Đề tài Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên

Hiện nay trên thế giới vẫn còn đang tiếp các cuộc xung đột đẫm máu. Các cuộc xung đột này có thể dựa trên nền tảng của sự tranh chấp về quyền lợi nhưng cũng có thể là do xung đột sắc tộc hay chiến tranh tôn giáo. Nhìn chung tất cả các cuộc chiến tranh đó dều xuất phát từ quyền lợi của mỗi bên hoặc do niềm tin mù quáng vào những điều họ cho là đúng. Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì có thể thấy rằng nguồn gốc của các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ sự dịnh kiến giữa một nhóm người này với một nhóm người khác. Bản thân định kiến không tự nhiên mà có mà nó được hình thành trong chính quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Mỗi một cá nhân hay một nhóm xã hội mà cá nhân là thành viên đều mang trong mình những biểu tượng bền vững đã được đơn giản hoá, khái quát hoá, sơ đồ hoá về những đối tượng thuộc các nhóm khác với mình. Khi đó những cá nhân hay những nhóm đó mang trong mình định khuôn. Định khuôn có thể tích cực hoặc tiêu cực, khi định khuôn mang ý nghĩa tiêu cực khi đó định khuôn trở thành định kiến. Tuy nhiên nêú ở trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ thì định khuôn cũng có thể giúp cho chúng ta nhìn nhận về đối tượng giao tiếp. Định khuôn có thể đúng có thể sai vậy nên việc đánh giá con người, đánh giá những cá nhân thuộc các nhóm xã hội khác mình một cách vội vàng chỉ dụa trên những định khuôn sẵn có là một việc nguy hiểm bởi lẽ ta không thể biết rằng khi nào thì định khuôn trở thành định kiến. Khi nói đến người Đức thì chúng ta thường hình dung ra những người cần cù, nghiêm túc, có một tinh thần được gọi là tinh thần đức. Khi nói đén người Nhật thì ta hình dung ra những người thông minh chịu khó. Còn nói đến người Xcốtlen thì ta có cả một kho truyện tiếu lâm về tính tiết kiệm quá mức của họ. Người Anh thì lạnh lùng “phớt ănglê”, người Pháp thì hào hoa, có khiếu thẩm mĩ Nhưng định khuôn không chỉ có ở trong những người dân ở những nước khác nhau, những nhóm xã hội khác nhau mà ngay cả ở trong những nhóm xã hội tương đối đồng nhất mỗi thành viên cũng mang trong mình những định khuôn về những cá nhân khác. Ta có thể nhận thấy rằng trong tầng lớp sinh viên hay còn được gọi là giới sinh viên các cá nhân trong nhóm này có khá nhiều điểm tương đồng với nhau như tuổi tác, trình độ nhưng cũng lại là một nhóm mang trong mình khá nhiều định khuôn. Khi nói đến con gái Nam Định, con gái Hải Phòng, con gái Quảng Ninh thì thường được hình dung ra là những người đanh đá, ghê ghớm. Khi nói đến dân Thanh Hóa thì thường được hình dung bằng câu nói “ăn rau má phá đưòng tàu”, dân Nghệ An thì được biết đến như những người có nghị lực có chí. Còn khi nói đến dân Hà Nội thì thường được hình dung là những người kiêu ngạo, khó gần và ăn nói sắc sảo. Có thể thấy rằng những định khuôn về sinh viên Hà Nội của các bạn sinh viên ngoại tỉnh có cái đúng nhưng cũng có cả những định khuôn tiêu cực. Tôi đã không ít lần giật mình khi nghe thấy những người bạn mới quen của tôi hỏi những câu như “bạn là người Hà Nội tại sao lại không kiêu” thậm chí có người còn hỏi tôi “bạn có phải người Hà Nội gốc không”. Khi tôi hỏi rằng tại sao các bạn lại cho rằng cứ người Hà Nội là phải kiêu ngạo thì được nghe trả lời rằng ở lớp các bạn ấy dân Hà Nội như vậy khó gần và kiêu ngạo. Và trong những cuộc tranh luận giữa bạn bè với nhau tôi đã vô cùng sửng sốt khi nghe câu “em chẳng nói nữa đâu, nói sao cũng không lại với người Hà Nội”.

