Đề tài Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở một số xã thuộc huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La va so sánh hiệu lực của hai loại thuốc Norcoli và Gentatylo trong điều trị bệnh

Mộc Châu là huyện miền núi nằm về hướng Đông Nam, là huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La, với diện tích tự nhiên của huyện là 2,625 Km2, vị trí huyện Mộc Châu nằm ở toạ độ là: Từ 20040 - 21007 vĩ độ bắc Từ 104026 - 1050 độ kinh đông.

doc45 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng lợn con ở một số xã thuộc huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La va so sánh hiệu lực của hai loại thuốc Norcoli và Gentatylo trong điều trị bệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu, bản luận văn tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trương Hữu Dũng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - Thú y đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm thú y huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cùng toàn thể lãnh đạo cán bộ và nhân dân 3 xã, Thị trấn Nông trường, xã Tân Lập, Tân Hợp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động viên, cùng lỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. Tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc thành đạt trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học. Ngày…… tháng……. Năm 2006 Sinh viên Trần Thị Kim Huệ Lời nói đầu Sau quá trình học tập tại trường Đại học, chúng tôi đã trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật thuộc chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y, với chúng tôi đây là kiến thức mới mẻ và vô cùng quan trọng để bắt đầu sự nghiệp của mình. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn học tập quan trọng nhằm rèn luyện cho mỗi sinh viên khả năng tổ chức, triển khai các hoạt động ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiến sản xuất. Kiểm định lại kiến thức đã học, tăng cường mở rộng khoa học kỹ thuật giữa nhà Trường và cơ sở sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở địa phương và tạo tiền đề ban đầu để chính thức bắt tay vào thực tiến sản xuất với cương vị là một kỹ sư chuyên ngành chăn nuôi thú y. Hàng năm, khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đều tổ chức cho học sinh cuối khoá đi thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở sản xuất, với mục đích tại cơ sở sinh viên được học hỏi thêm về kiến thức thực tế và những kinh nghiệp nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng thực hành chăn nuôi - thú y, củng cố lòng yêu ngành, yêu nghề. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiện khoa Chăn nuôi - Thú y, tôi được phân công về Trạm thú y huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La. Là một sinh viên tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học bước đầu còn hơi bỡ ngỡ nhưng được dự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa và sự nỗ lực và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất của địa phương. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự chỉ bảo, dìu dắt của thầy giáo hướng dẫn và trạm thú y huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La, tôi đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và hoàn thành tốt được đợt thực tập của mình với một số kết quả được trình bày trong bản luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy cô và các cán bộ Trạm thú y đã giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bản luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Người thực hiện Trần Thị Kim Huệ Phần một Công tác phục vụ sản xuất I. Điều tra cơ bản. 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Mộc Châu là huyện miền núi nằm về hướng Đông Nam, là huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La, với diện tích tự nhiên của huyện là 2,625 Km2, vị trí huyện Mộc Châu nằm ở toạ độ là: Từ 20040’ - 21007’ vĩ độ bắc Từ 104026 - 1050 độ kinh đông. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hoà Bình Phía Tây – Tây bắc giáp huyện Yên Châu Phía Nam – giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên. Huyện Mộc Châu là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, nằm trên trục giao thông Quốc lộ 6, huyết mạch của vùng Tây bắc là tuyến đường nối liền vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc bộ – Hà Nội – Lai Châu. Huyện có đường biên giới với nước bạn Lào có cửa khẩu Quốc gia, là huyện mang đặc trưng của 1 huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình 950 – 1.050 mét so với mặt nước biển. Có cao nguyên rộng lớn và tương đối phẳng vì vậy mà Mộc Châu có vị trí kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng rất quan trọng. 1.2. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn 1.2.1. Khí tượng Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng mang đậm nét của khí hậu cao nguyên đó là: mùa Đông lạnh và khô, mùa Hè mát ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ khí hậu trung bình/năm khoảng 18,50c. Lượng mưa trung bình /năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình/năm 85%. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều vùng khí hậu, cho phép phát triển nền sản xuất Nông – Lâm nghiệp phong phú, khí hậu ở đây rất phù hợp để phát triển cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Khí hậu ở Mộc Châu phù hợp để phát triển các loại cây trồng vật nuôi đặc biệt là cây công nghiệp ăn quả vùng ôn đới, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là bò sữa và phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên khí hậu trong những năm gần đây cũng có những thay đổi, như khô hạn trong mùa Đông kéo dài, lốc và mưa đá xuất hiện nhiều lần trong năm, đã gây không ít thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. 1.2.2. Thuỷ văn Nhiệt độ trung bình : Bình quân cả năm 18,50c Nhiệt độ thấp nhất : Bình quân cả năm 15,40c Nhiệt độ cao nhất : Bình quân cả năm 23,40c Lượng mưa bình quân : 787mm Độ ẩm không khí Trung bình : Bình quân cả năm 85% Thấp nhất : Bình quân cả năm 14% Tổng giờ nắng, bình quân cả năm đạt 190,5 giờ (Nguồnt22 ài liệu?…..) 1.3. Điều kiện đại hình đất đai Diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu là 205.530 ha, trên địa bàn Huyện, đất đai hình thành 4 nhóm đất chính với một số đất đai trong đó điển hình có các loaị đất được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, trên vùng đất có độ dốc <250 và tầng dày trên 50 cm với hàm lượng chất NPK tương đối lớn. Loại đất: diện tích (ha) - Đất Feralit mùn đỏ nâu trên đá vôi : 44,552,8 (ha) - Đất Feralit mùn vàng đỏ trên đá sét : 22,074,0 (ha) - Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất : 10,733,2 (ha) - đất Feralit mùn vàng trên đá cát : 38,882,5 (ha) - Đất Feralit mùn đỏ vàng do canh tác : 26,326,7 (ha) Diện tích các loại đất trên chiếm 70,4% diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện. Trong đó đát có độ dốc <200 chiếm 14,6% trong tổng số các loại do đó có nhiều thuận lợi trong phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Đến năm 2005 diện tích đất nông nghiệp 130,184 ha chiếm 63,3% tổng diện tích bình quân đầu người là 0,93 ha trong đó sản xuất lương thực là 0,09 ha. - Riêng nước chiếm : 3,611 ha chiém 1,76% - Đất lâm nghiệp : 89,907 ha chiếm 43,74% - Đất chưa sử dụng : 68,326 ha chiếm 33,24% 1.4. Điều kiện giao thông Mạng lưới giao thông của Mộc Châu không ngừng được phát triển trong những năm qua, đã mở được hơn 250 km đường giao thông nông thôn liên xã, liên bản. Nâng cấp và sửa chữa được 110 km đường đô thị và quốc lộ, góp phần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Cho đến nay hầu hết các xã có đường ô tô đến tận trung tâm xã. Cùng với hệ thống đường bộ, những năm gần đây đã có thêm mạng đường sông, là vùng hồ Sông Đà rất thuận tiện cho việc vận tải, thuỷ đây là tuyến vận tải đường thuỷ Sông Đà phục vụ xây dựng thuỷ điện Sơn La đi qua địa phận Mộc Châu. Hiện nay khai thác vận tải thuỷ chủ yếu là các bến đò ngang và bè mảng, hiệu quả thấp có một cảng sông Vạn Yên tiếp giáp với huyện Phù Yên đã được xây dựng nhưng chưa có hệ thống thiết bị bốc xếp. 1.5. Nguồn nước Mặt nước: Huyện Mộc Châu nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn Huyện có một số dòng suối chính như Suối Quanh, Suối Sập. Phần lớp mặt nước thấp hơn mặt đất canh tác, vì vậy biện pháp giải quyết ở đây là phải làm hồ chứa nước, đập dâng cắt lũ mùa mưa, chứa nước mùa khô có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ Nước ngầm: Sự tích nước của hồ thuỷ điện Hoà Bình làm cho các khe nứt hệ thống hang động 115m ở vùng Mộc Châu hoạt động trở lại, các đồi thoáng khí hậu hoạt động mạnh hơn trước, do đó đã đẩy mực nước ngầm lên cao hơn. Tuy nhiên việc trữ nước ngần trên đá vôi thường kém, do đó việc trữ nước trong mùa khô và tăng độ che phủ rừng cần được quan tâm bảo đảm đủ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong toàn Huyện. 2. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội 2.1. Tình hình dân cư trong khu vực Theo số liệu thống kê của năm 2005 toàn Huyện có 32.029 hộ với số nhân khẩu là 14.4162 khẩu. Trong đó: Số người đủ độ tuổi lao động là : 71.820 người Số lao động nữ là : 36.777 người Số lao động nam là : 35.043 người Với dân số tăng tự nhiên là 1,22. Toàn Huyện có 11 dân tộc anh em cùng chung sống cụ thể như sau: - Dân tộc Kinh : 10.800 hộ với 40.520 khẩu - Dân tộc Thái : 10.577 hộ với 49.179 khẩu - Dân tộc Mường : 4.884 hộ với 22.532 khẩu - Dân tộc Mông : 3.686 hộ với 21.934 khẩu - Dân tọc Dao : 1.787 hộ với 8.723 khẩu - Dân tộc Sinh Mun : 120 hộ với 553 khẩu - Dân tộc Khơ Mú : 93 hộ với 416 khẩu - Dân tộc Nhắng : 11 hộ với 35 khẩu - Dân tộc La Ha : 40 hộ với 183 khẩu - Dân tộc Thổ : 8 hộ với 21 khẩu Các dân tộc khác : 15 hộ với 47 khẩu (Nguồn tài liệu?…..) 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trạm Tổng số cán bộ công nhân viên của Trạm là 11 người (Đại học 3 người còn lại là Trung cấp). Số cán bộ biên chế : 8 người Số cán bộ hợp đồng : 3 người Đồng chí Trạm trưởng có trình độ đại học chịu trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước và điều hành toàn bộ công việc của đơn vị. Trạm phó: Dưới sự điều hành quản lý và phân công của Trạm trưởng, phụ trách về các phong trào, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, thanh tra quản lý thuốc thú y trên đại bàn Huyện. Tổ chức hành chính kế toán: Phụ trách công tác tài vụ kế toán lao động việc làm và tiền lương của cán bộ công nhân viên. 2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật trạm. Trạm thú y huyện Mộc Châu nằm trên trục Quốc lộ 6 giáp với ngã ba đi cửa khẩu Lóng Sập Lào. Diện tích đất của Trạm là 3.000 m2 có 2 khu nhà được xây dựng năm 1997, 1 khu là nhà hành chính, 1 khu là nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, khu nhà hành chính có 1 phòng hành chính, 1 phòng họp và 2 kho thuốc ngoài ra có 1 phòng thí nghiệm, vì điều kiện còn khó khăn thiếu trang thiết bị nên khi thí nghiệm bệnh lở mồm long móng, phải gửi mẫu bệnh phẩm về chi cục thú y tỉnh Sơn La để kiểm tra. 3. Tình hình phát triển của Trạm 3.1. Tình hình phát triển của ngành Trồng trọt Phần lớn các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn, với nghề nông là chủ yếu nên người dân ở đây trồng tập chung chủ yếu là cây lúa nước, cây ngô, cây chè, cây dâu tằm trong những cây trên chủ yếu nhất vẫn là cây ngô vì cây ngô là nguồn thức ăn chính tại chỗ cho đàn gia súc, gia cầm của địa phương. Ngoài ra còn có các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, cây lã và các loại rau xanh để tạo ra vành đai thực phẩn phục vụ cho nhu cầu của chính người dân nơi đây. Về cây ăn quả: Đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp và trồng mới cây ăn quả chất lượng cao, bao gồm các loại táo, hồng giòn, lê Nhật, đào Pháp, đào mè, cây có múi, cam, quýt, chanh, bưởi… 3.2. Tình hình phát triển của ngành Chăn nuôi Song song cùng các ngành khác thì ngành Chăn nuôi cũng phát triển mạnh, đặc biệt trong những năm gần đây, người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trong Huyện chủ yếu là Trâu, Bò, Dê, Gà, Vịt, Ngan đạt kết quả khả quan. Với địa hình rộng lớn điều kiện đất đai rộng lớn, Mộc Châu rất thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, để phát huy thế mạnh này chúng ta cần phổ biến và nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, giúp bà con nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. 3.2.1. Chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn chiếm vị trí rất quan trọng vì con lợn là vật nuôi không thể thiếu được của nhà nông, nó còn tận dụng các loại thức ăn dư thừa và sản phẩm phụ của nông nghiệp. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn không còn mang tính nhỏ lẻ, người dân biết áp dụng KHKT vào chăn nuôi Nhờ những tiến bộ khoa học đã được áp dụng vào ngành chăn nuôi lợn như: Thụ tinh nhân tạo cho lợn bằng tinh dịch lợn đực ngoại, tạo ra đàn lợn lai thương phẩm có năng suất cao, công tác thú y và quản lý, chăn sóc nuôi dưỡng ngày càng được chú trọng. 3.2.2. Chăn nuôi động vật khác Những năm gần đây ngành chăn nuôi của địa phương đã từng bước chuyển dần theo hướng đẩy mạnh chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi, tăng quy mô hàng hoá trong cơ cấu phát triển sự chuyển biến tích cực trong chăn nuôi. Thể hiện rõ qua việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là khâu giống. Nhiều giống gia súc, gia cầm được đưa vào các vùng trong huyện bước đầu nâng cao chất lượng và số lượng và số lượng trong chăn nuôi như đàn bò Lai sind, dê Bách thảo,… các giống gia cầm như gà Tam Hoàng, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan Pháp….. đang được nhân rộng. 3.3. Công tác thú y Công tác thú y rất quan trọng, hàng năm Trạm thú y đã tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho mạng lưới thú y cơ sở, nhằm nâng cao tay nghề phục vụ tốt cho ngành chăn nuôi. Căn cứ lịch tiêm phòng gia súc, hàng năm Trạm tổ chức hai đợt tập huấn vào tháng 3 và tháng 8 cho cán bộ và mạng lưới thú y cơ sở, chuẩn bị tốt cho 2 đợt tiêm phòng trong năm. Ngoài công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm. Trạm thú y còn chú trọng đến công tác kiểm dịch, vận chuyển gia súc, gia cầm trong địa bàn, công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y. Những gia súc bị bệnh đem ra chợ bán đều bị xử lý, tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm. Nhìn chung dưới sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt của Trạm, nên trong nhiều năm qua toàn Huyện không có ổ dịch lợn nào xảy ra. 4. Thuận lợi và khó khăn 4.1. Thuận lợi. Là Huyện nông nghiệp, hầu hết các hộ nông dân đều phát triển chăn nuôi. Huyện có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững, nhiệt tình. Giao thông tương đối thuận lợi, cho nên việc đi lại, trao đổi hàng hoá sản phẩm thuận lợi. Huyện có Trạm khuyến nông, Trạm vật tư là điều kiện thuận lợi đảm bảo cung cấp ổn định thường xuyên các vật tư, con giống, thức ăn….. cho các xã trong Huyện. 4.2. Khó khăn Trình độ dân trí còn hạn chế, nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống kinh tế và dân trí của nhân dân còn thấp nên việc vận động người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công tác thú y trong chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Công tác vệ sinh dịch dễ chưa tốt nên các ổ dịch bệnh cưa được đạp tắt triệt để. Hiệu quả chăn nuôi còn thấp. 5. Phương pháp sản xuất Căn cứ vào cơ sở vật chất và điều kiện của địa phương, đánh giá những khó khăn và thuận lợi của địa bàn, tình hình phát triển chăn nuôi thú y trong những năm gần đây. Trạm thú y huyện Mộc Châu đã vạch ra phương hướng sản xuất trong những năm tới như sau: - Duy trì đầu lợn nái ngoại để sản xuất - Đưa lợn đực giống về để cung cấp và đáp ứng yêu cầy của địa phương. - Xây dựng và đưa mô hình trang trại kiểu mẫu cho bà con tham quan, học tập. Tăng cường công tác thú y, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh một cách chặt chẽ hơn. 5.1. Ngành Chăn nuôi- Thú y - Tích cực đẩy mạnh đưa các giống tốt để cho địa phương. - Tiêm phòng thường xuyên định kỳ một năm 2 kỳ cho đàn gia súc từ trung tâm đến thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. - Phát hiện bệnh kịp thời chữa chạy cho đàn gia súc. - Khoanh vùng những ổ dịch để tránh lây lan sang đàn gia súc khỏe mạnh. 5.2. Phương hướng của ngành Trồng trọt Đưa các loại giống cây có chất lượng cao khả năng chịu đựng được hạn hán vào sản xuất. Ngoài ra còn đưa các mô hình mới, chuyển giao khoa học kinh tế cho người dân, hướng dẫn cho bà con nông dân cách trồng và cấy ghép các loại cây trồng giống mời. II- nội dung và kết quả phục vụ sản xuất 1. Nội dung Dựa vào điều tra cơ bản và những thuận lợi, khó khăn của Huyện để làm tốt nhiệm vụ của mình trong 5 tháng thực tập tôi đã đề ra những nội dung công việc như sau: - Tham gia cùng cán bộ của trạm về các