Đề tài Điều tra kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trồng cây rau nhút trong mùa lũ tại xã Vĩnh Thạnh Trung, Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang, mùa lủ 2004

Châu Phú là một huyện vùng trũng nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên với diện tích đấttự nhiên là42.587 ha, trong đó diện tích đấtnông nghiệp 35.969 ha. Toàn huyện có 51.569 hộ với 245.679 nhân khẩu (80% số hộ sống bằng nông nghiệp). Châu Phú là một trong những huyện của tỉnh An Giang đi đầu trong công tác rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân nông thôn vào mùa nước nổi (Uỷ ban nhân dân tỉnh An giang, 2003). Từ năm 2003 đề án 31 đã được thử nghiệm với nội dung “Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong mùa nước nổi” thông qua các mô hình: sản xuất lúa và hoa màu vụ 3; mô hình nuôi trồng thuỷ sản và phát triển ngành nghề, dịch vụ trong mùa lũ, bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Bằng các kinh nghiệm thực tế trong sản xuất người dân nơi đây đã biết tận dụng nguồn tài nguyên mặt nước ở dạng đất ruộng ngập lũ một cách hợp lý trong quá trình đa dạng quá sản phẩm nông nghiệp và phát triển hệ thống canh tác. Bên cạnh các mô hình sản xuất đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của chúng như mô hình nuôi tôm-cá trên ruộng lúa, mô hình sản xuất lúa vụ 3, thì vẫn còn có một số mô hình khác đang được người dân thực hiện với kết quả ban đầu rất khả quan, mở ra hướng chủ động sản xuất trong mùa lũ.Ưu thế của các mô hình này là cần vốn ít, lãi tương đối, phù hợp cho các hộ nghèo trong vùng ngập lũ như mô hình trồng cây thuỷ sinh (rau nhút, rau muống, sen, ấu, ) trong ruộng ngập lũ. Điều này không những có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên đất đai có hiệu quảmàcòn nâng cao cuộcsống ngườidân vùng nông thôn. Đề tài “Điều tra kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trồng cây rau nhút trong mùa lũ tại xã Vĩnh Thạnh Trung, Huyện Châu Phú - tỉnh An Giang, mùa lủ 2004” được thực hiện nhằm tìm hiểu kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của mô hình từ nguồn tài nguyên nước lũ cho những nông hộ ít vốn sản xuất trong mùa nước nổi. Đồng thời cũng tìm hiểu thuận lợi, khó khăn của người dân trong quá 1 trình canh tác để từ đó có hướng đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương cũng như cán bộ kỹ thuật có cơ sở cho việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương một cách khoa học, có chính sách và đầu tư khoa học kỹ thuật một cách hợp lý để phát triển mô hình đầy tiềm năng này, nhằm tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống nông thôn vào mùa nước nổi tại xã Vĩnh Thạnh Trung nói riêng và huyện Châu Phú nóichung

pdf40 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trồng cây rau nhút trong mùa lũ tại xã Vĩnh Thạnh Trung, Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang, mùa lủ 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THỊ THANH TUYẾN MSSV: DPN010761 ĐIỀU TRA KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY RAU NHÚT TRONG MÙA LŨ TẠI XÃ VĨNH THẠNH TRUNG CHÂU PHÚ- AN GIANG, MÙA LŨ 2004 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Võ Văn Hà CN. Trang Thi Mỹ Duyên Tháng 7. 2005 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: ĐIỀU TRA KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY RAU NHÚT TRONG MÙA LŨ TẠI XÃ VĨNH THẠNH TRUNG, CHÂU PHÚ- AN GIANG, MÙA LŨ 2004. Do sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH TUYẾN Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:……………………………………… Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:……………………………………… Ý kiến của Hội đồng:……………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Long xuyên, ngày…..tháng…..năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NGHIỆM KHOA NN-TNTN 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐIỀU TRA KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG CÂY RAU NHÚT TRONG MÙA LŨ TẠI XÃ VĨNH THẠNH TRUNG CHÂU PHÚ- AN GIANG, MÙA LŨ 2004 Do sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH TUYẾN thực hiện và đệ nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt 3 4 LỜI CẢM TẠ Thành thật biết ơn: Thầy, cô Trường Đại học An Giang đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Thầy Võ Văn Hà - Viện Nghiên cứu và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác, Trường Đại học Cần Thơ và cô Trang Thị Mỹ Duyên - Khoa Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại học An Giang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn này. Các cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Châu Phú và nông dân xã Vĩnh Thạnh Trung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu và suốt thời gian tiến hành điều tra. Chân thành cám ơn: Gia đình, những người thân và các bạn cùng lớp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập. 5 TÓM LƯỢC Thực hiện nội dung Đề án 31 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang về “Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong mùa nước nổi” đã được triển khai thành công với nhiều mô hình canh tác có hiệu quả như: mô hình nuôi tôm chân ruộng, nuôi tôm đăng quầng, nuôi cá trong ao/vèo, trồng nấm rơm và các loại cây thuỷ sinh,... Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về mô hình trồng rau nhút trong mùa lũ tại xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004. Phương pháp nghiên cứu là sử dụng sổ theo dõi nông hộ và điều tra bổ sung 30 nông dân đang áp dụng mô hình trồng rau nhút trong mùa lũ. Kết quả cho thấy mô hình trồng cây rau nhút rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp vùng ngập lũ; nhất là các hộ nông dân nghèo, đông nhân khẩu, ít đất và vốn để sản xuất. Lợi nhuận mang lại từ mô hình trồng rau nhút khá cao (khoảng 11,5-13,3 triệu đồng/ha/vụ). Các hộ thực hiện mô hình nuôi thuỷ sản kết hợp trồng thêm rau nhút cho lợi nhuận khoảng 20,3-22,5 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình này đã tận dụng nguồn nước lũ để sản xuất và góp phần giải quyết việc làm trong những tháng mùa lũ. Tuy nhiên, để mô hình nầy được nhân rộng ra nhiều hộ gia đình và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa; trước hết cần tạo điều kiện thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giúp các hộ nghèo tiếp cận với mô hình thông qua các hình thức hỗ trợ kỹ thuật, vốn và xuồng (phương tiện phục vụ sản xuất chủ yếu của trồng rau nhút trong mùa lũ). Ảnh hưởng của cây rau nhút đối với sự sinh trưởng của tôm – cá và chất lượng nước trong khu vực nuôi vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, do đó cần có sự tiếp sức của cán bộ nông nghiệp huyện và tỉnh An Giang để mô hình trồng rau nhút kết hợp nuôi tôm - cá càng ngày hoàn thiện hơn và có thể nhân rộng ra trong dân. 6 MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG v DANH SÁCH HÌNH vi Chương 1 GIỚI THIỆU 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1 Khái niệm và chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho nghiên cứu 3 2.1.1 Khái niệm hiệu quả 3 2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế 3 2.2 Một số đặc điểm của cây rau nhút 3 2.3 Tình hình phát triển mô hình trồng rau nhút trong mùa lũ 4 2.4 Hiệu quả của mô hình trồng rau nhút 4 2.5 Thực trạng mô hình trồng rau nhút 5 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 3.1 Thu thập số liệu thứ cấp 6 3.2 Theo dõi, và điều tra phỏng vấn nông hộ 6 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 8 4.1 Đặc điểm của vùng nghiên cứu 8 4.2 Thông tin tổng quát về các hộ trồng rau nhút 9 4.2.1 Độ tuổi và trình độ học vấn 9 4.2.2 Số người và lao động trong nông hộ 10 4.2.3 Kinh nghiệm trồng rau nhút 11 4.2.4 Đất canh tác 12 4.2.5 