doc34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên Hiện nay trên thế giới vẫn còn đang tiếp các cuộc xung đột đẫm máu. Các cuộc xung đột này có thể dựa trên nền tảng của sự tranh chấp về quyền lợi nhưng cũng có thể là do xung đột sắc tộc hay chiến tranh tôn giáo. Nhìn chung tất cả các cuộc chiến tranh đó dều xuất phát từ quyền lợi của mỗi bên hoặc do niềm tin mù quáng vào những điều họ cho là đúng. Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì có thể thấy rằng nguồn gốc của các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ sự dịnh kiến giữa một nhóm người này với một nhóm người khác. Bản thân định kiến không tự nhiên mà có mà nó được hình thành trong chính quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Mỗi một cá nhân hay một nhóm xã hội mà cá nhân là thành viên đều mang trong mình những biểu tượng bền vững đã được đơn giản hoá, khái quát hoá, sơ đồ hoá về những đối tượng thuộc các nhóm khác với mình. Khi đó những cá nhân hay những nhóm đó mang trong mình định khuôn. Định khuôn có thể tích cực hoặc tiêu cực, khi định khuôn mang ý nghĩa tiêu cực khi đó định khuôn trở thành định kiến. Tuy nhiên nêú ở trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ thì định khuôn cũng có thể giúp cho chúng ta nhìn nhận về đối tượng giao tiếp. Định khuôn có thể đúng có thể sai vậy nên việc đánh giá con người, đánh giá những cá nhân thuộc các nhóm xã hội khác mình một cách vội vàng chỉ dụa trên những định khuôn sẵn có là một việc nguy hiểm bởi lẽ ta không thể biết rằng khi nào thì định khuôn trở thành định kiến. Khi nói đến người Đức thì chúng ta thường hình dung ra những người cần cù, nghiêm túc, có một tinh thần được gọi là tinh thần đức. Khi nói đén người Nhật thì ta hình dung ra những người thông minh chịu khó. Còn nói đến người Xcốtlen thì ta có cả một kho truyện tiếu lâm về tính tiết kiệm quá mức của họ. Người Anh thì lạnh lùng “phớt ănglê”, người Pháp thì hào hoa, có khiếu thẩm mĩ… Nhưng định khuôn không chỉ có ở trong những người dân ở những nước khác nhau, những nhóm xã hội khác nhau mà ngay cả ở trong những nhóm xã hội tương đối đồng nhất mỗi thành viên cũng mang trong mình những định khuôn về những cá nhân khác. Ta có thể nhận thấy rằng trong tầng lớp sinh viên hay còn được gọi là giới sinh viên các cá nhân trong nhóm này có khá nhiều điểm tương đồng với nhau như tuổi tác, trình độ… nhưng cũng lại là một nhóm mang trong mình khá nhiều định khuôn. Khi nói đến con gái Nam Định, con gái Hải Phòng, con gái Quảng Ninh thì thường được hình dung ra là những người đanh đá, ghê ghớm. Khi nói đến dân Thanh Hóa thì thường được hình dung bằng câu nói “ăn rau má phá đưòng tàu”, dân Nghệ An thì được biết đến như những người có nghị lực có chí. Còn khi nói đến dân Hà Nội thì thường được hình dung là những người kiêu ngạo, khó gần và ăn nói sắc sảo. Có thể thấy rằng những định khuôn về sinh viên Hà Nội của các bạn sinh viên ngoại tỉnh có cái đúng nhưng cũng có cả những định khuôn tiêu cực. Tôi đã không ít lần giật mình khi nghe thấy những người bạn mới quen của tôi hỏi những câu như “bạn là người Hà Nội tại sao lại không kiêu” thậm chí có người còn hỏi tôi “bạn có phải người Hà Nội gốc không”. Khi tôi hỏi rằng tại sao các bạn lại cho rằng cứ người Hà Nội là phải kiêu ngạo thì được nghe trả lời rằng ở lớp các bạn ấy dân Hà Nội như vậy khó gần và kiêu ngạo. Và