Tiền tệlà một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo
lường và biểu hiện giá trịcủa tất cảcác hàng hoá khác; đồng thời nó thểhiện lao
động xã hội và biểu hiện quan hệgiữa những người sản xuất.
Bản chất này xuất phát từviệc ra đời là kết quảcủa quá trình phát triển lâu dài của
các hình thái giá trị:
• Ởhình thái giá trịgiản đơn ngẫu nhiên của giá trị, giá trịcủa một vật được
biểu hiện bằng giá trịsửdụng của một vật khác đóng vai trò là vật ngang giá.
• Ởhình thái giá trị đầy đủhay mởrộng, giá trịcủa một vật được biểu hiện ở
giá trịsửdụng của nhiều hàng hoá khác có tác dụng làm vật ngang giá.
• Ởhình thái chung của giá trị, giá trịcủa tất cảhàng hoá được biểu hiện bằng
giá trịcủa một hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung
này được chọn tùy theo tập quán địa phương mang ý nghĩa tượng trưng nhưlông
thú, da thú, vòng đá, vỏsò .
• Ởhình thái tiền tệ, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tồn tại nhiều vật
ngang giá chung gây khó khăn cho thịtrường trao đổi hàng hoá. Điều này dẫn đến
sựra đời của vật ngang giá chung bằng kim loại thay thếdần cho các vật ngang giá
chung khác, mà đáng kểnhất đó là bạc, sau đó là vàng (kim tệ)
Nhưvậy, tiền tệlà một sản phẩm tựphát và tất yếu. nó gắn liền vời sựtồn tại
và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Không những thế, nó còn chứa đựng và
biểu hiện nhiều mối quan hệxã hội giữa người với người.
126 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồng tiền chung Asean sự cần thiết phát triển khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang : 1
CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG
1.1 Tiền tệ
1.1.1 Bản chất :
Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo
lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hoá khác; đồng thời nó thể hiện lao
động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất.
Bản chất này xuất phát từ việc ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của
các hình thái giá trị :
• Ở hình thái giá trị giản đơn ngẫu nhiên của giá trị, giá trị của một vật được
biểu hiện bằng giá trị sử dụng của một vật khác đóng vai trò là vật ngang giá.
• Ở hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng, giá trị của một vật được biểu hiện ở
giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác có tác dụng làm vật ngang giá.
• Ở hình thái chung của giá trị, giá trị của tất cả hàng hoá được biểu hiện bằng
giá trị của một hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung
này được chọn tùy theo tập quán địa phương mang ý nghĩa tượng trưng như lông
thú, da thú, vòng đá, vỏ sò….
• Ở hình thái tiền tệ, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tồn tại nhiều vật
ngang giá chung gây khó khăn cho thị trường trao đổi hàng hoá. Điều này dẫn đến
sự ra đời của vật ngang giá chung bằng kim loại thay thế dần cho các vật ngang giá
chung khác, mà đáng kể nhất đó là bạc, sau đó là vàng (kim tệ)
Như vậy, tiền tệ là một sản phẩm tự phát và tất yếu. nó gắn liền vời sự tồn tại
và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Không những thế, nó còn chứa đựng và
biểu hiện nhiều mối quan hệ xã hội giữa người với người.
1.1.2 Chức năng :
Tiền tệ có 5 chức năng như sau :
a./ Chức năng thước đo giá trị : Đây là chức năng cơ bản của tiền tệ. Chức năng này
được thể hiện thông qua việc tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị cho các
hàng hoá khác và chuyển giá trị hàng hoá thành giá cả hàng hoá. Để thực hiện chức
năng này, tiền tệ đòi hỏi phải có giá trị đầy đủ, có tiêu chuẩn giá cả, và được thể
Trang : 2
hiện trong tư duy, ý niệm. Việc giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đã
tạo mối tương quan nghịch giữa giá trị tiền tệ và giá cả hàng hoá, đồng thời cho
thấy rằng tiền tệ là một công cụ đặc biệt quan trọng để thực hiện quy luật giá trị,
quy luật phổ thông của nền sản xuất hàng hoá.
