Phát triển nhanh và bền vững làm cho “du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (trích văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX) là mục tiêu trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam ta trong 10 năm tới . Để đạt được mục tiêu đó , ta không thể không nhắc tới một loại hình du lịch hiện nay đã và đang được chú trọng phát triển. Đó chính là du lịch sinh thái , một hiện tượng và một xu thế phát triển đang ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch cũng như sự phát triển của nền kinh tế -xã hội.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan phong phú cộng thêm nền văn hoá đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam ta có tiềm năng rất lớn về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.Hiện nay,nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển , các vườn quốc gia , các khu bảo tồn thiên nhiên, đã và đang được khai thác, sử dụng để phục vụ phát triển du lịch, trong đó có du lịch sinh thái.Tuy nhiên, cũng giống như ở nhiều nước khác, du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ với nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đang trong giai đoạn phát triển nên nó vẫn còn là một khái niệm thường chưa được hiểu và vận dụng một cách đúng đắn.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2864 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch sinh thái – lý luận và thực tiễn ở vườn quốc gia Tràm Chim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU
Phát triển nhanh và bền vững làm cho “du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (trích văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX) là mục tiêu trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam ta trong 10 năm tới . Để đạt được mục tiêu đó , ta không thể không nhắc tới một loại hình du lịch hiện nay đã và đang được chú trọng phát triển. Đó chính là du lịch sinh thái , một hiện tượng và một xu thế phát triển đang ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch cũng như sự phát triển của nền kinh tế -xã hội.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan phong phú cộng thêm nền văn hoá đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam ta có tiềm năng rất lớn về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.Hiện nay,nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển , các vườn quốc gia , các khu bảo tồn thiên nhiên,… đã và đang được khai thác, sử dụng để phục vụ phát triển du lịch, trong đó có du lịch sinh thái.Tuy nhiên, cũng giống như ở nhiều nước khác, du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ với nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đang trong giai đoạn phát triển nên nó vẫn còn là một khái niệm thường chưa được hiểu và vận dụng một cách đúng đắn. Điều đó gây tác động tiêu cực đến môi trường và người dân địa phương,làm thất vọng du khách.Chính vì tầm quan trọng và sự mới mẻ của du lịch sinh thái ,em đã chọn đề tài: “Du lịch sinh thái – lý luận và thực tiễn ở vườn quốc gia Tràm Chim” làm đề án cho môn học kinh tế du lịch nhằm tìm hiểu rõ hơn về du lịch sinh thái, nhấn mạnh được những ưu thế riêng biệt của loại hình du lịch này,một loại hình du lịch đã và đang được chú trọng phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Hạnh đă giúp đỡ em hoàn thành đề án cho môn học này.
B.NỘI DUNG
I. Định nghĩa, đặc điểm và các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái:
1. Định nghĩa về du lịch sinh thái :
“Du lịch sinh thái” là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau.Một số người thì coi “du lịch sinh thái” đơn giản chỉ là sự kết hợp của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái”. Còn với góc nhìn rộng hơn, một số người đã quan niệm du lịch sinh thái là du lịch thiên nhiên, là một loại hình du lịch bao gồm mọi hoạt động du lịch có liên quan tới thiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi,..Mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung về du lịch sinh thái, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái.Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ sinh thái và văn hoá bản địa.Về mặt nội dung ,du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đua du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo,khơi dậy lên trong du khách tình yêu cũng như trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.
Mặc dù cùng chung những quan điểm cơ bản về du lịch sinh thái, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình về du lịch sinh thái.Một trong những định nghĩa ban đầu của du lich sinh thái, mà cho đến nay vẫn được chấp nhận chung, là do Hội Du Lịch Sinh thái quốc tế (TIES) đưa ra năm 1991: “Du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương”.Ngoài ra còn có các định nghĩa khác do nhiều tổ chức bảo tồn và phát triển đưa ra để làm rõ thêm khái niệm của TIES về du lịch sinh thái.
Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu, nhiều hội thảo được tổ chức để thảo luận xung quanh vấn đề trên song cho đến trước Hội thảo quốc gia về “Xây dựng khung chiến lược cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chúc bảo tồn thiên nhiênthế giới và Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á-Thái Bình Dương tổ chúc từ mùng 7 đến mùng 9/9/1999, thì khái niệm trên còn chưa được thống nhất . Tuy nhiên tại Hội thảo, các nhà khoa học, quản lý, kinh doanh... lần đầu tiên đã thống nhất được khái niệm về du lịchở Việt Nam, theo đó: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Việc đưa ra được khái niệm DLST được xem là một thành công quan trọng, đặt nền móng cho du lịch sinh thái Việt Nam phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch to lớn của đất nước.
Du lịch sinh thái là một phần của du lịch bền vững,cũng như du lịch thiên nhiên. Du lịch sinh thái là một hình thức của du lịch thiên nhiên,có mối liên quan mạnh mẽ với du lịch văn hoá và du lịch mạo hiểm. Vì du lịch sinh thái là một phần lớn của du lịch thiên nhiên,do đó hai khái niệm này đôi khi bị nhầm lẫn. Tuy vậy,không phải du lịch thiên nhiên nào cũng là du lịch sinh thái. Du lịch thiên nhiên chỉ đơn thuần là đến các khu vục thiên nhiên, và động cơ chủ yếu của du khách khi tới những nơi này là để thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng thiên nhiên. Du lịch thiên nhiên có thể bền vững hoặc không bền vững,và không luôn luôn liên quan tới bảo tồn môi trường hoặc cuộc sống phồn vinh của cộng đồng địa phương.
2. Các đặc điểm của hoạt động du lịch sinh thái:
Mặc dù du lịch sinh thái vẫn còn những điểm chưa được thống nhất về mặt khái niệm, song những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa về du lịch sinh thái cũng đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) tóm tắt lại như sau :
- Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên và những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- Du lịch sinh thái bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá-xã hội.
- Du lịch sinh thái có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách :
Các hoạt động của du lịch sinh thái đã tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.
Tạo ra các cơ hội để tăng việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Tăng cường nhận thức của cả khách du lịch và người dân địa phương, nhấn mạnh cho họ thấy sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá.
3. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái:
Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ.Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Du lịch sinh thái là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm :
-Tính đa ngành: thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch.Vi dụ như: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tậng và các dịch vụ kèm theo,…
-Tính đa thành phần: biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, cá tổ chúc chính phủ và phi chính phủ, các tổ chúc tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
-Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
-Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
-Tính mùa vụ: biểu hiện thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa… (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm).
-Tính chi phí: biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là để hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền.
-Tính xã hội hoá: biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động du lịch.
Bên cạch các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, du lịch sinh thái cũng có những đặc trưng riêng, đó là:
-Tính giáo dục cao về môi trường: du lịch sinh thái hướng cho con người tiếp cận gần với những nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Để khắc phục tính gây áp lực lớn đối với môi trường do hoạt động du lịch gây lên, du lịch sinh thái đã được xem như là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
-Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên và duy trì tính đa dạng sinh học: bên cạnh việc có tác dụng giáo dục con người có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hoạt động du lịch sinh thái còn góp phần thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
-Thu hút sự tham gia của các cộng đồng địa phương: Phát triển du lịch sinh thái hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.
II. Điều kiện và nguyên tắc cơ bản của hoạt động phát triển du lịch sinh thái:
1. Các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái:
- Điều kiện đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái: là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.Có lẽ chính vì điều này mà hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn tự nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Nhưng điều này cũng không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
- Điều kiện thứ hai, cần chú ý:
Để đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách du lịch, người hướng dẫn viên cần phải có trình độ ngoại ngữ giỏi và nắm vững tốt những kiến thức về đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng .
Người điều hành cần phải có sự tôn trọng nguyên tắc, có sự cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý, các khu bảo tồn tự nhiên và cộng đồng địa phương nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực một cách lâu dài, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống cộng đồng địa phương.
- Điều kiện thứ ba : để hạn chế tác động động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, du lịch sinh thái phải được tổ chức có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về ''sức chứa''. Khái niệm ''sức chứa'' được hiểu từ năm khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học, xã hội và tổ chức.
Về góc độ vật lý: sức chứa ở đây được hiểu là số lượng khách du lịch tối đa mà khu vực có thể tiếp nhận.