trong những cuộc tranh luận giữa bạn bè với nhau tôi đã vô cùng sửng sốt khi nghe câu “em chẳng nói nữa đâu, nói sao cũng không lại với người Hà Nội”. Cùng với sự đô thị hoá và hiện đại hoá, khoảng cách giữa đô thị và nông thôn không còn quá xa nữa nhưng vẫn chưa phải là hoàn toàn bình đẳng. Trên thực tế vẫn còn một hàng rào ngăn cản giữa họ mà được biểu lộ một cách vô tình qua cách gọi: người thành thị, người nông thôn. Sinh viên ngoại tỉnh và sinh viên Hà Nội vẫn còn đấy một hàng rào vô hình ngăn cách giữa họ. Hàng rào đó chính là những định khuôn về nhau thậm chí là cả những định kiến. Khi mang trong mình những định khuôn hay những định kiến về người khác có thể bản thân họ đã biết hoặc thậm chí cả bản thân họ cũng không biết nhưng chúng đều ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu và giao tiếp với người khác. Khi đã mang trong mình định khuôn thì chúng ta thường chỉ nhìn thấy những đặc điểm phù hợp với định khuôn đó và thường bỏ qua nhũng đặc điểm không phù hợp. Như vậy chúng ta có thể vô tình đã bỏ qua những cơ hội có thể tìm hiểu về người khác, bỏ qua những người bạn thật sự trong cuộc đời của mỗi người. Định khuôn có thể tích cực hoặc cũng có thể là những định khuôn tiêu cực. Để xác định được đâu là định khuôn tích cực đâu là định khuôn tiêu cực quả không phải là việc đơn giản. Trong nghiên cứu của mình vì phạm vi và thời gian không cho phép nên tôi chỉ nghiên cứu định khuôn của của sinh viên ngoại tỉnh về sinh viên Hà Nội. Có thể thấy rằng,trên thực tế định khuôn của sinh viên ngoại tỉnh về sinh viên Hà Nội là rõ ràng và sâu sắc nhất. Qua nghiên cứu này tôi muốn một phần nào đấy mở ra một cánh cửa cho mối quan hệ bạn bè giữa các sinh viên với nhau dựa ttrên việc xác định những định khuôn nào là đúng đắn có thể tiếp tục duy trì, định khuôn nào đã trở thành định kiến cần được xoá bỏ.Tôi hy vọng rằng khoảng tời gian 4 năm của đại học không chỉ là khoảng thời gian để tích luỹ kiến thức mà còn là quãng thời gian để thiết lập những mối quan hệ bền vững dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau một cách đúng đắn. Nếu cứ để định khuôn dẫn dắt hành động của chúng ta thì sẽ là một sai lầm vì thời gian 4 năm tuy không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn và cũng đủ để cho chúng ta hiểu về nhau. Hãy để cho thời gian và trá tim tìm cho mỗi người chúng ta tìm thấy những tình bạn đẹp bằng cách mở rộng trái tim mà trước hết là nhìn nhân lại định khuôn của các bạn đối với sinh viên Hà Nội 2 Nghiên cứu thực tế Trong quá trình nghiên cứu thực tế đề tài của mình mặc dù tôi đã dự đoán là mình sẽ gặp phải những khó khăn nhưng tôi không ngờ rằng khó khăn đó còn lớn hơn tôi dự đoán nhiều. Tôi biết rằng đây là một đề tài thuộc phạm vi khá nhạy cảm và mọi người thường không thích nhắc tới nhưng tôi không thể lường được là trong quá trình xử lý có những tờ trưng cầu ý kiến lại gây cho tôi nhiều áp lực đến thế, thậm chí còn khiến tôi nhiều lúc muốn buông xuôi tất cả. Nhưng ngược lại có những tờ trưng cầu ý kiến, đã bày tỏ ý kiến của mình một cách rất chân thành và hiểu rõ được động cơ của tôi khi tiến hành đề tài này. Các bạn đã góp thêm sức mạnh và sự tự tin cho tội, giúp tôi có được bản lĩnh để bây giờ viết ra kết quả nghiên cứu dựa trên những số liệu thực tế. Trong tất cả những mối quan hệ thì mối quan hệ giữa con người với con người là mối quan hệ phức tạp nhất. Trong mối quan hệ này chứa đựng đầy đủ những cảm xúc của