b./ Chức năng phương tiện lưu thông : Thể hiện ở việc tiền được dùng làm phương
tiện trung gian cho quá trình trao đổi hàng hoá (H-T-H) và phương tiện để thực hiện
giá trị của hàng hoá. Điều này thể hiện ở việc hàng hoá sẽ không được phép trao đổi
trực tiếp (H-H), mà trước tiên, giá trị của hàng hoá được biểu hiện thành giá trị tiền
tệ thông qua việc bán hàng hoá (H-T) ; rồi sau đó, hàng hoá đựợc mua lại với giá trị
tương đương với giá trị tiền tệ (T-H).
Như vậy, tiền tệ không phải là mục đích của trao đổi, mà chỉ đóng vai trò
trung gian. Tuy nhiên, để tạo một sự lưu thông hàng hoá được mạch lạc, cần thiết
phải có một khối lượng tiền thật sự và tiền này cũng không nhất thiết phải là tiền có
đầy đủ giá trị như vàng, nó được thay thế bằng các loại tiền ký hiệu.
c./ Chức năng phương tiện cất trữ : Chức năng này được thể hiện ở việc tiền được
đưa ra khỏi quá trình lưu thông nhằm mục đích cất trữ và sử dụng sau này.
Xuất phát từ khả năng có thể trực tiếp chuyển hoá thành bất kỳ một loại hàng
hoá nào, tiền cất trữ phải có đầy đủ giá trị và tạm thời không phục vụ cho quá trình
lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sử dụng tiền ký hiệu cho việc
cất trữ, các loại tiền này được đảm bảo bằng vàng của quốc gia sản xuất tiền giấy ký
hiệu đó.
d./ Chức năng phương tiện thanh toán: Chức năng này đựợc thể hiện ở việc tiền
đựơc dùng làm phương tiện để thanh toán các khoản nợ phát sinh trong trao đổi
hàng hoá, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Khi thực hiện chức năng này, tiền vận động
tương đối độc lập so với hàng hoá, dịch vụ thậm chí giữa chúng với nhau cũng có
một sự tách rời nhau cả về không gian và thời gian. Do đó, tiền ở đây có thể là tiền
vàng, hoặc tiền ký hiệu, hay tiền ghi sổ. Mặc dù vậy, tiền vẫn không nằm ngoài quá
trình lưu thông, mà còn có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá ;
từ đó, giúp cho sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
Trang : 3
e./ Chức năng tiền tệ thế giới: Chức năng này thể hiện ở việc tiền thực hiện các chức
năng trong phạm vi thế giới. Điều này đòi hỏi tiền phải được chấp nhận của các
quốc gia trên thế giới. Do đó, tiền đầy đủ giá trị mới thực hiện được chức năng này.
Tuy nhiên, hiện nay, tiền ký hiệu của một số nước cũng đựơc áp dụng hoặc
chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước. Do đó, cũng có quan điểm cho rằng các loại tiền
này cũng có chức năng tiền tệ thế giới.
Tóm lại 5 chức năng trên của tiền tệ không đơn lẻ mà chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Trước tiên, tiền tệ thực chiện chức năng chuyển giá trị hàng hoá
thành giá cả. Khi đó, hàng hoá chính thức bước vào lưu thông. Khi giá cả được thực
hiện thì hàng hoá đã chuyển thành tiền, số tiền này có thể được cất trữ cho việc sử
dụng trong tương lai hoặc dùng để thanh toán cho việc mua hàng hoá khác phục vụ
cho nhu cầu sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng. Khi quá trình trao đổi hàng hoá vượt
ra ngoài biên giới của một quốc gia thì cũng là lúc tiền tệ thực hiện chức năng phạm
vi thế giới.