Thông tin kỹ thuật trồng rau nhút 12 4.2.6 Vai trò của phụ nữ và trẻ em 12 4.3 Hoạt động sản xuất 13 4.3.1 Mô hình canh tác 13 4.3.2 Kỹ thuật canh tác 14 4.3.2.1 Thời vụ 14 4.3.2.2 Phương pháp canh tác 14 4.3.2.3 Nguồn giống 15 4.3.2.4 Chăm sóc 17 4.3.2.5 Thu hoạch 19 4.3.2.6 Tiêu thụ sản phẩm 19 4.3.3 Ảnh hưởng của giống và phân bón đến năng suất rau 19 4.3.4 Lao động đầu tư cho sản xuất 21 7 4.4 Hiệu quả kinh tế 21 4.4.1 Mô hình trồng rau nhút 21 4.4.2 Mô hình kết hợp rau nhút và nuôi thuỷ sản 22 4.5 Hiệu quả xã hội 23 4.6 Lý do để người dân trồng rau nhút trong mùa lũ 24 4.7 Nhận xét về mô hình 25 4.7.1 Những trở ngại-hướng khắc phục 25 4.7.2 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình 26 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28 5.1 Kết luận 28 5.2 5.2 Kiến nghị 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 PHỤ CHƯƠNG pc-1 Phụ chương 1 pc-1 Phụ chương 2 pc-2 Phụ chương 3 pc-3 8 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa Bảng Trang 1 Số mẫu mẫu điều tra tại xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú 6 2 Đặc điểm của các chủ hộ trồng rau nhút tại xã 10 3 Nhân khẩu ở các nông hộ được phỏng vấn mùa lũ năm 2004 11 4 Khoảng cách và mực nước thích hợp để trồng rau nhút ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyên Châu Phú năm 2004 15 5 Ảnh hưởng của lượng giống sử dụng và năng suất 19 6 Ảnh hưởng của lượng phân bón sử dụng và năng suất 20 7 Hiệu quả kinh tế của cây rau nhút trong mùa lũ năm 2004 22 8 Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi thuỷ sản kết hợp trồng rau nhút 23 9 Các lý do nông hộ chọn trồng rau nhút trong mùa lũ năm 2004 25 10 Các yếu tố quyết định sự thành công của mô hình 27 PHỤ CHƯƠNG pc-1 1 Thông tin nông hộ trồng rau nhút trong mùa lũ tại xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú - tỉnh An Giang pc-1 2 Số lượng giống, phân bón và năng suất toàn vụ pc-2 9 DANH SÁCH HÌNH Hình số Tựa hình Trang 1 Tình hình biến động diện tích mặt nước trồng rau nhút từ 2002-2004 5 2 Bản đồ xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú - tỉnh An Giang 9 3 Nguồn nhân lực trong nông hộ 11 4 Các mô hình liên quan đến rau nhút 13 5 Lượng giống sử dụng của các nông hộ 16 6 Năng suất rau toàn vụ/ha 18 7 Mối tương quan giữa giống, phân bón với năng suất 20 8 Mô hình nuôi thuỷ sản kết hợp trồng rau nhút 23 9 Các lý do để nông dân trồng cây thuỷ sinh trong mùa lũ 24 1 Chương 1 GIỚI THIỆU Châu Phú là một huyện vùng trũng nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên với diện tích đất tự nhiên là 42.587 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 35.969 ha. Toàn huyện có 51.569 hộ với 245.679 nhân khẩu (80% số hộ sống bằng nông nghiệp). Châu Phú là một trong những huyện của tỉnh An Giang đi đầu trong công tác rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân nông thôn vào mùa nước nổi (Uỷ ban nhân dân tỉnh An giang, 2003). Từ năm 2003 đề án 31 đã được thử nghiệm với nội dung “Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong mùa nước nổi” thông qua các mô hình: sản xuất lúa và hoa màu vụ 3; mô hình nuôi trồng thuỷ sản và phát triển ngành nghề, dịch vụ trong mùa lũ,… bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Bằng các kinh nghiệm thực tế trong sản xuất người dân nơi đây đã biết tận dụng nguồn tài nguyên mặt nước ở dạng đất ruộng ngập lũ một cách hợp lý trong quá trình đa dạng quá sản phẩm nông nghiệp và phát triển hệ thống canh tác. Bên cạnh các mô hình sản xuất đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của chúng như mô hình nuôi tôm-cá trên ruộng lúa, mô hình sản xuất lúa vụ 3,…thì vẫn còn có một số mô hình khác đang được người dân thực hiện với kết quả ban đầu rất khả quan, mở ra hướng chủ động sản xuất trong mùa lũ.