con người như yêu, ghét, giận dữ, căm thù, vui sướng, đau khổ… Tuy nhiên tất cả các cảm xúc đó không thể ngăn cản được việc con người vẫn đến với nhau, tìm hiểu nhau bất kể là những cảm xúc đó mang lại cho họ trạng thái tình cảm nào, tích cực hay tiêu cực bởi vì con người vốn không thể sống một mình. Nếu bạn biết con mèo Hello Kitty hẳn bạn đã đôi lần tự hỏi tại sao Kitty lại không có mồm. Câu chuyện kể chú mèo Kitty không mồm ra đời quả là một chuyện buồn tuy nhiên nó cũng nhắc nhở chúng ta biết rằng nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được chia sẻ, cảm thông là một nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người. Không ai trong chúng ta, không ai lại có thể sống mà lại đơn độc một mình được. Mỗi người ngoài những người thân và ruột thịt của mình đều cần có những người bạn để họ tin tưởng chia sẻ những điều thầm kín. Nhưng có phải là không có những rào cản trong tình bạn hay không hay là vẫn có dù mỏng manh vô hình nhưng vẫn làm giảm đi sự tiếp xúc giữa những người bạn với nhau. Ở câu hỏi “Bạn có thường xuyên trao đổi liên hệ với những sinh viên là người Hà Nội không?”, có 43.1% người trả lời là liên hệ thường xuyên 50.9% hiếm khi trao đổi là 3% là không bao giờ. Nhưng ngay ở cùng một phương án trả lời giữa nam và nữ, giữa sinh viên trường Tự nhiên và sinh viên trường Nhân văn cũng có sự khác biệt. Nếu như ở nam những người thường xuyên liên hệ là 57% và những người không bao giờ liên hệ là 1.9% thì ở những người nữ số người thường xuyên liên hệ chỉ chiếm 36.2% và không bao giờ là 3.8%. Qua đó ta có thể thấy rằng số nữ thường xuyên liên hệ với các bạn sinh viên Hà Nội ít hơn so với số nam là 21,5% trong khi số người không bao giờ liên hệ lại gấp đôi so với số nam. Còn khi phân biệt câu trả lời theo trường thì ta cũng có một đáp án khá thú vị. Số sinh viên thường xuyên liên hệ của trường đại học KHTN là 58% trong khi số sinh viên không bao giờ liên hệ là 0%. Còn ở trường Nhân Văn số sinh viên không bao giờ liên hệ là 4.4% và số sinh viên thường xuyên liên hệ chỉ chiếm 36.7%. Như vậy giới tính có một ảnh hưởng khá lớn trong việc giao tiếp với bạn bè. Nếu nhìn nhận từ góc độ này ta có thể thấy rằng nam giới thường là những người khoáng đạt, cởi mở, giao tiếp rộng rãi. Còn nữ giới đặc biệt là phụ nữ Châu Á thường kín đáo, rụt rè trong các mối quan hệ giao tiếp. Nếu nhìn nhận từ góc độ của trường thì có thể thấy rằng trường KHTT thiên về tư duy logic, khoa học còn trường KHXH&NV thì thường thiên về tư duy cảm tính. Sinh viên trường Nhân văn sống thường khép kín và thiên về nội tâm hơn so với sinh viên những trường thuộc khối tự nhiên. Con người thường chọn những ngành học tương đối phù hợp với những đặc điểm tâm lý của mình và những đặc điểm tâm lý giới tính sẽ quy định một phần nào những nhu cầu giao tiếp của họ. Theo như đánh giá của những sinh viên được hỏi thì nhìn chung các bạn đánh giá điều kiện sống của sinh viên Hà Nội là thuận lợi 56.0% và rất thuận lợi 32.0%. Theo tôi sự đánh giá này là tương đối khách quan và chính xác. Trên thực tế Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn của nước ta được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng. Những người dân sống ở hai thành phố này thường được hưởng những ưu đãi về cơ sở vật chất như y tế, trường học, vui chơi giải trí… Họ thường được tiếp xúc với công nghệ thông tin và các dịch vụ khác sớm hơn so với những người dân ở những nơi khác. Thậm chí