1.1.3 Vai trò của tiền tệ :
• Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển kinh tế hàng
hoá. Thông qua chức năng thước đo giá trị, phương tiện lưu thông và phương tiện
thanh toán, việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi và thống nhất hơn. Nó góp phần
giúp đỡ người sản xuất kinh doanh hạch toán được rõ ràng chi phí và hiệu quả sản
xuất mà họ thực hiện; đồng thời tiến hành tích lũy tiền tệ để mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh.
• Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Xuất
phát từ nhu cầu phát triển của nền kinh tế, thị trường quốc nội đã dần mở cửa hướng
ra thị trường thế giới lớn hơn thông qua con đường ngoại thương. Nhờ ngoại
thương, mà các chức năng thanh toán và chức năng tiền tệ thế giới của tiền tệ đã
phát huy triệt để vai trò của mình. Từ đó, mối quan hệ giữa các quốc gia không chỉ
đơn thuần về mặt kinh tế mà còn lan sang các lĩnh vực khác như chính trị, văn
hoá….
Trang : 4
• Tiền tệ là công cụ để phục vụ cho mục đích của chủ sỡ hữu. Khi mà các quan
hệ kinh tế – xã hội đều bị tiền tệ hoá thì cũng là lúc tiền tệ trở thành công cụ để xử
lý và giải quyết mọi mối quan hệ phát sinh cả trong phạm vi quốc gia và quốc tế.
Chính vì vậy, người chủ sỡ hữu tiền tệ có thể sử dụng nó để thoả mãn mọi nhu cầu
của mình. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hoá, thì chừng đó dòng tiền sẽ
còn phát huy mạnh mẽ sức mạnh vạn năng của nó.
1.2 Liên minh tiền tệ :
Nền tảng cho việc hình thành đồng tiền chung ở Châu Âu có thể tính bằng
việc ra đời của các liên minh tiền tệ: Liên minh tiền tệ Latinh, Liên minh tiền tệ
Đức, Bản vị vàng . . . vào khoảng đầu thế kỷ 19. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
vào những năm 30 của thế kỷ 19 thúc đẩy các nước Châu Âu hình thành ý tưởng
đồng tiền chung nhằm ổn định nền kinh tế chung của toàn khối. Tuy nhiên cho đến
năm 1950 thì liên minh tiền tệ vẫn chưa được đề cập tới trong các chương trình nghị
sự. Trong khi đó hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods đang tồn tại và gây ảnh
hưởng đến nền kinh tế chung, biểu hiện của nó là Pháp và Đức đã lần lượt phá giá
đồng tiền của mình (đồng Franc và đồng Mác) trong năm 1969, điều này đe dọa đến
sự ổn định của các đồng tiền khác trong khối đến nỗi Thủ tướng Đức lúc đó Ông
W.Brandt đã đề nghị phải khôi phục lại các kế hoạch về Liên minh tiền tệ Châu Âu.
Năm 1970, kế hoạch thành lập một đồng tiền chung Châu Âu do Thủ tướng
Luýchxămbua lúc đó, Ông Werner đưa ra, trong đó báo cáo này lần đầu tiên sử
dụng thuật ngữ Liên minh tiền tệ (EMU – Economic and Monetary Union), kế
hoạch Werner chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn I: Thành lập đơn vị tiền tệ thống nhất gọi là đơn vị tiền tệ Châu Âu
(ECU – European Currency Unit) phối hợp thực hiện chính sách tiền tệ giữa các
quốc gia trong khối.
Giai đoạn II: Chuyển đồng ECU thành đồng tiền chung được sử dụng song song
với các đồng tiền khác trong khối và dần trên phạm vi quốc tế.