Ưu thế của các mô hình này là cần vốn ít, lãi tương đối, phù hợp cho các hộ nghèo trong vùng ngập lũ như mô hình trồng cây thuỷ sinh (rau nhút, rau muống, sen, ấu,…) trong ruộng ngập lũ. Điều này không những có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên đất đai có hiệu quả mà còn nâng cao cuộc sống người dân vùng nông thôn. Đề tài “Điều tra kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trồng cây rau nhút trong mùa lũ tại xã Vĩnh Thạnh Trung, Huyện Châu Phú - tỉnh An Giang, mùa lủ 2004” được thực hiện nhằm tìm hiểu kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của mô hình từ nguồn tài nguyên nước lũ cho những nông hộ ít vốn sản xuất trong mùa nước nổi. Đồng thời cũng tìm hiểu thuận lợi, khó khăn của người dân trong quá 1 trình canh tác để từ đó có hướng đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương cũng như cán bộ kỹ thuật có cơ sở cho việc sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương một cách khoa học, có chính sách và đầu tư khoa học kỹ thuật một cách hợp lý để phát triển mô hình đầy tiềm năng này, nhằm tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống nông thôn vào mùa nước nổi tại xã Vĩnh Thạnh Trung nói riêng và huyện Châu Phú nói chung. Mục tiêu của đề tài - Xác định hiện trạng của mô hình trồng rau nhút tại xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú. - Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình trồng rau nhút trong mùa lũ. - Xác định những thuận lợi, khó khăn của mô hình từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị trong việc phát triển mô hình. 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm và chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho nghiên cứu 2.1.1 Khái niệm hiệu quả - Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế biểu hiện tính hữu hiệu về kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn,...trong sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế mang lại với chi phí bằng tiền trong mỗi kỳ kinh doanh. Lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. - Hiệu quả xã hội được đo lường bằng sự nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tạo việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi và hạn chế tệ nạn xã hội trong nông thôn. 2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - Tổng thu nhập: là toàn bộ lượng tiền thu được khi nông hộ thu hoạch mùa vụ. - Tổng chi phí: là toàn bộ các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu mong muốn. - Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): LN/CP = Tổng LN/Tổng CP. Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn bỏ ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2 Một số đặc điểm của rau nhút Rau nhút có tên khoa học là Neptunia olearacea L., thuộc họ đậu Fabaceae là loại rau nổi ngang mặt nước, quanh thân có phao xốp màu trắng, lá kép lông chim 2 lần (Chi, 1991). Rau nhút rất thích nghi với vùng trũng Đồng bằng sông Cửu long mọc nơi ao, đầm, mương, rạch có sình lầy và cũng là một loại rau đặc thù của người miền tây, được nhiều người dùng trong bữa ăn (Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, 2003). 1 Rau nhút có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, mát gan, giải nóng nhiệt, an thần gây ngủ, mạnh gân cốt (Võ Văn Chi, 1991), thường được dùng để ăn sống, luộc chấm mắm nêm, nấu canh chua, ăn kèm với các loại rau trong món lẩu mắm... là những món phổ biến ở Nam bộ. Song song đó rau nhút còn được dùng làm gỏi, một món ăn ít được nhiều người biết như những loại gỏi khác, nhưng lại có được mùi vị rất đặc trưng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004) 2.3 Tình hình phát triển rau nhút trong mùa lũ Nhiều nơi trên ruộng ngập nước ở tỉnh An Giang nhiều hộ đã tận dụng trồng rau nhút, trồng sen, trồng rau muống, trồng ấu,... Chỉ tính riêng ở huyện Châu Phú trong mùa lũ năm 2003, toàn huyện đã có 61,65 ha diện tích trồng rau nhút với 122 hộ và 561 lao