ngay trong cùng một thành phố nhưng giá cả dịch vụ cũng sẽ khác nhau tuỳ theo các quận khác nhau và mức chênh lệch nhiều khi là gấp đôi, gấp ba. Ngoài ra học sinh ở đây do gia đình phần nhiều chỉ có khoảng 1- 2 con nên thường được chiều chuộng hơn. Nhìn chung học sinh thành phố chỉ có mỗi một nhiệm vụ là học và có thể làm một số việc vặt trong nhà thậm chí ở một số gia đình con cái ngoài việc học ra không phải làm bất kì việc gì mọi việc đã có người thân hoặc người giúp việc phụ giúp. Nếu so với sinh viên ngoại tỉnh thì đây đúng là một điều kiện tốt hơn cho các bạn trong việc học. Hơn nữa sinh viên Hà Nội được sống gần gia đình không phải lo đến việc ăn ở, phương tiện đi lại và cũng không phải lo toan cuộc sống của mình. Số người cho rằng điều kiện sống của sinh viên Hà Nội chỉ thuận lợi một phần 8% và không thận lợi chỉ chiếm 12%. Các bạn cho rằng ai cũng có những khó khăn riêng và không phải tất cả sinh viên Hà Nội đều có cuộc sống thuận lợi. Ý kiến này tuy chỉ là thiểu số nhưng nếu xét trên một khía cạnh nào đó thì nó cũng đúng. Bởi lẽ sinh viên ngoại tỉnh tuy vất vả hơn nhưng cuộc sống tự lập những năm đại học sẽ giúp các bạn rất nhiều trên con đường phát triển sau này. Hơn nữa điều kiện cơ sơ sở vật chất thì có thể hơn hẳn các bạn sinh viên ngoại tỉnh nhưng về phương diện tình cảm thì chưa hẳn. Vì nhịp sống nhanh của đô thị nhiều khi đã cuấn đi những nét đẹp của truyền thống gia đình như những bữa ăn cả nhà xum họp hay những buổi cả nhà quây quần nói chuyện như ở nông thôn. Có lẽ do sự khác biệt với nhau trong cuộc sống nên khi được hỏi ai sẽ là người sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn thì đa số các bạn đều cho rằng sinh viên ngoại tỉnh do cùng là những sinh viên sống xa nhà, do cùng một hoàn cảnh nên các bạn thân thiết hơn gần gũi hơn dễ thông cảm và dễ chia sẻ với nhau hơn. Còn số người được hỏi cho rằng đã là bạn bè thì lúc này sẽ sẵn sàng giúp nhau không quan trọng là ngoại tỉnh hay Hà Nội chiếm 24.0% Chỉ có 13.2% cho rằng sinh viên Hà Nội sẽ sẵn sàng giúp đỡ họ. Con số này quả là rất khiêm tốn và đáng để suy nghĩ. Có thể là do khi gặp khó khăn các bạn sinh viên ngoại tỉnh thường tìm đến những người bạn thân của mình và mỗi lớp số sinh viên là người Hà Nội thường ít nên các bạn cho rằng sinh viên Hà Nội không phải là những người có thể sẵn sàng giúp đỡ bạn. Hoặc là do các bạn nghĩ rằng cách sống của sinh viên Hà Nội thường không hợp với sinh viên ngoại tỉnh nên các bạn không muốn tìm sự giúp đỡ từ nơi họ. Nhưng ngay trong cùng một phương án trả lời cũng có sự khác nhau khá rõ giữa nam và nữ, giữa trường ĐHKHXH và ĐHKHTN số nam cho rằng sinh viên ngoại tỉnh giúp họ là 50% và sinh viên Hà Nội là 25% trong khi đó ở phía nữ là 71.1% và chỉ có 7.6%. Điều đó cho thấy rằng có sự khác biệt này không phải hoàn toàn là do từ phía của các bạn sinh viên Hà Nội mà một phần là do ngay từ trong ý thức của mỗi người các bạn đã xác định rõ ràng đối tượng để các bạn tìm kiếm sự giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn. Do đặc thù của giới và của trường (bên trường KHTN chủ yếu là nam và ĐHKHXH chủ yếu là nữ) mà ta có thể thấy rằng số người cho rằng sinh viên hà Nội sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn bè gặp khó khăn của trường Tự nhiên là cao hơn hẳn so với bên trường Nhân văn. Ngoài ra nếu ta liên hệ giữa câu này với câu trả lời của các bạn về một số đặc điểm tính cách của người Hà Nội cũng sẽ giúp ta hiểu được một số vấn đề. Khi được hỏi là “Theo bạn sinh viên Hà Nội là những người coi trọng tình cảm?” thì có đến 61.7% phân vân và 12% không đồng ý. Còn với câu “Sinh viên Hà Nội nhiệt tình với bạn bè?” thì số người phân vân là 48.5% và không đồng ý là 16%. Và khi được hỏi là “Sinh viên Hà Nội có phải là những người ích kỷ trong cuộc sống không?” thì số người đồng ý là 22.1% và số người phân vân là 50.3%. Qua những số liệu trên ta có thể hiểu được một phần nào tại sao số sinh viên cho rằng sinh viên Hà Nội sẽ sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn lại thấp đến thế (13.2%). Với những người mà bạn phân vân không thể xác định được là họ có coi trọng tình cảm hay không, có nhiệt tình với bạn bè hay không hoặc bạn không cho rằng họ có những tính cách trên thì việc bạn không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc không tin chắc rằng họ có thể giúp đỡ bạn là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Người ta chỉ cần đến sự giúp đỡ của người khác khi họ biết rằng người đó sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình nhiệt tình với mình chứ không ai lại muốn tìm sự giúp đỡ của người mà mình không chắc là họ sẽ giúp mình hay không. Nhưng liệu sinh viên Hà Nội có phải là những con người như vậy không hay là do xuất phát từ việc các bạn chưa hiểu nhau thì ta cần phải có một phép so sánh nhỏ. Khi được hỏi là sinh viên Hà Nội có phải là người nhiệt tình với bạn bè hay không thì ở những người thường xuyên trao đổi liên hệ thì có 16.1% đồng ý và người hiếm khi liên hệ là 10.5% còn số người phân vân ở cả hai phương án là 55.3% còn không đồng ý chiếm 16.1% ở cả hai phương án trên. Khi được hỏi là sinh viên Hà Nội có phải là người coi trọng tình cảm hay không thì ở những người thường xuyên trao đổi liên hệ có 11.2%; phân vân là 26.6% còn không đồng ý là 7%. Ở những người hiếm khi và không bao giờ thì số người đồng ý là 3.5% còn số người phân vân chiếm 51.1% và không đồng ý chiếm 7%. Còn với câu hỏi là sinh viên Hà Nội là những người ích kỷ trong cuộc sống thì có 8.2% những người thường xuyên liên hệ đồng ý 21.1% phân vân và 15.6% không đồng ý. Còn với những người hiếm khi liên hệ thì số người đồng ý là 13.6%, phân vân là 29,3% và không đồng ý là 10.9%. Với những người không bao giờ liên hệ thì có 0.7% đồng ý và 0.7% không đồng ý. Như vậy có thể thấy rằng dù có thường xuyên liên hệ hay hiếm khi liên hệ thì sự chênh lệch vẫn không phải là nhiều và số người phân vân vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên ở những người thường xuyên liên hệ thì có thể thấy rằng tỷ lệ % số người cho rằng sinh viên Hà Nội là những ngường sống coi trọng tình cảm và nhiệt tình với bạn bè, không ích kỷ thì cao hơn so với những người trả lời tương tự nhưng hiếm khi liên hệ trao đổi. Vậy có thể nói rằng sự thường xuyên liên hệ trao đổi sẽ mang lại cái nhìn khác hơn, một cái nhìn sâu sắc hơn về người khác trong cuộc sống hiện đại. Sự tiếp xúc trao đổi giúp chúng ta có thể nhìn nhận người khác một cách đúng đắn tuy nhiên tần số tiếp xúc không nói lên tất cả mà quan trọng còn ở mức độ của sự tiếp xúc ấy xem sự tiếp xúc ấy là thân hay sơ, xã giao hay tâm tình. Nhìn vào mức độ phân vân khá lớn khi đánh giá về tính cách của sinh viên Hà Nội ta có thể thấy rằng mối quan hệ này dường như chưa đến được mức độ hiểu nhau để người ta có thể nhìn được một phần tính cách của bạn mình dưới một mức độ nào đó chứ không rơi vào trạng