xã, thôn, bản nắm bắt tình hình chăn nuôi. - Tham gia trực tiếp vào công tác thú y đặc biệt là công tác phòng và trị bệnh. - Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ chăn nuôi không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề và kiến thức. - Tham gia vào công tác dịch vụ của ngành chăn nuối thú y kết hợp thực hiện giữa công tác phục vụ sản xuất và thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học. Công tác chuyên môn. Để làm tốt công tác tuyên truyền vận động cho bà con hiểu rõ việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tôi cùng cán bộ thú y cơ sở vận động bà con nông dân vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm đúng lịch phát hiệu điều trị bệnh kịp thời cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Tìm hiểu hiện trạng tình hình chăn nuôi ở địa phương tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật về chăn nuôi cho nhân dân, hướng dẫn cho bà con áp dụng những khoa học kxy thuật chăn nuôi tiên tiến nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả chăn nuôi. Vận động bà con xây dựng chuồng trại đảm bảo đúng kỹ thuật trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp tạo nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đặc biệt là về mùa Đông. Công tác khác Tuyên truyền kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân địa phương.. Tiêm phòng vắc xin cho gia súc. Hướng dẫn bà con định kỳ tẩy uế chuồng trại, khơi thông cống rãnh. 2. Biện pháp thực hiện Để thực hiện tốt nội dung và phương pháp nghiên cứu, trong thời gian thực tập tôi đã đề ra kế hoạch cho bản thân sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý để thu được những kết quả tốt nhất. Luôn bám sát cơ sở tìm hiểu kỹ tình hình chăn nuôi và công tác thsu y, đồng thời phổ biến, tuyên truyền những kiến thức đã học ở nhà trường, vừa học hỏi những cán bộ thú y giàu kinh nghiệm. Vận động tuyên truyên về tầm quan trọng của công tác thú y trong chăn nuôi về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đối với đàn gia súc gia cầm. Tìm những đàn lợn đủ điều kiện làm thí nghiệm. Về bản thân, cần cù, khiêm tốn học, sống hoà mình với quần chúng nhân dân, nhiệt tình với công việc dựng lòng tin ở nhân dân, vận dụng hết khả năng kiến thức đã học hỏi vào thực tiễn sản xuất, không ngừng nâng cao tay nghề củng cố kiến thức chuyên môn. 3. Kết quả phục vụ sản xuất 3.1. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng, quyết định tới thành quả trong chăn nuôi. Với điều kiện cơ sử vật chất, cùng với mật độ chăn nuôi của nhân dân trong Huyện, thì công tác vệ sinh thú y gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, trong suốt thời gian thực tập tôi đã cùng cán bộ thú y của trạm về cơ sở tạo ra những mô hình mẫu, từ đó tuyên truyền tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Vệ sinh phòng bệnh bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố, các biện pháp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ ngoài vào cơ thể gia súc, gia cầm như phương pháp xây dựng chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, vệ sinh thức ăn, nước uống, ủ phân theo những phương pháp hố ủ sinh học. Từ đó góp phần làm giảm đáng kể sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật nuôi, làm tốt công tác thú y là nhân tố đảm bảo nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho bà con nông dân 3.2. Công tác thú y + Phòng bệnh Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho thấy việc phòng bệnh cho đàn lợn là biện pháp tích cực bắt buộc, tiêm vắc xin cho đàn gia súc tạo cho cơ thể có một sức miễm dịch chủ động chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phòng vắc xin phải đựơc thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng lịch, nhằm giảm thiệt hại về kinh tế và dịch bệnh xảy ra.. + Công tác chẩn đoán Để việc điều trị cho gia súc đạt hiệu qủa cao thì việc chẩn đoán phải kịp thời và chính xác. Vì vậy khi về thực tập tại cơ sở trong quá trình tham gia chữa trị bệnh tôi luôn nhiệt tình theo dõi diễn biến của bệnh và có nhận xét như sau: Thông thường khi gia súc ốm thường có những biểu hiện tượng như : Sốt, ủ rũ, bỏ ăn, hoạt động kém…. để chẩn đoán đúng bệnh thì ngoài triệu chứng lâm sàng q