Đề tài Định luật Okun và đường cong Phillips

Nền kinh tế thế giới đã trải qua hàng trăm năm phát triển, cùng với đó, nhân loại cũng đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, và dù ở thời đại nào đi nữa thì lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn nổi lên như hai vấn đề tâm điểm của xã hội, làm đau đầu không ít nhà khoa học, nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ. Nhiều mô hình, học thuyết kinh tế đã ra đời gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà kinh tế lỗi lạc nhằm khảo sát mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp và giải thích những biến động của chu kỳ kinh tế đồng thời dự báo những tác động đối với kinh tế xã hội mà lạm phát, thất nghiệp gây ra. Ngày nay, nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, các nền kinh tế khác nhau đều có đường hướng phát triển riêng, tạo nên một bức tranh đa dạng của kinh tế toàn cầu. Mỗi nền kinh tế khác nhau đều phải đối phó với những thách thức khác nhau, trong khi chính phủ Mỹ đang đau đầu với tình hình thất nghiệp tăng cao (trên 9%) thì nền kinh tế Trung Quốc lại phải đối mặt với một nền kinh tế phát triển quá nóng, đẩy lạm phát gia tăng nhanh chóng với tốc độ trên 4% năm. Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân khơi dậy phong trào biểu tình rầm rộ chống chính phủ trên khắp vùng Trung Đông, Châu Âu và trở thành tâm điểm chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây. Trong khi đó, lạm phát lại là một câu chuyện khác ở đất nước Zimbabwe nhỏ bé, với chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và chính phủ mỗi nước nhiều nhiệm vụ khó khăn trong công tác điều hành nền kinh tế. Và câu hỏi đặt ra cho mỗi chính phủ là nên giảm thiểu thất nghiệp xuống mức tối ưu là bao nhiêu để không tạo ra áp lực làm lạm phát gia tăng ? Đó cũng là lý do mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài : Định luật Okun và đường cong Phillips để nghiên cứu. Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao động của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên. Đường cong Phillips khảo sát các kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp trong mối quan hệ với sự dịch chuyển đường tổng cung của toàn nền kinh tế.

doc16 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định luật Okun và đường cong Phillips, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I/ Đặt vấn đề: 1 1/ Giới thiệu đề tài 1 2/ Phạm vi đề tài: 1 3/ Ý nghĩa của đề tài: 2 II/ Nội dung chính: 2 1/ Các khái niệm: 2 a/ Sản lượng (GDP): 2 b/ Thất nghiệp: 3 c/ Lạm phát: 3 2/ Định luật Okun: 4 a/ Nội dung định luật: 4 b/ Ý nghĩa và ứng dụng của định luật: 6 3/ Đường cong Phillips: 6 a/ Giới thiệu chung về đường cong Phillips: 6 b/ Ứng dụng của đường cong Phillips: 7 c/ Sự dịch chuyển của đường cong Phillips: 8 d/ Nghiên cứu mở rộng.: 9 III/ Kết luận: 11 Danh mục tài liệu tham khảo: 14 Danh sách nhóm và đánh giá: 14 Nhận xét của giáo viên: 15 I/ Đặt vấn đề: 1/ Giới thiệu đề tài: Nền kinh tế thế giới đã trải qua hàng trăm năm phát triển, cùng với đó, nhân loại cũng đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, và dù ở thời đại nào đi nữa thì lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn nổi lên như hai vấn đề tâm điểm của xã hội, làm đau đầu không ít nhà khoa học, nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ. Nhiều mô hình, học thuyết kinh tế đã ra đời gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà kinh tế lỗi lạc nhằm khảo sát mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp và giải thích những biến động của chu kỳ kinh tế đồng thời dự