Về khía cạnh sinh học: sức chứa ở đây là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của bản thân du khách và do tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.
Về khía cạnh tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá du khách cảm thấy hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác hay nói một cách khác mức độ thoả mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá tải.
Về khía cạnh xã hội, sức chứa văn hoá xã hội là giới hạn mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động khác du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
Về khía cạnh tổ chức, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ.
2. Những nguyên tắc chính trong phát triển du lịch sinh thái:
- Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn.
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái , tạo sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được những hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó , thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi và sẽ thể hiện bằng những hành động tích cực trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị của môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa ở khu vực mà du khách đặt chân đến.
- Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên.
Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên.Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng vì:
Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của du lịch sinh thái.
Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái.
Với nguyên tắc này mọi hoạt động du lịch sinh thái sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
- Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng : đây là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái bởi các giá trị về văn hoá bản địa là một bộ phận không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái cụ thể.Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng có ý nghĩa quan trọng và cũng là một nguyên tắc hoạt động không thể thiếu trong phát triển du lịch sinh thái.
- Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:
Đây không chỉ là nguyên tắc mà nó còn là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Nếu như các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty thì ngược lại du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
Ngoài ra , du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động của mình. Cộng đồng người dân địa phương có thể tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái như làm hướng dẫn viên, đảm nhiệm chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm ... Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc giảm sức ép của cộng động sống trong và ở lân cận các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên lên môi trường và sinh học.Vì lúc đó cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái . Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thực sự , người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái.
III. Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tràm Chim:
1. Đôi nét về vườn quốc gia Tràm Chim:
Bản đồ thảm thực vật VQG Tràm Chim – 2006
Tràm Chim là địa danh đã có từ lâu chỉ về một vùng đất trũng thấp trên địa bàn các xã Phú Thọ, Phú Đức, Phú Hiệp, Tân Công Sính, Phú Thành và thị trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.Nơi đây có nhiều rừng tràm tự nhiên và cũng là nơi tập trung sinh sống của một số lượng lớn chim nước, trong đó có loài Sếu đầu đỏ (một loài chim biết bay lớn nhất). Sếu đầu đỏ ở nơi đây chiếm tới 60% số lượng Sếu đầu đỏ toàn cầu. Đến Tràm Chim, bất chợt một thoáng như mơ như thực, du khách sẽ bắt gặp ẩn hiện trước cảnh bao la của đất trời Đồng Tháp mênh mông đầy nước những cánh Hạc chấp chới nhẹ nhàng như những áng mây bềnh bồng, rồi thả cánh xuống thị trấn Tràm Chim - giữa đồng nước có lõm rừng tràm nguyên thủy chiếm hơn 7.612 ha, nơi trú ngụ của loài Hạc và các loài chim muông quý hiếm...
Về vị trí địa lý: Vườn Quốc Gia Tràm Chim có Tọa độ địa lý 10o40’N – 10o47’N, 105o26’E - 105o36’E với tổng diện tích 7.612 ha và số dân trong vùng là 30.000 người.
Về lược sử của vườn quốc gia:
Năm 1985, Tràm Chim được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi là Công Ty Nông Lâm Ngư Trường Tràm Chim, mục đích là trồng tràm và khai thác thủy sản, và giữ lại được một phần hỉnh ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.
Năm 1986, loài sếu đầu đỏ, chim Hạc, hay còn gọi là sếu cổ trụi, được tái phát hiện ở Tràm Chim.
Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài Sếu đầu đỏ.
Năm 1994, nơi đây trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim, cấp quốc gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ kèm theo thông tư số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha. Vào tháng 9 năm 1998, diện tích của Vườn quốc gia Tràm Chim được điều chỉnh lại là 7.588 ha.
Năm 1998, nơi đây trở thành Vườn Quốc Gia Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ, ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Về địa hình:
Nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0,4 m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ).
Những vùng đất trũng chiếm 152 ha .
Những vùng gò cao chiếm 194 ha .
Vùng phẳng chiếm 5858 ha.
Về khí hậu - thủy văn:
Nhiệt độ:Nhiệt độ ở đây luôn cao và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27độ C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2 độ C vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2 độ C vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37 độ C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16 độ C.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 - 40%.
Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây – Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông – Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.
Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, tháng 2, tháng 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa tr