập kỷ 90. Phần Đông Nam á và Đông Bắc á có tốc đọ tăng trưởng lớn hơn 7% trong lúc phần Nam á chỉ tăng trưởng nhỏ hơn 4%.
Tốc đọ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Nếu không quản lý tốt thì đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái môi trường.
Sự phân bố thu nhập trong khu vực phân bố không đều 25% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Điều này tạo nên một áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên thiên nhiên do những người nghèo khổ, không vỗnv, không phương tiện và thiết bị chỉ còn cách kiếm sống độc nhất là khai thác cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên còn ở trong tầm lao động của họ .
* Nhu cầu về lương thực tăng nhanh:
Trong hai thập kỷ 70-80, năng lượng tiêu thụ trên toàn Thế giới đã tăng thêm 45% và lên tới 321420 petajoule (1050joule), hay 60 pj/đầu người. Sự tiêu thụ rất không đồng đều theo quốc gia, Hoa Kì tiêu thụ hàng năm 320petajoule/đầu người bằng 35 lần ấn Độ, hoặc 23 lần Trung Quốc, hoặc 80 lần Vịêt Nam.
* Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kỳ suy giảm:
Trong các hoạt động của con người, tới nay sản xuất nông nghiệp được xem là loại hình hoạt động có tác động mạnh mẽ, nhiều mặt nhất tới môi trường. Vơí việc cải tiến kỹ thuật và công nghệ, mở rộng diện tích trồng trọt, con người về cơ bản đã thoả mãn nhu cầu về lương thực cho mình. Tới giữa thế kỷ 21 dân số sẽ lên tới 10 tỷ để nuôi sống số người này cần tăng sản lượng hiện nay lên 2,5-3 lần. Trong lúc ở Châu á, Châu âu và Nam Mĩ sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số, thì Châu Phi ngược lại trong thập kỷ 1982-1992 sản lượng lương thực trên đầu người giảm 5%. Năm 1994 so với 1993 sản lượng lương thực toàn thế giới giảm 1%.
* Gia tăng sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu:
Nhìn chung trên toàn thế giới, lượng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng lên theo cấp số nhân. Trong những năm gần đây, các tổ chức quốc tê như tổ chức Nông Lương (FAO), tổ chức Y Tế thế giới (WHO), chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức môi trường đã cố gắng hạn chế việc sử dụng các chất hoá học nhân tạo vào nông nghiệp và đã thu được những kết quả bước đầu.
Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia tăng mạnh mẽ về sử dụng thuốc trừ sâu. Trong những thập kỷ 80, lượng thuổctừ sâu được sử dụng tại các nước Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanka, đã gia tăng hơn 10% hằng năm. Lượng phân bón hoá học được sử dụng tại đây dự kiến sẽ giảm với tốc độ khoảng 4.3% hằng năm.
* Gia tăng sa mạc hoá
* Suy giảm sản lượng thuỷ sản
* Tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ dầu khí
* Gỗ củi tiếp tục bị cạn kiệt nhanh chóng
* Chất lượng môi trường khí quyển tiếp tục bị suy thoái
* Rác thải cũng tăng lên
Rác thải bình quân vào khoảng 0.4-1.5kg/người/ngày và ngày càng tăng lên đồng biến với tăng trưởng của thu nhập Quốc dân. Thành phần của rác thải cũng thay đổi theo hướng tăng lên của bộ phận rác không thể chế biến thành phân hữu cơ được. Với sự phát triển của công nghiệp lượng rác thải rắn trở nên rất lớn. Hoa Kì mỗi năm phải xử lí, chôn vùi 150 triệu tấn rác thải.
ở các đô thị và khu công nghiệp, rác thải rắn cũng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Trong hơn 20.000 m3 rác thải/ngày của các đô thị thì khoảng 50% số này được thu gom và xử lý thô sơ. Trong rác thải rắn có cả những chất độc hại như kim loại nặng, nguồn dịch bệnh nguy hiểm.
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở nước ta
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn do bộ y tế và UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình, 11,7% trường học, 36,6 trạm y tế xã 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT); Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp 7,8% khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của người dân còn rất bằng quang về vấn đề này [17].
Theo Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004) [6]. Nước ta là một nước nông nghiệp, 74% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và miền núi với khoảng 20%số hộ ở mức đói nghèo. Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi trường có tính chất đan xen lẫn nhau và ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã và đang trở nên bức xúc.
Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn. Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trường, giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Càng ngày, những vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên phổ biến rộng rãi, len lỏi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Và quan trọng nhất, hiện trạng trên tác đọng xấu đến sức khoẻ cộng đồng nông thôn và hậu quả là lâu dài, không những đối với thế hệ hiện tại mà cả thế hệ mai sau [6].
Vấn đề nước sạch và môi trường:
Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông thôn.
Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch được xử lý ở các thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn nhất là khu vực miền núi còn rất thấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau:[6]
Bảng 2.1. Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
ĐVT: %
STT
Vùng
Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch (%)
1
Vùng núi phía Bắc
15
2
Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên
18
3
Bắc Trung Bộ & Duyên HảI miền Trung
36 - 36
4
Đông Nam Bộ
21
5
Đồng Bằng Sông Hồng
33
6
Đồng Bằng Sông Cửu Long
39
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số được cấp nước sạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:
+ Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hoá chất trong nông nghiệp như phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát.
Nhìn chung, lượng phân bón hoá học ở nước ta sử dụng sòn ở mức trung bình cho 1 ha gieo trồng, bình quân 80-90 kg/ha (cho lúa là 150-180 kg/ha), so với Hà Lan 758kg/ha, Hàn Quốc 467kg/ha, Trung Quốc 390kg/ha. Tuy nhiên việc sử dụng này lại gây sức ép đến môi trường nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp: Bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phận đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón N-P-K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng kí, nhẵn mác, bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là áp lực chính cho nông dân và môi trường đất. [6]
+ Ngoài ra miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập tục sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi vào canh tác. ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), phân tươi được coi là thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng sức khoẻ con người.
+ Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc diệt chuột; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc với mọi sinh vậ; tồn dư lâu dài trong môi trường đất, nước gây ô nhiễm; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất và môi trường nước.
+ Hiện nay nước ta chưa sản xuất được thuốc BVTV mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước.
Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10-40% sản lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần . Chính vì vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. Từ môi trường đất nước, nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài gây các bệnh như ung thư, tổn thương về di truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt thuốc BVTV làm cho trẻ em thiếu ôxi trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.
Điều đáng quan tâm là tình trạng ngộ độc thực phẩm do các hoá chất độc, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có nhiều hướng gia tăng không chỉ riêng ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguồn gốc từ nông thôn.
Nguyên nhân tình t