báo những tác động đối với kinh tế xã hội mà lạm phát, thất nghiệp gây ra. Ngày nay, nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, các nền kinh tế khác nhau đều có đường hướng phát triển riêng, tạo nên một bức tranh đa dạng của kinh tế toàn cầu. Mỗi nền kinh tế khác nhau đều phải đối phó với những thách thức khác nhau, trong khi chính phủ Mỹ đang đau đầu với tình hình thất nghiệp tăng cao (trên 9%) thì nền kinh tế Trung Quốc lại phải đối mặt với một nền kinh tế phát triển quá nóng, đẩy lạm phát gia tăng nhanh chóng với tốc độ trên 4% năm. Thất nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân khơi dậy phong trào biểu tình rầm rộ chống chính phủ trên khắp vùng Trung Đông, Châu Âu và trở thành tâm điểm chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây. Trong khi đó, lạm phát lại là một câu chuyện khác ở đất nước Zimbabwe nhỏ bé, với chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và chính phủ mỗi nước nhiều nhiệm vụ khó khăn trong công tác điều hành nền kinh tế. Và câu hỏi đặt ra cho mỗi chính phủ là nên giảm thiểu thất nghiệp xuống mức tối ưu là bao nhiêu để không tạo ra áp lực làm lạm phát gia tăng ? Đó cũng là lý do mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài : Định luật Okun và đường cong Phillips để nghiên cứu. Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao động của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên. Đường cong Phillips khảo sát các kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp trong mối quan hệ với sự dịch chuyển đường tổng cung của toàn nền kinh tế. 2/ Phạm vi đề tài: Do tính chất của đề tài và yêu cầu của giáo viên bộ môn nên chúng tôi sẽ không đi quá sâu vào phân tích những ứng dụng thực tiễn hay nghiên cứu nguồn gốc hình thành của định luật Okun và mô hình đường cong Phillips mà chỉ tập trung vào việc giới thiệu và mô hình hóa một cách khái quát nhất, cô đọng nhất nội dung định luật cũng như mô hình đường cong Phillips đồng thời kết hợp với việc ứng dụng vào tính toán, dự báo tỷ lệ thất nghiệp và khảo sát mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được về GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát qua các năm được lựa chọn trong mô hình. Vì tính chất chưa đầy đủ cũng như thiếu thống nhất giữa các tiêu chí trong việc thu thập dữ liệu thống kê và hạch toán GDP của Việt Nam, nên chúng tôi quyết định chọn dữ liệu thống kê GDP của nước Mỹ và Canada để thuận lợi hơn trong việc tính toán và đảm bảo tính chính xác của mô hình, tăng sức thuyết phục trong việc ứng dụng định luật Okun và đường cong Phillips vào khảo sát, tính toán. 3/ Ý nghĩa của đề tài: Đề tài thành công sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn rõ nét hơn về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế: lạm phát, thất nghiệp trong mối quan hệ với sản lượng thực tế, sản lượng tiềm năng và chu kỳ kinh tế. Trên cơ sở, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một trong các công cụ kinh tế mà các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng trong công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, và dự báo kinh tế, từ đó , tạo nền tảng để người đọc tiến lên những bước cao hơn trong công việc nghiên cứu kinh tế của mình. II/ Nội dung chính: 1/ Các khái niệm: a/ Sản lượng (tổng sản phẩm – GDP): Sản lượng thu nhập là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học vĩ mô nói riêng và trong hạch toán kinh tế nói chung, đây là một trong những biến số cơ bản trong các mô hình khảo sát kinh tế và dự báo, làm nền tảng cho các chính sách điều hành kinh tế của mọi chính phủ trên thế giới. Trong cuốn sách Kinh tế học vĩ mô của GS N.Greory Mankiw, ông định nghĩa: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định. Đây là một đại lượng được ước tính hàng năm dựa trên những chỉ số thống kê về giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước. Biến số GDP là một biến số lưu lượng, đây là một đặc điểm khác biệt quan trong so với các biến số khác như tổng khoản nợ quốc gia hay tổng dự trữ ngoại hối của chính phủ... Việc tính toán GDP theo giá hiện hành cho ta một giá trị GDP danh nghĩa, tuy nhiên sự gia tăng tuyệt đối của GDP danh nghĩa chưa thể hiện chính xác sự gia tăng thực hay sụt giảm tổng sản lượng của toàn nền kinh tế, đôi khi phóng đại tổng sản lượng quốc gia vì trong hạch toán GDP danh nghĩa còn bao hàm cả yếu tố lạm phát tức sự biến động giá cả. Vì thế, ta cần tới một chỉ số GDP khác đó là GDP thực tế. Theo N.G Mankiw: GDP thực tế là GDP sử dụng giá cố định trong năm gốc để đánh giá sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Nói cách khác, GDP thực tế là chỉ số GDP đã được điều chỉnh yếu tố lạm phát trong hạch toán , vì thế GDP thực chỉ phản ánh sự thay đổi của sản lượng hàng hóa và dịch vụ chứ không chịu ảnh hưởng của biến động giá cả. Do đó, GDP thực phản ánh được năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân. Trong mô hình khảo sát của định luật Okun, còn một khái niệm khác được nhắc đến là GDP tiềm năng (sản lượng tiềm năng),là mức sản lượng tối ưu mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết một cách hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế mà không gây áp lực làm lạm phát tăng cao. Tại mức sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp đó là thất nghiệp tự nhiên.Sản lượng tiềm năng chỉ đạt được trong dài hạn. Tuy nhiên, đây không phải mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được. b/ Thất nghiệp: Thất nghiệp được định nghĩa là: tình trạng mà những người đang trong độ tuổi lao động quy định, có khả năng lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm. Theo định nghĩa trên thì những người ngoài độ tuổi lao động, cho dù đang tìm việc và không có việc làm thì cùng không được xem là thất nghiệp. Hoặc những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, nhưng không hề có hành động đi tìm kiếm việc làm thì cũng không phải là người thất nghiệp. Những thành phần này được xếp ngoài lực lượng lao động và không phải là đối tượng mà ta đang khảo sát. Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ số giữa số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động. Lực lượng lao động ở đây bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có việc làm và những người thất nghiệp. Phân loại thất nghiệp theo nguyên nhân gây ra thì thất nghiệp gồm 3 loại: Thất nghiệp cơ học: là loại hình thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, hoặc là những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động, cần có thời gian để tìm việc làm. Thất nghiệp cơ cấu: là loại hình thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng hoặc sự khác biệt về địa điểm cư trú. Thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu gộp chung lại là thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng thực tế xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, nền kinh tế trì trệ và gây ra thất nghiệp.(theo lý thuyết Keynes. Phân loại thất nghiệp theo cung cầu lao động thì thất nghiệp gồm 2 loại: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện: Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng thất nghiệp mà người lao động tư chối việc làm vì mức lương thấp và chấp nhận tìm kiếm việc làm khác với mức lương kỳ vọng cao hơn. Thất nghiệp không tự nguyện: là loại hình thất nghiệp xảy ra khi cung lao động lớn hơn cầu lao động, người lao động không tìm được việc làm vì doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những khái niệm quan trọng mà chúng ta sử dụng trong mô hình, cũng vì kẽ đó mà việc hiểu cặn kẽ và phân biệt rõ ràng giữa thất nghiệp thực tế và thất nghiêp tự nhiên là yêu cầu căn bản trước khi tiến hành nghiên cứu nội dung định luật, và mô hình đương cong Phillips. c/ Lạm phát: Lạm phát là yếu tố quạn trọng tiếp theo mà chúng ta sẽ gặp lại trong mô hình khảo sát mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp – đường cong Phillips. Vậy lạm phát là gì? Lạm phát được định nghĩa là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng lên của mức giá tiêu dùng và dịch vụ.Tỷ lệ lạm phát được tính như sau: Tỷ lệ lạm phát = CPInăm hiện hành – CPInăm trước CPInăm trước Phân loại lạm phát theo khả năng dự đoán: gồm 2 loại: Lạm phát dự đoán: là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến. Lạm phát này không gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ làm giảm được thiên hại của mình bằng cách hạch toán thêm tỷ lệ lạm phát vào những chỉ tiêu có liên quan và tránh giữ tiền mặt, thay vào đó là đầu tư vào vàng và ngoại tệ. Tuy nhiên, lạm phát dự đoán cũng gây ra ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế đó là tạo ra chi phí cơ hội của việc giữ tiền, và kích thích gia tăng khối tiền trong nền kinh tế. Lạm phát ngoài dự đoán: là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự đoán của mọi người. Khái quát: Tỷ lệ lạm phát thực = TL lạm phát dự đoán + TL lạm phát ngoài dự đoán. Phân loại lạm phát theo tỷ lệ: gồm 3 loại: Lạm phát vừa phải: (còn gọi là lạm phát một con số) là tỷ lệ lạm phát dưới 10%. Lạm phát phi mã: (còn gọi là lạm phát hai hoặc ba con số) là tỷ lệ lạm phát tăng từ 10% đến 1000%. Siêu lạm phát: là tỷ lệ lạm phát rất lớn, khoảng 1000% trở lên. Lạm phát tồn tại lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, đồng tiền mất gía, dân chúng có xu hướng không giữ tiền mặt mà chuyển sang tích lũy vàng và ngoại tệ, các hợp đồng được chỉ số hóa theo tỷ lệ lạm phát hoặc một ngoại tệ mạnh. Thị trường tài chính sẽ mất ổn định, dân chúng và nhà đầu tư ngại bỏ vốn để đầu tư… Trong lịch sử, nhân loại đã từng chứng kiến một thời kỳ siêu lạm phát ở Đức vào năm 1922-1923, chỉ số giá cả tăng 10,000,000 lần, tình hình kinh tế gần như vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính phủ, làm đau đầu không ít nhà kinh tế, đẩy người dân Đức vào tình cảnh khốn khó vì chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ. 2/ Định luật Okun: Năm 1960, bằng công trình nghiên cứu thực nghiệm của mình, nhà kinh tế hoc người Mỹ Anthur Okun đã tiến hành khảo sát dựa trên dữ liệu về GDP và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ thống kê được trong suốt một thời gian dài. Mối quan hệ định lượng giữa thất nghiệp và sản lượng đã được ông tìm ra và phát triển thành định luật nổi tiếng mang tên ông. a/ Nội dung định luật: Nội dung ĐL 1: Nếu sản lượng thực tế thất hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (thất nghiệp chuẩn) là 1%. Gọi: Yt : Sản lượng thực tế (GDP thực). Yp : Sản lượng tiềm năng (GDP tiềm năng). Ut : Tỷ lệ thất nghiệp thực tế. Un : Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. y: Tỷ lệ gia tăng GDP thực tế. p: Tỷ lệ gia tăng GDP tiềm năng. Tóm tắt: Nếu: Yt Un: 1% Do đó: Yt Un: x/2% [(Yt – Yp)]*100% =-x% [(Yp – Yt)]*100% = x% Yp Yp Mà: Thay biểu thức x% trên vào công thức tính tỷ lệ thất nghiệp Ut : Ut = Un + x/2% = Un + [(Yp – Yt)]*50% Yp Ứng dụng: Bảng dữ liệu GDP của Mỹ giai đoạn 2002-2004: (Nguồn : Sách Macroeconomics, Robert J.Gorden, tái bản lần thứ 10, năm 2005) Ta áp dụng định luật Okun 1 trong việc dự báo tỷ lệ thất nghiệp Ut của Mỹ năm 2003 dựa trên bảng số liệu ở trên: Ut = Un + x/2% = 5% + [10533.89-10381.33]*50%= 5.72% 10533.89 Ta có thể thấy, con số về tỷ lệ thất nghiệp thực tế ước tính được theo định luật Okun xấp xỉ với tỷ lệ thất nghiệp ghi nhận được vào năm 2003. Nội dung ĐL 2: Nếu tỷ lệ tăng của sản lượng thực tế lớn hơn tỷ lệ tăng của sản lượng tiềm năng là 2.5% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ giảm bớt 1% (so với tỷ lệ thất nghiệp thực tế của năm trước đó). Tóm tắt: Nếu: y > p : 2.5% thì Ut(t) < Ut(t-1) : 1% Do đó: y > p : x% = (y-p)% thì Ut(t) < Ut(t-1) : [(y-p)/2.5]% = 0.4(y-p)% y = Yt(t)– Yt(t-1) và p = Yp(t)– Yp(t-1) Yt(t-1) Yp(t-1) Trong đó: Viết dưới dạng biểu thức toán học của ĐL Okun 2, ta có: Ut(t) = Ut (t-1) - (y - p)% = Ut (t-1) - 0.4(y- p)%= Ut (t-1) + 0.4(p - y)% 2.5 Ứng dụng: Ut(2004) = Ut (2003) - (y - p)% = Ut (2003) - 0.4(y- p)%= 5.98% + 0.4(3.34 – 4.44)%= 5.54% 2.5 Ta áp dụng định luật Okun 2 trong việc dự báo tỷ lệ thất nghiệp Ut(2004) của Mỹ năm 2004 dựa trên bảng số liệu ở trên. Một lần nữa, ta có thể thấy, con số về tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2004 ước tính được theo định luật Okun xấp xỉ với tỷ lệ thất nghiệp thống kê được vào năm 2004. b/ Ý nghĩa và ứng dụng của định luật Okun: Định luật Okun là một công cụ khảo sát quan trọng trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp nói riêng và trong Kinh tế học vĩ mô nói riêng, nó là một công cụ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng tương ứng với mức sản lượng mục tiêu. Hay ngược lại, với mức sản lượng mục tiêu được tính toán trước thì ứng với đó là một tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng là bao nhiêu. Từ đó làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đề ra các quyết định chính xác trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô, tạo thế chủ động trong công tác dự báo kinh tế cũng như thiết kế một hệ thống an sinh xã hội phù hợp đảm bảo giải quyết hài hòa những hệ lụy mà tình trạng thất nghiệp, lạm phát gây có thể ra, ngăn chặn mọi ảnh ưởng tiêu cực đối với xã hội. 3/ Đường cong Phillips: a/ Giới thiệu chung về đường cong Phillips: Vào những năm 1958 nhà kinh tế học người anh phillip cho đăng bài báo “mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỉ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa của Anh những năm 1861-1957” trên tờ tạp chí kinh tế học của Anh. Trong bài báo này nhà kinh tế học Phillip đã thể hiện mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn trên đường cong mà mình đã tìm ra. Và sự kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn khi có sự dịch chuyển của tổng cầu dọc theo đường tổng cung trong ngắn hạn. Chú thích:khi tổng cầu tăng từ A đến B thì có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, sản lượng tăng nên làm giảm thất nghiệp ,giá tăng nên làm tăng lạm phát. Nhưng trong dài hạn, thì Friedman và Phelps cho rằng thất nghiệp sẽ ở trạng thái thất nghiệp tự nhiên và không phụ thuộc vào tỉ lệ tăng cung tiền và lạm phát trong dài hạn. b/ Ứng dụng của đường cong Phillips: Đường cong phillip rất hữu ích trong việc hoạch định chính sách của chính phủ, vì việc quan trong và chủ yếu nhất mà một chính phủ quản lý nền kinh tế cần làm là phát triển và tăng trưởng kinh tế. Trong các giai đoạn phát triển và tăng trưởng kinh tế luôn có sự biến động làm các nhà hoạch định chính sách phải biết đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp để đảm bảo tốt mục tiêu tăng trưởng trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Sau đây là số liệu thể hiện sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế CANADA và PHÁP từ năm 1960 đến 2004 mà chúng tôi đã khảo sát. CANADA PHÁP *Chú thích : Cột màu xanh chỉ tỉ lệ lạm phát, cột màu đỏ chỉ tỉ lệ thất nghiệp. Trục tung chỉ tỉ lệ phần trăm, trục hoành chỉ số năm (năm 1 ứng với năm 1961,năm 45 ứng với năm 2004) c/ Sự dịch chuyển của đường cong Phillips: Ở Hoa Kỳ ,trong những năm 1970,mức giá và thất nghiệp tăng đồng thời cùng lúc. Năm 1974, tỉ lệ lạm phát tăng từ 8,7% đến 12,3%,trong khi thất nghiệp tăng 4,7% đến 5,6% (theo R.schiller,kinh tế ngày nay,2002,trang 37) và điều đó coi như là vấn nạn không được cảnh báo trước trên đường cong phillip. Và vấn đề đó gọi là suy thoái lạm phát tức đồng thời xuất cả thất nghiệp và lạm phát cao. * Chú thích :tổng cung giảm từ AS1 đến AS2 làm cho sản lượng giảm và giá tăng,do đó đường cong phillip bị dịch chuyển qua phải. Sự dịch chuyển này được giải thích bằng đường tổng cung như sau: Vào những năm 1974 ,tại Mỹ ,tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC đã tăng giá dầu lên 4 lần và từ chói bán dầu cho Mỹ, làm cho giá sản xuất trong nước của Mỹ tăng lên, cùng với chi phí vận tải tăng rất cao, làm cho các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất lại. Và khi đó đường tổng cung dịch chuyển qua trái làm cho giá tăng nhưng sản lượng giảm dẫn đến lạm phát và thất nghiệp tăng cao cùng lúc. Khi đó đường phillip dịch chuyển sang phải. d/ Nghiên cứu mở rộng : Phân tích chính sách của chính phủ về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp: A/Chính sách chính phủ về tác dụng đến tổng cầu AD trong việc điều chỉnh lạm phát và thất nghiệp: Khi nền kinh tế trong tình trạng có lạm phát cao chính phủ thường sử dụng chính sách tài chính và tiền tệ để kích thích tổng cầu của nền kinh tế. Một vài chính sách tài chính tiền tệ mà chính phủ thường thực hiện như là: kích cầu ,tăng chi tiêu chính phủ ,mở rộng tín dụng ,giảm thuế nhằm để nền kinh tế tiêu dùng nhiều hơn kích thích tổng cung làm cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn giảm tỉ lệ thất nghiệp và hàng hóa tăng cùng với sự tăng của giá, do đó,làm giảm lạm phát. Ngoài ra để tăng tổng cầu ngân hàng nhà nước còn tăng cung tiền, khi đó lượng cung tiền danh nghĩa tăng lên, lãi suất giảm làm cho các doanh nghiệp có thể vay nhiều tiền với chi phí rẻ hơn để đầu tư. Do đó làm tăng sản lượng ,làm giảm lạm phát và thất nghiệp. Tuy nhiên, chính sách tác động phía cầu chủ yếu là theo học thuyết của Keynes, chính phủ và ngân hàng trung ương là 2 tác nhân chính tác động và điều tiết thị trường để tổng cầu tăng. Lý thuyết ấy còn bộc lộ những khuyết điểm nếu vấn đề chi tiêu và đầu tư của chính phủ không hiệu quả. Chẳng hạn như, trong nền kinh tế có thất nghiệp và lạm phát cao thì theo như lý thuyết tác động về phía cầu thì chính phủ sẽ khuyến khích tăng tổng cầu như những cách vừa nêu ở trên nhằm làm tăng tổng cung nhưng điều này dễ dẫn đến gia tốc về lạm phát mà không cải thiện được số thất nghiệp ,sự rượt đuổi giữa tăng giá và tăng chi phí cứ kéo dài làm cho lạm phát tăng cực nhanh. Dễ dàng dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra, lý thuyết về kỳ vọng duy lý cho rằng các nhà kinh doanh và người tiêu dùng ,công nhân, hiểu rõ nền kinh tế hoạt động như thế nào và họ luôn bảo bệ quyền lợi của mình nên khi chính phủ tăng chi tiêu thì công nhân biết rằng lạm phát sẽ xảy ra
Tài liệu liên quan