động. Nhưng trong mùa lũ 2004, diện tích trồng rau nhút đã tăng đến 94,85 ha, với số hộ tham gia là 223 hộ và 1003 lao động (Phòng xây dựng và Phát triển Nông thôn huyện Châu Phú, 2004). Theo kết quả tham vấn các hộ nuôi tôm trong 3 năm (Nguyễn Văn Thanh, 2005) cho thấy tỷ lệ hộ trồng rau nhút kết hợp trong nuôi tôm luôn lớn hơn trồng các loại cây khác; năm 2002 số hộ trồng rau nhút trong quầng nuôi tôm chiếm 65,5%, nhưng năm 2003 tỷ lệ nầy là 72,6%, và năm 2004 là 60% Theo bảng tổng hợp số lao động tham gia sản xuất trong mùa nước nổi (Phòng Xây dựng và PTNT huyện Châu Phú, 2004) ở xã Vĩnh Thạnh Trung năm 2003 có 9,4 ha diện tích mặt nước trồng rau nhút với 34 hộ và 101 lao động. Sang năm 2004, diện tích trồng rau tăng lên 16 ha (sau xã Thạnh Mỹ Tây). 2.4 Hiệu quả của mô hình trồng rau nhút Nhiều địa phương trong vùng ngập nước của tỉnh An Giang đã tận dụng mặt nước trồng rau nhút có lãi từ 11-22 triệu đồng/ha; tỷ lệ lãi/chi phí gấp 4 đến 5 lần (Trung Liêm, 2004). Anh Nguyễn Văn Tấn ở xã An Phong, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) cho biết, rau nhút trồng được khoảng một tháng thì cho thu hoạch, với hơn một công rau nhút cặp bờ ruộng đầu mùa nước nổi mỗi đợt thu hoạch trên dưới 150kg, bán giá bình quân 1000 đồng/kg, thu nhập được 150.000 đồng. Nhờ cần mẫn chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên mỗi mùa nước nổi hằng năm, gia đình anh Tấn đã thu được lợi nhuận từ 3 đến 4 triệu đồng (Báo NNVN, 2004). 1 Chị Võ Thị Kim Loan ở ấp 5 Satô, xã Khánh Bình, huyện An Phú đã dành ra 7 công đất trồng lúa chuyển sang trồng rau nhút. Mỗi ngày gia đình chị thu hoạch bình quân 150 đến 200 kg rau nhút, bán giá 2.000 đồng/kg thì thu nhập mỗi ngày cũng được từ 300.000 đến 400.000 đồng (Trung Liêm, 2004) 2.5 Thực trạng mô hình trồng rau nhút Diện tích mặt nước trồng rau nhút trong mùa nước nổi của huyện Châu Phú tăng lên trung bình 34 ha/năm (Hình 3). Diện tích trồng rau nhút năm 2003 là 61,65 ha (tăng 35,65 ha so với năm 2002). Năm 2004, diện tích trồng rau nhút là 94,85 ha (tăng 33,2 ha so với 2003). Như vậy, tốc độ tăng diện tích của mô hình trồng rau nhút trong mùa lũ là tương đối đều qua các năm. Điều này cho thấy, những nông hộ có diện tích đất bị ngập lũ gần nhà đã nhận thấy được hiệu quả của mô hình rau nhút. Diện tích (ha) 26 61.65 94.85 0 20 40 60 80 100 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm Hình 1. Tình hình biến động diện tích mặt nước trồng rau nhút từ 2002-2004 (Nguồn: số liệu phòng nông nghiệp huyện Châu Phú, 2004) 1 94,85 61,65 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thu thập số liệu thứ cấp Liên hệ với địa phương thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu; các báo cáo hàng năm, sách báo, tạp chí và các nghiên cứu trước đây cũng như những kiến thức đã được học ở trường 3.2 Theo dõi và điều tra phỏng vấn nông hộ - Theo dõi, ghi chép cách làm của một số hộ nông dân tiêu biểu đang trồng cây rau nhút trong mùa lũ 2004. Chọn 3 hộ nông dân ở xã Vĩnh Thạnh Trung (có kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác và am hiểu điều kiện tự nhiên trong vùng cũng như tập quán canh tác của những nông dân khác. Tiến hành theo dõi quy trình kỹ thuật canh tác, các chi phí đầu vào, cũng như giá cả và đầu ra cho sản phẩm. - Phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu câu hỏi(Phụ chương 3). Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân bố trong vùng trồng rau nhút tập trung tại 4 ấp của xã Vĩnh Thạnh Trung. Tổng số mẫu điều tra là 30 hộ (Bảng 1). Bảng 1. Số mẫu điều tra tại xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú STT Ấp Số mẫu 1 Bình Chiến 7 2 Vĩnh Lợi 8 3 Vĩnh Bình 9 4 Bình An Thạnh Lợi 6 Tổng 30 Số liệu thu thập bao gồm: 1 - Thông tin định tính: Lý do để nông dân trồng cây thuỷ sinh trong mùa lũ; đặc tính đất canh tác cây thuỷ sinh; những trở ngại và hướng khắc phục cây trồng thuỷ sinh; thị trường tiêu thụ sản phẩm; khả năng kết hợp với các mô hình canh tác khác.v.v.. - Thông tin định lượng: các chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc, công lao động…) và đầu ra sản phẩm (năng suất, thời điểm bán, giá bán…). - Kỹ thuật canh tác cây trồng thuỷ sinh: cách trồng (qui cách và mật độ), chăm sóc (bón phân, phòng trừ sâu bệnh), thu hoạch (cách thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển) và tiêu thụ sản phẩm (nơi tiêu thụ, thị trường, giá cả). Vật liệu - Sổ theo dõi, ghi nhận quy trình kỹ thuật trồng của nông hộ. - Phiếu điều tra nông hộ. - Bút mực, bút chì, thước kẻ, sơmi đựng phiếu điều tra. - Các dụng cụ cần thiết khác phục vụ cho công tác nghiên cứu… Phân tích thông kê - Mã hoá số liệu, nhập số liệu trên máy vi tính bằng chương trình Excel - Dùng các dữ liệu tổng hợp đã được phân tích và xử lý để viết báo cáo. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán các số liệu về đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ, những trở ngại khó khăn và các giải pháp (trung bình, độ lệch chuẩn,…) - Phân tích kinh tế toàn phần: Dựa vào chỉ tiêu chi phí, thu nhập, lãi thuần, hiệu quả đồng vốn,.. để làm cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác trên địa bàn nghiên cứu. 1 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm của vùng nghiên cứu Huyện Châu Phú ở phía Tây Bắc tỉnh an Gang, phía Bắc giáp thị xã Châu Đốc, phía Nam giáp huyện Châu Thành, phía Đông giáp huyện Phú Tân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Huyện Châu Phú được chia thành thị trấn Cái Dầu và 12 xã: Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Long, Bình Chánh, Bình Phú, Vĩnh Thạnh Trung, Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh, Khánh Hòa, Mỹ Phú, và Mỹ Đức (Tỉnh Ủy An Giang, 2005). Đất phù sa hàng năm được nước lũ bồi đắp, cao độ thấp dần từ hướng Đông Bắc và đông, hướng từ bờ sông Hậu trở vào. Do được phù sa bồi đắp hàng năm nên đất gần sông khá tốt, vùng phía Tây và Tây Nam một ít bị nhiễm phèn. Khí hậu có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng trong các tháng còn lại. Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng lũ hàng năm từ giữa tháng 7 đến tháng 12 với đỉnh lũ vào cuối tháng 9, đấu tháng 10, trung bình mực nước cao 2,0 đến 2,5 mét. Khí hậu có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng trong các tháng còn lại. Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng lũ hàng năm từ giữa tháng 7 đến tháng 12 với đỉnh lũ vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, trung bình mực nước cao 2,0 đến 2,5 mét Xã Vĩnh Thạnh Trung có phía Đông giáp với sông Hậu, phía Bắc giáp xã Mỹ Phú, phía Nam giáp với xã Bình Long, phía Tây giáp với xã Thạnh Mỹ Tây. Đất thuộc đất phù sa hằng năm được nước lũ bồi đắp nên đất gần sông khá tốt, tổng diện tích đất tự nhiên 2.639 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 2.115 ha. (Phòng nông nghiệp huyện Châu Phú,2002). 1 Hình 2. Bản đồ xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu Phú - tỉnh An Giang 4.2 Thông tin tổng quát về các hộ trồng rau nhút 4.2.1 Độ tuổi và trình độ học vấn Kết quả điều tra cho thấy tuổi các chủ hộ trồng rau nhút từ 21 đến 77 tuổi, bình quân là 46 tuổi. Trong đó có khoảng 93,3% chủ hộ dưới 60 tuổi và 6,7% chủ hộ trên 60 tuổi. Đa số chủ hộ có trình độ học vấn cấp II chiếm 43,3%, cấp I (36,7%), cấp III là 16,7% và chỉ có 3,3% chủ hộ có trình độ cao đẳng/đại học và không có chủ hộ mù chữ (Bảng 2). Tuy nhiên, xét tổng thể 143 nhân khẩu trong 30 hộ thì có đến 16 thành viên trong độ tuổi lao động mù chữ (chiếm 11,2%) và chỉ có 9 thành viên học bậc cao đẳng/đại học (6,2%). Nhìn chung trình độ dân trí của các thành viên trong nông hộ vẫn còn thấp; đây là một rào cản lớn để chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật