Thế giới đã được chứng kiến một sự kiện kinh tế kỳ diệu trong thập kỷ vùa qua, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử tiền tệ thế giới, một sự kiện đã được Tổng thống Pháp Jacques Chirac gọi là "sự cải cách lớn nhất và quan trọng nhất về kinh tế và tài chính trong vòng 50 năm qua". Đó là sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu EMU và đồng tiền chung châu Âu EURO. Khác với các liên minh tiền tệ trước đây hình thành trên cơ sở một mối quan hệ chính trị nào đó, Liên minh tiền tệ châu Âu liên kết 12 quốc gia độc lập có chủ quyền với một mục tiêu chung là biến châu Âu trở thành khu vực thịnh vượng và ổn định nhất trên thế giới.
Sự thành công và bài học kinh nghiệm của các nước châu Âu đã cho các nước Đông Nam á niềm tin vào triển vọng hình thành một đồng tiền chung cho khu vực. Trên thực tế, khả năng hình thành một liên minh tiền tệ ở Đông Nam á đã được một số nhà kinh tế học bắt tay nghiên cứu từ năm 1994. Nhưng phải đến sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997, đề tài này mới trở thành mối quan tâm thực sự đối với các nhà lãnh đạo cũng như các nhà kinh tế học ở Đông Nam á. Hy vọng đồng tiền chung sẽ thúc đẩy nền kinh tế khu vực tăng trưởng ổn định, bền vững, giảm bớt nguy cơ khủng hoảng và khẳng định được vị trí của mình trên các diễn đàn kinh tế thế giới.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồng tiền chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đã được chứng kiến một sự kiện kinh tế kỳ diệu trong thập kỷ vùa qua, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử tiền tệ thế giới, một sự kiện đã được Tổng thống Pháp Jacques Chirac gọi là "sự cải cách lớn nhất và quan trọng nhất về kinh tế và tài chính trong vòng 50 năm qua". Đó là sự ra đời của Liên minh tiền tệ châu Âu EMU và đồng tiền chung châu Âu EURO. Khác với các liên minh tiền tệ trước đây hình thành trên cơ sở một mối quan hệ chính trị nào đó, Liên minh tiền tệ châu Âu liên kết 12 quốc gia độc lập có chủ quyền với một mục tiêu chung là biến châu Âu trở thành khu vực thịnh vượng và ổn định nhất trên thế giới.
Sự thành công và bài học kinh nghiệm của các nước châu Âu đã cho các nước Đông Nam á niềm tin vào triển vọng hình thành một đồng tiền chung cho khu vực. Trên thực tế, khả năng hình thành một liên minh tiền tệ ở Đông Nam á đã được một số nhà kinh tế học bắt tay nghiên cứu từ năm 1994. Nhưng phải đến sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997, đề tài này mới trở thành mối quan tâm thực sự đối với các nhà lãnh đạo cũng như các nhà kinh tế học ở Đông Nam á. Hy vọng đồng tiền chung sẽ thúc đẩy nền kinh tế khu vực tăng trưởng ổn định, bền vững, giảm bớt nguy cơ khủng hoảng và khẳng định được vị trí của mình trên các diễn đàn kinh tế thế giới.
PHẦN A: LÝ THUYẾT ĐỒNG TIỀN CHUNG
I. Khái niệm đồng tiền chung.
Các quốc gia, dân tộc đang chuẩn bị hành trang cho một kỷ nguyên mới mà một trong các đặc trưng cơ bản là xu hướng hợp tác, liên kết giữa các Quốc gia để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường mang tính chất toàn cầu. Ngày nay trong quá trình phát triển của mình, các quốc gia trên thế giới đang từng bước tạo lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với nhiều mức độ khác nhau, đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Chính các liên kết kinh tế quốc tế là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá đang diễn ra hết sức sôi động trong những năm gần đây.
Liên kết kinh tế quốc tế chính là sự thành lập một tổ hợp Kinh tế quốc tế của các nước thành viên nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy Quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Quá trình Liên kết kinh tế quốc tế đưa tới việc hình thành một thực thể kinh tế mới ở cấp độ cao hơn với các mối Quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa dạng.
Một trong những kết quả của quá trình liên kết là Tạo lập được một đồng tiền chung của Các quốc gia thành viên (hoặc nếu không là một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định không thể điều chỉnh, biên độ dao động bằng 0 và khả năng chuyển đổi vô hạn giữa các đồng tiền của khu vực); đồng tiền chung được hình thành khi:
Cần có tự do các dòng di chuyển vốn; và khi đồng tiền này ra đời thì dòng di chuyển vốn của các thành viên trong khu vực hoàn toàn không bị ràng buộc và tự do.
Hình thành một hệ thống ngân hàng trung ương, tổ chức theo kiểu của Hệ thống Dự trữ Liên bang; Ngân hàng Trung Ương này sẽ là cơ quan điều hành và đề ra các chính sách tiền tệ đối với khu vực.
Thành lập một "trung tâm quyết định chính sách kinh tế" chịu trách nhiệm tập trung .
Điều chỉnh kinh tế của các nước thành viên để hội nhập theo các tiêu chí thống nhất
Cuối cùng, khi đồng tiền chung được hình thành thì các nước thành viên sử dụng đồng tiền này được gọi là nên Liên minh tiền tệ - Một hình thức cao nhất của liên kết kinh tế Quốc tế.
“Đồng tiền chung là một đồng tiền được sử dụng chung cho các quốc gia thành viên, các quốc gia để được là thành viên trong khối nước sử dụng đồng tiền chung cần thoả mãn các điều kiện mà khối thành viên quy đinh. Khi gia nhập đồng tiền chung các quốc gia sẽ được hưởng nhận lợi ích cũng như những thách thức mà đồng tiền này mang lại”
II. Những lợi ích trong việc sử dụng đồng tiền chung
Việc sử dụng đồng tiền chung mang lại nhiều lợi ích cho các nước thành viên cũng như cho nền kinh tế:
Thúc đẩy mối liên kết kinh tế, tài chính, tiền tệ, thậm chí cả về chính trị
Giảm bớt chênh lệch giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy quá trình phát triển của các nước mạnh mẽ và bền vững.
Việc luân chuyển tiền tệ, luân chuyển vốn dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Biên giới của đồng tiền chung được nới rộng hơn, công dân một nước có thể đi lại và sử dụng cùng một đồng tiền trên lãnh thổ các nước khác mà không cần phải chuyển đổi.
Đồng tiền chung ra đời giúp ngăn ngừa, kiểm soát khủng hoảng của khu vực:
Thực tế nói lên rằng tất cả các nước trong khu vực đều không thể thờ ơ trước cuộc khủng hoảng xảy ra ở một nước thành viên, vì những hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng như vậy rất có thể lây lan từ nước này sang nước này sang nước khác và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây chính là điều khiến một nước trong khu vực quan tâm đến chính sách kinh tế vĩ mô mà các nươc trong khu vực đã đưa ra và mong muốn đạt được một sự hợp tác trong lĩnh vực này.
Nguyên nhân thứ hai là do gần đây các nước tăng tỷ lệ thương mại nội bộ và cũng do các sản phẩm xuất khẩu của họ thường cạnh tranh với nhau trên các thị trường thứ ba. Điều này khiến cho một số nước có động cơ để phá giá nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Do vậy, các nhà phân tích cho rằng thay vì phá giá để tăng khả năng cạnh tranh cho riêng hàng hoá nước mình, một cơ chế phối hợp tỷ giá hối đoái trong khu vực có thể sẽ mang lại thế cân bằng hợp tác tốt hơn và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Sự phối hợp chính sách tỷ giá hối đoái dần dần sẽ thúc đẩy nhu cầu phối hợp trong các lĩnh vực khác nữa, ví dụ như trong việc xây dựng các chính sách tiền tệ.
Sự ra đời của đồng tiền chung giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia, cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn khối.
Cung cấp thêm nguồn lực tài chính cho các quốc gia thành viên.
Giảm bớt sức nặng của đồng USD trong dự trữ của các nước nội khối cũng như của các nước ngoại khối, do vậy giảm bớt rủi ro hơn.
Ngoài ra đối với mỗi đồng tiền chung riêng còn đem lại những lới ích khác đến với nền kinh tế.
III. Những khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền chung.
Fear of recessionSợ suy thoái: Một nền kinh tế trong khu vực gắp biến động ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế xung quanh.
MMoỗi quốc gia phải tuân thủ một số quy định chung về các chính sách tiền tệ và tài chính. Điều này sẽ gây áp lực đến các quốc gia nhỏ và kém phát triển hơn.
Khác với các chu kỳ kinh tế
All the EU countries have different economic cycles, or are at different stages in the cycle between boom and recession. Tất cả các quốc gia trong khu vực sử dụng đồng tiền chung có chu kỳ kinh tế khác nhau, hoặc đang ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ giữa sự bùng nổ và suy thoái.
Language difficulties Ngôn ngữ khó khăn, khác nhau về mặt pháp lý và lực lượng lao động
Experts warn that monetary union can only be a success if the whole area covered by the single currency has the same legal framework (taxation, labour laws etc) and a labour force which is highly mobile. Các chuyên gia cảnh báo rằng liên minh tiền tệ chỉ có thể là một thành công nếu toàn bộ khu vực được bao phủ bởi một đồng tiền chung có cùng một khuôn khổ pháp lý (thuế, pháp luật lao động, ...) và một lực lượng lao động cao.
Loss of sovereigntyMất chủ quyền
Loss of national sovereignty is the most often mentioned disadvantage of monetary union.Mất chủ quyền quốc gia là bất lợi nhất thường được nhắc đến của liên minh tiền tệ.
The transfer of money and fiscal competencies from national to community level, would mean economically strong and stable countries would have to co-operate in the field of economic policy with other, weaker, countries, which are more tolerant to higher inflation. Việc chuyển tiền và năng lực tài chính từ các quốc gia để cấp độ cộng đồng, có nghĩa là các nước kinh tế mạnh và ổn định sẽ phải hợp tác trong lĩnh vực chính sách kinh tế khác, yếu hơn, các nước, đó là khoan dung hơn để lạm phát cao hơn.
CostChi phí cao: The one-off cost of introducing the single currency will be significant.Chi phí một lần giới thiệu đồng tiền chung sẽ là đáng kể.
PHẦN B: CÁC ĐỒNG TIỀN CHUNG
I. EUR
1.Sơ lược về đồng tiền chung châu Âu(Euro)
Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. EURO được quy định tỉ giá không đổi đối với các đồng tiền quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu là một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và đánh dấu một bước phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia đồng EURO đợt đầu có 11/15 nước thành viên của EU đã sử dụng EURO trong các giao dịch chuyển khoản song song với bản tệ của các nước như : Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Áo, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thụy Điển và Đan Mạch chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành viên.
Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau:
- EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU :đơn vị tiền tệ châu Âu, trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây)
- EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên.
Từ ngày 01/01/2002, 12 nước trong EU đã lưu thông EURO tiền mặt và xóa bỏ các đồng tiền bản tệ riêng biệt của các nước với 65 tỷ EUR tiền giấy và 35 tỷ EUR tiền kim loại. EURO là đồng tiền chung của Liên minh Tiền Tệ Châu Âu (còn gọi là Âu kim).
Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn trong tất cả các nước. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro.
Tiền kim loại Euro có cùng một mệnh giá ở mặt trước hoàn toàn giống nhau trong tất cả các nước nhưng mặt sau là hình ảnh của từng quốc gia, đặc trưng cho quốc gia phát hành. Thế nhưng vẫn có thể trả bằng tiền kim loại trong khắp liên minh tiền tệ. Một Euro được chia thành 100 cent.
Tính đến ngày 1/1/2011 đã có 17 nước thành viên chính thức của Liên minh Tiền Tệ Châu Âu
Ký hiệu: Mã IOS: EUR
2.Lịch sử ra đời của EURO
EURO Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của EU. Vào năm 1970, đã có một kế hoạch đầy tham vọng gọi là kế hoạch Werner (tên của thủ tướng Luxemburg) nhằm lập ra một liên minh kinh tế và tiền tệ trong vòng 10 năm. Sau thời hạn đó, cộng đồng châu Âu sẽ có một thực thể tiền tệ riêng biệt trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên hàng loạt các biến cố đã làm tiêu tan kế hoạch đầy tham vọng này (sự tan vỡ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods năm 1971, sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng dầu lửa...). Tiếp đó, vào tháng 3 năm 1979, hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) đã ra đời, mục tiêu là nhằm tạo ra một khu vực ổn định tiền tệ ở châu Âu tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước thành viên xích lại gần nhau hơn. Hệ thống tiền tệ châu Âu đã vận hành tốt và tạo ra một vùng tiền tệ ổn định và giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và đồng Yên Nhật. Đó là những yếu tố quan trọng làm cho các nước EU nhận thấy cần thiết phải thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU). Liên minh này được ghi trong và được triển khai theo 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ 1-7-1990 và kết thúc vào 31-12-1993. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ quốc gia và rút ngắn sự cách biệt giữa các nền kinh tế của các nước thành viên. Theo lịch trình của giai đoạn này, từ1-7-1990, mọi hạn chế trong việc lưu hành tư bản giữa các nước EU sẽ bị dỡ bỏ, từ1-1-1993, thị trường nội địa bắt đầu vận hành.
Giai đoạn 2 : Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1-1-1994 với sự kiện Viện tiền tệ châu Âu (EMI) được thành lập cho đến ngày 31-12-1998. Theo lịch trình của giai đoạn này, sự chuẩn bị cho sự ra đời của Ngân hàng trung ương châu Âu đã ở giai đoạn cuối cùng, chính sách tiền tệ vẫn chủ yếu thuộc thẩm quyền của các quốc gia.
Giai đoạn 3 : Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Giai đoạn đầu từ 1-1-1999 đến 1-1-2002 đồng EURO chỉ lưu hành không bằng tiền mặt. Từ 1-1-2002 đến tháng 7-2002 bắt đầu lưu hành đồng EURO bằng tiền giấy và tiền kim loại song song với các đồng tiền bản địa, và từ tháng 7-2002 các đồng tiền bản địa không còn tồn tại.
Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không có đồng tiền chung thì thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên thực tế.
3. Cơ chế hình thành và các nước thành viên
3.1. Cơ chế hình thành
Trước khi một đất nước gia nhập khối tiền tệ chung này, họ phải tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế được quy định trong Hiệp ước Maastricht phải là thành viên ERM II trong hai năm và đồng tiền của quốc gia này phải có biên độ giao động trên dưới 15% so với đồng euro.
Còn đối với các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Châu Âu vào ngày 1/1/1999 thì phải xác định được tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái của các tiền tệ chính thức của các quốc gia là thành viên của liên minh tiền tệ được quy định vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 dựa trên cơ sở giá trị tính chuyển đổi của đồng ECU (European Currency Unit). Vì thế mà đồng Euro bắt đầu tồn tại như là tiền để thanh toán trong kế toán (chưa có tiền mặt): đồng Euro về mặt hình thức trở thành tiền tệ của các nước thành viên, các tiền tệ quốc gia có địa vị là một đơn vị dưới Euro và có tỷ giá cố định không đổi. Tỷ giá này được quy định bao gồm có 6 con số để giữ cho các sai sót làm tròn ít đi. Một đồng Euro tương ứng với:
Các đơn vị tiền tệ quốc gia trước đây của Eurozone
Đơn vị tiền tệ
Ký hiệu
Tỷ giá
Thay đổi
Hoàn thành
Schilling Áo
ATS
13,7603
31 tháng 12 năm 1998
2002
Franc Bỉ
BEF
40,3399
31 tháng 12 năm 1998
2002
Gulden Hà Lan
NLG
2,20371
31 tháng 12 năm 1998
2002
Markkaa Phần Lan
FIM
5,94573
31 tháng 12 năm 1998
2002
Franc Pháp
FRF
6,55957
31 tháng 12 năm 1998
2002
Mark Đức
DEM
1,95583
31 tháng 12 năm 1998
2002
Pound Ireland
IEP
0,787564
31 tháng 12 năm 1998
2002
Lira Ý
ITL
1.936,27
31 tháng 12 năm 1998
2002
Franc Luxembourg
LUF
40,3399
31 tháng 12 năm 1998
2002
Escudo Bồ Đào Nha
PTE
200,482
31 tháng 12 năm 1998
2002
Peseta Tây Ban Nha
ESP
166,386
31 tháng 12 năm 1998
2002
Drachma Hy Lạp
GRD
340,750
19 tháng 6 năm 2000
2002
Tolar Slovenia
SIT
239,640
11 tháng 7 năm 2006
2007
Pound Síp
CYP
0,585274
10 tháng 7 năm 2007
2008
lira Malta
MTL
0,429300
10 tháng 7 năm 2007
2008
Koruna Slovak
SKK
30,1260
8 tháng 7 năm 2008
2009
Sau khi đồng Euro được sử dụng như là tiền dùng để thanh toán trong kế toán, các tiền tệ là thành viên chỉ được phép tính chuyển đổi với nhau thông qua đồng Euro, tức là trước tiên phải tính chuyển từ tiền tệ khởi điểm sang Euro và sau đấy từ Euro sang tiền tệ muốn chuyển đổi. Cho phép làm tròn số bắt đầu từ ba số sau dấu phẩy ở tiến Euro và tiền muốn chuyển đổi. Phương pháp này là quy định bắt buộc của Ủy ban châu Âu nhằm tránh các sai sót trong lúc làm tròn số có thể xuất hiện khi tính toán chuyển đổi trực tiếp.
Tỷ giá hối đoái EUR/USD từ 1999-2010
Đô la Mỹ trên 1 euro1999–2010
Thấp nhất ↓
Cao nhất ↑
Ngày
Tỷ giá
Ngày
Tỷ giá
1999
03/12
$1.0015
05/01
$1.1790
2000
26/10
$0.8252
06/01
$1.0388
2001
06/07
$0.8384
05/01
$0.9545
2002
28/01
$0.8578
31/12
$1.0487
2003
08/01
$1.0377
31/12
$1.2630
2004
14/05
$1.1802
28/12
$1.3633
2005
15/11
$1.1667
03/01
$1.3507
2006
02/01
$1.1826
05/12
$1.3331
2007
12/01
$1.2893
27/11
$1.4874
2008
27/10
$1.2460
15/07
$1.5990
2009
04/03
$1.2555
03/12
$1.5120
2010
05/05
$1.2924
13/01
$1.4563
Nguồn: Euro exchange rates in USD, ECB
3.1.2.Quá trình thay các đồng tiền nội địa thành đồng Euro
Ngay sau khi đồng Euro trở thành tiền tệ chính thức, ngày 2 tháng 1, một số sàn giao dịch ở Milano (Italia), Paris (Pháp) và Frankfurt am Main (Đức) đã định giá tất cả các chứng khoán bằng Euro. Cũng tại thời điểm đồng Euro trở thành tiền tệ chính thức cách ghi giá cho ngoại tệ đã được thay đổi, từ 1USD=xxx DEM thành 1EUR = xxx USD.Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Việc phát hành đồng Euro đến người tiêu dùng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002.
Các nước đều có một thời gian chuyển tiếp nhất định, kéo dài đến hết tháng 2-2002 hoặc đến hết tháng 6-2002, đồng Euro và tiền quốc gia cũ tồn tại song song như tiền tệ chính thức. Sau thời gian được quy định, tiền quốc gia vẫn được đổi sang Euro tại các Ngân hàng quốc gia, tùy theo quy định của từng nước. Từ ngày 28-2-2002 pháp luật Đức quy định về việc chuyển đổi đồng Euro không tốn lệ phí tại các ngân hàng, và khác với các nước, quy định này tại Đức là không thời hạn. Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2005 vẫn còn lưu hành 3,72 tỉ Euro tiền kim loại Mark Đức. Tổng giá trị của tiền giấy chưa đổi thành tiền Euro ở vào khoảng 3,94 tỉ Euro. Theo nhận xét của Ngân hàng liên bang Đức phần lớn số tiền này là tiền đã bị tiêu hủy hay đánh mất.
3.2 Các nước thành viên:
Khu vực Euro
Khu vực Euro (17)
Những quốc gia thuộc Liên Âu quy định sẽ phải gia nhập hệ thống Euro(9)
Quốc gia thuộc Liên Âu có quyền rút khỏi hệ thống Euro(1)
Quốc gia Liên Âu dự định mở cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập hệ thống Euro nhưng với quyền rút khỏi hệ thống(1)
Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro theo thỏa hiệp riêng(5)
Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro mà không có thỏa hiệp(4)
Các nước hay lãnh thổ ngoài Liên minh châu Âu nhưng sử dụng đồng Euro được tô đậm bằng đường gạch màu xanh.
17 nước thành viên chính thức của Liên minh châu Âu:
Áo
Bỉ
Bồ Đào Nha
Cyprus : gia nhập đồng Euro 1/1/2008
Đức
Hà Lan
Hy Lạp
Ireland
Luxembourg
Malta
Pháp
Phần Lan
Tây Ban Nha
Ý
Slovenia : gia nhập đồng Euro ngày 1/1/2007
Slovakia : gia nhập 1/1/2009
Estonia :gia nhập ngày 1/1/2011
Một vài quốc gia khác đã tham gia vào liên minh tiền tệ với thành viên trong vùng Euro và vì vậy cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là:
Monaco
Tòa thánh Vatican
San Marino
Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU):
Andorra (có ý định phát hành tiền kim loại Euro, đến nay vẫn không có sự đồng ý của EU)
Kosovo
Montenegro
Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, vì thế mà (về mặt đồng Euro) các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Tính tại thời điểm tháng 1 năm 2009, có 11 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sau đây vẫn chưa tham gia vào khu vực đồng Euro:
Anh
Ba Lan
Bulgaria
Cộng hòa Séc
Đan Mạch
Hungary
Latvia
Litva
Romania
Thụy Điển
Anh, Đan Mạch và Thụy Điển đã quyết định không dùng tiền tệ mới và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia. Ngày 14 tháng 9 năm 2003, qua một cuộc trưng cầu dân ý, Thụy Điển từ chối không tham gia Liên hiệp Kinh tế và Tiền tệ châu Âu. Theo hiệp định gia nhập vào EU của Thụy Điển, đất nước này phải đưa đồng Euro vào lưu hành như là tiền tệ chính thức và như thế là thật ra không có khả năng lựa chọn. Thụy Điển hiện thời đang ngăn trở việc đưa đồng Euro vào sử dụng bằng cách không hoàn thành việc gia nhập vào Cơ chế Tỷ giá hối đoái II. Ngược lại Anh và Đan Mạch có quyền dứt khoát không tham gia đã được thỏa thuận trong hiệp định.
Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Latvia, Litva, gia nhập EU ngày 1 tháng 1 năm 2004, Bulgaria và Romania mới gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Các quốc gia EU mới này không có khả năng từ chối đồng Euro như Anh và Đan Mạch, nhưng lại chỉ có thể gia nhập vào L