Từxaxưa, mặc dù con người gắn với Lâm sản ngoài gỗ(LSNG) chặt chẽ
và thường xuyên nhưng do giá trịkinh tếcủa các loại này không lớn khi so với
sản phẩm chính của rừng nên chúng không được chú ý nhiều trong phần lớn
người dân địa phương.Cóchăngthì chỉlà các nguyên liệu,dược liệu đặc biệt
và thú quý mới được quan tâm.Khi rừng bịkhai thác có quy mô công nghiệp
ngoài sựkiểm soát và do đói nghèo dẫn đến rừng bịkiệt quệthì người ta mới
thấy được giá trịnhiều mặt của LSNG và mới có những nghiên cứu nghiêm túc
trong quản lý nghiêm túc nguồn tài nguyên này. Và nguyên nhân nữa làngười
ta cho rằng giátrịthương mại của LSNG nhỏnếu với quy mô cộng đồng hoặc
gia đình,nó chỉxuất hiện khiêm tốn ởcác chợnông thôn. Vì vậy chưa có một
tiêu chuẩn nào để đánh giá cho LSNG và giá cảcủa chúng cũng biến động theo
từng vùng và từng thời điểm, những ngườikhaithácvàcảchếbiến các sản
phẩm từLSNG chưa có đủthông tin vềthịtrường, giá cả.
Trong những năm gần đây, trước xu thếngày càng giảm vềsốlượng của
các loài động, thực vật quý hiếm, các quốc gia và các tổchức phi chính phủ
đã và đang rất nỗlực hành động đểbảo tồn các nguồn gen quý hiếm của trái
đất. Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong
phú nhưng cũng là nơi tốc độtàn phá thiên nhiên và qua đó làmsuy giảmtính
đa dạng sinh vật nhanh chóng.
Ngày nay, khoa học công nghệphát triển đã cho phép chúng tacó cách
tiếp cận khác hơn vềrừng, có kếthừa và phát triển những kinh nghiệm quý
báu của đồng bào các dân tộc sống ởmiền rừng núi, đồng thời áp dụng các
thành tựu khoa học công nghệmới đểphát triển và sửdụng các loại lâm - sản
- ngoài - gỗ (Non - timber - forest - products) với quy môcông nghiệp và
thương mại đểvừa có nguồn thu nhập đáng kểtừtài nguyên rừng, vừa có thể
bảo vệvà phát triển rừng một cách bền vững.
Hiện nay, người ta quan niệm hệsinh thái rừng (Forest ecosystem) là
một hệsinh thái màthành phần chủyếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây
2
bụi, thảm tươi, dây leo, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý
của chúng (đất đai, nguồn nước, khí hậu ) Hệsinh thái rừng nhưvậy có tính
đa dạng sinh học rất cao. Từhệsinh thái này, nếu giữnguyên các loại cây gỗ
đứng, người ta vẫn có thểthu hoạch các loại lâm sản khác có thểkhái quát
vào các nhómsản phẩm như: Nấm ăn, dược liệu, cây cho hạt, cây có dầu, cây
cho sợi, phấn và mật hoa, cây có thểlàm thức ăn gia súc, rau rừng, trái cây
rừng ăn được, Song, Mây, Tre, cây cho nhựa, hoá chất, động vật rừng (côn
trùng và động vật khác), nguồn gen cho các sản phẩm trên, sinh thái rừng và
môi trường du lịch.
Khu vực nghiên cứu thuộc Khu Bảo tồn Vượn CaoVít đã và đang được
bảo vệnghiêm ngặt bởi Ban quản lý khu bảo tồn, đội tuần rừng. Khu Bảo tồn
được thành lầp theo quyết định số2536/QĐ- UBND ngày 15 tháng 01 năm
2006 của UBND tỉnh Cao Bằng vềviệc phê duyệt dựán đầu tưxây dựng Khu
Bảo tồn loài và Sinh cảnh vượnCao Vít. Tại đây có rất nhiều các loại LSNG
có giá trịnhiều mặt và chúng đang được thu hái đểphục vụcho đời sống gia
đình và thương mại. Nguồn LSNG này góp phần tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho cộng đồng sống gần Khu Bảo tồn và đây cũng có thểcoi là một
yếu tốlàm giảm sựtác động mạnh của con người vào làmthay đổi cảnh quan,
sinh thái khu vực. Tuy vậy, nó đòi hỏi sựhài hoà giữa lợi ích và sự đa dạng,
khảnăng sinh tồn của quần thểrất cao. Nếu con người khai thác không có
mức độthì sẽdẫn tới các loài có giá trịbịkhai thác kiệt, nguy cơtuyệt chủng
cao đồng thời làmmất cân bằng sinhhọc. Địa hình, thổnhưỡng ở đây chủyếu
là núi đá vôi, do tính chất đặc biệt của nó, các hệsinh thái hình thành ở đây có
tính nhạy cảm cao, dễbịthay đổi do các tác động của con người lẫn các tác
động nộisinh (nhưsụp đổ, hấp thụnhiệt, rạn nứt ). Thảm thực vật đóng vai
trò quan trọng nhất trong cấu trúc của hệsinh thái tựnhiên. Sựbiến đổi của
nó sẽkéo theo hàng loạt những biến đổi của hệsinh thái và tài nguyên thiên
nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật. Ngoài ra, nó còn là nguồn sống, làmái
nhà cho sựcưngụcủa các loài động vật, nhất là các loài linh trưởng quý hiếm
nhưVượn Cao Vít. Vì vậy mà một thực tế đòi hỏi là phải có những biện pháp
tác động nhưthếnào cho hợp lý và hiệu quả.
Xuất phát vềsựsay mê môn học và những yêu cầu thực tiễn trong
quản lý, bảo vệvàpháttriển LSNG của khu vực, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Điều tra, đánh giá tiềm năng của một sốloài Lâm sản ngoài gỗtại
khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít - xã Ngọc Côn - huyện
Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng”
66 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá tiềm năng của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít - Xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời
gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những
kiến thức lý thuyết với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích,
làm việc sáng tạo của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là
thời gian quý báu cho tôi có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến
thức chuyên môn và không chuyên môn như giao tiếp, cách nhìn nhận công
việc và thực hiện công việc đó như thế nào.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhu cầu bản thân đồng thời được sự đồng ý
của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá
tiềm năng của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn loài và Sinh cảnh
Vượn Cao Vít - xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã cố gắng nỗ lực hết mình và tôi
cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ địa phương, đội tuần
rừng, người dân địa phương, thầy giáo ThS.La Quang Độ, nhóm các bạn sinh
viên thực tập và sự chỉ dạy tận tình của giáo viên hướng dẫn, thầy giáo ThS.Trần
Đức Thiện. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp
Ban quản lý Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít
Lãnh đạo xã Ngọc Côn, các cán bộ tuần rừng trong Khu Bảo tồn loài và
Sinh cảnh Vượn Cao Vít và bà con trong xã.
Đặc biệt là sự chỉ dạy của giáo viên hướng dẫn ThS.Trần Đức Thiện,
ThS.La Quang Độ đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong thời gian thực
hiện đề tài.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp
không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô
giáo và các bạn sinh viên để bài đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011
Sinh viên
Hoàng Thị Nghĩa
DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL : Ban quản lý
BQLKBT : Ban quản lý khu bảo tồn
ĐDSH : Đa dạng sinh học
FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc
FFI : Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã quốc tế
ICRAF : Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp
IUCN : Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBT : Khu Bảo tồn
KBT VCV : Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít
KNKL : Khuyến nông khuyến lâm
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
PRCF : Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn
PRCF : Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn
RECOFTC : Trung tâm đào tạo vùng về lâm nghiệp cộng đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp ....................................... 13
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của các xã giáp ranh KBT VCV ..... 14
Bảng 4.1: cấu trúc tổ thành các taxon của hệ thực vật tại Khu Bảo tồn
loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít........................................................... 19
Bảng 4.2: Cấu trúc tổ thành của 2 lớp trong ngành Ngọc Lan ....................... 19
Bảng 4.3: Các họ và chi đa dạng nhất của hệ thực vật ................................... 21
Bảng 4.4: Phổ dạng sống của hệ thực vật trong Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít ... 23
Bảng 4.5: Giá trị sử dụng của hệ thực vật trong Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít ... 25
Bảng 4.6: Một số loài LSNG dùng làm thực phẩm ........................................ 27
Bảng 4.7: Danh sách một số loài cây thuộc cấp bảo tồn của IUCN ............... 31
Bảng 4.8: Danh lục các loài thức ăn của Vượn Cao Vít ................................. 32
Bảng 4.9: Phân tích SWOT tại địa phương tiến hành nghiên cứu.................. 34
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc Lan ............................. 20
Hình 4.2: Tỷ lệ phần trăm các dạng sống của dạng sống 1 ............................ 24
Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm các dạng sống cây chồi trên.................................. 24
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu........................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................3
1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................................3
1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất...............................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...........................................................4
2.2. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước.................................................5
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới...............................................................................5
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................6
2.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu...........9
2.3.1. Vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn của khu vực ............................9
2.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội ............................................................................12
2.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng..............................................................................15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................16
3.3.1. Xác định tính đa dạng về phân loại............................................................16
3.3.2. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống ..........................................................16
3.3.3. Tiềm năng của LSNG.................................................................................16
3.3.4. Cấp bảo tồn của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại Khu Bảo tồn loài
và Sinh cảnh Vượn Cao Vít ......................................................................16
3.3.5. Các loài Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt - thức ăn của Vượn Cao Vít..............16
3.3.6. Xác định những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp cho bảo tồn và
phát triển....................................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................17
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp.........................................................................17
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ............................................................................18
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ
4.1. Xác định và đánh giá tính đa dạng về phân loại ...........................................19
4.1.1. Sự đa dạng về ngành của thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ .........................19
4.1.2. Các họ và cá chi đa dạng nhất ....................................................................20
4.2. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống .............................................................21
4.3. Tiềm năng của LSNG....................................................................................25
4.3.1. Giá trị sử dụng............................................................................................25
4.3.2. Giá trị nghiên cứu khoa học và cảnh quan môi trường..............................29
4.3.3. Giá trị về kinh tế.........................................................................................30
4.3.4. Ý kiến của người dân địa phương về việc gây trồng và sử dụng
nguồn LSNG .............................................................................................30
4.4. Cấp bảo tồn....................................................................................................31
4.5. Các loài Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt - thức ăn của Vượn Cao Vít.................31
4.6. Xác định những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp cho bảo tồn và phát
triển............................................................................................................34
4.6.1. Bảo tồn .......................................................................................................37
4.6.2. Phát triển ....................................................................................................38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................40
5.1. Kết luận .........................................................................................................40
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................42
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xa xưa, mặc dù con người gắn với Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) chặt chẽ
và thường xuyên nhưng do giá trị kinh tế của các loại này không lớn khi so với
sản phẩm chính của rừng nên chúng không được chú ý nhiều trong phần lớn
người dân địa phương. Có chăng thì chỉ là các nguyên liệu, dược liệu đặc biệt
và thú quý mới được quan tâm. Khi rừng bị khai thác có quy mô công nghiệp
ngoài sự kiểm soát và do đói nghèo dẫn đến rừng bị kiệt quệ thì người ta mới
thấy được giá trị nhiều mặt của LSNG và mới có những nghiên cứu nghiêm túc
trong quản lý nghiêm túc nguồn tài nguyên này. Và nguyên nhân nữa là người
ta cho rằng giá trị thương mại của LSNG nhỏ nếu với quy mô cộng đồng hoặc
gia đình, nó chỉ xuất hiện khiêm tốn ở các chợ nông thôn. Vì vậy chưa có một
tiêu chuẩn nào để đánh giá cho LSNG và giá cả của chúng cũng biến động theo
từng vùng và từng thời điểm, những người khai thác và cả chế biến các sản
phẩm từ LSNG chưa có đủ thông tin về thị trường, giá cả.
Trong những năm gần đây, trước xu thế ngày càng giảm về số lượng của
các loài động, thực vật quý hiếm, các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ
đã và đang rất nỗ lực hành động để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của trái
đất. Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong
phú nhưng cũng là nơi tốc độ tàn phá thiên nhiên và qua đó làm suy giảm tính
đa dạng sinh vật nhanh chóng.
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển đã cho phép chúng ta có cách
tiếp cận khác hơn về rừng, có kế thừa và phát triển những kinh nghiệm quý
báu của đồng bào các dân tộc sống ở miền rừng núi, đồng thời áp dụng các
thành tựu khoa học công nghệ mới để phát triển và sử dụng các loại lâm - sản
- ngoài - gỗ (Non - timber - forest - products) với quy mô công nghiệp và
thương mại để vừa có nguồn thu nhập đáng kể từ tài nguyên rừng, vừa có thể
bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Hiện nay, người ta quan niệm hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là
một hệ sinh thái mà thành phần chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây
2
bụi, thảm tươi, dây leo, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý
của chúng (đất đai, nguồn nước, khí hậu…) Hệ sinh thái rừng như vậy có tính
đa dạng sinh học rất cao. Từ hệ sinh thái này, nếu giữ nguyên các loại cây gỗ
đứng, người ta vẫn có thể thu hoạch các loại lâm sản khác có thể khái quát
vào các nhóm sản phẩm như: Nấm ăn, dược liệu, cây cho hạt, cây có dầu, cây
cho sợi, phấn và mật hoa, cây có thể làm thức ăn gia súc, rau rừng, trái cây
rừng ăn được, Song, Mây, Tre, cây cho nhựa, hoá chất, động vật rừng (côn
trùng và động vật khác), nguồn gen cho các sản phẩm trên, sinh thái rừng và
môi trường du lịch...
Khu vực nghiên cứu thuộc Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít đã và đang được
bảo vệ nghiêm ngặt bởi Ban quản lý khu bảo tồn, đội tuần rừng. Khu Bảo tồn
được thành lầp theo quyết định số 2536/QĐ - UBND ngày 15 tháng 01 năm
2006 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu
Bảo tồn loài và Sinh cảnh vượn Cao Vít. Tại đây có rất nhiều các loại LSNG
có giá trị nhiều mặt và chúng đang được thu hái để phục vụ cho đời sống gia
đình và thương mại. Nguồn LSNG này góp phần tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho cộng đồng sống gần Khu Bảo tồn và đây cũng có thể coi là một
yếu tố làm giảm sự tác động mạnh của con người vào làm thay đổi cảnh quan,
sinh thái khu vực. Tuy vậy, nó đòi hỏi sự hài hoà giữa lợi ích và sự đa dạng,
khả năng sinh tồn của quần thể rất cao. Nếu con người khai thác không có
mức độ thì sẽ dẫn tới các loài có giá trị bị khai thác kiệt, nguy cơ tuyệt chủng
cao đồng thời làm mất cân bằng sinh học. Địa hình, thổ nhưỡng ở đây chủ yếu
là núi đá vôi, do tính chất đặc biệt của nó, các hệ sinh thái hình thành ở đây có
tính nhạy cảm cao, dễ bị thay đổi do các tác động của con người lẫn các tác
động nội sinh (như sụp đổ, hấp thụ nhiệt, rạn nứt…). Thảm thực vật đóng vai
trò quan trọng nhất trong cấu trúc của hệ sinh thái tự nhiên. Sự biến đổi của
nó sẽ kéo theo hàng loạt những biến đổi của hệ sinh thái và tài nguyên thiên
nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật. Ngoài ra, nó còn là nguồn sống, là mái
nhà cho sự cư ngụ của các loài động vật, nhất là các loài linh trưởng quý hiếm
như Vượn Cao Vít. Vì vậy mà một thực tế đòi hỏi là phải có những biện pháp
tác động như thế nào cho hợp lý và hiệu quả.
3
Xuất phát về sự say mê môn học và những yêu cầu thực tiễn trong
quản lý, bảo vệ và phát triển LSNG của khu vực, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Điều tra, đánh giá tiềm năng của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại
khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít - xã Ngọc Côn - huyện
Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu nghiên cứu đánh giá tiềm năng của các loài LSNG trong
KBT VCV.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Lập danh lục cho các loài LSNG có trong khu vực điều tra.
- Xác định được các nhóm thực vật cho LSNG khác nhau
- Đề xuất một số giải pháp cho bảo tồn và phát triển LSNG tại Khu Bảo
tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành.
- Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để trang bị một
số kiến thức trong công tác điều tra thực địa.
- Điều tra được các loại LSNG tại địa phương nghiên cứu và đề xuất
được các ý kiến cá nhân trong việc bảo tồn và phát triển.
1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất
Thấy được vai trò quan trọng của LSNG đối với đời sống của người
dân và những giá trị của chúng, do vậy mà có thể đề xuất ý kiến nhằn giúp
cho BQL KBT có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn và tác động hợp lý
vào rừng.
Đây là tài liệu tham khảo cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu về Lâm sản
ngoài gỗ trong KBT thuộc địa phận xã Ngọc Côn trình bày trong đề tài.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trên cơ sở những khái niệm về thực vật trên thế giới và trong nước cho
thấy được vị trí của chúng rất cao trong đời sống của con người. Đối với thực
vật Việt Nam thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sớm nhất phải kể đến
tác phẩm của Loureio (1790), tiếp theo là của Pierre (1879 - 1907) của
khoảng cuối thế kỷ XVIII. Trước hết phải kể đến công trình đồ sộ về quy mô
cũng như gia trị đó là bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương” do
H.Lecomte chủ biên gồm 7 tập (1907 - 1952).
Trong những năm 90, hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi
các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam trong ”Kỷ yếu cây có mạch của
thực vật Việt Nam” tập 1 - 2 (1996) và tạp chí Sinh học số 4 chuyên đề
(1994 và 1995).
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng
Hoàng Hộ (1991 - 1993) xuất bản tại Canada và gần đây đã được tái bản có
bổ sung ở Việt Nam (1999 - 2000).
Và gần đây nhất là công trình “Danh lục thực vật Việt Nam” gồm bộ 3
quyển do tập thể các nhà thực vật Việt Nam công bố đã thống kê toàn bộ các
loài thực vật hiện đã phát hiện được ở Việt Nam (kể cả các loài thực vật bậc
thấp) với những thông tin về chúng như phân bố, dạng sống, công dụng… Bộ
sách này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu thập thông tin cho các công trình
nghiên cứu thực vật ở Việt Nam.
Trên cơ sở những kết quả điều tra từ thực địa chúng tôi tiến hành lập
danh lục cho các loài LSNG dựa vào những tài liệu đáng tin cậy như: Cuốn
Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản
ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II, Hà Nội tháng 6/2007, Giáo trình Thực vật
rừng của Lê Mộng Chân..
5
2.2. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Thấy được vai trò của LSNG đối với các nước đang phát triển nhất là các
nước ở vùng nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nhiều dự án nhằm
làm rõ vai trò của LSNG, định chế quản lý, các chính sách liên quan, thông
tin tiếp thị…
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp đặt tại Indonesia (CIFOR) đã chú
trọng nhiều về nghiên cứu LSNG. Trung tâm đã đề ra phương pháp phân tích
với các lâm sản thương mại thế giới. Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp
(ICRAF) đã và đang thực hiện các nghiên cứu làm thế nào để sản xuất, nâng
cao sản lượng của cây rừng có nhiều tiềm năng. Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và trung tâm đào tạo vùng về lâm nghiệp
cộng đồng (RECOFTC) cũng có nhiều những nghiên cứu về LSNG trong đó
có cách tiếp cận về phương pháp luận về “Từ sản xuất đến hệ thống tiêu thụ”
coi nhiệm vụ sản xuất của rừng là cần thiết cho cung cấp bền vững, phân phối
thu nhập, đảm bảo thị trường và chính sách thị trường, định chế. FAO thành
lập ra mạng lưới nghiên cứu LSNG trên thế giới liên kết giữa 1.600 cá nhân
và cơ quan và đã xuất bản tạp chí “Tin tức về Lâm sản ngoài gỗ”, tổ chức một
số hội thảo quốc tế về LSNG (ví dụ như Thái Lan năm 1994, ở Indonesia năm
1995). Các tổ chức phi chính phủ của Đức hỗ trợ cho nhiều nghiên cứu LSNG
tại Châu Phi (Bolivia, Burkian, Faso, Tanzania...) Chính phủ Hà Lan tài trợ
cho nhiều chương trình dự án về LSNG trên khắp thế giới hướng tới sử dụng
bền vững nguồn LSNG [3][14].
* Về quản lý và sử dụng
Vấn đề sử dụng LSNG ở một số quốc gia như sau:
Indonesia đã tăng xuất khẩu LSNG từ những năm 1960 về cả số lượng và
giá trị, năm 1979 tăng gấp 2 lần năm 1969, giá trị xuất khẩu đạt 238 triệu
USD vào năm 1987. ở nước này có thể coi song mây là LSNG chính nếu tình
về giá trị, là nước cung cấp song mây chủ yếu trên thế giới chiếm tới 70% -
90% thị trường toàn cầu [3].
6
Tại ấn Độ có tới 7.5 triệu người làm nghề thu hái Diospyros melanoxylon
thuộc họ Ebenaceae và có tới 3 triệu người chế biến cây này thành các điếu Xì
- gà Bidi. Ước tính thu nhập từ loại Xì - gà này khoảng 2 trăm triệu USD trên
năm. Gần 400 triệu người ấn Độ sống trong và gần rừng để có thu nhập, trong
đó thu nhập từ LSNG chiếm 30% tổng thu nhập của họ. Giá trị toàn bộ LSNG
là 27 tỷ USD/năm trong khi đó giá trị sản phẩm gỗ là 17 tỷ USD/năm. GIá trị
LSNG chiếm 50% tổng thu nhập từ lâm sản của Chính phủ ấn Độ. LSNG tạo
việc làm cho khoảng 55% tổng số công việc lâm nghiệp ấn Độ [3].
Khoảng 30% người Thái Lan dùng thuốc cổ truyền để chữa bệnh. Thuốc
cổ truyền cần tới 1000 loài. Trong những năm cuối thế kỷ trước, giá trị thuốc
dận tộc dùng hàng năm của Thái Lan lên đến 16 triệu USD. Số lao động làm
nghề hái thuốc khoảng 15.000 - 20.000 người, làm nghề chế biến thuốc
khoảng 30.000 – 40.000 người.
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta một nước nhiệt đới, rất nhiều loại LSNG có giá trị, có sản
lượng lớn có thể khai thác. Trước năm 1975, nhà nướ