Báo cáo Werner chưa được triển khai thì Châu Âu phải đối đầu với sự sụp đổ
của của hệ thống Bretton Woods và ngày 24-04-1972 Châu Âu thành lập “con rắn
Trang : 5
tiền tệ ” nhằm mục đích giới hạn sự dao động của các đồng tiền Châu Âu ở dưới
mức dao động quốc tế. Tuy nhiên hệ thống này hoạt động không mấy thành công,
bằng chứng là chỉ trong 2 năm 1974 - 1975 Pháp và Đức, hai nước chủ chốt trong
hệ thống, đã lần lượt rút khỏi hệ thống này đến hai lần.
Không thành công với hệ thống tỷ giá cố định, Châu Âu đã tìm sự ổn định
mới cho hệ thống tiền tệ của mình, bắt đầu với việc này là ngày 07-07-1978, hiệp
ước Breme (Đức) về việc thành lập hệ thống tiền tệ Châu Âu (SME – Système
Monétaire Européenne). Năm 1979, hệ thống này bắt đầu hoạt động với cơ chế quy
định giới hạn sự biến động của tỷ giá trong biên độ dao động 2.25%, riêng đồng
peseta Tây Ban Nha và livre là 6%. Tuy nhiên, hệ thống này cũng không đáp ứng
được yêu cầu thực tế khi Pháp và Ý liên tục phá giá đồng tiền của mình. Tháng
06/1988, Hội đồng Châu Âu ký quyết định giao cho Ông Jacques Delors, Chủ tịch
Ủy ban Châu Âu đương thời, chịu trách nhiệm chuẩn bị và đề xuất các bước đi cụ
thể về việc thành lập Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu (EMU). Năm 1989 tại
Madrid Hội đồng Châu Âu phê chuẩn báo cáo Delor. Giai đoạn I của Liên minh tiền
tệ bắt đầu vào tháng 7/1990, báo cáo Delor cũng là nền tảng cho Hiệp ước
Maastricht, được ký vào năm 1992, xác định chính thức các vấn đề liên quan đến
khối đồng tiền chung duy nhất Châu Âu, cơ chế vận hành các Tổ chức thiết chế
Châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, chương trình hợp tác Tư pháp và
cũng đã đưa ra những tiêu chí để gia nhập đồng tiền chung Châu Âu.
1.3 Thuyết khu vực đồng tiền tối ưu.
Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu do các nhà kinh tế Mỹ R.Mundell và
R.Mc.Kinnon đưa ra vào đầu thập kỷ 1960. Xuất phát từ định hướng khi đó của
cộng đồng kinh tế Châu âu (EEC) là nhằm đạt được tự do hoàn toàn trong việc lưu
chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động, tức là lưu chuyển tự do các “yếu tố
sản xuất”. Lý thuyết này đề cập những cơ sở của sự thống nhất tiên tệ Châu Âu và
gây được sự chú ý lớn :
• Định nghĩa Khu vực tiền tệ tối ưu : là lãnh thổ bao gồm những nước cùng
chung những điều kiện, khả năng thích hợp nhất để sử dụng một loại tiền thống
Trang : 6
nhất, hoặc chung những khả năng để thiết lập một đồng giá vững chắc giữa các
đồng tiền quốc gia của mình. Vài khu vực tiền tệ sẽ là “tối ưu” nếu trong lãnh thổ
đó tồn tại khả năng cơ động giữa các “yếu tố sản xuất” ( bao gồm cả sự cơ động bên
trong và bên ngoài). Ví dụ nội bộ EEC được tự do hoàn toàn việc giao lưu hàng
hoá, vốn và sức lao động và có sự thoả hiệp giữa các nước thành viên về các vấn đề
kinh tế, chính trị, sự phối hợp các thể chế, chính sách kinh tế.
• Khu vực tối ưu phải đảm bảo tiêu chí là : Các nước thành viên sẵn sàng chấp
nhận hy sinh tính độc lập của mình trong việc giải quyết các vấn đề về tiền tệ – tín
dụng. Khu vực tiền tệ tối ưu là khu vực trong đó không một bộ phận cấu thành nào
của nó đòi quyền có đồng tiền riêng và chính sách tiền tệ độc lập.
Những điều kiện cho tồn tại của khu vực tiền tệ tối ưu là tốc độ lạm phát
giữa các nước thành viên ít nhiều phải đồng đều để có thể thực thi ngân sách, kinh
tế và tiền tệ có hiệu quả. Đồng thời, các nước này phải đạt được những mục đích
như ổn định giá cả, tỷ lệ thất nghiệp thấp và sự cân bằng trong cán cân thanh toán.
Chẳng hạn khu vực đồng tiền chung Châu Âu, quy định các nước phải có thâm hụt
ngân sách dưới 3% và nợ quốc gia phải dưới 60% tổng sản lượng quốc gia.
1.4 Đồng EURO – Mô hình đầu tiên của liên minh tiền tệ.
1.4.1 Quá trình thực hiện đồng tiền chung EURO: gồm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 (tư ̀năm 1990 đến 1993) : Thống nhất chính sách tiền tệ quốc
gia, rút ngắn sự cách biệt giữa các nền kinh tế của các nước thành viên. Thực hiện
tự do hoá lưu thông vốn thanh toán qua việc hoàn thành thị trường thống nhất vào
ngày 1/1/1993. Các ngân hàng trung ương các nước thành viên thông qua Ủy ban
thống đốc của mình phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ để giữ ổn định tỷ giá cố
định giữa các đồng tiền trong hệ thống tiền tệ Châu Âu.
Giai đoạn 2: (1994 – 1999) : cùng với sự ra đời của viện tiền tệ Châu Âu
(EURO pean monetary Instituse – EMI), EMI không có trách nhiệm thực hiện chính
sách tiền tệ cũng như can thiệp hối đoái trong toàn liên minh, hai nhiệm vụ chủ yếu
của EMI là :
Trang : 7
1./ Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các ngân hàng trung ương quốc gia trong
việc thực hiện chính sách tiền tệ.
2./ Chuẩn bị cho việc hình thành hệ thống ngân hàng trung ương Châu Âu và liên
minh kinh tế – tiền tệ Châu âu.
Tháng 12/1995, hội đồng Châu Âu nhất trí đơn vị tiền tệ chung của liên minh
là đồng EURO. Tháng 12/1996, EMI hoàn thành dự thảo các yếu tố nên tảng cho cơ
chế tỷ giá mới và được thông báo vào tháng 6/1997. Chi tiết mệnh giá của đồng
EURO đã được thông qua.
5/1998, 11nước thành viên đủ tiêu chuẩn được lựa chọn tham gia khu vực
đồng EURO đợt đầu. Tỷ giá chuyển đổi song phương giữa các đồng tiền quốc gia
thành viên được ấn định căn cứ vào cơ chế tỷ giá của EMI. Đồ̀ng thời, Chủ tịch,
Phó chủ tịch và Ban giám đốc điều hành của ngân hàng Trung ương Châu Âu
(ECB) đã được chỉ định.
Tháng 6/1998 , ECB thành lập và cùng các ngân hàng khác hình thành hệ
thố́ng ngân hàng trung ương Châu Âu (ESCB). Đến lúc này, EMI đã hoàn thành
nhiệm vụ và ngừng hoạt động. Tháng 6/1998 đến 12/1998 là giai đoạn kiểm tra cuối
cùng các hệ thống và thủ tục cho việc xuất hiện đồng EURO.
Giai đoạn 3 (từ ngày 1/1/1999): EMU bắt đầu hoạt động với một chính sách
tiền tệ thống nhất toàn khu vực. Tuy vậy, giai đoạn này có thể chia thành 3 bước
chính :
Bước 1 : Bước chuẩn bị , ngày 2/5/1998 và kết thúc 1/1/1999. Hội nghị
thượng đỉnh đặc biệt của EU tại Brussels (Bỉ). Các nhà lãnh đạo Châu Âu sẽ quyết
định nước nào trong số 15 nước thành viên sẽ tham gia liên minh tiền tệ.
Ngay khi hội đồng Châu âu chính thức công bố danh sách những nước đủ
điều kiện tham gia đồng tiền chung, tỷ giá hối đoái song phương cố định vĩnh viễn
giữa đồng tiền các nước thành viên cũng được công bố. Đây là bước đi táo bạo góp
phần tạo nên ổn định, tránh đồng EURO khỏi những đầu cơ ngay từ những ngày
đầu tiên phát hành.
Trang : 8
Hội nghị công bố quyết định thành lập ngân hàng Trung ương Châu âu
(ECB). Giống như cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ECB chịu trách nhiệm vận hành
chính sách tiền tệ chung trong toàn bộ khu vực đồng EURO. Bắt đầu từ 1/1/1999
ECB có vai trò cung cấp chính sách tiền tệ ổn định và đáng tin cậy, thực thi và kiểm
soát chính sách tiền tệ ổn định và đáng tin cậy, thực thi và kiểm soát chính sách tiền
tệ thống nhất của cộng đồng. ECB hoàn toàn độc lập với các nhà nước thành viên
và ủy ban Châu Âu trong việc hoạch định , tổ chức và điều hành chính sách tiền tệ.
Bước hai, diễn ra trong 3 năm 1999, 2000 và 2001 : Thời kỳ chuyển đổi hoặc
thời kỳ quá độ. Bắt đầu bằng việc giới thiệu đồng EURO là đồng tiền của 11 nước
thành viên. Tuy nhiên trong khoảng thời gian 3 năm này, EURO chỉ tồn tại như
đồng tiền ghi sổ, nghĩa là chưa lưu hành tiền giấy và tiền xu EURO trên thực tế.
Đồng EURO có thể được sử dụng trong mọi hoạt động từ séc cá nhân, bảng cân đối
tài sản của doanh nghiệp các hệ thống kế toán cho đến các hoá đơn có giá trị hàng
triệu USD, các bảng báo cáo tài chính của các công ty xuyên quốc gia.
Liên minh áp dụng chính sách “ không bắt buộc, không ngăn cấm” sử dụng
EURO trong giao dịch. Tuy nhiên, tầm quan trọng của đồng tiền ghi sổ này không
phải là thấp vì giao dịch thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong
các hoạt động kinh doanh. Bằng chứng là tổng giá trị tiền mặt lưu thông ở Châu Âu
chỉ chiếm tỷ lệ chưa đầy 6% GDP của khu vực này.
Đến đầu năm 1999 tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia và đồ̀ng
EURO mới được xác định. Các tỷ giá này đựơc tính toán dựa trên cơ sở so sánh giá
trị giao dịch của đồng tiền trong liên minh kinh tế tiền tệ với đồng USD vào ngày
giao dịch cuối cùng của năm 1998 và được cố định kể từ ngày đó trở đi.
Chuyển giao quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ của các nước cho ECB,
chịu sự chỉ đạo của ECB. Tất cả trái phiếu của chính phủ những nước tham gia
đồng EURO đều phải phát hành bằng đồng EURO. Các thị trường tiền tệ, thị trường
ngoại hối, hệ thống thanh toán bù trừ chuyển sang sử dụng đồng EURO.
Bước 3 : Tiến hành đổi tiền thực sự bằng tiền giấy và tiền xu được phát hành
vào lưu thông sau năm 2002. Đồng tiền này đơn vị là Cent các loại sau :
Trang : 9
Tiền xu : 1, 2, 5,10, 20, 50 cent và loại 1, 2 EURO.
Tiền giấy : 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 EURO.
Ước tính có khoảng 13 tỷ tiền giấy đã đựơc phát hành vào năm 2002. Vào
tháng 6/2002 các đồng tiền quốc gia thành viên cuối cùng đã loại bỏ khỏi lưu thông
nhường chỗ cho đồng EURO.
1.4.2 Các quy tắc khi thực hiện đồng tiền chung.
Các quy tắc khi thực hiện đồng tiền chung được tiến hành theo thoả thuận
của hiệp ước Maastricht, nó đặt ra cho các nước muốn tham gia đồng EURO là :
Thứ nhất, lạm phát phải ở cùng một mức trung bình dưới 2,72%, lạm phát
ngắn hạn không vượt quá 1,5% so với mức lạm phát bình quân của 3 nước thành
viên có tỷ lệ lạm phát thấp nhất.
Thứ hai, tỷ lệ lãi suất tiết kiệm của các nước thành viên không được khác
nhau quá nhiều. Tỷ lệ lãi suất dài hạn và trung hạn không vượt quá 2% so với mức
lãi suất bình quân của 3 nước thành viên có tỷ lệ lãi suất thấp nhất.
Thứ ba, các khoản thâm hụt ngân sách của chính phủ không đựơc vượt quá 3
% GDP.
Thứ tư, nợ chính phủ không được vượt quá 60% GDP.
Thứ năm, phải duy trì một tỷ giá trao đổi ổn định nằm trong khuôn khổ cho
phép của cơ chế tỷ giá hối đoái (ERM) ít nhất là 2 năm.
Khi hiệp ước Maastricht đã được ký kết, chỉ có một vài nước đủ điều kiện và
tiêu chuẩn để tham gia đồng EURO. Theo thống kê của ECB năm 1995 thì thâm hụt
ngân sách bình quân của EU là 4,7% GDP. Tuy nhiên các nước EU vẫn quyết tâm
xây dựng một đồng tiền chung nhờ các chính sách cải tổ cần thiết nhất để giảm
thâm hụt ngân sách của chính phủ . Italia đã phải tạo ra khoảng 12 nghìn tỷ lia “thuế
EURO” để giảm thâm hụt ngân sách. Đức đã bán vài nghìn tấn dầu trong quỹ dự trữ
chiến lựơc. Pháp đã thay đổi các quy định kế toán đối với khoản tiền 37,5 nghìn tỷ
Frc trong quỹ hưu trí của tập đoàn France Telecom và chuyển chúng vào ngân sách
của chính phủ. Tiếp đó Pháp còn tăng mức thuế. Đối với công ty lớn nhất nước,
thậm chí còn áp dụng cả với lợi nhuận thu được từ năm trước đó. Phần Lan cắt giảm
Trang : 10
mạnh thâm hụt ngân sách Chính phủ khoảng 45 tỷ Markla từ năm 1991 đến 1996.
Tuy nhiên, Hiệp ước Maastrict cũng cho phép có mức độ linh hoạt nhất định khu
đánh giá tiêu chí hội tụ của các nước thành viên. Nó không chỉ đơn thuần dựa vào
các chỉ tiêu đạt được mà còn dựa vào triển vọng kinh tế của các nước thành viên
thông qua giải pháp đựơc sử dụng một cách tích cực và hiệu quả nhằm đạt được các
chỉ tiêu của hiệp ước.
Cuối cùng thì những năm tháng cải tổ cũng đã kết thúc thành công. Ngày
5/12/1998, hội đồng Châu Âu đã đưa ra danh sách những nước thoả mãn 5 quy tắc
của hiệp ước. Đó là 11 trong số 15 thành viên EU sẽ tham gia đồng EURO đợt đầu
bao gồm : Đức , Pháp, Italia, Bỉ, Hà lan, Lucxămbua, Tay Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Áo , Phần Lan và Ailen. Bốn nước chưa tham gia gia đợt đầu là Anh, Thụy Điển ,
Đan Mạch và Hy Lạp. Sau đó, Hy lạp đã hội đủ điều kiện tham gia đồng EURO, và
gọi là EURO 12.
Việc tuân thủ những thoả thuận của hiệp ước không chỉ diễn ra một lần. Các
kiến trúc sư của đồng EURO biết rằng, trách nhiệm với chính sách tài khoá chỉ có ý
nghĩa khi có đ