thái phân vân. Nhưng không phải số lượng người chọn cùng một đáp án ở mỗi giới và mỗi trường là như nhau. Những sinh viên nam và sinh viên trường ĐHKHTN cho rằng sinh viên Hà Nội coi trọng tình cảm, nhiệt tình với bạn bè và không ích kỷ thì đều cao hơn những sinh viên nữ và sinh viên trường ĐHKHXH. Thậm chí ở câu hỏi xem sinh viên Hà Nội có phải là người coi trọng tình cảm hay không thì số sinh viên của trường ĐHKHTN đồng ý gấp hơn 3 lần so với sinh viên trường ĐHKHXH đồng ý (26% và 7.4%). Còn như ở câu hỏi xem sinh viên Hà Nội có phải là người nhiệt tình giúp đỡ bạn bè hay không thì số sinh viên đồng ý với ý kiến trên cũng gấp hơn hai lần so với sinh viên của trường nhân văn (38.3 và 19%). Như vậy có thể thấy rằng sự thường xuyên trao đổi liên hệ chưa hoàn toàn ở mức thân thiết nhưng cũng phần nào đó giúp cho ta có khả năng hình dung về đối tượng giao tiếp một cách đúng đắn và khách quan hơn so với những định khuôn về họ trước đó. Tuy nhiên khi được hỏi xem các bạn sinh viên ngoại tỉnh đánh giá như thế nào về hướng phấn đấu trong tương lai, khả năng thích ứng và năng động trong cuộc sống thì số lượng người phân vân trong khi trả lời giảm đi rất nhiều. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Có thể thấy rằng những tính cách trên có thể được biểu hiện một cách rõ ràng hơn so với những tính cách như ích kỷ, coi trọng tình cảm hay nhiệt tình. Nếu những tính cách này đòi hỏi phải có một thời gian dài giao tiếp và nhận xét một cách tỷ mỉ thông qua những lời nói, cử chỉ, thông qua nét mặt và những biểu hiện vô thức, cần phải có sự tinh tế và nhạy cảm khi liên hệ giữa một hành động với một động cơ thúc đẩy hành động đó hay nói chung là cần có một sự tiếp xúc đăc biệt để đánh giá được những tình cảm phức tạp trong mỗi người dù chỉ là một phần rất nhỏ trong con người đó thì khi ta đánh giá những phẩm chất kia thì không quá khó đến vậy. Nhìn vào một người xem người đó hành động như thế nào để đạt được mục đích, xem mức độ họ chuẩn bị cho tương lai thì có thể ta sẽ đánh giá được những phẩm chất này của họ. Sự đánh giá này có thể đúng,có thể sai nhưng rõ ràng là nó dễ dàng hơn khi đánh giá con người xem họ có ích kỷ hay không.Có 47.7% số người được hỏi cho rằng sinh viên Hà Nội là những người có hướng phấn đấu trong tương lai, 58.9% cho rằng họ có khả năng thích ứng và 68.7% cho rằng họ năng động trong cuộc sống. Điều gì đã dẫn đến những đánh giá như vậy? Thứ nhất là vì sao số người chọn phương án phân vân trong câu hỏi này giảm đi nhiều so với số người phân vân trong khi chọn câu trả lời ở câu hỏi trước. Không chỉ là những phẩm chất này có thể dễ dàng nhận thấy hơn mà còn do cơ chế phòng vệ. Khi bảo mỗi người đánh giá về một cá nhân khác người ta thường không quá ngại khi phải đánh giá xem họ những người được đánh giá có năng động hay không, vui vẻ hay trầm tư nhưng khi phải đánh giá xem là người đó là tốt hay xấu, người đó chân thành hay giả tạo thì quả là rất khó khăn. Mỗi người đều có những giá trị của mình và việc yêu cầu được tôn trọng những giá trị ấy là việc bình thường nhưng khi mà con người ta cảm thấy những giá trị của mình bị xâm phạm thì họ sẽ rơi vào trạng thái phòng vệ.Tôi có thể là một người hay đi làm muộn,anh có thể phê phán tôi về điều đó và tôi không có ý kiến gì nhưng nếu anh lại nói tôi là một người vô kỷ luật,không biết tôn trọng người khác và không biết tôn trọng ngay bản thân mình thì chắc chắn tôi sẽ phản
Tài liệu liên quan